Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

BẢN CHẤT CỦA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Năng lượng sinh học (NLSH) của con người đang được nhiều nhà khoa học của nhiều ngành khác nhau quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vào cuộc sống, nhằm phục vụ sức khoẻ con người.
Qua lớp huấn luyện NLSH, cũng như sau thời gian luyện tập, hầu hết những người theo học đều có khả năng thu nhận năng lượng sinh học ở mức độ khác nhau. Đó là khả năng có thật, không thể phủ nhận.
Trên quan điểm triết học biện chứng, cũng như quan điểm khoa học, đã là một sự kiện thì bao giờ cũng phải được xét trên các phương diện: hiện tượng, bản chất, vận động và hệ quả.

* VỀ HIỆN TƯỢNG
Có thể định nghĩa: Con người bằng khả năng bẩm sinh hoặc do tai nạn, hoặc do tu luyện lâu ngày, hoặc do học tập mà có, thu nhận năng lượng vũ trụ qua hệ thống luân xa (chakra), chuyển thành nội năng để phát sóng ở não hoặc tạo xung năng lượng mang thông tin phát ra hai bàn tay.
Đây là hiện tượng có thật qua việc học tập, nghiên cứu, huấn luyện. Chúng ta rất tế nhị đã áp dụng NLSH ở mức thấp nhất là dưỡng sinh nhằm duy trì bảo vệ sức khoẻ cho mình, nếu có khả năng cao có thể giúp đỡ được người thân. NLSH, nếu tập luyện đúng một thời gian thì khả năng kỳ diệu này được ứng dụng hiệu quả rất là to lớn. Đó là Xung, Sóng, Ánh sáng, Thông tin.
Như đã trình bày, có rất nhiều thuật ngữ, tên gọi khác nhau tuỳ theo nhận thức và tri thức từng giai đoạn phát triển của nền văn minh. Thuở con người chỉ biết chất rắn và chất lỏng thì vật chất này ta gọi là khí (Prana hay Qi), lần lượt khoa học làm sáng tỏ thêm dạng vật chất Plasma thì nó lại có tên Plasma sinh học, v.v.
Trong dân gian quen gọi nó là "Nhân điện ". Tất cả các nguyên lý điện động học đều không thoả mãn tính chất của nhân điện. Xin đừng hiểu nó là điện tim, điện não, điện cơ... của con người để rồi lý giải một cách đơn giản, sai lệch và thiếu thuyết phục. Năng lượng và vật chất có khả năng chuyển hoá cho nhau, vì vậy NLSH mang các tính chất sau:
1- BẢN CHẤT XUNG:
Nguồn NLSH do tập luyện mà có được bức xạ ở bàn tay mạnh hơn bất kỳ một nơi nào trên thân thể từ 100 đến 1.000 lần. Năng lượng bức xạ dưới dạng xung theo nguyên lý bức xạ Planck: (năng lượng bức xạ dưới dạng xung: E1 - E2 =hv).
2 - BẢN CHẤT SÓNG:
Khi tạo được NLSH ở mức cao, năng lượng này có thể bức xạ và lan truyền dưới dạng sóng. Đặc biệt loại sóng này định hướng và mang thông tin của chủ nhân, ít bị tiêu hao.
3 -BẢN CHẤT ÁNH SÁNG
Do mang tính chất xung (hạt) và tính chất sóng nên NLSH mang bản chất ánh sáng. Thuật ngữ “ánh sáng” phải hiểu theo nghĩa rộng là sóng có bước sóng từ 0 - 100 um (Trong khi đó, loại ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường có bước sóng 0,38-0,78 um)
4 -VẬT CHẤT MỚI
Trong lĩnh vực này, xuất hiện nhiều điều vượt quá khả năng lý giải của khoa học đương đại. Nhà vật lý nổi tiếng, giải thưởng Nobel, giáo sư R. Feymann, từng khẳng định: "Chúng ta không thể giải thích được bằng cách đưa ra các kiến thức vật lý sẵn có, mà phải mở rộng vật lý học..."
Nghiên cứu bản chất thật sự của NLSH vẫn còn đề tài mới lạ, bỏ ngõ với hầu hết chúng ta. Muốn giải thích được các hiện tượng kỳ diêụ của con người, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu cả chiều rộng lẫn chiều sâu. NLSH là vật chất mới có thể khác với các loại vật chất vật lý đã biết. Loại vật chất này có bản chất: siêu trạng thái (xung, sóng, ánh sáng), siêu dẫn định hướng và mang thông tin.
5 -BẢN CHẤT THÔNG TIN
Loại vật chất này mang thông tin của chủ nhân, nên người ta gọi là tâm năng. Bản chất thông tin quyết định tính nhân đạo của các phương pháp ứng dụng. Vì nếu phát thông tin không tốt thì hiệu quả thấp và ảnh hưởng Nhân - Qủa ngay lên chủ nhân phát tín hiệu.
Nghiên cứu khoa học lĩnh vực này là sự nghiệp không chỉ của một người, ngành, mà là của nhiều người, nhiều ngành, không chỉ là của một thế hệ mà là của nhiều thế hệ. Mọi người điều bình đẳng trước khoa học. Tuy nhiên, với điều kiện vật chất đầu tư nghiên cứu còn bị hạn chế, việc nghiên cứu ứng dụng trở thành cấp bách hơn, thiết thực hơn đối với cuộc sống.
(Sưu tầm từ trên mạng)

4 nhận xét:

  1. Tư tưởng bài này là của Tiến sỹ Nguyễn Đình Phư, giáo sư TĐại Học ở TP Hồ Chí Minh. Tôi đã đọc sách của ông năm 2000 và " để ý" môn " nhân điện" ( tạm gọi thế) từ buổi ấy.
    Mãi tới 9.2009 mới có duyên may gặp được Câu lạc bộ 84 Bùi Xương Trạch học môn Thiền Lửa Tam Muội nên rất thích thú.
    Ông Nguyễn Đình Phư đã viết nhiều sách về môn Năng lượng sinh học này, nhưng sach này ít lưu truyền ở Hà Nội. Tôi đã tìm mua nhưng không thấy có, mặc dù sách mới ra.
    Chị Hoà ở lớp Lý Nam Đế là người có nhiều sách của ông Phư, vì mỗi lần in sách mới, ông Phư đều biếu tặng 2 vợ chồng chị ấy, gọi anh chị ấy là cô, chú.
    Tôi nhạn thấy sách ông Phư lý luận rất hay, nhưng phần thực hành, cac cách luyeenj thiền, chữa bệnh thì thua phương pháp thầy Hùng, thầy Thường truyền đạt cho chúng ta nhiều lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng đã đọc sách của ông Phư và cũng có nhận xét y như anh. Phần lý luận rất khúc triết, rất khoa học, nhưng phần thực hành thì không thấy hướng dẫn cụ thể. (Xin lỗi anh Sơn Tùng, phải không ạ?)

    Trả lờiXóa
  3. co thu a! chung to lop ngay cang xuat hien nhieu nhan tai, am hieu that co a
    Co thu a! thu nhat dung y nghi phan doan
    Roi ket hop dung lac hoi thu xem,xem dung khong co a!

    Trả lờiXóa
  4. @ Hải Vân: Cô chỉ đoán vậy thôi, chứ cũng chưa dùng lắc.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.