Trang

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Tôi đi học thiền

Tất cả bắt đầu từ một chữ duyên.
Năm đó, cách đây đã 11 năm, một hôm con trai đang học lớp ba về kể chuyện: "Mẹ ơi, lớp con có một bạn cả nhà bạn ấy chữa bệnh không dùng thuốc." "Chữa thế nào hả con?" "Bạn ấy kể nhà bạn ấy ngồi thiền." Vậy là trong đầu tôi xuất hiện hai chữ "ngồi thiền" và "không dùng thuốc".
Phải thú thật là hồi đó tôi cũng đã thấy dị ứng với thuốc. Khi còn con gái tôi phải trải qua một ca phẫu thuật và đã bị coi là đứng bên lề sự sinh tồn, và để kéo tôi trở lại với cuộc sống, các bác sĩ đã tận tình kê rất nhiều loại thuốc, uống có, tiêm có, truyền có. Hai cánh tay tôi nát vì vết tiêm, ngày nào cũng 7 mũi tiêm, uống thuốc từ sáng đến tối, và cứ thế liên tục trong hơn một tháng trời, ra viện lại chữa theo chế độ ngoại trú mất mấy tháng nữa. Sau đó thì uống thuốc đông y hàng năm trời. Vì vậy cứ nói đến thuốc là tôi sợ.
Bố mẹ tôi lúc đó cũng cao tuổi, nhiều bệnh nên lúc nào trong nhà cũng tích đủ các loại thuốc. Vài ba tháng một lần các cụ đi khám, cũng có khi là đi cấp cứu. Vì vậy đối với anh em tôi, gia đình tôi, "bệnh viện", "bác sĩ", "khám bệnh", "sổ y bạ", "thuốc" là những từ quá quen thuộc. Nhiều lúc chỉ cần nghe thấy thôi cũng đã thấy mệt mỏi.
Vì vậy hai từ "ngồi thiền" và "không dùng thuốc" như có ma lực hấp dẫn tôi ngay. Tôi nhập tâm ghi nhớ.
Vài tháng sau đó, bố của cô bạn cùng dạy, ở gần đấy, mở lớp dạy thiền. Tôi tham gia ngay. Một căn phòng độ 15 m2, khoảng 15 người ngồi im lặng, ngay ngắn, nghe rõ cả tiếng muỗi kêu. Thầy đến từng người đặt tay mở luân xa. Tay Thầy nóng, một cảm giác ấm áp, rất dễ chịu lan tỏa. Thầy dạy đến đâu, chúng tôi thực hành đến đó. Ai đau ở đâu Thầy đặt tay chữa bệnh ở đó. Ai cũng kêu thấy đỡ, nhẹ nhõm. Tôi còn đượcThầy hướng dẫn thêm cách để tay vào vùng có bệnh của người khác để cảm nhận (một cách khám bệnh). Thật kỳ lạ, khi tôi để tay vào gần ngực, cách độ 1-2 phân, của người mắc bệnh tim, tim tôi lập tức loạn nhịp, của người đau nửa đầu trái, nửa đầu trái của tôi cũng đau y như vậy. Tất cả các cảm giác này đều biến mất khi tôi rút tay về. Sau khi học xong lớp cơ bản, Thầy bảo tôi học tiếp lớp nâng cao, nhưng vì thời gian dạy trùng với thời gian tôi đi làm, vả lại địa điểm học cũng xa, nên tôi không theo tiếp được. Sau đó ít lâu, Thầy không dạy nữa vì bận công việc khác. Thời gian trôi đi, chúng tôi chuyển chỗ ở, bố mẹ lần lượt qua đời, rồi sinh thêm con. Tôi quá bận chả nghĩ đến mà cũng chả thấy ai nói đến chữ "thiền".
