Sau khi liều chữa bệnh cho bà, tôi nảy sinh ý định sẽ giúp bà theo học lớp thiền, tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh tâm năng để bà có thể tự chữa bệnh cho mình. Nhiều người khuyên ngăn, sợ bà tuổi già rồi, chân lại bị bệnh khớp đi lại khó khăn làm sao mà leo lên cầu thang tầng 3, nơi câu lạc bộ sinh hoạt được, lâu nay bà ít đến nhà các con cũng chỉ vì không leo được cầu thang (nhà ai cũng phải leo 3, 4 tầng gác cả), rồi xe pháo đi lại thế nào, rồi lúc ốm đau, nắng, lúc mưa, huyết áp lúc lên lúc xuống...
Nhớ lời Thầy dạy, theo học môn phái này chỉ cần 2 đức tính: niềm tin và kiên trì, tôi thử xem mẹ tôi có theo học được không bằng cách hướng dẫn cho bà ngồi thiền ở nhà bài Lửa Tam muội một cách rất kỹ càng , tôi cung cấp cho bà đầy đủ cả đĩa bài tập, in tài liệu hướng dẫn, tài liệu này tôi soạn lại từ tài liệu của lớp học nhưng kỹ hơn, tỉ mỉ hơn để bà dễ đọc, dễ hiểu (người già hay thắc mắc lắm). Thế là mẹ tôi hàng ngày ngồi thiền. Mẹ tôi vốn là người có quyết tâm cao, quyết làm việc gì là phải làm bằng được.
Từ khi bà ngồi thiền, đề tài của 2 mẹ con mỗi khi gặp nhau chỉ là Thiền, là phổ biến kinh nghiệm, là giải đáp các câu hỏi của bà. Tôi thấy hay thế cơ chứ, ngày trước nhiều chuyện lắm, toàn chuyện lung tung, về người này, về người khác, về nhà này, về nhà khác, rồi bực mình, ca thán, dỗi dằn... còn bây giờ chỉ mỗi một chủ đề mà nói mãi không hết.
Sau một tháng rưỡi tự ngồi thiền ở nhà, được sự động viên của Bà Thoa, mẹ tôi đến câu lạc bộ lớp chiều thứ bảy, đó cũng là lớp tôi đang theo học.
Chiều thứ bảy đó là buổi học đầu tiên của mẹ tôi, mẹ tôi đến sớm lắm, tôi đến lớp như thường lệ thì đã thấy mẹ tôi ngồi đó rồi. Thầy hỏi tôi ngay: "Vân mở luân xa cho mẹ rồi à?", tôi thực sự ngạc nhiên, vì lúc đó tôi chưa được học các bài Giảng huấn để có thể mở luân xa cho người khác được, sao Thầy lại hỏi thế nhỉ. Rốt cuộc câu trả lời là không ai mở luân xa cho bà cả, mà các luân xa của bà đã tự mở sau 1 tháng rưỡi bà tự luyện thiền bài Lửa Tam muội. "Duyên" không?
Thế là từ đó đến giờ bà theo học chăm chỉ lắm.
Cũng phải nói thêm rằng, từ khi bà theo học đến giờ, nửa năm nay rồi bà chưa phải đi cấp cứu bệnh viện lần nào, tôi còn mang đến cho bà những bài giảng của các bậc cao tăng mà tôi được tặng mỗi khi lên chùa, sách của Thầy Thích Nhất Hạnh để bà đọc. Bà đọc ngấu nghiến. Tôi cảm nhận được là bà đã được mở mang, giác ngộ nhiều. Thay đổi tâm tính nhiều. Bên cạnh đó tôi còn thu cho bà các bản nhạc hay, nhạc Kitaro, nhạc Phật giáo trong nước cũng như nước ngoài, các bài giảng của các ngài Đại đức, các giải đáp ... tất cả để giúp mẹ tìm được bình an trong cuộc sống. Điều đó cũng giúp cho tôi tìm được bình an trong cuộc sống của chính mình.
