Trang

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

TÁC DỤNG CỦA NGỒI KIẾT GIÀ

Chỉ cần ngồi vào tư thế kiết già, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng vẫn có một sự thay đổi sóng não từ nhịp Beta khoảng 20c/s xuống nhịp Alpha khoảng 8 c/s. Nhịp Alpha là sóng não của một người trầm tĩnh, minh mẫn có tâm lý ổn định. Điều này có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng để dẫn dắt người thực tập dễ đi đến trạng thái thư giãn, nhập tĩnh.
Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận và thực tế lâm sàng của y học châm cứu cổ truyền về huyệt “Tam âm giao”. Được biết, khi ở tư thế kiết già xương mắt cá chân sẽ tạo sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt “Tam âm giao” của chân còn lại. Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt ”Tam âm giao” liên tục được kích hoạt. Ở những người thường ngồi tư thế này, sức ép tạo ra một dấu ấn trên mặt da tại vùng huyệt trong giống như một vết thương cũ đã lành. Huyệt “Tam âm giao” ở chỗ lõm bờ sau xương chày. Đối với người có tầm vóc trung bình, huyệt là điểm giao hội của ba đường kinh âm : Túc thái âm Tỳ, Túc thiếu âm Thận, và Túc quyết âm Can, Theo quan niệm chỉnh thể của y học Phương Đông, một tạng hoặc một phủ nào đó khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đương tuần hoàn của đường kinh đi qua nó. Ngược lại, ta cũng có thể thông qua những huyệt vị trên đường kinh để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong. Ở đây, Can Thận chủ hạ tiêu, Tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt “Tam âm giao”, ta có thể điều chỉnh toàn bộ quá trình chuyển hóa, hấp thu và bài tiết ở khu vực này. Đặc biệt là tác dụng “dưỡng Âm kiện Tỳ” và “sơ tiết Can khí” của huyệt. Tác dụng này giúp tái lập cân bằng nội tiết, nội tạng và điều hòa thần kinh giao cảm. Chính điều này giúp an định cả thân và tâm trong quá trình hành Thiền.
Việc kích họat vào huyệt “Tam âm giao” của tư thế ngồi kiết già còn làm sáng tỏ thêm một nghi vấn khác. Đó là ở tư thế này, chân hữu chồng lên chân tả hay ngược lại chân tả phải chồng lên chân hữu? Trong Tu thiền yếu quyết, ngài Phật Đà Ba Lợi (Buddha Pali) giải thích về kiết già. ”Ở Bắc Ấn Độ, kiết già phu tọa là cách ngồi chân tả chồng lên chân hữu và chân hữu chéo lên chân tả”. Tuy nhiên ở một số kinh tạng khác, chẳng hạn trong Thiên Thai chỉ quán của ngài Trí Khải Đại Sư thì “Kiết già phu tọa là cách ngồi chồng chân hữu lên chân tả và chéo chân tả lên chân hữu”.
Trên thực tế, hệ thống kinh lạc ở hai bên thân thể, bên phải và bên trái có tính tương đồng và đối xứng với nhau. Do đó dù ngồi cách nào thì một trong hai huyệt, hoặc “Tam âm giao” phải hoặc “Tam âm giao” trái sẽ được tác động. Hơn nữa. “Tam âm giao” là một trong số rất ít các huyệt vị có tính tự điều chỉnh rất cao. Dù kích thích vào huyệt theo cách nào, lâu hay mau, bên phải hay bên trái thì hiệu ứng mang lại vẫn là cải thiện, là điều chỉnh để tiến đến hòa hợp và cân bằng. Do đó tùy theo sở thích hoặc thói quen của mỗi người, cả hai cách ngồi trên đều mang lại kết quả tốt đẹp cho việc hành thiền.

17 nhận xét:

  1. Chu Nghia a! Chau khong am hieu nhieu cho lam. Nhung khi ngoi kiet gia thi chau duc ket duoc kinh nghiem qua ngoi kiet gia. Khi chua ngoi quen ngoi don gian hon ban kiet gia kho hon mot chut la kiet gia ngoi kieu gi chi mot luc thoi, cham la khoang nua tieng dau don khong the chiu noi la chau danh bo cuoc, va thoi mien la ngoi Thien sao cho thoai mai nhat. Cu moi ngay chau co mot chut the la chau ngoi Thien mot tieng khong he co mot cam giac dau don o chan mot chut xiu nao. Voi dieu kien minh hang ngay tap it la mot lan, neu mot ngay ngoi Thien nhieu cang tot va ngoi Kiet gia no nhu mot thoi quen va tao thanh nep cho minh ma khong he mot chut cam giac dau don nao. Ma ngoi cam giac rat nhe nhang thu thai... cam giac nguon nang luong vao rat nhieu
    Day la truoc kia chau tap Thien ngoi kiet gia thuong xuyen, bay gio la chau it luyen tap va tro ve trang thai ban dau roi
    Day la kinh nghiem chau duc ket duoc qua thoi gian chau luyen Thien

