Trang

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

LUYỆN LỬA TAM MUỘI

Đây là câu chuyện của Bà David Neel nói về phép luyện lửa Tam muội, nhiệt công, tiếng Tây Tạng gọi là tummo, Ấn Độ gọi là Kundalini, nghĩa là cuộn xoắn, hay hỏa xà, Trung Hoa gọi là luồng hỏa hầu. Những nhà tu huyền bí thuộc dòng áo vải Kargyupa của Milarepa hay đề cao huyền thuật này.
Trong số đệ tử của Milarepa có một người tên Rechung, xuất thân là một học giả xuất sắc. Vì coi trọng hình thức nên Rechung có yêu cầu Milarepa tìm một ngôi chùa nào lớn đẹp cho xứng với danh vị của ông, nhưng Milarepa cho rằng: hang động rêu phong của ông cũng không có khác gì với cung điện ngọc lưu ly. Sau đó thì Rechung rời khỏi hang động và đi giảng thuyết khắp nơi, và được nổi danh với tài hùng biện. Ông được một tiểu vương xây cho một ngôi chùa nguy nga và gả luôn công chúa cho ông. Nàng công chúa kiêu sa, bà Rechung ỷ bề gia thế nên xem thường chồng. Bà ta đốt sách, đuổi bạn bè của ông, và cấm không cho ông ra khỏi nhà để đi giảng thuyết, bắt ông phải để tâm làm việc kiếm tiền. Một ngày kia ông bị bà vác gươm ra chém một nhát bị thương nên ông bỏ chạy, được một đỗi ông nhìn xuống vết thương và thấy máu của ông đã thấm ướt hết áo, nhưng lại là một màu trắng đục (do ông luyện lửa Tam muội) khiến ông nhớ về đạo, bèn tìm đến hang động của Milarepa và ở đó tiếp tục tu hành. Về sau, ông trở thành đệ tử lớn của Milarepa và là tác giả cuốn "Cuộc đời của Milarepa.” 
Lời bình:Vào mùa đông, trên đỉnh núi Tuyết sơn, thường có các đạo sĩ Tây Tạng mình khoác chiếc áo mỏng hay để mình trần ngồi tham thiền mà không bị chết vì lạnh cóng. Đó là do họ luyện được lửa Tam Muội.Có nhiều kỹ thuật để luyện lửa Tam muội. Người luyện ngồi thẳng lưng, kiết già hay bán già, nhắm mắt, từ từ hít thở và chú tâm vào hơi thở theo những phương pháp khác nhau tùy theo trình độ, và đọc câu thần chú. Mục đích là đưa hơi thở vào 7 cái “luân xa” hay các mạch đạo nằm ở xương sống bắt đầu từ cuối xương sống và chấm dứt ở đỉnh đầu. Mỗi khi hít vô thì trí quán rời xa những thói tham sân si và khi thở ra thì quán nạp vào từ bi hỷ xả, thanh tịnh, vô ngã, vị tha. Nếu như hít thở đúng cách thì sẽ kích động các huyệt đạo, đưa đến cảm giác thoải mái dễ chịu có khi rất hưng phấn như là được "mặc áo tiên", hay "sống trong tiên cảnh".Khi luyện tập lên trình độ cao đưa được luồng hỏa hầu lên đỉnh đầu, gọi là “nhập Tam muội” thì sẽ đạt được quyền năng phi thường và đắc đạo. Môn luyện nầy cần có sự hướng dẫn của đạo sư kinh nghiệm vì nó rất nguy hiểm, sơ sảy sẽ hóa điên hay chết. Sau thời gian đầu tập hít thở thì người đệ tử được vị thầy làm lễ điểm đạo truyền pháp. Nhưng các vị thầy thường hướng dẫn đệ tử một cách mập mờ khó hiểu khiến cho đệ tử lắm lúc không biết phải làm sao.Việc thật hư của môn bí truyền nầy thật khó mà kiểm chứng vì nó được thêm thắt nhiều điều huyễn hoặc, vô lý.Bà David Neel kể rằng: Trong tông phái nầy thường có những cuộc thi về nhiệt công. Ban đêm trời lạnh căm, thí sinh ngồi tại bờ sông không mặc quần áo chờ người ta