- Đúng thế! Một trái tim khoẻ mạnh ở trạng thái nghỉ ngơi vẫn co bóp với nhịp độ bình quân 67 - 75 lần/phút; tức là khoảng 100 nghìn lần/ngày. Nhờ hoạt động này giúp bơm khoảng 30 lít máu/giờ tới các mạch máu, tức là khoảng 10 tấn trong 1 ngày. Khi có hoạt động mạnh, như đi xe đạp nhanh lượng máu được bơm tới các mạch máu tăng lên gấp 5 lần. Các nhà khoa học khẳng định rằng, trái tim của con người có thể làm việc liên tục trong vòng 120 - 150 năm.
2 - Nhịp đập của trái tim phản ánh trạng thái sức khoẻ của con người?
- Đúng vậy! Đã có thời các nhà khoa học tranh luận "trứng có trước hay gà có trước" xung quanh vấn đề trái tim và cơ thể. Nhưng các ý kiến đều nhất trí và khẳng định rằng, trái tim không khoẻ mạnh có ảnh hưởng tiêu cực tới các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại, sự hoạt động có vấn đề của các bộ phận khác nhau tác động bất lợi cho hoạt động của trái tim. Huyết áp cao sẽ làm suy yếu hoạt động của thận, não, mắt và ruột non. Ngược lại, mọi sự viêm nhiễm của các bộ phận khác của cơ thể đều tác động tiêu cực tới hoạt động của trái tim, như bệnh sâu răng, viêm lợi hay viêm thận đều có thể làm suy yếu và gây bệnh cho tim. Những người có nhịp tim ở mức 60 - 65 là những người sống thọ. Nhịp tim là chỉ số tổng hợp phản ánh những biến động bất lợi trong cơ thể hay những thông báo về trạng thái sức khoẻ của tim. "Bắt mạch đoán bệnh" là biện pháp dân gian có hiệu quả của người xưa dựa trên cơ sở khoa học về hoạt động của tim.
3 - Có những đồng minh với trái tim khoẻ mạnh?
- Đúng thế! Việc duy trì chế độ dinh dưỡng bảo đảm đủ các khoáng chất có ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động trơn tru của trái tim, đó là:
+ Ma nhê: Có tác dụng điều hoà hoạt động của tim, việc thiếu hụt ma nhê sẽ gây lên tình trạng rối loạn nhịp tim. Ma-nhê có chứa trong lạc, vừng, hạnh nhân, hạt điều và rau xanh.
+ Selen: Có tác dụng bảo vệ các mạch máu trước sự phá hoại của các phân tử tự do, gây bệnh sơ vữa động mạch. Selen còn có tác dụng làm cân bằng huyết áp và điều hoà nhịp tim. Selen có trong các loài tôm, cá biển, ngô và thận động vật.
+ Kali: Là chất rất cần thiết để tim hoạt động trơn tru, giảm huyết áp. Kali có chứa trong chuối, cà chua, khoai tây.
+ Đồng: Có tác dụng trung hoà những tác hại của choletsterol xấu(LDL) và bảo vệ các mạch máu trước hiện tượng bị "han rỉ". Đồng có chứa trong lạc, vừng, hạt điều, hạt đậu nành, các loại đậu quả, đỗ, các loại hạt kê, cao lương.
- Bữa ăn hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ cho cơ thể mà còn cho trái tim. Điều cần chú ý là ăn bao nhiêu và vào những giờ nào trong ngày. Nhiều người cho rằng, những bữa ăn nghèo chất béo là tốt cho trái tim. Nhưng chưa hẳn như vậy. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho các mô và là "vật liệu" cần thiết để tạo tế bào. Chất béo cũng tham gia vào quá trình tạo ra những hóc môn và giúp cho các vitamin A, D,E và K thâm nhập vào nhân các tế bào. Thiếu hụt chất béo là một trong những nguyên nhân gây gia tăng nồng độ choletsterol tốt. Trong bữa ăn cần bảo đảm các chất béo không vượt quá 30% nhu cầu năng lượng trong ngày. Tốt nhất là các chất béo đơn không no, có tác dụng bảo vệ trái tim trước những căn bệnh như cao huyết áp, gia tăng nồng độ choleterol toàn phần.
+ A-xítbéo Omega-3: Cho đến nay giới khoa học đều khẳng định rằng, loại Axit béo này có vai trò rất quan trọng cho trái tim khoẻ mạnh. Omega-3 có tác dụng làm giảm một cách cơ bản hiện tượng máu vón sợi. Nhờ đó, các sợi choletsterol không có cơ hội bám vào thành mạch. Một tác dụng nữa của Omega-3 là làm giảm nồng độ choletsterol toàn phần cùng choletsterol xấu và trigliceryde trong máu. A xít béo Omega-3 có nhiều trong các loại cá sống ở vùng nước lạnh, như cá hồi, cá mòi... Để cho trái tim khoẻ mạnh, nên dùng 1g/ngày (tương đương với 100g cá).