    Trả lờiXóa
  2. - @TN: Chẳng biết nói gì hơn ngoài hai chữ THÔNG THÁI!
    TM

    Trả lờiXóa
  3. Em không hiểu được tường tận ích lợi của việc ngồi tọa thiền ở tư thế kiết già (hoa sen) như anh, nhưng em thấy tất cả các tượng Phật đều ngồi ở tư thế này, và trong các bài mang tính lý luận cũng như chỉ dẫn thực hành đều nói tư thế kiết già là tốt nhất. Khi học đến cách sử dụng Kim Tự Tháp ở CLB em lại nhận ra là khi mình ngồi thiền ở tư thế kiết già thì toàn bộ cơ thể mình sẽ tạo thành một hình kim tự tháp, mà kim tự tháp thu năng lượng rất tốt. Chính vì vậy em đã cố gắng tập bằng được để có thể ngồi thiền ở tư thế này. Nhớ lại những ngày đấu, nhiều lúc em cảm thấy đau, tê kinh khủng, chân mất hết cả cảm giác, chỉ muốn khóc, đến khi xả thiền toàn phải lấy tay gỡ chân ra, nhiều lúc cảm thấy mình khóc đến nơi, nhưng em cũng biết nếu mình không vượt qua được thì sẽ không bao giờ có thể ngồi thiền ở đúng tư thế mà mình mơ ước. Dần dần, từng bước, từng bước một em đã làm được. Đến giờ ngồi kiết già 90 phút đối với em không còn là vấn đề, và vẫn có thể giữ cho lưng thật thẳng, chân không có cảm giác tê, đến lúc xả thiền tự duỗi được chân ra, xả thiền xong đi lại, chạy nhẩy, leo cầu thang bình thường. Vậy là ai cũng có thể làm được chỉ cần có quyết tâm thôi, phải không ạ?

    Trả lờiXóa
  4. @ Hải Vân: Vân ơi, phải cố gắng, không được lùi bước, mình đã làm được thì phải cố gắng giữ. Cô rất thích khi ngồi thiền có Vân, chú Nghĩa, anh Quyết, cô Vân ngồi bên cạnh, vì như vậy mình sẽ luôn tự nhủ: "Phải cố gắng để được như mọi người." :)
    @ A Thanh Minh: Anh và anh Nghĩa có duyên để trở thành những người bạn tri kỷ đấy ạ. Nếu anh cần em sẽ là cầu nối. :)

    Trả lờiXóa
  5. @HThu: Đức Phật ban đầu cũng ngồi thiền bình thường như mình thôi, sau ngồi lâu tê chân quá Ngài mới phải kê thêm tòa sen để ngồi đấy ạ.
    12ly7

    Trả lờiXóa
  6. Bác TM hãy đọc thêm BÀI NÀY rồi kết hợp thêm "võ" bôi xà phòng để tập ngồi kiết già cũng chưa muộn.

    Trả lờiXóa
  7. @ 12ly7:
    Nếu ngồi kiết già "tê" chân quá thì ngồi bán già như hình nè

    Trả lờiXóa
  8. @ 14ly5: Chu oi!moi hoc Thien ngoi nghe thoi trong vong mot tieng nguoi but dut kho chiu khong yen. dan dan ngoi ban kiet gia, tiep theo la Kiet gia ngoi kieu nao ngoi mot luc thoi cung dau don kho chiu ngoi khong yen. Tap xong ngoi xa Thien dung day khong dung noi, ngoi xuong khong nhanh la nga,chan te va khong mot cam giac gi va ngo nguay de cu dong " oi troi! ca nguoi va chan cung co the dau don hoa vao la mot, danh phai ngoi im bat dong mot luc sau tu no hoi phuc tro lai. Ngoi Kiet gia quen cu nhu la co the va chan duoc da thong kinh mach va khi huyet, de chiu lam chu a!

    Trả lờiXóa
  9. @VNQ: Chu duoc cai vui tinh va hai huoc:"Ket hop them "vo" boi xa phong de tap ngoi kiet gia
    Chu oi! va ket hop dua them may qua ta ke vao hai dau goi de giu thang bang hai ben chan de tap trung va tinh tam hon trong qua trinh ngoi

    Trả lờiXóa
  10. Co Thu a! May cua chau hien tai chua co phong chu. Danh Phai viet khong dau, mu gi ca. Cac ba, cac bac, cac co... co gang doc, dich, luan vay. Chau co gang khac phuc phong chu sau

    Trả lờiXóa
  11. @Hoàng Thị Hải Vân:
    Cháu đã viết được nhận xét như ri tức là PC của cháu đã có font chữ. Cháu chỉ cần xem lại BÀI NÀY là gõ được tiếng Việt ngay mà. Không khó lắm đâu.

    Trả lờiXóa
  12. Chau vao roi. Bam vao theo huong dan bai cac co, cac chu huong dan the nao may tu dong thoat ra ngoai. Thoi danh vay va chau dang co gang cai lai phong chu tu lan sau phong chu co de bai de doc va de hieu hon

    Trả lờiXóa
  13. bài viềt thuyềt phục qúa.phải cố gắng học tập anh nghĩa và hồng thu.cảm ơn anh về chia sẻ tâm huyết này.

    Trả lờiXóa
  14. @ Nặc danh: Chỉ cần tin tưởng, quyết tâm, cố gắng và kiên trì là được mà. Chúc bạn thành công. :)

    Trả lờiXóa
  15. Tap thien rat tot cho suc khoe , giu cho tinh than duoc minh man , binh tinh . toi mong rang dat nuoc ta se co nhieu nguoi biet den thien va tap thien

    Trả lờiXóa
  16. Đấy cũng chính là lý do Câu lạc bộ có trang Blog này.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.