Đây là một trong sáu pháp du già của Naropa. Hãy thử tưởng tượng giữa mùa đông giá rét, khoảng âm mười độ, ngồi trong một động đá cao vào ngàn thước so với mặt biển, chỉ mặc đơn sơ một cái áo mỏng, vì họ biết phương pháp luyện lửa tam muội.
Lửa Tam muội nghĩa là một ngọn lửa huyền bí, hay một năng lực bên trong, có nhiều trình độ khác nhau. Người Tây Tạng nghiên cứu phương pháp này rất thấu đáo, biết rõ tính chất, công dụng và hiệu quả của nó.
Đại khái, người ta dùng hô hấp kích động các bí huyệt trong cơ thể, để lúc nào cũng cảm thấy ấm áp như được khoác một bộ áo dày, mà người Tây Tạng gọi là "mặc áo tiên". Ngoài ra, còn phải biết cách nhập định, để cảm thấy thân tâm thoải mái, an lạc, dễ chịu mà họ gọi là "sống trong tiên cảnh". Cao hơn nữa, hành giả hướng dẫn lửa đó theo thần mạch lên đỉnh đầu, để phát huy các quyền năng đặc biệt, mà họ gọi là "Nhập Tam muội".
Cũng như khinh công, luyện lửa tam muội là một phương pháp bí truyền, phải có thầy chỉ dẫn, chứ không thể học theo sách được. Vị thầy phải đã luyện thành công lửa Tam muội, để biết rõ các nguy hiểm trên đường tập luyện, vì một sai lầm có thể đưa đến điên loạn hay tử vong. Hành giả phải có một thân thể cường tráng, mới có thể khắc phục được những khó khăn vật chất trong bước đầu.
Cũng như mọi phương pháp bí truyền, người ta thường thêu dệt nhiều điều huyền hoặc, khó kiểm chứng. Tuy nhiên, đằng sau những điều khó tin này, vẫn ẩn tàng một cái gì đó cần gạn lọc để tìm ra tinh hoa ở bên trong.
Nói đến lửa tam muội, người ta liên tưởng ngay đến môn phái Kargyutpa và Milarepa, một vị tổ đã luyện đến mức thành công tối thượng. Milarepa có rất nhiều đệ tử, trong đó có một người tên là Rechung. Rechung được thầy truyền dạy lửa tam muội ngay sau khi nhập môn. Tuy nhiên, vốn là một học giả, quen sống trong môi trường từ chương sách vở, nên ông vẫn còn chấp ngã, chấp pháp, chuộng hình tướng bên ngoài. Có lần ông hỏi Milarepa, đã nổi tiếng như thế sao không tìm một ngôi chùa thật to mà ở cho xứng đáng, sống chi trong hang động hẻo lánh. Milarepa trả lời đối với ông thì một cung điện hay một hang đá như nhau, nhưng Rechung không đồng ý. Một lần khác, ông đề nghị thầy ra chốn thành thị thuyết pháp độ sinh, nhưng Milarepa trả lời đó là việc của người khác chứ không phải việc của ông. Rechung cảm thấy buồn, vì vẫn nhớ tới thế giới bên ngoài với các buổi tranh luận về giáo lý, những buổi đăng đàn thuyết pháp, những tràng pháo tay tán thưởng, những y phục sang trọng của các Trưởng lão, những yến tiệc linh đình. Cuối cùng, Rechung rời bỏ núi rừng, bất chấp lời khuyên của Milarepa: "Chưa độ được mình thì không thể độ được người".
Rechung đến Lhassa thuyết pháp và được nhiệt liệt tán thưởng. Ông có tài hùng biện, sức hấp dẫn quần chúng, nên chẳng bao lâu được coi là tháng tăng. Ông đi khắp Tây Tạng thuyết pháp, tranh luận và đánh bại các học giả uyên bác nhất. Danh tiếng của ông nổi như cồn, nhiều bậc quý tộc mời ông đến thuyết pháp.
Một tiểu vương đãi ông như thượng khách, xây cho ông một ngôi chùa lớn, và gả con gái duy nhất cho ông (Sự kiện này xảy ra trước sự chấn hưng Phật giáo của Tsong Khapa, bấy giờ các Lạt Ma được lập gia đình). Bà vợ vừa hung dữ vừa thô tục, bà ỷ thế giàu sang mà đàn áp ông luôn, đốt sách vở của ông, đánh đuổi bạn bè của ông, cấm ông đi thuyết pháp, bắt ông mưu lợi vật chất. Tuy mặc y phục Trưởng Lão lộng lẫy, sống trong chùa to lớn, được mọi người ca tụng, nhưng ông không hạnh phúc. Đến một ngày kia, bà vợ cầm gươm chém ông sau một cuộc cãi vã. Rechung ôm vết thương bỏ chạy, nhưng thay vì máu, ông lại thấy một dòng nước trắng đục chảy ra ướt cả áo. Đó là nhờ ông luyện lửa Tam muội, máu trong người đã biến thành tinh chất. Ông lập tức từ bỏ tất cả, tìm về chốn cũ chăm chỉ tu hành, sau trở thành một đệ tử lớn của Milarepa.