+ Các chất béo không no phức hợp khác: Có chứa trong các loại hạt có dầu hay dầu ăn nguồn gốc thực vật, như dầu đậu tương, dâug ngô, hướng dương, dầu hạt cải. Chúng không chỉ có tác dụng làm giảm nồng độ choleterol toàn phần mà làm giảm nồng độ choleterol xấu trong máu. Nên hạn chế ăn các loại chất béo no nguồn gốc động vật. Việc dư thừa các loại chất béo này trong cơ thể làm gia tăng nồng độ choleterol toàn phần và choletsterol xấu và làm giảm nồng độ choletsterol tốt. Chất béo chuyển hoá sản sinh ra trong quá trình rán thịt ở nhiệt độ cao và các món ăn chế biến với mỡ như các loại khoại tây rán, bim-bim.
+ Những thức ăn nhiều màu sắc: Để bảo vệ cho trái tim khoẻ mạnh đồng nghĩa với việc bảo vệ trước những phân tử tự do. Chúng luôn có mặt ở mọi cơ thể, tuy nhiên chỉ gây hại khi số lượng vượt quá giới hạn và gây ra nhiều loại cho tim-mạch. Đối trọng làm cân bằng lượng phân tử tự do là các hợp chất chống ô-xy hoá có chứa trong rất nhiều loại thực phẩm, rau xanh và trái cây. Những sản phẩm giầu hợp chất ô-xy hoá các loại dầu thực vật, ngũ cốc thô, cam bưởi, cà rốt, cà chua, dưa chuột, rau bina, súp lơ xanh. những bữa ăn với những đĩa thức ăn nhiều màu sắc không chỉ làm chúng ta ngon miệng mà còn là một "đồng minh" của trái tim khoẻ mạnh.
+ Hoạt động thể lực: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt động thể lực một cách thường xuyên và đều đặn, vừa sức có thể làm gia tăng tới 50% sức khoẻ cho trái tim. Kết quả nghiên cứu mới đây do giáo sư Harvey B. Simon tiến hành tại mỹ cho thấy, những người hàng ngày đi bộ trên 1,5 km trong vòng 10 năm thì các nguy cơ bệnh tim giảm 82%. Ông Nicki Cooper, Chủ tịch quỹ vì trái tim của Anh khẳng định rằng, đi bộ đều đặn là loại hình lý tưởng của hoạt động thể lực phòng ngừa bệnh tim-maqchj. Hoạt động thể lực đều đặn còn có tác dụng giảm báo - đặc biệt là giảm mỡ xung quanh bụng. Theo nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, lớp mớ xung quanh bụng không chỉ làm mất "eo" mà nguy hại hơn là giải phóng những hợp chất tác động tiêu cực tới hoạt động của trái tim và quá trình chuyển hoá. Các hợp chất này là nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao, tiểu đường típ 2, vữa xơ động mạch, đe doạ trực tiếp sức khoẻ của trái tim.
4 - Có liệu pháp "ngày hợp lý" cho sức khoẻ trái tim?
Đúng thế, liệu pháp "ngày hợp lý" do các bác sĩ thuộc Viện Tim Ba Lan xây dựng đang được đông đảo người dân đón nhận và áp dụng.
+ Buổi sáng vì sức khoẻ của trái tim: Khi vừa tỉnh ngủ, bạn nằm tại chỗ và tiến hành một vài động tác thể dục khởi động: Duỗi 2 tay lên phía trước, co 2 đầu gối lên ngực. Sau đó, thực hiện vài động tác xoay 2 chân trong không khí. Ngồi dậy và tiến hành xoa bóp các ngón chân, bắp chân tới đầu. Đứng cạnh cửa sổ làm các động tác hít vào bằng mũi - thở ra đằng mồm. Các động tác này kéo dài khoảng 10 - 15 phút. Các động tác này có tác dụng nạp ô-xy cho cơ thể - trong đó có trái tim, làm gia tăng sự lưu thông khí huyết từ chân lên đầu.