nhúng tấm mền nỉ xuống sông và đắp lên người của thí sinh. Nước trong mền không bao lâu thì đông lại thành đá. Thí sinh phải vận công chuyển nhiệt, dùng lửa Tam muội để làm khô cái chăn, chăn này khô lại đắp lên cái chăn ướt khác, cứ thế đến trời sáng. Thí sinh phải hong khô ít nhất là 3 cái chăn mới có được danh hiệu ‘Ripa’ kèm theo tên của mình. Tôi được biết có người đã làm khô tới 40 cái chăn!Những người luyện luồng hỏa hầu này không cần mặc quần áo, nhưng việc này không thành vấn đề vì họ ở nơi thâm sơn cùng cốc, nhưng khi Tây Tạng bị quân đội Anh xâm chiếm thì có nhiều đạo sĩ lõa thể bị bắt và nhốt ngục vì tội công xúc tu sĩ.Tại tu viện Samye có một trưởng lão luyện lửa Tam muội tới mức cao siêu. Tôi đến xin người chỉ cho tôi, tôi năn nỉ mãi, và còn tỏ ra là mình không tin lắm vào năng lực gia trì của bài chú hay của việc điểm đạo truyền pháp. Cuối cùng thì người cũng khẩu truyền cho tôi một bài chú ngắn và kêu tôi lên núi, tắm rửa trong giòng suối, sau đó thì đọc bài chú. Thời tiết tuy là vào mùa hè, nhưng vì ở trên núi cao tới 6000 thước nên cũng khá lạnh. Tôi nghe lời lên núi tắm rửa trong giòng nước lạnh và sau đó là tĩnh tọa chú tâm đọc bài chú.Một hồi sau thân thể tôi từ từ nóng lên và hơi ấm lan tỏa ra khắp người tôi đưa đến cảm giác rất dễ chịu; tôi đã không bị cảm vì tắm nước lạnh và ngồi ở ngoài trời suốt đêm. Đây là kinh nghiệm đầu tiên của tôi về lửa Tam muội mặc dù tôi không có được điểm đạo và cũng không biết một tí gì về khí công.8 năm trôi qua. Một ngày kia tôi đang đi trên triền núi thì bị vấp ngã xuống sông, nước sông lạnh giá làm hai chân tôi tê cứng lại, tôi chỉ có thể lết lên bờ. Bộ quần áo tôi mặc trên người cũng bị đông đá. Tôi cố lết được tới vệ đường thì không nhúc nhích được nửa và tôi nghĩ nếu như tình trạng này kéo dài chừng ½ tiếng nữa chắc tôi sẽ bị chết cóng. Tôi ước phải chi mình biết nhiệt công thì tốt quá. Tôi liền cầu nguyện các Chư tổ xin hãy cứu tôi, và tôi đã nhớ lại bài chú mà đã lâu tôi không có đọc. Thế là tôi ráng hít thở và đọc bài chú, và cảm thấy thân thể tôi nóng dần lên, có một luồng hơi ấm lan đi khắp người tôi và không bao lâu thì bộ đồ mặc trên người đã được khô ráo. Tôi đã đi được trở về làng. Đây là kinh nghiệm lần thứ hai của tôi về lửa Tam muội. Thì ra các phương thức luyện tập khí công phức tạp kia chỉ là những kỹ thuật căn bản bên ngoài mà thôi, tôi đã hiểu ra chính là sức gia trì của các Chư Tổ đã giúp tôi khi tôi đọc bài chú, và bài chú mới chính là động năng quan trọng nhất của phép luyện lửa Tam Muội. 
Ý kiến:Cho đến ngày nay, các sư Tây Tạng vẫn còn ở trần lên núi tuyết biểu diễn thần thông chống lạnh, cũng như mấy vị trong môn phái thần quyền (Việtnam, TháiLan, Lào, Campuchia…) thường biểu diễn phép dao chém vào người không đứt. Những biểu diễn huyền thuật nào cũng chỉ là để con người thấy được quyền năng của Thánh thần. Nhưng so ra thì luyện phép đao chém không đứt còn có ích lợi hơn luyện phép chống lạnh, vừa khó khăn vừa nguy hiểm. Ở những xứ giá rét, người dân không cần luyện lửa Tam muội