Đến năm 2007, một hôm tôi ngạc nhiên khi trông thấy bác Đức Minh, thiếu tướng công an ở gần nhà. Trông bác nhanh nhẹn, da dẻ đỏ au, mắt sáng. Vì bác thỉnh thoảng qua chơi nên tôi biết bác có nhiều bệnh, hay phải đi viện. Hỏi thăm thì bác cho biết đang đi học thiền, cả bác gái bị loãng xương độ 3 lúc nào cũng phải đeo thắt lưng để đỡ cột sống. Tôi hỏi thăm về lớp, về Thầy, địa điểm học, thời gian, nhưng cũng là hỏi để đấy vì công việc còn đang ngổn ngang, con còn bé quá. Đến tháng ba năm 2008 tôi quyết tâm thu xếp mọi việc và bắt đầu sang lớp. Nói thì thế chứ mọi việc chẳng có gì là dễ. Tuy lớp học gần nhà, Thầy nhiệt tình, lệ phí thu cả năm chẳng đáng là bao, các bạn đồng môn thân thiện, có rất nhiều tấm gương chữa khỏi các căn bệnh hiểm nghèo, nhưng vấn đề là vượt qua được chính mình mới là điều đáng nói. Khi tôi mới sang học, mọi người hay hỏi: "Chị/ Cô/ Cháu/ Em bị bệnh gì?" Thú thật là khi ấy tôi chả có bệnh gì đáng kể ngoài ba bệnh sổ mũi, hắt hơi, đau họng khi trái gió trở trời. Hàng năm trời tôi chẳng phải đi khám bệnh, chẳng bao giờ nhớ được tên thuốc ngoài mấy loại b, c, xuyên hương, khung chỉ, và chả bao giờ nhớ được mình uống thuốc lần gần nhất là khi nào. Vì vậy mọi người có vẻ hơi ngạc nhiên khi thấy tôi đi học vì đa phần các bác là người cao tuổi, có bệnh nặng và có nhiều bệnh đã nhiều năm. Thêm vào đó, đang tuổi đi làm, nhiều khi cũng mải làm kinh tế, nên tôi đi học cũng thất thường, nhưng rồi càng học càng mê, nhiều lúc tôi nói đùa là "nghiện". Sáng nào cũng ngồi thiền khi thì một tiếng, khi thì tiếng rưỡi, sau đó làm gì thì làm. Tuần nào không sang được lớp là thấy nhớ, nhớ Thầy Cô, nhớ các bác, các anh, các chị. Chồng tôi, khi còn chưa tham gia CLB, cứ hay thắc mắc: "Tối thứ 7 em vừa sang, sáng chủ nhật em lại sang nữa mà không chán à?" Tối thứ 7 là lớp tôi theo học còn sáng chủ nhật là buổi sinh hoạt của CLB. Dần dần CLB đối với tôi như một ngôi nhà thứ hai.
Đến lớp chúng tôi không những được Thầy hướng dẫn luyện tập các bài thiền nâng cao sức khỏe, học cách tự thu năng lượng đẩy thông kinh mạch, cách thu năng lượng sạch để đào thải, đẩy năng lượng xấu ra khỏi cơ thể, cách giúp người khác điều chỉnh bệnh tật (chữa bệnh dùng năng lượng của bản thể), cách chữa bệnh bằng quẻ dịch, dùng con lắc cảm xạ để khám bệnh, phát công, đo năng lượng, cách dùng kim tự tháp...
Nhiều người khi mới học hay hỏi: "Học thế này đến bao giờ thì xong?" Câu trả lời của chúng tôi luôn luôn là: "Học cả đời." Càng học càng mê, càng biết càng say, càng đến lớp nhiều càng thấy quý mến, trân trọng tình cảm của Thầy Cô, của mọi người dành cho mình và càng yêu quý mọi người. Mỗi buổi lên lớp, mỗi chuyến đi dã ngoại thiền đều đầy ắp tiếng cười, đều là những kỷ niệm không phai. Có lẽ hiếm có một tổ chức nào, một đoàn thể nào cứ đi mãi một nơi mà không thấy chán. Đối với chúng tôi là như vậy đấy. Hầu như tháng nào cũng đi Côn Sơn mà chả ai kêu chán, ai không đi được thì tiếc.
Đến với Câu lạc bộ chúng tôi học được nhiều thứ lắm, đâu chỉ có ngồi thiền Thu Lửa Tam Muội, mà còn học cách làm người, học rèn Tâm, rèn Đức, chứ không chỉ rèn Thân. Thầy của chúng tôi và các bác trong Câu lạc bộ luôn là những tấm gương sáng để chúng tôi noi theo.
(Hồng Thu, viết ngày 15/6/2010)

