Bước đi trong tĩnh lặng
Mỗi bước nhịp thở đều
Tâm an nhiên tự tại
Mầu nhiệm biết bao nhiêu.
Thiền hành còn gọi là thiền đi. Đi là một động tác vận động rất tốt cho cơ thể. Ngày nay, người ta khuyến khích và cổ động cho phương pháp đi bộ này. Đi bộ được coi là một bộ môn thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người cao tuổi cần phải tập đi thiền nhiều lần trong ngày. Ở đây, chúng ta đi thiền, ngoài việc vận động cơ thể ra, nó còn là một cách thực tập thiền rất dễ chịu và an lạc.
Thiền hành khác với kinh hành. Thiền hành là ta đi trong tĩnh lặng và sáng suốt. Không niệm Phật ra tiếng như kinh hành. Khi đi, ta giữ mỗi bước đi thật đều đặn, không cần đi nhanh lắm. Đi một cách thoải mái và tự nhiên. Phải đi trong tư thế vững chãi và thảnh thơi. Đi theo nhịp thở đều. Mỗi bước chân ta đi là một chữ của câu hiệu Phật. Như bước đầu là chữ Nam, bước kế là chữ Mô. Cứ như thế mà tiếp tục. Tâm ta gắn liền từng chữ của câu hiệu Phật theo mỗi nhịp bước chân. Không phải đợi đến khi thiền hành, ta mới thực tập như thế. Trong đạo tràng, nhất là trong những ngày tu học thọ bát, ta phải cố gắng thực tập cho mình có những bước chân đi vững chãi và thảnh thơi như thế.
Khi di chuyển đi đâu, dù chỉ vài ba thước, ta cũng phải tập đi thiền hay đi trong tịnh độ. Phương pháp tập đi thiền này, giúp cho ta có được một nội lực thật an bình và hạnh phúc hằng ngày. Hãy cố gắng thực tập ngay đi, thì chúng ta sẽ thấy sự hiệu nghiệm của nó. Đã lâu rồi, chúng ta thật sự chưa biết đi những bước đi hạnh phúc. Chúng ta đi trong phiền muộn, đi với những nỗi lo âu sợ hãi. Đi như một con ma đói đang bị hành hạ từng bước nặng trĩu khổ đau. Bây giờ, ta nhất định không còn những bước đi sầu khổ, tiêu cực, héo mòn đó nữa. Đi không mong tới và cũng không có dự án, tính toán trong đầu. Chính những thứ mong mỏi, dự án tính toán đã làm cho ta nhức đầu đau khổ nhiều rồi. Ta hãy mạnh dạn quăng hết những gánh nặng lo âu, tính toán đó, để cho những bước chân đi của ta thật sự thành những dấu ấn an lạc, vững chãi và thảnh thơi trên mặt đất.
Mỗi bước nhịp thở đều
Tâm an nhiên tự tại
Mầu nhiệm biết bao nhiêu.
Thiền hành còn gọi là thiền đi. Đi là một động tác vận động rất tốt cho cơ thể. Ngày nay, người ta khuyến khích và cổ động cho phương pháp đi bộ này. Đi bộ được coi là một bộ môn thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người cao tuổi cần phải tập đi thiền nhiều lần trong ngày. Ở đây, chúng ta đi thiền, ngoài việc vận động cơ thể ra, nó còn là một cách thực tập thiền rất dễ chịu và an lạc.
Thiền hành khác với kinh hành. Thiền hành là ta đi trong tĩnh lặng và sáng suốt. Không niệm Phật ra tiếng như kinh hành. Khi đi, ta giữ mỗi bước đi thật đều đặn, không cần đi nhanh lắm. Đi một cách thoải mái và tự nhiên. Phải đi trong tư thế vững chãi và thảnh thơi. Đi theo nhịp thở đều. Mỗi bước chân ta đi là một chữ của câu hiệu Phật. Như bước đầu là chữ Nam, bước kế là chữ Mô. Cứ như thế mà tiếp tục. Tâm ta gắn liền từng chữ của câu hiệu Phật theo mỗi nhịp bước chân. Không phải đợi đến khi thiền hành, ta mới thực tập như thế. Trong đạo tràng, nhất là trong những ngày tu học thọ bát, ta phải cố gắng thực tập cho mình có những bước chân đi vững chãi và thảnh thơi như thế.
