Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

Hiền minh của sự im lặng

 
image 
Đó chính là Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sư tổ của Thiền tông Trung Quốc, đồng thời cũng là sư tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. Nghi án “chiếc dép tổ sư” đã khiến cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ phân định được thị phi.
Tình cờ một lần đi thăm Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, tôi được chứng kiến, hai người đang tranh luận về bức tranh này, một vị trỏ vào chiếc dép trên vai Thiền sư bảo: Là Đạo pháp để lại, đạo pháp mang đi. Vị kia chỉ vào chân trần của sư tổ nói: Sắc là không, không là sắc (chắc ý nói, tuột dép đi chân trần, sư tổ, chẳng coi tấm thân xá lợi là gì?!). Rồi hai vị nỗ lực viện dẫn kinh sách, biện bác, bảo vệ chính kiến của mình.
Nhìn hai vị, tôi giật mình tự hỏi, hơn nghìn năm qua, biết bao nhiêu cuộc tranh luận vô bổ như vậy đã diễn ra. Vì sao họ chỉ chú mục đến bức tranh, mà không chịu quay đầu nửa vòng, để đọc bức đại tự ghi tôn chỉ của hệ phái mà họ đang tu tập: “Bất lập văn tự/Giáo ngoại biệt truyền/Trực chỉ nhân tâm/Kiến tính thành Phật”. (Không lệ thuộc vào kinh sách, truyền dạy ngoài giáo lý, hướng thẳng đến tim người, thấy chân lý mà giác ngộ).
Lại nhớ đến chuyện về buổi hội kiến của sơ tổ Thiền tông (Bodhidharma) với Lương Vũ Đế, buổi đầu ông đặt chân đến Trung Quốc. Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Đạt Ma đáp: “Không có công đức”. Vua lại hỏi: “Vậy công đức chân thật là gì?”. Sư đáp: “Trí phải được Thanh Tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không hoàn toàn, như vậy mới là công đức”. Vua lại hỏi: “Ai đang đối diện với trẫm đây?”. Sư đáp: “Tôi không biết”.
Ôi! Bồ đề đạt ma! Hành trạng ngài sao mà kỳ bí? Vũ Đế, xây chùa, chép kinh, độ tăng… mà ngài còn chưa cho là công đức thì làm gì mới được coi là công đức đây? Hội kiến không thành Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền con, rồi bỏ lên núi, ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, truyền y-bát cho Huệ Khả xong thì viên tịch nhưng rồi có người lại gặp Ngài trên núi Hùng nhĩ, vai quảy một chiếc gậy, đầu gậy có xỏ một chiếc dép. Rồi ngay cả chuyện ngài truyền tâm ấn cho Huệ Khả, người thường cũng đâu dễ gì hiểu nổi. Tương truyền, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự". Sư đáp: "Con được lớp da của ta rồi".
Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa". Sư nói: "Con được phần thịt của ta rồi".
Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của con là không một Pháp nào khả được". Sư đáp: "Con được bộ xương của ta rồi".
Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Con đã được phần tuỷ của ta"
Giữa bời bời những công án rối rắm mê hồn như này, hãy bắt đầu từ chiếc dép của tổ sư, xem chừng, còn khả hữu. Song, nếu luận như hai vị tăng sư kia, lời qua tiếng lại, thiên ngôn, vạn ngữ biết bao giờ mới ngộ ra sự thật. Ngôn ngữ, là thứ vưu vật đặc hữu, chỉ con người mới có, ngôn ngữ có sự kì diệu của ngôn ngữ, nhưng cũng có sự suy đồi của ngôn ngữ. Ngôn ngữ kì diệu là ngôn ngữ đem đến cho con người sự cảm thông và chia sẻ, ngôn ngữ suy đồi là thứ ngôn ngữ vu khoát, trí trá, che đậy những tư tưởng xấu xa, bằng những lời có cánh, nhằm mê dụ lòng người.
Sự lầm lẫn của chúng ta cũng giống như Lương Vũ Đế, thực hiện việc tô tượng, đúc chuông, xây chùa, chép kinh, mà không ngộ nổi những lời khai thị, rất rõ ràng về yếu tính phật pháp của Bồ đề sư tổ. Chín năm ngồi nhìn thạch bích, hẳn sư tổ đã thấu triệt được hiền minh của sự im lặng. Chúng ta chỉ có một đời sống duy nhất, và đời sống đó đang bị xới tung lên, bởi những hành ngôn, diễn ngôn đẹp đẽ và dối trá. Tôi đã hiểu vì sao Ngài lại trao truyền tâm ấn cho Huệ Khả, vị đệ tử đã dùng sự im lặng để trả lời ngài.
Lúc ấy, tôi chợt nảy ra một ý, được kiến diện tâm ảnh có khác nào kiến diện tổ sư, liền tĩnh tâm, thầm hỏi tổ sư: “Bạch Sư tổ, vì sao người lại chỉ mang mỗi một chiếc dép?”. Gương mặt đầy dữ tợn của vị thiền sư gốc Nam Á, giãn ra trong một nụ cười hỉ xả: “Ta bị rơi mất một chiếc rồi mà!”.
Sự thật có lẽ chỉ giản dị như vậy thôi.