Theo Kinh điển Tây Tạng, có nhiều cách luyện lửa tam muội. Mỗi phương pháp lại có nhiều trình độ từ thấp đến cao, phần lớn bắt đầu từ luyện thở, rồi tới kiểm soát tư tưởng.
Thông thường, môn sinh ngồi cho thật vững vàng, thoải mái. Cách ngồi phổ biến là kiết già hoặc bán già. Tuy nhiên, các thầy nhận thấy cách ngồi bán già không được quân bình, hơi ấm dễ bị thoát ra ngoài, cho nên chỉ cho môn sinh ngồi kiết già, vì nó duy trì được tư thế quân bình và ổn định nhất.
Sau khi tập ngồi thuần thục, chân tay hết nhức mỏi thì bắt đầu tập thở cho thật đều, thật sâu trước khi hít thở theo nghi thức. Như vậy, môn sinh ngồi thế kiết già bắt chéo hai chân, bàn tay đặt lên đầu gối, ngón cái, ngón trỏ và ngón út thẳng ra, ngón giữa và ngón áp út thu vào lòng bàn tay. Thoạt đầu, họ thở cho thông hai lỗ mũi, sau đó tập trung tư tưởng vào hơi thở.Khi thở ra, họ quán đang xả bỏ các tính xấu như tham lam, ích kỷ, ngạo mạn, sân hận và si mê. Khi hít vào, họ quán đang thu vào những tính tốt như từ, bi, hỷ, xả, thanh tịnh, vô ngã, lợi tha... Tiếp theo, họ hít vào, dồn khí xuống bụng, nín thở trong một thời gian ngắn, trước khi từ từ thở ra. Cứ tập như thế, đến khi cơ thể hoàn toàn buông lỏng, tâm trí dứt hết các nỗi lo lắng, ưu phiền, hoàn toàn thoải mái tự tại. Giai đoạn này rất quan trọng, các thầy dựa trên công phu hành trì mà quyết định thu nhận học trò hay không.
Sau đây là một trắc nghiệm. Lạt Ma Kyanga luyện thuần thục khí công. Ai cũng tin ông được điểm đạo truyền pháp, nhưng vị trưởng Lão chuyên về lửa tam muội lại từ chối. Đa số các thầy không nói rõ lý do từ chối, khiến học trò phải hoang mang. Lạt Ma Kyanga nhập thất thêm một thời gian, đến khi để một tờ giấy trước lỗ mũi, mà tờ giấy không lay động. Bấy giờ, ông đến xin truyền pháp. Vị Trưởng Lão cho ông ngồi thiền trọn ngày trong một căn phòng. Trước khi bắt đầu, Lạt Ma Kyanga yêu cầu nhắc lại điều kiện thử thách, và vị Trưởng Lão xác nhận chỉ cần ngồi trong phòng đủ một ngày là được. Khi ông sắp bước vào phòng, vị Trưởng Lão quăng ba con rắn hổ mang vào đó. Lạt Ma Kyanga thản nhiên bước vào, không hề sợ hãi, và toạ thiền suốt ngày. Hôm sau, ông lại bị từ chối, vị Trưởng lão giải thích: "Làm sao một người như ngươi có thể đi xa hơn nữa được! Có rắn độc trong phòng mà không đuổi ra, cứ ngu si đâm đầu vào đó nhập định, thì công phu dù có cao siêu đi nữa cũng không có lợi ích chi cả. Ngươi chỉ chú trọng điều khí chứ không để ý tới điều tâm, người luyện khí công giỏi, nhưng chẳng quan tâm tới việc trừ khử vọng niệm, dứt tuyệt tham sân si, tu hành như thế thì được lợi ích gì? Cho nên ngươi không xứng đáng học giáo pháp thượng thừa lửa Tam muội".
Lạt Ma Kyanga mới vỡ lẽ rằng ba con rắn đó là tượng trưng cho tham, sân, si. Cuộc thử thách chấm dứt, ông không vượt qua được.
Nếu vượt qua thử thách, được chấp nhận cho làm lễ điểm đạo truyền pháp, hành giả sẽ bỏ bộ áo dày, chỉ khoác một tấm vải mỏng (Repa). Từ đó, họ không ngồi gần lửa, tìm đến nơi hoang vu, thanh vắng, có độ cao trên bốn ngàn thước để hít thở không khí trong lành. Bí kíp ghi rõ "không được tập luyện trong nhà cửa, xóm làng, vì không khí ở đó bị ô nhiễm củi lửa, có những rung động không tốt, ngoại cảnh làm xáo trộn tâm trí của hành giả". Hành giả sẽ sống cô đơn ở nơi hoang vu, tập luyện theo phương pháp chỉ dạy.