Tắm buổi sáng không nên nằm trong bồn, mà nên dùng vòi sen xối nước trực tiếp vào người từ chân lên đầu và ngược lại, bắt đầu bằng nước ấm, kết thúc bằng dòng nước lạnh. Tắm bằng vòi sen với dòng nước với nhiệt độ chênh lệch có tác dụng kích thích khí huyết lưu thông, rèn luyện cơ thể, tăng cường miễn dịch, gia tăng tính đàn hồi của các mạch máu dưới da, phòng ngừa bệnh tắc nghẽn mạch máu.
Dùng bữa sáng với những món ăn giàu vitamin nhóm B và C như bánh mỳ đen, cơm gạo lứt và trái cây cung cấp dưỡng chất cho các cơ tim, chống lại các phân tử tự do.
+ Ngày làm việc cho trái tim khoẻ mạnh: Cứ 1 tiếng đồng hồ nên rời khỏi ghế, đi lại xung quanh nơi làm việc. Có điều kiện - nên ngồi theo kiểu Mỹ, tức là gác chân lên bàn. Không nên ngồi làm việc "vắt chân chữ ngũ". Việc đi lại và gác chân lên bàn giúp cải thiện lưu thông khí huyết, dồn máu về tim.
Trong khi làm việc nên có nghỉ giải lao 2 lần 10- 15 phút, đi lại hay tới nơi có cửa sổ để thực hiện vài động tác thể dục, như vặn người, cúi người để cơ thể nóng lên kích thích trái tim đập mạnh hơn.
Bữa trưa nên có món thịt, cá và cơm hay khoai tây luộc cùng rau xanh. Cuối bữa uống cốc nước cà chua ép hay quả chuối có chứa Kali, trong lạc có ma-nhê là những chất có lợi cho trái tim.
+ Buổi tối để trái tim yên tĩnh: 2 giờ trước bữa tối vào lúc 20 giờ, khởi động cua đi bộ nhanh hay tới bể bơi hoặc trung tâm luyện tập dành cho hoạt động thể lực 45-60 phút. Sau ngày làm việc, cơ thể cần những hoạt động thể lực để tiêu hao năng lượng, đào thải các độc tố, gia tăng hoạt động của tim.
Bữa tối nên ăn những món ăn nhẹ, dễ tiêu hoá, chủ yếu là trái cây và rau xanh thay muối bằng những món gia vị như tỏi gừng để phòng ngừa tạo sợi huyết và kích thích lưu thông.
Việc nghỉ ngơi bằng cách nằm dài xem ti vi sau bữa tối không phải là cách để trái tim nghỉ ngơi một cách tích cực. Biện pháp nghỉ ngơi tích cực cho trái tim là gặp bạn bè bên cốc chè xanh hay cốc sinh tố và "buôn dưa lê" để giải toả stress.
2 - Nhịp đập của trái tim phản ánh trạng thái sức khoẻ của con người?
- Đúng vậy! Đã có thời các nhà khoa học tranh luận "trứng có trước hay gà có trước" xung quanh vấn đề trái tim và cơ thể. Nhưng các ý kiến đều nhất trí và khẳng định rằng, trái tim không khoẻ mạnh có ảnh hưởng tiêu cực tới các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại, sự hoạt động có vấn đề của các bộ phận khác nhau tác động bất lợi cho hoạt động của trái tim. Huyết áp cao sẽ làm suy yếu hoạt động của thận, não, mắt và ruột non. Ngược lại, mọi sự viêm nhiễm của các bộ phận khác của cơ thể đều tác động tiêu cực tới hoạt động của trái tim, như bệnh sâu răng, viêm lợi hay viêm thận đều có thể làm suy yếu và gây bệnh cho tim. Những người có nhịp tim ở mức 60 - 65 là những người sống thọ. Nhịp tim là chỉ số tổng hợp phản ánh những biến động bất lợi trong cơ thể hay những thông báo về trạng thái sức khoẻ của tim. "Bắt mạch đoán bệnh" là biện pháp dân gian có hiệu quả của người xưa dựa trên cơ sở khoa học về hoạt động của tim.
3 - Có những đồng minh với trái tim khoẻ mạnh?
- Đúng thế! Việc duy trì chế độ dinh dưỡng bảo đảm đủ các khoáng chất có ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động trơn tru của trái tim, đó là:
+ Ma nhê: Có tác dụng điều hoà hoạt động của tim, việc thiếu hụt ma nhê sẽ gây lên tình trạng rối loạn nhịp tim. Ma-nhê có chứa trong lạc, vừng, hạnh nhân, hạt điều và rau xanh.
+ Selen: Có tác dụng bảo vệ các mạch máu trước sự phá hoại của các phân tử tự do, gây bệnh sơ vữa động mạch. Selen còn có tác dụng làm cân bằng huyết áp và điều hoà nhịp tim. Selen có trong các loài tôm, cá biển, ngô và thận động vật.