Khi di chuyển đi đâu, dù chỉ vài ba thước, ta cũng phải tập đi thiền hay đi trong tịnh độ. Phương pháp tập đi thiền này, giúp cho ta có được một nội lực thật an bình và hạnh phúc hằng ngày. Hãy cố gắng thực tập ngay đi, thì chúng ta sẽ thấy sự hiệu nghiệm của nó. Đã lâu rồi, chúng ta thật sự chưa biết đi những bước đi hạnh phúc. Chúng ta đi trong phiền muộn, đi với những nỗi lo âu sợ hãi. Đi như một con ma đói đang bị hành hạ từng bước nặng trĩu khổ đau. Bây giờ, ta nhất định không còn những bước đi sầu khổ, tiêu cực, héo mòn đó nữa. Đi không mong tới và cũng không có dự án, tính toán trong đầu. Chính những thứ mong mỏi, dự án tính toán đã làm cho ta nhức đầu đau khổ nhiều rồi. Ta hãy mạnh dạn quăng hết những gánh nặng lo âu, tính toán đó, để cho những bước chân đi của ta thật sự thành những dấu ấn an lạc, vững chãi và thảnh thơi trên mặt đất.
(Sưu tầm trên mạng)
LÂM PHÚC bàn:
Trả lờiXóaHoan hô bài TIÈN HÀNH của anh Nghĩa, vì THIỀN HÀNH là đúng ý nguyện của tôi. Hàng ngày tôi đi bộ và cũng thiền hành như bài dạy của thầy THÍCH NHẤT HẠNH. Tôi muốn CLB ta mọi người nên áp dụng bài này, nhất là khi đi CÔN SƠN luyện thiền. Nếu chúng ta đi từ nhà lên núi, rồi từ núi về nhà mà áp dụng bài THIỀN HÀNH này, thì một công đôi việc: vừa " THANH THẢN TỪNG BƯỚC CHÂN" như thầy Nhất Hạnh giảng, giải toả mệt nhọc, vừa rèn cái tâm thoát khỏi sự dày vò của mọi việc đời đang lôi cuốn ta...
Vừa đi, vừa quán niện Đức Phật A Di Đà là 1 cách như bài này nói.
Lại có cách quán niệm khác như thầy Nhất Hạnh nói: Để tâm ta , ý nghĩ ta quan sát và thụ hưởng mọi cảnh vật tươi đẹp hai bên đường đi: núi cao, may trắng, gió mbaayfitawng thanh, cây cối xanh tươi, mơn mởn nẩy chồi, đơm hoa kết trái...Đó chính là cảnh thần tiên xung quanh ta mà thiên nhiên ban tặng cho loài người. Tại sao ta không biết thụ hưởng mà cứ để cái tâm ta bị những ham muốn này nọ lôi cuốn ta đi, làm tâm ta rối loạn, khổ sở vì cái lòng THAM,vì cái SÂN HẬN dày vò ta tối ngày.
Để tâm ta trở về với hiện tại, về với TỪNG BƯỚC CHÂN ĐI thANH THẢN, trở về với mọi ý nghi tốt đép xung quanh ta. Đó chính là cõi CỰC LẠC ở cõi trần gian, chẳng phải tìm đâu xa, chảng phải chờ đến khi chết đi về với Phật, nhập NIẾT BÀN mới có cõi thần tiên mong muốn. Cõi thần tiên ở ngay xung quanh ta đấy thôi.
Thầy THÍCH THÔNG QUÁN ở thiền viện Truc Lâm Yên Tử nói: " Gánh Phật đi tìm Phật", đấy là cái trớ trêu của con người khi chưa rõ cái lý của sự thiền.
Các bạn thử áp dùng THIỀN HÀNH đi. Sự kỳ diệu sẽ đến với bạn. Ta vừa luyện thân, vừa luyện tâm cùng một lúc, rất nhiều tác dụng.
Em rất thích ý kiến này của anh. Cả Câu lạc bộ chúng ta nên áp dụng.
Trả lờiXóa