Công phu tu luyện gồm có ba phần:
- Sơ khởi
- Cơ bản
- Ứng dụng
Phần sơ khởi có năm bài tập
- Quán thân trống không
- Quán hệ thần kinh trống không
- Quán vòng bảo vệ
- Quán thần mạch
- Quán các luân xa
Phần cơ bản có ba bài tập:
- Sản sinh lửa Tam muội bằng Khí công và tham thiền
- Kinh nghiệm về lửa Tam muội
- Lửa Tam muội siêu việt
Phần ứng dụng có hai bài tập
- Hưởng lợi ích của lửa Tam muội bằng tư thế, hơi thở và quán tưởng
- Hưởng lợi ích của chân phúc
Thỉnh thoảng thầy ghé qua thăm, hướng dẫn thêm.
Việc luyện tập theo thời khoá nhất định. Hành giả khởi công vào lúc trời vừa sáng cho đến xế trưa. Khoác một áo vải mỏng, ngồi trên một tấm thảm hay ván gỗ, nhưng ít lâu sau, họ phải ngồi trên mặt đất hoặc trên băng giá.
Phương pháp tập luyện khác nhau tùy môn phái. Điểm giống nhau là quán tưởng các chủng tự. Phần lớn quán giữa rốn có bông sen bằng vàng, chính giữa có mặt trời chói lọi, toả ra các tia sáng hình chữ RAM ( ). Trên chữ RAM có chữ MA, tượng trưng cho Bồ Tát Dorje Naldjorma. Sau đó quán mình hoà nhập vào các hình ảnh đó.
Chung tự không phải là chữ viết, mà là rung động của âm thanh huyền bí có năng lực đặc biệt. Thí dụ chữ Ram là lửa, nếu phát âm đúng thì âm thanh này phát sinh ra lửa.
Sau khi hợp nhất với Bồ Tát Naldjorma, hành giả quán tưởng chữ A ở rốn và chữ Ha trên đỉnh đầu. Bây giờ, một quả cầu lửa to bằng nắm tay sẽ sáng rực ở rốn, mỗi hơi thở sẽ như ống bễ quạt cho ngọn lửa này cháy to hơn, mỗi lần dồn khí xuống ngọn rốn sẽ kích thích quả cầu này toả nhiệt mạnh mẽ.
Hít hơi vào, giữ hơi lại và thở hơi ra đều nương theo một câu chú để giữ ngọn lửa đó không tắt. Nhờ trước đây đã luyện thành thục cách quán tưởng xả bỏ tham sân si khi thở ra, và thu từ bi hỉ xả khi hít vào nên tâm được thanh tịnh. Nếu đốt cháy giai đoạn, cẩu thả luyện khí mà chưa điều ngự được tâm, thì vọng niệm nảy sinh, luồng hơi nóng sẽ chạy loạn xạ vào các kinh mạch, là hành giả có thể điên loạn và tử vong.
Nếu tâm không còn vọng động, hành giả có thể dùng tư tưởng hướng dẫn luồng hơi nóng đi thẳng vào các thần mạch (uma). Người Tây Tạng có những đồ hình thần mạch, vận chuyển khí lực tâm linh, khác với các kinh mạch vận chuyển khí huyết thông thường. Hành giả quán tưởng như sau:
1 - Thần mạch Uma như sợi chỉ;
2 - Uma lớn dần bằng ngón tay;
3 - Uma to lên bằng cánh tay;
4 - Uma choán trọn thân mình, toàn thân trở thành cái ống lửa;
5 - Thân của hành giả hoàn toàn biến mất, hoà tan vào biển lửa vĩ đại bao phủ cả thế giới;
6 - Biển lửa mênh mông đó nhỏ lại dần;
7 - Toàn thân bao bọc bằng các ống lửa;
8 - Ống lửa bằng cánh tay;
9 - Ống lửa bằng ngón tay;
10 - Hơi nóng tan dần, không còn lửa, tất cả là hư vô vắng lặng, tất cả chỉ là không (Sunyata)
Truyền thống môn phái của những người áo vải (Repa) có đặt ra một cuộc thi như sau: vào một đêm thật lạnh, các môn đồ tụ tập ở bờ sông. Họ ngồi xếp bằng, không mặc quần áo. Những người khác nhúng các tấm chắn nỉ xuống nước lạnh rồi đắp lên mình họ. Gió lạnh khiến nước đóng băng ngay, tấm chăn trở thành lạnh cóng. Người luyện lửa Tam muội phải làm sao cho tấm chăn đó khô ráo, ấm áp. Rồi lại nhúng chăn xuống nước, đắp lên mình, vận nhiệt cho khô đi, cho đến sáng. Người nào làm khô nhiều tấm chăn nhất được coi như thắng cuộc. Thực tế, có người làm khô trên 40 tấm chăn trong một đêm. Ít nhất phải làm khô 3 tấm mới được sử dụng từ "Repa" trong danh hiệu.
