Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

TÔI ĐI TẬP THIỀN NHƯ THẾ ĐẤY

Mọi người nói tôi viết một bài chia sẻ kinh nghiệm thiền, nghĩ mãi không biết viết thế nào vì tôi đã có kinh nghiệm gì đâu. Có thể nói tôi chỉ là một cậu học trò mới vào lớp vỡ lòng của môn thiền lửa tam muội. Tôi đến lớp với sự ngưỡng mộ tất cả mọi người. Xung quanh tôi không phải chỉ có Thày Chủ Nhiệm là thày của tôi mà còn biết bao học viên khác đáng để tôi học hỏi và còn lâu mới theo kịp. Ông Vân, bà Thoa, chị Lệ; Vân lớn Vân nhỏ ; hai vợ chồng anh chị Thơi, Thu (kể cả cháu “Bi”), Thủy, Quyết, và biết bao nhiêu người khác nữa …đang là bậc thày của tôi.
Những tâm sự tôi viết dưới đây giống như một cậu học trò được thày gọi lên bảng trả bài, có gì sai sót mong các thày (mọi người) góp ý.
Đòi hỏi trước tiên ở người tập bất cứ môn tập nào là tính tự giác, kiên trì và nghị lực. Không tự giác, tập vì phong trào, vì một động cơ nào đó …sớm muộn cũng bỏ dở không thể theo tập đến cùng. Tính tự giác phải gắn với tính kiên trì và nghị lực. Đừng bao giờ nghĩ rằng đi tập thiền chỉ có niềm vui; chỉ ngồi im lặng có phải làm gì vất vả đâu,..ai chả làm được…Tôi không nghĩ vậy. Tôi đã đi tập, càng tập càng thấy vất vả, càng thấy mình dốt… cứ phải lên dây cót luôn mới đủ nghị lực tập tiếp. Ngồi im lặng 5ph, 10 phút, ai cũng làm được nhưng im lặng 20ph, 30ph không phải dễ; đấy là chưa kể ngồi thiền hàng giờ, vài giờ. Tôi đã nghe có người nói “ ngồi kiết già khi thiền có lúc đau đớn, mệt mỏi ..phát khóc lên được”. Thử tưởng tượng xem; có ngày nắng cháy da cháy thịt, hay mưa tầm mưa tã, mùa đông thì rét thấu xương … sức khỏe lại yếu, các loại bệnh mãn tính hoành hành theo thời tiết, …Phương tiện đi lại không có, phải đi xe ôm, xe buýt; nhà thì xa, phải đi tập đều theo lịch… như thế, không có nghị lực, không có tính kiên trì liệu có đi nổi không? Có người tập một vài tuần, một vài tháng bệnh đã thuyên giảm, họ đi tập tiếp là chuyện bình thường. Thử hỏi bạn đi tập hàng tháng, thậm chí vài ba tháng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn gia tăng…bạn có đi tập tiếp không? Tôi là người ở trong trường hợp thứ hai, bị bệnh tiểu đường, huyết áp, thày nói tập 3 tháng là khỏi; tôi tập 3 tháng, thậm chí hơn nữa, bệnh không thuyên giản, thậm chí còn tăng thêm. Tôi vẫn đi tập đều, vì nghĩ rằng: thời gian ủ bệnh của tôi có lẽ đã kéo dài nhiều năm và thời gian mắc bệnh cũng đã hàng chục năm . Vậy tập 1 vài tháng thậm chí hàng năm bệnh mới chuyển là chuyện bình thường. Qủa nhiên tôi kiên trì tập đến tháng thứ 6 hoặc 7 gì đó bệnh mới chuyển. Mọi người đến tập, đa số đều thấy chuyển bệnh ngay từ những buổi đầu tiên. Tôi hỏi một số người họ nói: nào là thấy rõ khí vào các huyệt, thấy các huyệt nóng lên, thấy bệnh chuyển biến rõ rệt. Còn tôi không thấy ngay thế đâu, các hiệu ứng đến với tôi thật từ từ, thậm chí còn khó nhận