+ Kali: Là chất rất cần thiết để tim hoạt động trơn tru, giảm huyết áp. Kali có chứa trong chuối, cà chua, khoai tây.
+ Đồng: Có tác dụng trung hoà những tác hại của choletsterol xấu(LDL) và bảo vệ các mạch máu trước hiện tượng bị "han rỉ". Đồng có chứa trong lạc, vừng, hạt điều, hạt đậu nành, các loại đậu quả, đỗ, các loại hạt kê, cao lương.
- Bữa ăn hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ cho cơ thể mà còn cho trái tim. Điều cần chú ý là ăn bao nhiêu và vào những giờ nào trong ngày. Nhiều người cho rằng, những bữa ăn nghèo chất béo là tốt cho trái tim. Nhưng chưa hẳn như vậy. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho các mô và là "vật liệu" cần thiết để tạo tế bào. Chất béo cũng tham gia vào quá trình tạo ra những hóc môn và giúp cho các vitamin A, D,E và K thâm nhập vào nhân các tế bào. Thiếu hụt chất béo là một trong những nguyên nhân gây gia tăng nồng độ choletsterol tốt. Trong bữa ăn cần bảo đảm các chất béo không vượt quá 30% nhu cầu năng lượng trong ngày. Tốt nhất là các chất béo đơn không no, có tác dụng bảo vệ trái tim trước những căn bệnh như cao huyết áp, gia tăng nồng độ choleterol toàn phần.
+ A-xítbéo Omega-3: Cho đến nay giới khoa học đều khẳng định rằng, loại Axit béo này có vai trò rất quan trọng cho trái tim khoẻ mạnh. Omega-3 có tác dụng làm giảm một cách cơ bản hiện tượng máu vón sợi. Nhờ đó, các sợi choletsterol không có cơ hội bám vào thành mạch. Một tác dụng nữa của Omega-3 là làm giảm nồng độ choletsterol toàn phần cùng choletsterol xấu và trigliceryde trong máu. A xít béo Omega-3 có nhiều trong các loại cá sống ở vùng nước lạnh, như cá hồi, cá mòi... Để cho trái tim khoẻ mạnh, nên dùng 1g/ngày (tương đương với 100g cá).
+ Các chất béo không no phức hợp khác: Có chứa trong các loại hạt có dầu hay dầu ăn nguồn gốc thực vật, như dầu đậu tương, dâug ngô, hướng dương, dầu hạt cải. Chúng không chỉ có tác dụng làm giảm nồng độ choleterol toàn phần mà làm giảm nồng độ choleterol xấu trong máu. Nên hạn chế ăn các loại chất béo no nguồn gốc động vật. Việc dư thừa các loại chất béo này trong cơ thể làm gia tăng nồng độ choleterol toàn phần và choletsterol xấu và làm giảm nồng độ choletsterol tốt. Chất béo chuyển hoá sản sinh ra trong quá trình rán thịt ở nhiệt độ cao và các món ăn chế biến với mỡ như các loại khoại tây rán, bim-bim.
+ Những thức ăn nhiều màu sắc: Để bảo vệ cho trái tim khoẻ mạnh đồng nghĩa với việc bảo vệ trước những phân tử tự do. Chúng luôn có mặt ở mọi cơ thể, tuy nhiên chỉ gây hại khi số lượng vượt quá giới hạn và gây ra nhiều loại cho tim-mạch. Đối trọng làm cân bằng lượng phân tử tự do là các hợp chất chống ô-xy hoá có chứa trong rất nhiều loại thực phẩm, rau xanh và trái cây. Những sản phẩm giầu hợp chất ô-xy hoá các loại dầu thực vật, ngũ cốc thô, cam bưởi, cà rốt, cà chua, dưa chuột, rau bina, súp lơ xanh. những bữa ăn với những đĩa thức ăn nhiều màu sắc không chỉ làm chúng ta ngon miệng mà còn là một "đồng minh" của trái tim khoẻ mạnh.
+ Hoạt động thể lực: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt động thể lực một cách thường xuyên và đều đặn, vừa sức có thể làm gia tăng tới 50% sức khoẻ cho trái tim. Kết quả nghiên cứu mới đây do giáo sư Harvey B. Simon tiến hành tại mỹ cho thấy, những người hàng ngày đi bộ trên 1,5 km trong vòng 10 năm thì các nguy cơ bệnh tim giảm 82%. Ông Nicki Cooper, Chủ tịch quỹ vì trái tim của Anh khẳng định rằng, đi bộ đều đặn là loại hình lý tưởng của hoạt động thể lực phòng ngừa bệnh tim-maqchj. Hoạt động thể lực đều đặn còn có tác dụng giảm báo - đặc biệt là giảm mỡ xung quanh bụng. Theo nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, lớp mớ xung quanh bụng không chỉ làm mất "eo" mà nguy hại hơn là giải phóng những hợp chất tác động tiêu cực tới hoạt động của trái tim và quá trình chuyển hoá. Các hợp chất này là nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao, tiểu đường típ 2, vữa xơ động mạch, đe doạ trực tiếp sức khoẻ của trái tim.