Đối với môn sinh mới, lúc mới tập thì cơ thể ấm áp, sau đó lại lạnh. Khi đã thuần thục, nhiệt độ bên ngoài cơ thể càng lạnh thì cơ thể tự động gia tăng sức nóng lên. Có người luyện lửa Tam muội thành công, thì không mặc quần áo nữa, cứ để loã thể. Khi quân đội Anh xâm chiếm Tây Tạng, các tu sĩ loã thể đó bị đưa ra xét xử về tội công xúc tu sĩ và bị giam.
Người Âu Mỹ cũng công nhận việc hô hấp làm điều hoà máu, khiến cơ thể ấm lên, và tập trung tư tưởng tự kỷ ám thị tạo một cảm giác ấm áp cho cơ thể. Nhưng họ khó tin vào năng lực gia trì thần chú. Đây là một sự kiện huyền bí, không thể giải thích, chỉ có người trong cuộc mới hiểu.
Lửa Tam muội vốn xuất phát từ Hatha Yoga, nên người Ấn Độ cũng biết cách luyện. Cách đây không lâu, một nhà Yogi Ấn Độ đã đến phi trường Mạc Tư Khoa với chiếc áo mỏng vào một ngày mùa đông, làm những người tiếp đón hết sức ngạc nhiên.
Ngoài sức chịu lạnh, người Ấn còn có khả năng chịu nóng nữa. Họ có thể ngồi cạnh bốn đống lửa vào lúc giữa trưa hè, hoặc giẫm chân lên than cháy đỏ trong những lễ hội.
Lửa tam muội trong Khí công là tổng hợp 3 ngọn lửa: Âm hoả sinh từ Hội âm, Dương hoả sinh từ Trường cường (chân hoả) và Địa hoả thì lấy từ sâu dưới lòng đất. Còn lửa tam muội của hệ 12 kinh mạch Trung Quốc bắt nguồn từ nội tạng.
Hệ nadi Ấn Độ bắt nguồn từ luân xa. Trung Quốc dùng hệ 12 kinh mạch luyện công cơ bản, nên họ lấy nguồn khí âm dương ngũ hành từ nội tạng của con người. Lửa tam muội là vấn đề của luân xa - là các cánh cửa mở ra các cõi giới khác. Chứ không phải là vấn đề của nội tạng nữa.
Nguồn lửa tam muội yoga Tây Tạng từ luân xa Manipura, là cánh cửa liên hệ với hoả đại trong tự nhiên, mang bản chất dương hoả. Tam muội là đại định, hoặc tam là 3: tham , sân si, trong đại định thì không có 3. Đây là môn luyện tâm linh. Ngọn lửa này là linh hoả.
Còn nguồn lửa tam muội trong tĩnh công ý thức HVT từ luân xa Muladhara (tam muội ở đây gồm : thái âm, thiếu âm, thiếu dương) là cửa liên hệ địa đại, mang bản chất âm hoả. Ngọn lửa này chỉ có khí công chứ không có thiền định. Đây là môn luyện dưỡng sinh. Ngọn lửa này dùng để điều hoà nhiệt dương hoặc thanh dương cho căn vượng dương. Ngọn lửa này là thanh hoả.
Luân xa có 10 cánh, ở tâm là hình tam giác màu đỏ hướng xuống dưới, tương ứng với HOẢ đại trong tự nhiên. LX này nằm ở trên rốn, ngang với vị trí tỳ (lá lách), ở hệ thống thần kinh sau dạ dày (Solar Plexus). LX này có tên khác là Nabhi Chakra.
Như vậy, lại thêm một khám phá nữa: Kundalini đi qua LX 3 thì hành giả vượt qua được rào cản của Hoả đại. Và đây chính là nguồn gốc của lửa tam muội (Tummo) trong Yoga Tây tạng. Giải thích vì sao các Yogi Tây Tạng có thể chịu được cái lạnh giá khắc nghiệt của xứ sở này.
Goswami đã chứng minh rằng: thực ra LX Sahasrara nằm ở trên cao, cách đỉnh đầu 1 khoảng cách; chứ ko phải ở đỉnh đầu.
Ở ngay vị trí đỉnh đầu, phía trên 2 tai thì có 1 LX gọi là LX Nirvana (Niết Bàn), nó trông như chiếc vương miện đội trên đầu. Các quan điểm phổ biến cho rằng đây là LX Sahasrara nhưng thực ra vị trí vương miện này chưa phải là LX Sahasrara thực sự (LX Sahasrara có hình 1000 cánh hoa sen còn LX Nirvana chỉ có hình 100 cánh hoa sen)
Nằm trên LX Nirvana là LX Guru (Minh sư, Chân sư). LX này cũng nằm cách đỉnh đầu một đoạn nhưng nó nằm dưới LX Sahasrara.
Lửa Tam muội nghĩa là một ngọn lửa huyền bí, hay một năng lực bên trong, có nhiều trình độ khác nhau. Người Tây Tạng nghiên cứu phương pháp này rất thấu đáo, biết rõ tính chất, công dụng và hiệu quả của nó.
