Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

Phòng và chữa mất ngủ

Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn, cần phải tìm ra nguyên nhân chính mà trị tận gốc, đồng thời bồi dưỡng cơ thể, duy trì nếp sống điều độ, tập thư giãn tinh thần, tập thể dục dưỡng sinh, biết cách ăn uống thích hợp… Cần kết hợp nhiều mặt mới mong giải quyết được chứng bệnh này.
Theo y học cổ truyền việc phân loại chứng mất ngủ cũng không ngoài hai chữ “thực – hư”. Tâm lý huyết hư, tâm thận bất giao thường thuộc hư chứng. Can đởm hỏa vượng, thực trệ đầm hỏa là do thực chứng. Điều quan trọng là phân biệt hai loại này để theo đó mà chữa trị: Hư thì bổ, thực thì tả.
Mất ngủ do hư chứng: Lo lắng, hồi hộp, mệt mỏi thần khí, đầu óc choáng váng tâm phiền ăn ít, gầy yếu, thức ngủ bất thường, miệng khát, di tinh, mạch hư hoặc tế sác.
Mất ngủ do thực chứng: Vùng ngực và bụng trên bị mãn, bứt rứt, bồn chồn, dễ tức giận, đầu choáng váng, đau nhức, đàm nhiều, đại tiện bí, hông sườn đau, miệng đắng, mạch huyết hạt, lưỡi đỏ, rêu thô.
Phép trị hư chứng là bố khí dưỡng huyết, tư âm giáng hóa – Trị thực chứng là thanh tiết hóa can đởm, kiện tỳ, hóa đàm, tiêu trệ.
Giấc ngủ là liều thuốc tiên giúp phục hồi sức khỏe, quan trọng không kém gì ăn uống. Giấc ngủ quý giá vô cùng, phải được bảo vệ và phải học cách ngủ cho tốt. Để ngủ cho tốt, cho sâu phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó món ăn bài thuốc có tác dụng phòng và chữa chứng mất ngủ có hiệu quả.
Dưới đây là những món ăn bài thuốc phòng, trị chứng mất ngủ có hiệu quả
Công thức 1: Tiểu mạch 45g, đỗ đen 30g, dạ hợp 30g. Sắc với 200ml nước, uống nước và ăn đỗ đen, ăn tiểu mạch.
Công thức 2: Quả dâu chín 75g, đường phèn 25g, nấu nước uống.
Công thức 3: Tiểu mạch 60g (bỏ vỏ), đại táo 15 quả, cam thảo 30g. Cho vào 4 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào lúc sáng và tối.
Công thức 4: Gạo 100g, nhân táo chua 30g, trước tiên cho vào sắc nhân táo chua, bỏ bã đi, lấy nước nấu với gạo thành cháo, ăn vào lúc đói bụng, chữa mất ngủ do lao tâm, suy nghĩ.
Công thức 5: Táo đỏ 30g, hành củ 5 củ. Rửa sạch cho nước vào sắc, buổi tối trước khi đi ngủ ăn cả cái và nước, chữa giấc ngủ không sâu.
Công thức 6: Rau cần 100g, mật ong 30ml. Rau cần rửa sạch thái đoạn. Cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho mật ong vào khuấy đều. Rau cần có tác dụng trấn tĩnh thần kinh rất tốt, người hay mất ngủ uống nước rau cần hâm nóng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ.
Công thức 7: Hành củ 120g, hành củ rửa sạch thái nhỏ cho vào cốc đổ nước sôi hãm như pha trà uống. Có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ.
Công thức 8: Hành tây 2 củ, rượu nho 400ml. Hành tây rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát, cho hành vào bình, đổ rượu nho vào, bịt kín miệng bình, ngâm trong 7 ngày, để nơi tối mát. Sau 7 ngày cho hành tây ra để riêng, bảo quản rượu nho và hành tây trong tủ lạnh.
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1/4 cốc, vừa uống vừa ăn hành tây.