4 - Có liệu pháp "ngày hợp lý" cho sức khoẻ trái tim?
Đúng thế, liệu pháp "ngày hợp lý" do các bác sĩ thuộc Viện Tim Ba Lan xây dựng đang được đông đảo người dân đón nhận và áp dụng.
+ Buổi sáng vì sức khoẻ của trái tim: Khi vừa tỉnh ngủ, bạn nằm tại chỗ và tiến hành một vài động tác thể dục khởi động: Duỗi 2 tay lên phía trước, co 2 đầu gối lên ngực. Sau đó, thực hiện vài động tác xoay 2 chân trong không khí. Ngồi dậy và tiến hành xoa bóp các ngón chân, bắp chân tới đầu. Đứng cạnh cửa sổ làm các động tác hít vào bằng mũi - thở ra đằng mồm. Các động tác này kéo dài khoảng 10 - 15 phút. Các động tác này có tác dụng nạp ô-xy cho cơ thể - trong đó có trái tim, làm gia tăng sự lưu thông khí huyết từ chân lên đầu.
Tắm buổi sáng không nên nằm trong bồn, mà nên dùng vòi sen xối nước trực tiếp vào người từ chân lên đầu và ngược lại, bắt đầu bằng nước ấm, kết thúc bằng dòng nước lạnh. Tắm bằng vòi sen với dòng nước với nhiệt độ chênh lệch có tác dụng kích thích khí huyết lưu thông, rèn luyện cơ thể, tăng cường miễn dịch, gia tăng tính đàn hồi của các mạch máu dưới da, phòng ngừa bệnh tắc nghẽn mạch máu.
Dùng bữa sáng với những món ăn giàu vitamin nhóm B và C như bánh mỳ đen, cơm gạo lứt và trái cây cung cấp dưỡng chất cho các cơ tim, chống lại các phân tử tự do.
+ Ngày làm việc cho trái tim khoẻ mạnh: Cứ 1 tiếng đồng hồ nên rời khỏi ghế, đi lại xung quanh nơi làm việc. Có điều kiện - nên ngồi theo kiểu Mỹ, tức là gác chân lên bàn. Không nên ngồi làm việc "vắt chân chữ ngũ". Việc đi lại và gác chân lên bàn giúp cải thiện lưu thông khí huyết, dồn máu về tim.
Trong khi làm việc nên có nghỉ giải lao 2 lần 10- 15 phút, đi lại hay tới nơi có cửa sổ để thực hiện vài động tác thể dục, như vặn người, cúi người để cơ thể nóng lên kích thích trái tim đập mạnh hơn.
Bữa trưa nên có món thịt, cá và cơm hay khoai tây luộc cùng rau xanh. Cuối bữa uống cốc nước cà chua ép hay quả chuối có chứa Kali, trong lạc có ma-nhê là những chất có lợi cho trái tim.
+ Buổi tối để trái tim yên tĩnh: 2 giờ trước bữa tối vào lúc 20 giờ, khởi động cua đi bộ nhanh hay tới bể bơi hoặc trung tâm luyện tập dành cho hoạt động thể lực 45-60 phút. Sau ngày làm việc, cơ thể cần những hoạt động thể lực để tiêu hao năng lượng, đào thải các độc tố, gia tăng hoạt động của tim.
Bữa tối nên ăn những món ăn nhẹ, dễ tiêu hoá, chủ yếu là trái cây và rau xanh thay muối bằng những món gia vị như tỏi gừng để phòng ngừa tạo sợi huyết và kích thích lưu thông.
Việc nghỉ ngơi bằng cách nằm dài xem ti vi sau bữa tối không phải là cách để trái tim nghỉ ngơi một cách tích cực. Biện pháp nghỉ ngơi tích cực cho trái tim là gặp bạn bè bên cốc chè xanh hay cốc sinh tố và "buôn dưa lê" để giải toả stress.
(photo: Ảnh chụp nhân dịp đi Hàn Quốc 2010)
Giữ cho trái tim mình được khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng.
Trả lờiXóa