Đại khái, người ta dùng hô hấp kích động các bí huyệt trong cơ thể, để lúc nào cũng cảm thấy ấm áp như được khoác một bộ áo dày, mà người Tây Tạng gọi là "mặc áo tiên". Ngoài ra, còn phải biết cách nhập định, để cảm thấy thân tâm thoải mái, an lạc, dễ chịu mà họ gọi là "sống trong tiên cảnh". Cao hơn nữa, hành giả hướng dẫn lửa đó theo thần mạch lên đỉnh đầu, để phát huy các quyền năng đặc biệt, mà họ gọi là "Nhập Tam muội".
Cũng như khinh công, luyện lửa tam muội là một phương pháp bí truyền, phải có thầy chỉ dẫn, chứ không thể học theo sách được. Vị thầy phải đã luyện thành công lửa Tam muội, để biết rõ các nguy hiểm trên đường tập luyện, vì một sai lầm có thể đưa đến điên loạn hay tử vong. Hành giả phải có một thân thể cường tráng, mới có thể khắc phục được những khó khăn vật chất trong bước đầu.
Cũng như mọi phương pháp bí truyền, người ta thường thêu dệt nhiều điều huyền hoặc, khó kiểm chứng. Tuy nhiên, đằng sau những điều khó tin này, vẫn ẩn tàng một cái gì đó cần gạn lọc để tìm ra tinh hoa ở bên trong.
Nói đến lửa tam muội, người ta liên tưởng ngay đến môn phái Kargyutpa và Milarepa, một vị tổ đã luyện đến mức thành công tối thượng. Milarepa có rất nhiều đệ tử, trong đó có một người tên là Rechung. Rechung được thầy truyền dạy lửa tam muội ngay sau khi nhập môn. Tuy nhiên, vốn là một học giả, quen sống trong môi trường từ chương sách vở, nên ông vẫn còn chấp ngã, chấp pháp, chuộng hình tướng bên ngoài. Có lần ông hỏi Milarepa, đã nổi tiếng như thế sao không tìm một ngôi chùa thật to mà ở cho xứng đáng, sống chi trong hang động hẻo lánh. Milarepa trả lời đối với ông thì một cung điện hay một hang đá như nhau, nhưng Rechung không đồng ý. Một lần khác, ông đề nghị thầy ra chốn thành thị thuyết pháp độ sinh, nhưng Milarepa trả lời đó là việc của người khác chứ không phải việc của ông. Rechung cảm thấy buồn, vì vẫn nhớ tới thế giới bên ngoài với các buổi tranh luận về giáo lý, những buổi đăng đàn thuyết pháp, những tràng pháo tay tán thưởng, những y phục sang trọng của các Trưởng lão, những yến tiệc linh đình. Cuối cùng, Rechung rời bỏ núi rừng, bất chấp lời khuyên của Milarepa: "Chưa độ được mình thì không thể độ được người".
Rechung đến Lhassa thuyết pháp và được nhiệt liệt tán thưởng. Ông có tài hùng biện, sức hấp dẫn quần chúng, nên chẳng bao lâu được coi là tháng tăng. Ông đi khắp Tây Tạng thuyết pháp, tranh luận và đánh bại các học giả uyên bác nhất. Danh tiếng của ông nổi như cồn, nhiều bậc quý tộc mời ông đến thuyết pháp.
Một tiểu vương đãi ông như thượng khách, xây cho ông một ngôi chùa lớn, và gả con gái duy nhất cho ông (Sự kiện này xảy ra trước sự chấn hưng Phật giáo của Tsong Khapa, bấy giờ các Lạt Ma được lập gia đình). Bà vợ vừa hung dữ vừa thô tục, bà ỷ thế giàu sang mà đàn áp ông luôn, đốt sách vở của ông, đánh đuổi bạn bè của ông, cấm ông đi thuyết pháp, bắt ông mưu lợi vật chất. Tuy mặc y phục Trưởng Lão lộng lẫy, sống trong chùa to lớn, được mọi người ca tụng, nhưng ông không hạnh phúc. Đến một ngày kia, bà vợ cầm gươm chém ông sau một cuộc cãi vã. Rechung ôm vết thương bỏ chạy, nhưng thay vì máu, ông lại thấy một dòng nước trắng đục chảy ra ướt cả áo. Đó là nhờ ông luyện lửa Tam muội, máu trong người đã biến thành tinh chất. Ông lập tức từ bỏ tất cả, tìm về chốn cũ chăm chỉ tu hành, sau trở thành một đệ tử lớn của Milarepa.
Theo Kinh điển Tây Tạng, có nhiều cách luyện lửa tam muội. Mỗi phương pháp lại có nhiều trình độ từ thấp đến cao, phần lớn bắt đầu từ luyện thở, rồi tới kiểm soát tư tưởng.