biết. Tôi chỉ nhận ra mình tập có kết quả khi qua mỗi tháng đều thấy năng lượng trong người tăng lên; tháng ít thì vài trăm nghìn, tháng nhiều thì một vài triêu vô cực. Cứ đều đặn như thế, tháng sau năng lượng vào nhiều hơn tháng trước. Thấy được kết quả tôi rất phấn khởi. Ngày nào tôi cũng thiền; vài tháng đầu tôi thiền bài 60 phút, những tháng sau tôi thiền bài 80 phút. Càng thiền tôi càng thấy mê, bỏ thiền một ngày là khó chịu. Thường hàng ngày tôi bắt đầu thiền vào khoảng 4 đến 5 giờ sáng. Ngày nào khó ngủ tôi thiền vài lần trong đêm. Mất ngủ mà thiền sáng ra không thấy mệt ; mất ngủ không thiền thì mệt lắm.
Ngay từ những ngày đầu tiên tôi đã xác định, không ai có thể thay mình để tạo cho mình có năng lượng (để chữa bệnh cho mình); chỉ có bản thân mình chịu khó tập luyện cho đúng và chỉ có chịu khó tập luyện thì sự giúp đỡ của thày và của mọi người mới có tác dụng. Tôi cho rằng ỷ lại vào thày, cái mà mình có được không bao giờ bền vững, tất nhiên hiệu quả chữa bệnh không cao; bệnh nhờ thày mà thuyên giảm song sẽ nhanh chóng tái phát trở lại. Có lẽ từ lý do trên mà một số người chán nản, không tin vào phương pháp này và bỏ không theo nữa.
Một kinh nghiêm nữa mà tôi muốn trao đổi với mọi người là hãy biết dùng phương pháp tổng hợp trong chữa bệnh. Những người bệnh nặng phải có chế độ tập luyện hợp lý- tức là tập luyện với khả năng cao nhất của mình, mình chịu đựng được; không nên bắt chước người khác mà cố quá sức chịu đựng của mình; đôi khi điều đó lợi bất cập hại. Hợp lý trong thời cơ tập luyện, thời lượng tập luyện, không gian tập luyện và tần số tập luyện trong ngày. Tập luyện không nhất thiết chỉ có tập thiền cả ngày; có thể tập một số môn khác như: đi bộ, múa, dưỡng sinh, yoga…Tập gì cũng phải cho phù hợp với từng cơ thể, từng loại bệnh, từng độ tuổi….
Tập luyện hợp lý chưa đủ, còn phải có chế độ ăn uống hợp lý; tức là ăn đủ lượng dinh dưỡng theo bệnh của mình. Mỗi cơ thể, mỗi loại bệnh có chế độ dinh dưỡng khác nhau (đừng bắt người bệnh da dày ăn nhiều chất chua, người bệnh gan ăn nhiều mỡ…). Ăn uống hợp lý cơ thể sẽ thấy thoải mái, dễ chịu.
Còn nữa; chế độ sinh hoạt hàng ngày (ăn ngủ, nghỉ, chơi, tham gia các sinh hoạt xã hội, cộng đồng… kể cả các hoạt động đời thường khác…) sẽ giúp ta rèn luyện trí não; con người không lão hóa nhanh, khắc phục được tính trì trệ, tính ì; sẽ nhanh nhẹn, sáng suốt, tươi vui hơn.
Hãy đừng quên uống thuốc khi tập luyên còn chưa đến ngưỡng trị khỏi bệnh. Vẫn phải kết hợp tập luyện và uống thuốc; hãy giảm từ từ cùng với kết quả tập luyện. Trường hợp bà Thoa bỏ hẳn thuốc để chỉ có tập luyện, chỉ nên tham khảo , hãy áp dụng thận trọng kẻo hối không kịp. Hãy nhớ rằng bà Thoa đã tập nhiều năm, là người có năng lượng rất cao mới được làm như vậy.
Kinh nghiệm tập luyện của tôi chẳng có gì mà viết lại miên man sợ rằng phí chỗ đăng bài và mất thời gian người đọc.