(theo Phật Tử Việt Nam)

19 nhận xét:

  1. @ Phượng: Con đăng tranh bài của anh Phương rồi. Hôm trước anh ấy thấy mọi người tranh luận sôi nổi, nên tìm bài này bảo bác đăng. Bác thay đổi lại tiêu đề cho hợp lý. Bài rất hay, sâu sắc. Cảm ơn con một lần nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Vâng ạ, bài này con có ý tưởng tìm kiếm, là hôm nọ con có nghe một đĩa bên nhà bác Hiền, Thầy Thông Bản giảng, thầy cũng có nói về tình tiết bức tranh Sư tổ đạt ma với chỉ một chiếc dép duy nhất trên vai.... Nên con muốn tìm hiểu xem sao và tìm được bài viết này... Mong chia sẻ với các anh chị và các bác ạ hì hì

    Trả lờiXóa
  3. Không biết đến kiếp nào thì em mới có thể "Kiến tính thành Phật" được đây, lúc nào em cũng u mê lắm :D

    Trả lờiXóa
  4. @ Long: Em cứ cắm đầu mà đi, chả nhìn sang xung quanh,chả biết mình đi đến đâu. Chỉ cần ngoảng sang trái, ngoảng sang phải, thỉnh thoảng quay lại là không bị lạc. :P

    Trả lờiXóa
  5. Co thu a! Bay gio toan nham mat ma di thoi, "Cam dau ma di la con do"
    Noi vui vay thoi co a
    Long a! Cuoc song lam sao" Mot than the khoe manh, mot tinh than minh man, mot trai tim trong sach" la hanh phuc lam roi. Khong can cao xa dau

    Trả lờiXóa
  6. "Mot than the khoe manh, mot tinh than minh man, mot trai tim trong sach"
    Cả 3 điều này tớ đều chưa đạt được, một trái tim trong sạch là điều mong muốn nhất nhưng khó hơn rất nhiều 2 điều kia :D.

    Trả lờiXóa
  7. @ Long: À, em hội tụ đủ cả 3 điều ấy, chỉ có điều em không nhận ra đấy thôi. Em là một người có lương tâm, sống có nội tâm và chị quý em ở điểm ấy. Đừng tự phủ nhận như thế.

    Trả lờiXóa
  8. Long a! Bang long va man nguyen nhung gi ma bo me da sinh ra minh va nhung gi troi da cho minh
    Tu tin len! Hom nay chua co ngay mai se co. Huong toi tuong lai ve phia truoc. Co hay khong co cung cuoi. Cuoi that nhieu,that to,that gion tan, nu cuoi that sang khoai

    Trả lờiXóa
  9. Trộm nghĩ :
    Đạo Phật không hề yêu cầu con người tu dưỡng bản thân để tạo thêm những phẩm chất mới tốt đẹp hơn.
    Trái lại Phật chỉ chỉ ra con đường tu dưỡng để tự giác nhận thức được, và rồi tự giác gột rửa những bụi bặm , rác rưởi cặn bã đã,đang bám lên ta bấy lâu - do việc ta phải đi xuyên qua kiếp người,để trả về sáng rõ 'phật tính' tinh khôi vốn có trong mỗi con người chúng ta.
    Hướng theo tu phật với mong muốn đạt được thành tựu 'chân-thiện-mỹ' e rằng chưa hẳn là 'đích thực'.
    Bởi vì,không thể ‘tu' với 'muốn'! Đơn giản ,‘tu’ chỉ là việc ‘quyét dọn’ trong ta và ‘tắm gội’ tẩy rửa đến sạch ‘bụi trần’. :)

    Trả lờiXóa
  10. @ A Tualinh: Tâm Phật ai cũng có mà anh, chỉ có điều chúng ta để tham - sân - si che mất, chỉ cần chúng ta khai ngộ, hiểu được cốt lõi của vấn đề, tự mình cởi bỏ những "xiềng xích" do ta tự trói buộc mình là chúng ta có được sự thanh thản, an vui, tự tại. Vì vậy đạo Phật là phương pháp giúp chúng ta giải thoát chính mình.