Thông thường, môn sinh ngồi cho thật vững vàng, thoải mái. Cách ngồi phổ biến là kiết già hoặc bán già. Tuy nhiên, các thầy nhận thấy cách ngồi bán già không được quân bình, hơi ấm dễ bị thoát ra ngoài, cho nên chỉ cho môn sinh ngồi kiết già, vì nó duy trì được tư thế quân bình và ổn định nhất.
Sau khi tập ngồi thuần thục, chân tay hết nhức mỏi thì bắt đầu tập thở cho thật đều, thật sâu trước khi hít thở theo nghi thức. Như vậy, môn sinh ngồi thế kiết già bắt chéo hai chân, bàn tay đặt lên đầu gối, ngón cái, ngón trỏ và ngón út thẳng ra, ngón giữa và ngón áp út thu vào lòng bàn tay. Thoạt đầu, họ thở cho thông hai lỗ mũi, sau đó tập trung tư tưởng vào hơi thở.Khi thở ra, họ quán đang xả bỏ các tính xấu như tham lam, ích kỷ, ngạo mạn, sân hận và si mê. Khi hít vào, họ quán đang thu vào những tính tốt như từ, bi, hỷ, xả, thanh tịnh, vô ngã, lợi tha... Tiếp theo, họ hít vào, dồn khí xuống bụng, nín thở trong một thời gian ngắn, trước khi từ từ thở ra. Cứ tập như thế, đến khi cơ thể hoàn toàn buông lỏng, tâm trí dứt hết các nỗi lo lắng, ưu phiền, hoàn toàn thoải mái tự tại. Giai đoạn này rất quan trọng, các thầy dựa trên công phu hành trì mà quyết định thu nhận học trò hay không.
Sau đây là một trắc nghiệm. Lạt Ma Kyanga luyện thuần thục khí công. Ai cũng tin ông được điểm đạo truyền pháp, nhưng vị trưởng Lão chuyên về lửa tam muội lại từ chối. Đa số các thầy không nói rõ lý do từ chối, khiến học trò phải hoang mang. Lạt Ma Kyanga nhập thất thêm một thời gian, đến khi để một tờ giấy trước lỗ mũi, mà tờ giấy không lay động. Bấy giờ, ông đến xin truyền pháp. Vị Trưởng Lão cho ông ngồi thiền trọn ngày trong một căn phòng. Trước khi bắt đầu, Lạt Ma Kyanga yêu cầu nhắc lại điều kiện thử thách, và vị Trưởng Lão xác nhận chỉ cần ngồi trong phòng đủ một ngày là được. Khi ông sắp bước vào phòng, vị Trưởng Lão quăng ba con rắn hổ mang vào đó. Lạt Ma Kyanga thản nhiên bước vào, không hề sợ hãi, và toạ thiền suốt ngày. Hôm sau, ông lại bị từ chối, vị Trưởng lão giải thích: "Làm sao một người như ngươi có thể đi xa hơn nữa được! Có rắn độc trong phòng mà không đuổi ra, cứ ngu si đâm đầu vào đó nhập định, thì công phu dù có cao siêu đi nữa cũng không có lợi ích chi cả. Ngươi chỉ chú trọng điều khí chứ không để ý tới điều tâm, người luyện khí công giỏi, nhưng chẳng quan tâm tới việc trừ khử vọng niệm, dứt tuyệt tham sân si, tu hành như thế thì được lợi ích gì? Cho nên ngươi không xứng đáng học giáo pháp thượng thừa lửa Tam muội".
Lạt Ma Kyanga mới vỡ lẽ rằng ba con rắn đó là tượng trưng cho tham, sân, si. Cuộc thử thách chấm dứt, ông không vượt qua được.
Nếu vượt qua thử thách, được chấp nhận cho làm lễ điểm đạo truyền pháp, hành giả sẽ bỏ bộ áo dày, chỉ khoác một tấm vải mỏng (Repa). Từ đó, họ không ngồi gần lửa, tìm đến nơi hoang vu, thanh vắng, có độ cao trên bốn ngàn thước để hít thở không khí trong lành. Bí kíp ghi rõ "không được tập luyện trong nhà cửa, xóm làng, vì không khí ở đó bị ô nhiễm củi lửa, có những rung động không tốt, ngoại cảnh làm xáo trộn tâm trí của hành giả". Hành giả sẽ sống cô đơn ở nơi hoang vu, tập luyện theo phương pháp chỉ dạy.
Công phu tu luyện gồm có ba phần:
- Sơ khởi
- Cơ bản
- Ứng dụng
Phần sơ khởi có năm bài tập
- Quán thân trống không
- Quán hệ thần kinh trống không
- Quán vòng bảo vệ
- Quán thần mạch
- Quán các luân xa
Phần cơ bản có ba bài tập:
- Sản sinh lửa Tam muội bằng Khí công và tham thiền
- Kinh nghiệm về lửa Tam muội
- Lửa Tam muội siêu việt
Phần ứng dụng có hai bài tập
- Hưởng lợi ích của lửa Tam muội bằng tư thế, hơi thở và quán tưởng
- Hưởng lợi ích của chân phúc
Thỉnh thoảng thầy ghé qua thăm, hướng dẫn thêm.