21 nhận xét:

  1. Ta học môn phái này song song với tu thì hiệu quả tăng gấp nhiều lần.

    Trả lờiXóa
  2. Chị ơi, đúng vậy "Thiền" và "Phật Pháp" chính là "Tu".

    Trả lờiXóa
  3. "Tu" là "tu bổ", là bổ sung những gì ta thiếu và yếu nhờ thiền và Phật Pháp.

    Trả lờiXóa
  4. Co a! Co quen gioi thieu so qua ve minh. Doc doan mai ra la Co Thu

    Trả lờiXóa
  5. ma chau con nho! Co ke voi chau voi mot giong rat buon. Con trai thay co di hoc thien co noi " Sau nay me dung giong nhu ba tren ti vi nay di tu thien suot ngay quen ca gia dinh. Con om dang o noi xa giup nhung ai dang gap kho khan hoan nan" . Hien gio ca gia dinh cung hoc va tap Thien. Co oi con gi hanh phuc bang duoc chong con ung ho va theo cung

    Trả lờiXóa
  6. Co a! Neu khong gap Thay. Chau khong bao gio nghi la chau theo hoc Thien
    Gap Thay khong chan chu do du quyet dinh hoc. Ma khong can biet no se co ich hay khong hay giup cho minh sau nay hay khong. Co thay day mot dua it tuoi va tre nhat lop mot minh mot lop theo hoc. Duoc Thay co nhiet tinh day va huong dan nen chau cung phai co gang di hoc day du hoc, hieu qua hay khong hieu qua khong sao ca, tiep thu vao hay khong vao thi cung ke, no den dau thi no den
    Chau nghi buon cuoi moi tuan truoc thoi co a! Duong tieu hoa chau thi vo cung kem roi. Chau cung Bo chau mua it vai va it hoa qua nua di tham ban bo chau. Chau lay hai qua vai bo chau thu mot qua va chau thu mot qua va hai bo con moi nguoi uong mot coc nuoc chanh the thoi. Ve nha bo chau keu dau bung, dau nhieu. Chau khong he gi, mot van de gi xay ra doi voi chau. Neu chau chua hoc Thien chac la chau phai vao benh vien chua roi
    Khong ngo so chau cung may man. Hoc chi nghi biet cai gi hay cai day. Thanh tai khong co doi voi minh. Chau hoc Thien noi chung suc khoe tot len va cai Thien dang ke. Noi ve mat tam linh. cuoc song nhieu luc Kho khan chau nghi khong the cuu van chi biet cuoi Phan xa tu nhien khan xin Thay To giup the la chau qua. Ma chau khong ngo linh nghiem nhanh the. Neu khong thi chau chet co a

    Trả lờiXóa
  7. @ Chị Vân: Vâng chị ơi, mình tu tâm, tu tính, tu thân mà.
    @ Hải Vân: Cô kể chuyện của cô mà. "Bài đăng bởi Hồng Thu" đấy thôi. Nếu cô đăng hộ ai thì cô phải ghi tên tác giả chứ. :)

    Trả lờiXóa
  8. Chau nhin thay roi! Chac la chau doc xong chau khong hieu

    Trả lờiXóa
  9. @ Hải Vân: Chiểu theo ý Vân, cô bổ xung thêm rồi đấy. :-)

    Trả lờiXóa
  10. Bây giờ thì bệnh tất chắc lánh xa chị Thu rồi :D, cuộc sống thật kỳ diệu có những cái tưởng như trong sách vở mới có thì thực ra lại tồn tại ngoài thực tế, giống như môn Thiền lửa tam muội này vậy :D.

    Trả lờiXóa
  11. @ Long: Em ơi, đúng như vậy đấy. Thiền Thu Lửa Tam Muội vừa giúp mình tĩnh tâm, vừa tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Từ hồi chị tập thiền các bệnh lặt vặt nhanh khỏi mà không cần dùng thuốc, các đợt có dịch nhiều khi tránh được mà lỡ có mắc thì cũng nhanh khỏi. Dạo này bên lớp có nhiều bài hay lắm. Tiếc là em lại đang nghỉ. Thu xếp nhanh lên mà đi học nhé.:)
    @ Nặc danh: Cảm ơn về đường link.

    Trả lờiXóa
  12. Vang a! Bay gio chau thay roi va Thay va nhin ro roi co a

    Trả lờiXóa
  13. chị viết thay ý nghĩ của em rồi, bài giản dị và chân thành đúng như chị vậy, em còn phải học tập chị nhiều.