Ngoài việc sử dụng các món ăn bài thuốc như trên, để có một giấc ngủ ngon, bạn hãy thực hiện đúng và đầy đủ 10 “quy tắc vàng” như dưới đây:
1. Ngủ từ 7 đến 8 tiếng.
2. Yên lặng hoàn toàn trong phòng ngủ, ánh sáng hoàn toàn tắt. Nhiệt độ trong phòng từ 20 – 25 độ C.
3. Trước khi ngủ tránh thảo luận căng, tránh đọc những vấn đề gây suy nghĩ nặng và xúc động mạnh. Quên hết lo lắng buồn phiền.
4. Đi ngủ vào một giờ cố định.
5. Nên ngủ sớm và dậy sớm.
6. Thông khí trong phòng trước khi đi ngủ, ngủ mở cửa sổ ngay cả trong mùa đông.
7. Buổi tối trước khi đi ngủ nên đi dạo chơi ngoài trời trong sạch một lát.
8. Bữa ăn tối phải nhẹ nhàng, ăn trước khi đi nằm từ 2 – 3 tiếng.
9. Không nên làm quen với các loại thuốc ngủ.
10. Chế độ sinh hoạt đúng mức sẽ tạo nên giấc ngủ tốt.

9 nhận xét:

  1. Những bài thuốc của anh Nghĩa rất tốt và đơn giản, ai cũng có thể sử dụng được. Để có được một giấc ngủ ngon, say thì điều quan trọng nhất là cái tâm của mình phải tĩnh, thật thanh thản. Nếu tâm không tĩnh thì có đến thuốc tiên cũng không mang giấc ngủ đến cho mình được.

    Trả lờiXóa
  2. LẠI BÀN VỀ LÀM SAO CÓ GIẤC NGỦ TỐT.
    1.Đầu tiên cần làm rõ 1 điều: ngủ bao nhiêu là đủ. Ngành y nói: trẻ em nhu cầu 8-10 tiếng /ngày. Người lớn đi làm 7-8 tiếng/ngày. Người có tuổi 5-6 giờ/ngày.
    Như vậy nếu ban ngày ngủ nhiều, thì đương nhiên đêm ngủ ít là bình thường. Có vị về hưu rồi, ban ngày đã "ngủ trưa" 2-3 tiếng, cho nên đêm về chỉ ngủ 3-4 tiếng thôi. Thế là đủ rồi, chẳng phải lo ta thiếu ngủ đâu.

    2. Người lao động, hoặc ta khi lao động mệt nhọc, có ai mất ngủ đâu? Đặt lưng là lăn ra ngủ đấy thôi!
    Vậy nên giấc ngủ rất liên quan đến hoạt động thể lực. Bạn mất ngủ ư ? Hãy xem lại mình có hoạt động thể lực cần thiết không ( kể cả thể dục thể thao, lao động chân tay..). Bạn đi bộ , đi chợ, về nhà dọn nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt giũ...Lao động mệt nhoài, giắc ngủ sẽ đến với bạn ngon lành nay lập tức.
    Nhiều người "mất ngủ" vì quá ít hoạt động thể lực, lại quá nhàn rỗi...ngủ ngày nhiều, đêm khó ngủ.

    3. Có người mất ngủ vì cái tâm loạn động: có nỗi buồn lo, có nỗi giận hờn, có sự lo lắng thái quá, hoặc có sự sợ hãi điều gì...vì thế gây nên mất ngủ.
    Trường hợp này chỉ có cách phải tu theo Đạo Phật, tu theo 4 chữ TỪ, BI, HỶ, XẢ.
    TỪ: Học cách trải lòng yêu quí mọi người, không phân biệt...Muốn vậy, hãy học cách biết ơn mọi người. Biết ơn cha mẹ sinh thành, biết ơn thầy, biết ơn bạn, biết ơn vợ, biết ơn chồng con...
    BI:Học cách thương xót người gặp khó khăn, vất vả bằng lời nói động viên, chia xẻ, bằng sự giúp đỡ chân tình, thiết thực...
    Hỷ : học cách biết chia vui ( tuỳ hỷ) với người khác, bỏ thói ghen ghét, đố kỵ.
    Xả: Học cách buông bỏ mọi tức tối, giận hờn, tham vọng tiền tài, quyền lực...Bời vì " Cái đã qua thì đã qua, cái tương lai thì chưa tới", buồn bực, giần hờn những cái của quá khứ, của tương lại mà làm gi cho khổ cái tâm của mình, làm mình mất ăn, mất ngủ!.
    Hãy quay về sống với hiền tại, vui với hiện tại, thoả mãn với hiện tại. Như vậy sẽ cảm thấy ta thật sung sướng, ta thật hạnh phúc.
    Được như vậy, tâm ta yên tĩnh, sẽ ăn ngon, ngủ yên...