    Trả lờiXóa
  11. @tualinh: Bac a da phan cac dao ra doi de giao hoa con nguoi. Tinh cach tao nen so phan. Moi mot con nguoi lua chon cuoc song, con duong di va loi song cho rieng minh. Bac doc them sach su tich Phat thich ca hoac cach goi Phat to nhu lai Bac se hieu

    Trả lờiXóa
  12. @tualinh: Bác ạ! đa phần các đạo ra đời để giáo hóa con người. Tính cách tạo nên số phận. Mỗi một con người lựa chọn cuộc sống, con đường đi và lối sống cho riêng mình. Bác đọc thêm sách sự tích Phật tích ca hoặc cách gọi Phật tổ như lai Bác sẽ hiểu

    Trả lờiXóa
  13. Vậy xin hỏi :
    Cởi bỏ 'xiềng xích' có cần luôn phải cố gắng không? và là cố gắng gì? :)
    Thực hiện sự tự tu luyện bằng các hành động,thật ra có phải là phương pháp 'thiền' không a?
    Nói: "vô tu chi tu" (tu hành bằng cách không tu hành) có thể hiểu là gì?
    Chân thành muốn nghe lời trao đổi về các thắc mắc này.:)

    Trả lờiXóa
  14. @ A Tualinh: Oài, sao anh lại làm khó 8x nhà chúng em thế? Anh phải lên google mà search chứ. CLB chúng em luyện DSNL, ngồi thiền để nâng cao sức khỏe chứ có phải là nơi nghiên cứu đạo Phật đâu. Anh cứ theo phương pháp em trao đổi hôm nọ mà "tu", chứ cứ bẻ sợi tóc thành tư, thành tám thế này bao giờ cho "đắc đạo" được đây? :P

    Trả lờiXóa
  15. @Hồng Thu : :))
    Ấy là vì a.thấy có mấy bài nói theo quan điểm nhà Phật mà thắc mắc hỏi thôi.
    Và cũng có chút tò mò chữ 'Tĩnh' trong lúc luyện theo môn phái của CLB. :)
    Hình như thỉnh thoảng có người hỏi 'ngớ ngẩn' có khi cũng có ích?

    Trả lờiXóa
  16. @ A Tuanlinh: Thiền có rất nhiều môn phái khác nhau. CLB DSNL thiền theo "ngoài tĩnh trong động". Khi bọn em ngồi thiền, người ngoài nhìn vào trông có vẻ rất đơn giản và dễ, trông không đẹp mắt và "hoành tráng" như Yoga chẳng hạn, hoặc như Thái cực quyền, nhưng thực ra nếu tập trung cao độ, tập đúng phương pháp, nhất là ngồi thiền ở những nơi "địa linh" thì có thể nóng vã mồ hôi như đi xông hơi, các kinh mạch lưu thông, khí huyết luân chuyển, nhất là nếu biết quán tưởng để tập trung đưa khí vào những chỗ đau, bệnh trong cơ thể thì tác dụng rất rõ rệt. Đối những bệnh đơn giản như cảm, cúm, nhức đầu, đau nhức cơ, mỏi mệt, đau bụng gió, rối loạn tiêu hóa thì thiền xong là đỡ, còn bệnh nặng thì phải có thời gian. Thiền cũng làm cho thuốc có tác dụng nhanh hơn. Anh đã liên lạc với anh Đạt(K8)chưa? khi nào có điều kiện ra HN liên hệ với em nhé. :)

    Trả lờiXóa
  17. @Hồng Thu : a.chưa liên lạc với Đạt 'bột',nếu gặp sẽ hỏi e.à. Kế hoạch đưa bài giảng MP3 lên blog chừng nào thì thực hiện vậy? A.sẽ nghe từ đó!
    Sẽ'hành động mà không cần cố gắng nào hết và không có ý đồ gì cả' :)
    Tác dụng kì diệu của 'thiền' đối với đời sống con người và với sức khoẻ nói riêng là không thể chối cãi!
    Thật là tốt hơn nữa nếu việc luyện tập cùng với thấm hiểu 'triết lý' của 'thiền'. Thậm chí thấu hiểu 'triết lý thiền' thì cũng như đạt được 50% kết quả (ở mức quảng đại)
    :)!

    Trả lờiXóa
  18. @ Tualinh: Em sẽ đưa bài lên ngay đấu tuần này. Thầy đồng ý rồi. Trước mắt em cho đăng phần hướng dẫn bằng lời. Anh đọc kỹ có chỗ nào thắc mắc hỏi em. Em sẽ đi quét sơ đồ hệ thống các luân xa để anh tiện theo dõi. Phần MP3 thì em phải tải lên rồi mới cop link sang được. Khi có MP3 anh cứ ngồi nghe và làm theo hướng dẫn. Khó đâu anh hỏi đấy. Nhà em có webcam nếu cần thì nhà em có thể hướng dẫn anh qua mạng được ạ. Còn phần khai mở luân xa thì nhiều người ngồi thiền các luân xa có thể tự mở, còn nếu không thì anh có thể gửi ảnh cho em để mở luân xa từ xa.

    Trả lờiXóa
  19. @ A Tualinh: Anh liên lạc với anh Bắc(K8). Hôm trước nhà em cũng hướng dẫn và đưa cho anh ấy một bộ đĩa và bài hướng dẫn thiền đấy ạ.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.