Việc luyện tập theo thời khoá nhất định. Hành giả khởi công vào lúc trời vừa sáng cho đến xế trưa. Khoác một áo vải mỏng, ngồi trên một tấm thảm hay ván gỗ, nhưng ít lâu sau, họ phải ngồi trên mặt đất hoặc trên băng giá.
Phương pháp tập luyện khác nhau tùy môn phái. Điểm giống nhau là quán tưởng các chủng tự. Phần lớn quán giữa rốn có bông sen bằng vàng, chính giữa có mặt trời chói lọi, toả ra các tia sáng hình chữ RAM ( ). Trên chữ RAM có chữ MA, tượng trưng cho Bồ Tát Dorje Naldjorma. Sau đó quán mình hoà nhập vào các hình ảnh đó.
Chung tự không phải là chữ viết, mà là rung động của âm thanh huyền bí có năng lực đặc biệt. Thí dụ chữ Ram là lửa, nếu phát âm đúng thì âm thanh này phát sinh ra lửa.
Sau khi hợp nhất với Bồ Tát Naldjorma, hành giả quán tưởng chữ A ở rốn và chữ Ha trên đỉnh đầu. Bây giờ, một quả cầu lửa to bằng nắm tay sẽ sáng rực ở rốn, mỗi hơi thở sẽ như ống bễ quạt cho ngọn lửa này cháy to hơn, mỗi lần dồn khí xuống ngọn rốn sẽ kích thích quả cầu này toả nhiệt mạnh mẽ.
Hít hơi vào, giữ hơi lại và thở hơi ra đều nương theo một câu chú để giữ ngọn lửa đó không tắt. Nhờ trước đây đã luyện thành thục cách quán tưởng xả bỏ tham sân si khi thở ra, và thu từ bi hỉ xả khi hít vào nên tâm được thanh tịnh. Nếu đốt cháy giai đoạn, cẩu thả luyện khí mà chưa điều ngự được tâm, thì vọng niệm nảy sinh, luồng hơi nóng sẽ chạy loạn xạ vào các kinh mạch, là hành giả có thể điên loạn và tử vong.
Nếu tâm không còn vọng động, hành giả có thể dùng tư tưởng hướng dẫn luồng hơi nóng đi thẳng vào các thần mạch (uma). Người Tây Tạng có những đồ hình thần mạch, vận chuyển khí lực tâm linh, khác với các kinh mạch vận chuyển khí huyết thông thường. Hành giả quán tưởng như sau:
1 - Thần mạch Uma như sợi chỉ;
2 - Uma lớn dần bằng ngón tay;
3 - Uma to lên bằng cánh tay;
4 - Uma choán trọn thân mình, toàn thân trở thành cái ống lửa;
5 - Thân của hành giả hoàn toàn biến mất, hoà tan vào biển lửa vĩ đại bao phủ cả thế giới;
6 - Biển lửa mênh mông đó nhỏ lại dần;
7 - Toàn thân bao bọc bằng các ống lửa;
8 - Ống lửa bằng cánh tay;
9 - Ống lửa bằng ngón tay;
10 - Hơi nóng tan dần, không còn lửa, tất cả là hư vô vắng lặng, tất cả chỉ là không (Sunyata)
Truyền thống môn phái của những người áo vải (Repa) có đặt ra một cuộc thi như sau: vào một đêm thật lạnh, các môn đồ tụ tập ở bờ sông. Họ ngồi xếp bằng, không mặc quần áo. Những người khác nhúng các tấm chắn nỉ xuống nước lạnh rồi đắp lên mình họ. Gió lạnh khiến nước đóng băng ngay, tấm chăn trở thành lạnh cóng. Người luyện lửa Tam muội phải làm sao cho tấm chăn đó khô ráo, ấm áp. Rồi lại nhúng chăn xuống nước, đắp lên mình, vận nhiệt cho khô đi, cho đến sáng. Người nào làm khô nhiều tấm chăn nhất được coi như thắng cuộc. Thực tế, có người làm khô trên 40 tấm chăn trong một đêm. Ít nhất phải làm khô 3 tấm mới được sử dụng từ "Repa" trong danh hiệu.
Đối với môn sinh mới, lúc mới tập thì cơ thể ấm áp, sau đó lại lạnh. Khi đã thuần thục, nhiệt độ bên ngoài cơ thể càng lạnh thì cơ thể tự động gia tăng sức nóng lên. Có người luyện lửa Tam muội thành công, thì không mặc quần áo nữa, cứ để loã thể. Khi quân đội Anh xâm chiếm Tây Tạng, các tu sĩ loã thể đó bị đưa ra xét xử về tội công xúc tu sĩ và bị giam.