    4. Mất ngủ do trạng thái thần kinh "có vấn đề".
    Bệnh này chữa bằng CÁCH ĐẢ THÔNG KINH MẠCH , TĂNG LỰC TOÀN THÂN,...
    - Xoa bóp 10 đầu ngón tay (đó là huyệt tỉnh 5 đường kinh). Tiếp đến CỔ TAY, KHUỶU TAY, HAI VAI, TRƯỚC NGỰC XUÔI XUỐNG BỤNG, TỪ GÁY XUÔI XUỐNG LƯNG, DUIC TRƯỚC, ĐÙI SAU, ĐẦU GỐI TRƯỚC , SAU, CỔ CHÂN TRƯỚC SAU, 10 ĐẦU NGÓN CHÂN ( LÀ TẬN CÙNG CỦA ĐƯỜNG KINH), LÒNG BÀN CHÂN.
    CUỐI CÙNG LÀ XOA XÁT VÙNG MẶT, CHẢI TÓC BẰNG 10 ĐẦU NGÓN TAY, VUỐT MẮT, VUỐT TAI như bài xả thiền lửa tam muội.

    Thực hiện việc này khoảng 15', đảm bào kinh mạch thông xuốt, bạn sẽ ngủ ngon ngay lập tức.
    LÂM PHÚC

    Trả lờiXóa
  3. @ A Tùng: Nhận xét của anh rất hay. Sao anh không đăng thành một bài để mọi người cùng đọc?

    Trả lờiXóa
  4. Điều cốt yếu là giấc ngủ của bạn có sâu không,tỉnh dậy nếu thấy sảng khoái là quá được rồi,lúc đó chả cần quan tâm mình đã ngủ được bao lâu.
    Thời lượng giấc ngủ không thể so với chất lượng giấc ngủ.
    Người cao tuổi thường ngủ ít và hay lo lắng về chuyện đó.Nếu không thấy mệt mỏi vì ngủ ít thì chẳng việc gì phải lo lắng cả,cứ để cho cơ thể mình nó thức nó ngủ như tự nhiên nó thế.
    Giấc ngủ trằn trọc thì dẫu đủ thời lượng cũng ít giúp cho cơ thể hồi phục sau một ngày hoạt động.Chỉ còn cách tập luyện theo hướng dẫn trong bài này thôi. :)

    Trả lờiXóa
  5. A Tualinh nói đúng đấy. Ngủ lâu mà không sâu thì còn mệt mỏi hơn. Những người học thiền còn một cách khác nữa để bù giấc ngủ. Dù ngủ ít, không sâu, nhưng chỉ cần sau 1 tiếng ngồi thiền, cơ thể được thoải mái như vừa ngủ đủ giấc và ngủ sâu vậy. Nhiều bác bên CLB đêm ngủ chỉ độ 3 tiếng, vậy mà cả ngày không hề mệt mỏi. Đó là nhờ tác động của thiền.