21 nhận xét:

  1. Mặc dù em đi tập thiền và ngồi được kiết già trước anh Nghĩa, nhưng đến giờ thì lại thua anh mất rồi. Không ai trong lớp có thể ngồi được kiết già lâu như anh, 2-3 tiếng vô tư. Đúng là về nghị lực thì em còn phải học hỏi anh nhiều. :)

    Trả lờiXóa
  2. Anh ngoi thien cung met lam. Hom nao khoe thi ngoi duoc lau, met thi khong the nao ngoi duoc. Trong khi ngoi thien anh cu luon tu nhu phai co gang, co gang cho bang moi nguoi. Anh ngoi kiet gia khong phai "2-3 tieng vo tu "dau.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng như anh nói đấy, chẳng có gì là dễ dàng cả. Thiền là cả quá trình tự giác kiên trì luyện tập gian khổ. Bài viết của anh có tác dụng động viên nhiều người, trong đó có tôi. Xin cám ơn anh!
    TM

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn anh nghĩa về bài viết .
    Tôi phải học tính kiên trì và tự giác của anh rất nhiều .

    Trả lờiXóa
  5. "Vân lớn" không biết có phải là Hoàng Vân không? Nhưng nếu được có tên trong bài viết của anh thì vinh dự cho em Vân quá. Nhưng mà lại là "thầy" nữa thì thật là không dám ạ.
    Em luôn tâm niệm rằng, muốn làm tốt bất cứ một việc gì (chứ không chỉ tập môn phái này) đều phải có đức tính kiên trì và niềm tin. Mà để kiên trì được cần phải có nghị lực. Nhưng trong em Vân còn có thêm một đức tính nữa mà càng học càng tự phát hiện ra, đó là ĐAM MÊ. Điều đó giúp em say sưa tập luyện hơn nhiều. Vì môn phái này không chỉ giúp mình tự chữa bệnh, tự mình tu chỉnh bản thân mình (thân, miệng, ý) mà còn có thể giúp đỡ những người xung quanh mình nhiều lắm.
    Cám ơn anh đã có bài tâm sự rất hay. Em xin chia sẻ cùng anh.
    Hoàng Vân

    Trả lờiXóa
  6. @ A TM: Anh Nghĩa học khóa 1 trường KTQS, đã từng lăn lộn rất nhiều năm ở chiến trường, trước khi nghỉ anh ấy ở HVKTQS. Những phẩm chất kiên trì, vượt gian khổ, không ngại khó, quyết tâm cao độ của người lính giúp anh ấy luyện tập tốt.
    @ Chị Vân: Vân lớn là chị đấy, còn Vân nhỏ là Hải Vân. Anh Nghĩa thường khen chị chịu khó, chăm chỉ và có niềm đam mê. Em mang tiếng là học trước nhưng phải theo gương các anh chị. :)
    Hồng Thu

    Trả lờiXóa
  7. Sư chia sẻ của anh Nghĩa thật mạch lạc và giản dị,đọc rất thú vị.
    Tôi tin chắc những bộc bạch nhẹ nhàng của anh rất hữu ích cho nhưng ai mới hoặc đang tập luyện môn DSNL.
    Một bài viết ân cần với người đọc.:)

    Trả lờiXóa
  8. Chu nghia a! Chau bai phuc chu
    Chau hoc truoc chu nhieu, Thinh thoang co hom di ngu som chau ngoi thien truoc khi di ngu ngoi duoc may phut thi gat ngu the la chau cu the la chau len giuong ngu mot mach tu day den sang, ma nhieu luc ngoi thien kho chiu la chau cung ngo nguay khong ngoi yen duoc

    Trả lờiXóa
  9. - A Nghĩa hướng dẫn cho anh em các bước để tiến tới ngồi được kiết giá với. Rất nể!
    TM

    Trả lờiXóa
  10. @ A TM: Anh Nghĩa đang đi thiền dã ngoại cùng Câu lạc bộ đến chiều tối Chủ nhật mới về. Anh chịu khó đợi nhé. Em sẽ nhắc anh Nghĩa viết bài chia sẻ sau.

    Trả lờiXóa
  11. @ A Nghĩa: Sáng nay cô Hiền vào nhà em đọc bài cứ khen anh Nghĩa viết bài hay quá. Anh viết thêm một vài bài chia sẻ với mọi người đi.