Từ khi bà ngồi thiền, đề tài của 2 mẹ con mỗi khi gặp nhau chỉ là Thiền, là phổ biến kinh nghiệm, là giải đáp các câu hỏi của bà. Tôi thấy hay thế cơ chứ, ngày trước nhiều chuyện lắm, toàn chuyện lung tung, về người này, về người khác, về nhà này, về nhà khác, rồi bực mình, ca thán, dỗi dằn... còn bây giờ chỉ mỗi một chủ đề mà nói mãi không hết.
Sau một tháng rưỡi tự ngồi thiền ở nhà, được sự động viên của Bà Thoa, mẹ tôi đến câu lạc bộ lớp chiều thứ bảy, đó cũng là lớp tôi đang theo học.
Chiều thứ bảy đó là buổi học đầu tiên của mẹ tôi, mẹ tôi đến sớm lắm, tôi đến lớp như thường lệ thì đã thấy mẹ tôi ngồi đó rồi. Thầy hỏi tôi ngay: "Vân mở luân xa cho mẹ rồi à?", tôi thực sự ngạc nhiên, vì lúc đó tôi chưa được học các bài Giảng huấn để có thể mở luân xa cho người khác được, sao Thầy lại hỏi thế nhỉ. Rốt cuộc câu trả lời là không ai mở luân xa cho bà cả, mà các luân xa của bà đã tự mở sau 1 tháng rưỡi bà tự luyện thiền bài Lửa Tam muội. "Duyên" không?
Thế là từ đó đến giờ bà theo học chăm chỉ lắm.
Cũng phải nói thêm rằng, từ khi bà theo học đến giờ, nửa năm nay rồi bà chưa phải đi cấp cứu bệnh viện lần nào, tôi còn mang đến cho bà những bài giảng của các bậc cao tăng mà tôi được tặng mỗi khi lên chùa, sách của Thầy Thích Nhất Hạnh để bà đọc. Bà đọc ngấu nghiến. Tôi cảm nhận được là bà đã được mở mang, giác ngộ nhiều. Thay đổi tâm tính nhiều. Bên cạnh đó tôi còn thu cho bà các bản nhạc hay, nhạc Kitaro, nhạc Phật giáo trong nước cũng như nước ngoài, các bài giảng của các ngài Đại đức, các giải đáp ... tất cả để giúp mẹ tìm được bình an trong cuộc sống. Điều đó cũng giúp cho tôi tìm được bình an trong cuộc sống của chính mình.
Hà nội, 27 – 4 - 2010
Nguyễn Hoàng Vân
Nguyễn Hoàng Vân
Tôi đã đọc bài chi Vân viết, chắc chi phải có lòng tin và nghị lực lắm mới vừa học tốt, vừa truyền niềm tin ấy cho người khác được. Tôi cũng sẽ theo gương chị Vân, mỗi khi mệt mỏi, chán nản chắc sẽ được tiếp thêm nghị lực để vượt qua.
Trả lờiXóa@ Anh Nghĩa: Thì bản thân anh đã là tấm gương để em và nhiều người noi theo rồi. Không phải vô cớ mà có cả bộ phim giới thiệu anh với toàn quân đâu. Em thật sự rất khâm phục anh. :)
Trả lờiXóaCám ơn anh đã đọc và cho lời bình. Tôi rất thích câu thơ: "Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương" và cũng rất thích câu này nữa: "Sáng cho người niềm vui, chiều cho người bớt khổ". Có lẽ vì thế mà tôi đã làm được một số việc tốt nhỏ bé cho đời, anh Nghĩa thử nghiệm xem hai câu tôi viết trên có hay không?
Trả lờiXóaHoàng Vân
@ Chị Vân: Sao chị không đăng nhập để viết nhận xét?
Trả lờiXóaHoàng Vân động viên được cụ đến CLB thập thiền như vậy là giỏi quá. Giỏi cả 2 mẹ con. Đừng bao giờ cản cụ đến lớp đấy nhé. Tôi thấy cụ ngày càng khoẻ ra khi đến lớp, Chúc Hoàng Vân " tiêu diệt" được tận góc bênh cao huyết áp cho cụ nhé.
Trả lờiXóaChúc 2 mẹ con bạn nhièu thành công.
Lâm Phúc.10.5.2010