Người Âu Mỹ cũng công nhận việc hô hấp làm điều hoà máu, khiến cơ thể ấm lên, và tập trung tư tưởng tự kỷ ám thị tạo một cảm giác ấm áp cho cơ thể. Nhưng họ khó tin vào năng lực gia trì thần chú. Đây là một sự kiện huyền bí, không thể giải thích, chỉ có người trong cuộc mới hiểu.
Lửa Tam muội vốn xuất phát từ Hatha Yoga, nên người Ấn Độ cũng biết cách luyện. Cách đây không lâu, một nhà Yogi Ấn Độ đã đến phi trường Mạc Tư Khoa với chiếc áo mỏng vào một ngày mùa đông, làm những người tiếp đón hết sức ngạc nhiên.
Ngoài sức chịu lạnh, người Ấn còn có khả năng chịu nóng nữa. Họ có thể ngồi cạnh bốn đống lửa vào lúc giữa trưa hè, hoặc giẫm chân lên than cháy đỏ trong những lễ hội.
Lửa tam muội trong Khí công là tổng hợp 3 ngọn lửa: Âm hoả sinh từ Hội âm, Dương hoả sinh từ Trường cường (chân hoả) và Địa hoả thì lấy từ sâu dưới lòng đất. Còn lửa tam muội của hệ 12 kinh mạch Trung Quốc bắt nguồn từ nội tạng.
Hệ nadi Ấn Độ bắt nguồn từ luân xa. Trung Quốc dùng hệ 12 kinh mạch luyện công cơ bản, nên họ lấy nguồn khí âm dương ngũ hành từ nội tạng của con người. Lửa tam muội là vấn đề của luân xa - là các cánh cửa mở ra các cõi giới khác. Chứ không phải là vấn đề của nội tạng nữa.
Nguồn lửa tam muội yoga Tây Tạng từ luân xa Manipura, là cánh cửa liên hệ với hoả đại trong tự nhiên, mang bản chất dương hoả. Tam muội là đại định, hoặc tam là 3: tham , sân si, trong đại định thì không có 3. Đây là môn luyện tâm linh. Ngọn lửa này là linh hoả.
Còn nguồn lửa tam muội trong tĩnh công ý thức HVT từ luân xa Muladhara (tam muội ở đây gồm : thái âm, thiếu âm, thiếu dương) là cửa liên hệ địa đại, mang bản chất âm hoả. Ngọn lửa này chỉ có khí công chứ không có thiền định. Đây là môn luyện dưỡng sinh. Ngọn lửa này dùng để điều hoà nhiệt dương hoặc thanh dương cho căn vượng dương. Ngọn lửa này là thanh hoả.
Luân xa có 10 cánh, ở tâm là hình tam giác màu đỏ hướng xuống dưới, tương ứng với HOẢ đại trong tự nhiên. LX này nằm ở trên rốn, ngang với vị trí tỳ (lá lách), ở hệ thống thần kinh sau dạ dày (Solar Plexus). LX này có tên khác là Nabhi Chakra.
Như vậy, lại thêm một khám phá nữa: Kundalini đi qua LX 3 thì hành giả vượt qua được rào cản của Hoả đại. Và đây chính là nguồn gốc của lửa tam muội (Tummo) trong Yoga Tây tạng. Giải thích vì sao các Yogi Tây Tạng có thể chịu được cái lạnh giá khắc nghiệt của xứ sở này.
Goswami đã chứng minh rằng: thực ra LX Sahasrara nằm ở trên cao, cách đỉnh đầu 1 khoảng cách; chứ ko phải ở đỉnh đầu.
Ở ngay vị trí đỉnh đầu, phía trên 2 tai thì có 1 LX gọi là LX Nirvana (Niết Bàn), nó trông như chiếc vương miện đội trên đầu. Các quan điểm phổ biến cho rằng đây là LX Sahasrara nhưng thực ra vị trí vương miện này chưa phải là LX Sahasrara thực sự (LX Sahasrara có hình 1000 cánh hoa sen còn LX Nirvana chỉ có hình 100 cánh hoa sen)
Nằm trên LX Nirvana là LX Guru (Minh sư, Chân sư). LX này cũng nằm cách đỉnh đầu một đoạn nhưng nó nằm dưới LX Sahasrara.
(Sưu tầm)
Tôi sinh hoat câu lạc bộ DSchua lau nhung tôi thấy rất bổ ích nhất là trươc tôi ngủ rất ít từ khi học tại câu lạc bộ 84 Bùi xương trạch tôi đã ngủ rất ngon, tôi đã đọc rất nhiều bài trên Bloger này và tôi hiểu rõ về môn thiền mà tôi đã chọn, Cám ơn các Thầy đã dạy cho chúng tôi những bài học có ích này
Trả lờiXóa@ Tuyến: Mình sẽ tiếp tục đăng những bài hy vọng có thể giúp được mọi người hiểu hơn nữa về môn luyện tập này cũng như về CLB của chúng ta. Rất mong bạn thường xuyên chia sẻ cảm nhận của mình. :)
Trả lờiXóa