    Trả lờiXóa
  12. @TM:
    Bác cứ bôi xà phòng đầy 2 mắt cá chân là ngồi "kiết già" được ngay mà :)))))

    Trả lờiXóa
  13. @ VNQ: Thế anh đã thử chưa mà mách a TM như thế. Ngồi chưa được 15' đã chỉ muốn đứng ngay dậy. :P

    Trả lờiXóa
  14. @TM: Muốn ngồi thiền được thì khớp cổ chân, khớp đầu gối và khớp háng phải mềm(từ chuyên môn gọi là khớp đã được mở). Không phải ai cũng ngồi là được ngay mà phải tập dần từng tí một. có người tập hàng năm mới ngồi được.
    Cách tập như sau:
    Ngồi thẳng lưng, duỗi thẳng 2 chân về phía trước. giữ nguyên chân trái ở thế duỗi thẳng; co chân phải lại, lấy tay nâng bàn chân phải đặt lên đùi trái, càng cao càng tốt. thawmgr lưng, mắt nhìn thẳng, đặt bàn tay phải lên đầu gối chân phải; từ từ ấn đầu gối phải xuống sát sàn. giữ nguyên như vậy càng lâu càng tốt. Sau đó đổi chân. Trong ngày tập như vậy càng nhiều lần càng tốt.Ngồi xem tivi cũng có thể tập được.Tập như vậy đến khi nào đặt bàn chân lên đùi bên kia, không cần ấn đầu gối, đầu gối vẫn sát đất. Thế là bạn đã gần thành công rồi đấy. Lúc đó bạn sẽ tập gác cả hai chân lên.
    Khi mới tập các khớp đau lắm, phải tập từ từ dần dần từng tí một kiên trì bạn sẽ thành công. Nếu bạn có đến câu lạc bộ tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn.
    Chúc bạn thành công.

    Trả lờiXóa
  15. ADIDAPHAT. Khó quá. Phải đầu tư thời gian thôi. Già như em Vân có tập được không đây???

    Trả lờiXóa
  16. - @VNQ:Hình như mỗi người có 4 cái mắt cá chân cơ ạ. Biết bôi "xà phòng" vào 2 cái nào??

    _ @A.Nghĩa:Mục đích của thế ngồi này có phải để cho huyệt Trường cường
    " tiếp đất";làm dẻo khớp háng; ngồi vững,được lâu nhờ diện tiếp xúc mặt chân đế rộng? Hay còn lý do gì khác?
    Tôi sẽ tập theo hướng dẫn của anh.
    TM

    Trả lờiXóa
  17. @ A Thanh Minh: Hôm nào ra Hà nội thì anh bớt chút thời gian offline với a Nghĩa nhé. Em nghĩ là các anh sẽ có ối chuyện để mà trao đổi đấy. Anh Nghĩa đợt vừa rồi đi Côn Sơn có nhiều tiến bộ lắm, nhất là dùng con lắc và quẻ dịch. Em Thu bắt đầu phải tăng tốc để khỏi bị tụt hậu rồi đấy. :P

    Trả lờiXóa
  18. Bác cứ bôi xà phòng đầy 2 mắt cá chân là ngồi "kiết già" được ngay mà :)))))

    @VNQ Mot y kien, y tuong doc dao, sang tao va thong minh. Chu lam mau, lam truoc de chau hoc tap theo sau

    Trả lờiXóa
  19. @ anh TM: Anh hỏi tôi về tác dụng của ngồi kiết gia. Tôi đã đăng nội dung này trong trang tháng 6 của CLB. Anh chịu khó xem nghé. Anh quả thạt là người ham học hỏi, tôi phải học tập anh nhiều.

    Trả lờiXóa
  20. Chú Trần Nghĩa đáng kính!
    Đọc bài viết của chú cháu rất là khâm phục, Cháu cũng rất muốn được tập bộ môn này
    Cháu đang ở Yên Bái chú có thể giúp cháu được không ạ

    Trả lờiXóa
  21. Cháu Huyền, nếu cháu yêu thích Thiền, chú sẽ giúp cháu theo khả năng của chú. Hãy liên lạc với chú.
    ĐT/0988063668

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.