Tôi tin tưởng và học tập môn phái
“Luyện Thiền Dưỡng Sinh Năng Lượng”
theo phương pháp của Đức Thầy Tổ -
Tiến sĩ DASIRA NARADA (1846 - 1924)
Trước hết tôi xin kể sơ qua về một số bệnh tật mãn tính của tôi (10 bệnh):
1- Tôi bị bệnh thấp khớp mãn, sau lại bị thoái hóa khớp gối trái.
2- Tôi bị bệnh dạ dày, nhiều lần chảy máu dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày, sơ chai hành tá tràng và dạ dày sa xuống hố chậu 12 phân.
3- Huyết áp thấp có lần tụt xuống 55/70, sau này có lúc lại hơi cao,
4- Thiểu năng tuần hoàn não.
5- Rối loạn dây thần kinh thực vật, đã phải nằm viện 1 tháng.
6- Một số triệu chứng về tim nên phải uống thuốc Vastarel.
7- Sỏi bùn đầy túi mật, đã có mấy cơn đau vật vã.
8- Thần kinh tọa chân trái, đau 4 lần, mỗi lần chữa đến hàng tháng.
9- Viên da do suy nhược thần kinh.
10- Viêm đại tràng mãn.
Vì nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe nên tôi phải đi tìm cách để tự cứu lấy mình.
1 – Tôi đi học “Võ Thái Cực Trường Sinh Đạo” do Thầy Song Tùng dạy. Tháng 5/1993 tôi bị bệnh dạ dày, thấp khớp cùng một lúc, không ăn uống được gì. Tôi bị sụt cân chỉ còn 35,5kg. Tôi đi học võ và tự chọn cho mình cách ăn uống hàng ngày phù hợp với bệnh tật. Đến tháng 10/1993, tôi khỏe ra và lên được 40kg. Tôi học võ từ 1993 – 1997, một lớp kinh dịch và tham gia dự nghe ở Câu lạc bộ Thăng Long.
2 – Tôi lại đi học thêm lớp “Khí Công Dưỡng Sinh” của Thầy Bùi Long Thành. Học được một thời gian, có qua lớp công năng nâng cao và đi thiền xin năng lượng của cây Trò trong rừng Cúc Phương. Học môn phái này, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên, trong lần đi xin năng lượng của cây Trò trong rừng Cúc Phương tôi được chứng kiến:
Ảnh chụp trong chuyến du xuân cùng CLB năm 2009 |
Tôi cảm thấy thật là một điều kỳ lạ, chắc Thầy có con mắt thứ 3, nhưng tôi thấy chán vì học mà không có bài hướng dẫn về phương pháp luyện thiền. Lúc đầu vào học chỉ nhìn đĩa phát hình trên tivi Thầy ngồi luyện thiền rồi chắp tay nhắm mắt mà ngồi thiền. Tôi cho nhìn như vậy sẽ tự kỷ ám thị và cứ thế mà theo nên tôi bỏ không học nữa. Mặc dù có lần tôi bị cảm nhiều, váng đầu, mũi họng ngột ngạt khó thở, tôi cố nhai và nuốt từ từ một nhánh ngừng tươi. Đến nơi ngồi luyện thiền, Thầy phát công, chúng tôi đều múa may, chẳng ra động tác gì trong vòng 1 tiếng vã mồ hôi rồi lại tỉnh táo bình thường.
3 – Tôi tìm đến môn phái “Tĩnh Công Dưỡng Sinh”. Môn phái này có lý thuyết giảng giải, có thở 4 thì và dẫn khí Dương từ Bách Hội, khí Âm từ Trường Cường về Đan Điền hòa nhập cùng Chân khí của bản thân nung nóng tạo thành Chân khí mới đi khắp lục phủ, ngũ tạng đẩy khí bệnh lên Bách Hội thoát ra ngoài. Ngoài ra không có bài gì khác. Tôi cũng đã theo lớp Thầy dẫn lên thiền trên núi Long Đình ở Côn Sơn (ngọn núi cao nhất trong 5 ngọn núi, có miếu thờ linh thiêng). Học môn phái này tôi chưa cảm nhận được gì, song chỉ được biết Thầy nói: “Khi năng lượng cao sẽ kích phát những tế bào não còn ngủ, chưa hoạt động. Khi nó thức dạy thì con người trở nên thông thái, có thể con mắt thứ 3 ở trán “Nhãn Thần” được khai mở sẽ nhìn thấy nhiều điều kỳ diệu và có thể “Xuất Thần” (tàng hình) đi đến nơi này, nơi kia.
Hồi bé tôi nghe kể truyện về tàng hình, lớn lên tôi cho là chuyện bịa đặt mà nay là sự có thực tôi được chứng kiến. Một lần Thầy hỏi tổ trưởng tổ tôi: “Đêm qua anh có ngồi thiền không?” Tổ trưởng đáp: “Dạ! Có ạ. Nhưng em cảm thấy hình như Thầy đến ở sau lưng em.” Tôi chăm chú nhìn vẻ mặt của Thầy. Thầy cố giữ vẻ mặt thản nhiên, nhưng ánh mắt của Thầy long lanh, tôi cảm thấy Thầy có vẻ vui mừng. Lần khác một bạn trong tổ thiền bị xe máy đâm, nên phải nghỉ học, nằm ở nhà. Chúng tôi đến thăm thì bạn ấy bảo: “Hai Thầy cũng đến thăm em đây này.” Chúng tôi không thấy ai đến, trước mặt chúng tôi cũng chẳng có ai. Hỏi ra bạn ấy nói rằng: “Hai Thầy đang đứng ở đầu giường em đây này.” Đây cũng là chứng kiến “người thực, việc thực” và cũng “Thật kỳ diệu! Không thể hiểu nổi!”
...Xin mời XEM TIẾP
Trần Thị Tỵ (1929)
Cảm ơn anh. Đợt đi Côn Sơn lần này, bà bận đi lễ chùa, không đi theo đoàn được.
Trả lờiXóaẢnh của bà đẹp quá, bức trên chụp tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập CLB tháng 8/ 2009. Bức ảnh dưới chụp bà trên cây trò ngàn năm trong rừng Cúc Phương nhân chuyến du xuân cùng CLB năm 2009. Đây là bức ảnh đẹp nhất trong chuyến đi Bái Đính - Tràng An - Rừng Cúc Phương - Địch Lộng. Hiện nay mặc dù đã ngoài 80 bà vẫn đạp xe tới CLB hàng tuần, đi lễ chùa, rất thích nói chuyện và rất minh mẫn.
Trả lờiXóaNgoài việc tự cứu mình sau khi mắc nhiều bệnh, nếu không có nghị lực thì việc tự cứu mình của bà cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Trả lờiXóaCảm ơn bà! Một tấm gương để học tập.
Ở Câu lạc bộ nhiều tấm gương như thế lắm. Nghị lực của các bà, các bác luôn làm cho các thành viên mới phải khâm phục. Như Bà Yến, tai biến 2 lần, vẫn cố gắng đi thiền dã ngoại cùng lớp. Sáng nào bà cũng dạy và leo núi trước để mọi người không phải chờ đợi. Nhiều người chạy xạ, tóc rụng hết nhưng không bỏ buổi học nào. Cả gia đình em yêu CLB và coi nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
Trả lờiXóa