Qua thống kê của Bộ LĐTBXH, tỉnh Quảng Trị là tỉnh có số nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất trong cả nước. Toàn tỉnh Quản Trị có khoảng 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia là NT QG Trường Sơn và NT QG Đường 9. Hai nghĩa trang liệt sĩ này lớn nhất, mỗi nghĩa trang có trên 1 vạn ngôi mộ. Với Nghĩa trang LS Trường Sơn hay được nhắc đến trên các phương tiện thông tin. Nghĩa trang LS đường 9 ít được nhắc đến nên còn nhiều người chưa biết và ít được viếng thăm.
Cuối tháng 6 năm 2009, vào một ngày giữa hè trong hành trình xuyên Việt của chúng tôi. Buổi sáng sau khi thăm địa đạo Vịnh Mốc (Vĩnh Linh) và Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, trời nắng như đổ lửa, đường lên hướng Cam Lộ càng nóng hơn với gió Lào nhưng chúng tôi vẫn thực hiện đúng kế hoạch của hành trình, đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9, cách Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn khoảng 40 km. Nghĩa trang LSQG Đường 9 được xây dựng vào ngày 2/9/1992 và hoàn tất vào ngày 22/7/1997. Đây là nơi 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau, những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường nằm dọc theo đường 9, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.
Nghĩa trang nằm trên một quả đồi. Trước khu lễ đài chính là một tháp chuông với đường nét kiến trúc khá đẹp. Bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn, đứng trong tháp chuông hướng mắt về phía lễ đài trên lưng chừng đồi và phóng tầm mắt ra bốn phía, nhẹ lòng khi thỉnh lên những hồi chuông gọi hồn và những lời cầu nguyện cùng với lời đề từ đầy xúc động của Giáo sư Vũ Khiêu khắc trên quả chuông này:
"Hồi chuông vị quốc rung Nam Bắc
Ngọn lửa anh linh rực đất trời
Muôn dặm từng vang Đường Số Chín
Ngàn thu còn mãi tuổi hai mươi."
Đi ra phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Trong nghĩa trang này khu vực liệt sĩ có danh không nhiều, đa số là liệt sĩ vô danh. Đặc biệt có một ngôi mộ chung rất lớn của 105 liệt sĩ thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 nằm ở trung tâm nghĩa trang, bên cạnh đó còn có một số ngôi mộ chung của 8 hoặc 5 liệt sĩ.
Đi ra phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Trong nghĩa trang này khu vực liệt sĩ có danh không nhiều, đa số là liệt sĩ vô danh. Đặc biệt có một ngôi mộ chung rất lớn của 105 liệt sĩ thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 nằm ở trung tâm nghĩa trang, bên cạnh đó còn có một số ngôi mộ chung của 8 hoặc 5 liệt sĩ.
Gặp những người trong ban quản lý nghĩa trang, họ kể về những người vợ, những bà mẹ đã thẫn thờ trước hàng ngàn ngôi mộ mà không biết thân xác, những người chồng, những người con của mình nằm nơi đâu. Họ đã thắp lên các ngôi mộ nén hương mong sao linh hồn những người chồng, những đứa con của mình cảm thấy ấm lòng. Trong nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ, những ngôi mộ ở gần thì còn thuận tiện, những ngôi mộ ở xa khó bề hương khói. Về việc này, những người trông nom nghĩa trang vẫn cắt cử nhau, thắp hương đều các ngôi mộ vào những dịp lễ. Họ luôn tâm niệm, dù người đã mất nhưng cái tình cái nghĩa vẫn phải trọn vẹn, đủ đầy.
Cứ vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7, thân nhân các liệt sĩ tìm về đây để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc. Không chỉ thân nhân các liệt sĩ tìm về mà rất nhiều các cơ quan đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp nơi, khắp mọi miền của đất nước cũng tìm về đây, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Tất cả mọi người đều muốn góp chút công sức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa các nghĩa trang đàng hoàng, đẹp và chu đáo hơn.
Rời khỏi nghĩa trang, trong lòng tự hỏi không biết cậu bạn cùng học phổ thông ngày xưa có nằm nơi đây không? Nếu cậu nằm đây chắc cũng nhận được lời cầu nguyện của bạn mình.
Nếu có dịp, ai đó cũng nên một lần qua thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9, sẽ thấy nhẹ lòng hơn.
Nếu có dịp, ai đó cũng nên một lần qua thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9, sẽ thấy nhẹ lòng hơn.
Nhớ mãi một ngày tháng 7, giữa trưa hè nóng bỏng, cả nhà 4 người trong Nghĩa Trang Liệt Sỹ Trường Sơn. Mồ hôi, nước mắt, khói hương, cắm mỗi ngôi 1 nén hương mà không xuể. Nhớ mãi những giọt nước mắt lăn dài trên má khi nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu trong Thành Cổ Quảng Trị, nghẹn ngào, xúc động, không thể nói được một lời nào.
Trả lờiXóaTôi đã được cùng tác giả của bài này đến viếng hương hồn các liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt Sĩ Đường 9, Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn, Nghĩa Trang Liệt Sĩ 10 nữ dân quân Đồng Lộc, ... trong chuyến đi hồi tháng 7. 2009 vừa rồi.
Trả lờiXóaHọ đã anh dũng hy sinh để Quê hương mình có được ngày hôm nay. Tôi xúc động và cảm thấy mình nhỏ bé quá. Kỷ niệm của chuyến đi ấy mãi mãi ghi sâu trong tôi.
Viết hay thế này mà cứ kêu là "dốt" văn. :)
Trả lờiXóaTrong khi chụp ảnh kỷ niệm cả đoàn, chiếc phone vẫn quyết ko rời khỏi tai bác PH.
Trả lờiXóaThế nên mới có một câu trong Picassa: "Lúc nào cũng alo."
Trả lờiXóaChú Vinh lại " phạt góc " anh rồi. Nhẽ ra phải nói là bác PH quyết không cho chiếc phone rời tai mình thì mới chính xác hơn.
Trả lờiXóa@Hồng Thu : em cứ tóm gáy tay nặc danh này thì sẽ được một lúc 2 việc. Vừa được thầy Tu vừa được thầy Ubuntu. Đằng nào thì cũng là TU cả.
Ô hay, chả nhẽ em tóm gáy em à? Mà em có biết gì về Ubuntu đâu?
Trả lờiXóaHì hì, anh lại cứ nghĩ tay nặc danh đó là H.T
Trả lờiXóaAnh có cả một seri ảnh chụp đang alo ở Picassa, không biết ai chụp. Em vô tình được "ngự lãm". :D
Trả lờiXóaCó nhiều phóng viên tự nguyện trong chuyến đi đó nhưng nhiều nhất là VNQ và H.T
Trả lờiXóaEm cũng không biết đâu, cứ bebe lung tung thế này dễ bị ăn mắng lắm. :D
Trả lờiXóaHì hì, anh lại cứ nghĩ tay nặc danh đó là H.T
Trả lờiXóaChu a! Chau nghi giong chu day
Co Thu! Em gai khong biet va hieu ro anh trai minh thi con ai vao day nua
xin cam on tac gia cua clip Nghia trang LS duong 9...nhung tam hinh cua anh da giup cho bo suu tap them sinh dong,doan chung em co qua nghia trang TSon nhung da ko toi Duong 9... mot lan nua xin cam on...
Trả lờiXóa