mà cũng dễ dàng chống rét bằng áo ấm, khi phải lái xe đi đâu xa vào mùa Đông thì họ biết mang theo nhiều chăn ấm, nước và đầy đủ lương thực đề phòng bão tuyết bất ngờ không thể về nhà.Bà David Neel là người có trí tuệ nên sau hai lần kinh nghiệm về “lửa Tam muội” bà đã ý thức là bà chỉ được truyền cho bài chú chứ bản thân không hề luyện qua kỹ thuật hít thở nào để khai mở luân xa, đánh thức luồng hỏa hầu gì hết. Bà chỉ biết tin tưởng và cầu nguyện với Chư Tôn nên được chư Tôn gia trì cho sức nóng và cứu bà thoát nạn. Tuy nhiên, bà David Neel chỉ ngộ ra có một chuyện là không cần phải tập luyện khí công nhưng vẫn hiểu lầm khi bà cho bài chú là quan trọng. Nếu như hiểu cao hơn thì bài chú thật ra cũng không có quan trọng gì hết, bởi vì khi được điểm đạo chỉ cầu nguyện chứ không niệm bài chú cũng đã nhận được gia trì lực của Thánh thần, người tu chỉ cần cầu đến Thánh thần là đã được Thánh thần gia hộ. Các cách tu hành như tĩnh tâm tham thiền, luyện hơi thở, quán tưởng, đọc bài thần chú đều là những hình thức bên ngoài và đều không thể mang lại sự mầu nhiệm nào. Thánh thần mới là nội dung và là điều kiện chủ yếu nhất của mọi huyền thuật, thần thông, phép lạ.Người tu chỉ cần có được sự chứng minh và độ hộ của thánh thần. Đã có biết bao nhiêu người không hề trì qua chú Đại bi hay chú nào khác mà khi gặp nạn chỉ gọi đến Quan Âm Bồ-tát, hoặc các vị thần bảo hộ, hay các Thánh thần có duyên với họ và được cứu thoát một cách mầu nhiệm.Người tu Mật giáo nếu thích và được truyền cho thần chú thì cứ niệm thần chú (thực hành công phu) nếu không thì cầu nguyện với vị Thánh, thần nào mà mình biết rõ, hay được nhân gian tin tưởng chẳng hạn như tướng Lưỡng cầu với thần Lê Văn Duyệt, sư Chimđađa cầu thần Nguyễn Trung Trực mà trong những bài của Thầy già có nói.Nếu bước vào lãnh vực siêu hình mà không biết đến nội dung (sự hộ trì của Thánh thần), chỉ chấp vào hình thức tu luyện kiểu này, kiểu khác và tu luyện những cái nguy hiểm sẽ bị tẩu hỏa nhập ma hay điên khùng mà khoa học gọi là hội chứng Kundalini. Nếu muốn luyện một năng lực thần thông nào đó vì xét thấy có ích cho cơ thể mà không nguy hiểm thì hãy luyện, chứ không nên luyện cái cực kỳ khó khăn nguy hiểm cốt để khoe tài, vì chỉ là làm chuyện hoài công vô ích. Những luyện tập về thể xác thì sẽ đưa đến những thay đổi về thể xác mà không có liên quan gì đến đạo, cho nên không thể nói là luyện cơ thể mà đắc đạo được mà là phải thực hiện được 3 giai đoạn sau đây: 
1. Tự giác – đi học và hiểu các giáo lý đạo cho thông suốt.
2. Giác tha – đi dạy đạo.
3. Giác hạnh viên mãn – dạy đạo lâu năm, kinh nghiệm nhiều.Giai đoạn thứ ba xong rồi thì sẽ đắc đạo thành Phật - Trở thành một bậc thầy dạy đạo, hưởng phước lộc của Trời.
(Sưu tầm)

3 nhận xét:

  1. @ Long: Cảm ơn em đã ủng hộ. Sẽ có nhiều bài hay, vào thường xuyên nhé. :)

    Trả lờiXóa
  2. Bài thiền thu lửa tam muội của đức Thầy tổ Đasira Narada có liên quan gì đến pháp môn lửa Tam muội tummo của đại sư Milarepa không nhỉ?

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.