    Trả lờiXóa
  14. Chào mọi người,
    Em là DANG HA. EM rất thích thiền.Nhưng mà chưa có điều kiện theo học lớp nào cả, vì thế em mới tự tập thiền theo hướng dẫn từ các bài đọc được trên mạng.Có một điều em băn khoăn muốn mọi người chia sẻ giúp là : Khi em ngồi một lát thì thấy xuất hiện vòng xoáy chôn ốc, phía xa, cuối hình chôn ốc là chấm nhỏ mầu đen. Có nghĩa là vòng tròn to nhất bắt đầu từ phía ngoài, gần với điểm luân xa 6 và đỉnh hình chôn ốc đó thì ở xa tít.Hôm qua, em đọc một bài về Thiền thi lại thấy nói là "Các chấm đen/ hoặc trắng đó đâm vào luân xa 6 hoặc vào rốn", Có nghĩa là bị ngược so với cách em đang làm.Em thấy lo lắng vì không biết thế nào là đúng.
    Mong mọi người chia sẻ giúp em với.
    Em xin cảm ơn các anh chị rất nhiều!!! :))
    DANG HA

    Trả lờiXóa
  15. Chào Dang Hà,
    Vì bạn nói không rõ nên mình không hiểu bạn đang tập theo môn Thiền nào. Nếu thiền theo Pháp môn Thền Thu Lửa Tam Muội thì băn khoăn của bạn là đúng đấy. Bạn chỉ cần dùng lý trí suy luận một chút là ra. Bạn xem hình vẽ ở bài này sẽ rõ.

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn chị HT ( em nghị chị là Hồng Thu),
    May quá, thế là em bị thiền ngược mà không biết. Thực ra là em cũng chẳng biết môn phái Thiền nào cả. Chỉ nghĩ đơn giản là ngồi tĩnh lặng để lắng nghe cơ thể mình thôi. Mới đây tình cờ đọc được bài Thiền THU LỬA TAM Muội mới biết là Thiền cũng có nhiều loại khác nhau.
    CHị ơi, nếu em phải đi làm cả tuần từ thứ Hai đến trưa Thứ Bảy(thường thì các ngày trong tuần phải 7h tối mới về đến nhà) thì liệu có thể tham gia câu lạc bộ được không chị?
    Em : Đặng HÀ

    Trả lờiXóa
  17. @ Đặng Hà: Để đến được với CLB phải có thêm chữ "duyên". Nếu bạn thực sự muốn học thiền, và có quyết tâm, thể nào bạn cũng đến được. Hiện nay CLB đang chuẩn bị mở lớp mới. Mình chưa biết chính xác là khi nào, và học vào thời gian nào. Khi có lịch cụ thể mình sẽ thông báo. Trước mắt, bạn tìm hiểu kỹ những bài luyện và có thể tự tập theo hướng dẫn. Điều quan trọng không phải là đến lớp mà chính là bạn phải dành cho mình một khoảng thời gian để tự tập ở nhà.

    Trả lờiXóa
  18. Cảm ơn chị HT.Em cũng nghĩ là trên cuọc đời này, việc gặp đwocj nhau đều là có" Duyên" cả chị nhỉ! Hì hì :), ngay cả việc được chị trả lời cho băn khoăn của mình, em cũng đã nghĩ là mình may mắn có duyên với chị rồi! :D; Hôm qua em cố gắng dowload bài Thiền Thu Lửa Tam Muội trên Blog, nhưng chỉ thấy có nền nhạc mà không có lời hướng dẫn, nên vẫn loay hoay; chỉ sợ tập sai. Em cũng tự bảo với mình là mỗi ngày sẽ dành ra 1h để thiền ở nhà. Nhưng giá đến câu lạc bộ để được hướng dẫn cho đúng cách thfi tuyệt quá! Rất mong khi nào CLB mở lớp mới, chị alô hoặc SMS cho em với nhé! Điện thoại của em 0913.317.3990 - ĐẶNG HÀ

    Trả lờiXóa
  19. Chị HT ơi,
    May quá, sau một tiếng loay hoay, em đã doanloaw được bài thiền có lời hướng dẫn của THÀY rồi !!! :) Bản nhạc không lời đính trên blog hay quá chị ạ.Hôm qua lúc em bật để ngồi thiền (cứ tưởng là bài hướng dẫn Thiền- nhưng ko phải- Tuy thế em cũng rất "Sướng" vì bản nhạc hay tuyệt.Ông xã em nghe thấy liền đòi chép lại cho ổng.Cảm ơn CLB thật nhiều!
    DANG HÀ

    Trả lờiXóa
  20. @ Đặng Hà: Nếu em và ông xã thích nghe nhạc thì sang Góc Âm Nhạc chơi với chị. Chị để đường link ngay trên chỗ để BẢN NHẠC HAY.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.