    Trả lờiXóa
  6. Bàn về giấc ngủ tôi thấy đối với người cao tuổi là cả một vấn đề. Đúng như các bài đã đăng, các bác về hưu ở nhà, cứ ngày ngủ vô tư, rồi đến đêm không ngủ được nữa thế là nghĩ ngay đến là mình bị bệnh gì mà gây nên mất ngủ, thế rồi lo lắng, suy nghĩ lại càng mất ngủ. Có chị đã về hưu kêu một ngày mình chỉ ngủ có 5 tiếng, ốm mất, khổ thế. Về bản thân mình, hầu như tôi không bị mất ngủ bao giờ, tuy thời gian ngủ trong một ngày của tôi rất ít, có khi chỉ có 5 tiếng thôi. Nhưng tôi tự thấy giấc ngủ của tôi có chất lượng. Không bị nằm mơ, nếu có thì cũng rất ít, khi dậy quên ngay, không bị mệt mỏi. Và cả ngày tỉnh táo, khỏe mạnh để sống và làm việc. Tôi tự rút ra kinh nghiệm để có một giấc ngủ chất lượng, việc đầu tiên là bản thân phải có vận động vật lý. Bản thân mỗi ngày tập thể dục thẩm mỹ 1 tiếng buổi sáng, trên đường về tranh thủ đi chợ, sau đó chăm sóc cho hơn 20 thùng xốp trồng rau, tưới rau, tưới cây, thắp hương, tắm giặt xong đi làm. Hôm nào cần chế biến sơ thức ăn thì làm thêm việc đó nữa. Lo việc công ty xong, về đến nhà là 1 tiếng ngồi thiền, sau đó là làm việc nhà, cơm nước xong thì nghỉ ngơi. Hôm nào có việc thì lại tiếp tục làm việc. Với cường độ làm việc và lao động như thế nên giấc ngủ đến với tôi rất dễ dàng và sâu. Khi nào đó tự thấy mình khó ngủ tôi lại thiền nằm, chỉ tập thở và niệm "A di đà Phật" thôi, một chốc là ngủ. Xin chia sẻ một chút kinh nghiệm.
    Giờ ngủ phụ thuộc vào nhu cầu của từng người trong từng giai đoạn của cuộc sống. Nếu cứ ấn định phải 7, 8 tiếng thì sẽ có người nghĩ mình bị bệnh nếu ngủ không đủ.
    Vì tham gia lớp thiền TNDS này mà không những tôi không cần ngủ nhiều và còn không có nhu cầu ăn nhiều nữa. Hay thật.

    Trả lờiXóa
  7. Chị Vân nói đúng đấy. Từ khi học thiền, em ăn ít hẳn đi mà vẫn không bị gầy hay mệt mỏi, nhu cầu ăn thịt giảm hẳn. Ngủ cũng ít hẳn đi. Đặt lưng xuống cũng ngủ được ngay, chỉ có điều chất lượng giấc ngủ của em không được bằng chị. Em hay ngủ mê và hay tỉnh giấc giữa đêm, nhưng cứ đúng 5h kém 10 là dậy thiền, thiền xong thì thấy người nhẹ nhõm, dễ chịu, làm việc được cả ngày. Nếu không thiền thì chắc em dễ ốm lắm.

    Trả lờiXóa
  8. Thu hãy tăng vận động thân thể lên để khí huyết được lưu thông tốt hơn. Chỉ có vận động vật lý (đấy là theo cách nói của mình bây giờ, còn các cụ ngày xưa là lao động chân tay, đi cày, bừa) thì mình mới nâng được chất lượng giấc ngủ thôi. Kể cả khi gặp sự cố về tinh thần bất ổn, càng phải tăng vận động lên. Đang đi bộ, Thu tăng thời gian và tập đi cho đúng kỹ thuật thì chắc chắn Thu sẽ thấy "ổn" ngay. Kết hợp vận động với thiền là điều nên làm. Chúc Thu khỏe.

    Trả lờiXóa
  9. Vâng, em sẽ nghe lời chị. Dạo này em thấy mệt mỏi quá, rất hay buồn ngủ, mà ngủ thì không sâu, nhiều lúc cảm thấy ốm đến nơi, may mà thiền kéo lại. Mà đã mệt thì lại ngại vận động. Em sẽ cố gắng khôi phục lại thói quen đi bộ buổi tối. Chủ nhật này cho em sang chùa với, đi cho thanh thảnh đầu óc.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.