Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

KHẨU NGHIỆP


Tháng 7 này, bạn Hồng Thu có lên bài Phật pháp nói về tình yêu. Bài rất được mọi người chú ý tán thưởng, bình luận….
Kết lại, gần như mọi ý đều thống nhất về lời răn của Đức Phật: Rèn cái tâm TỪ-BI-HỶ-XẢ.
Tôi xin bàn thêm: Muốn có được TÂM TỪ, TÂM BI, TÂM HỶ, TÂM XẢ, thì phải tu như bài “TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP” mà tôi đã đưa lên. Theo nghĩa tu đó, thì TU THEO ĐẠO PHẬT CHÍNH LÀ SỰ RÈN LUYỆN BẢN THÂN về ý nghĩ, lời nói và việc làm hàng ngày của mình.
Nghiệp phân ra ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp (ý nghĩ, lời nói, hành động).
Bài này tôi xin trích đăng một số ý về khẩu nghiệp mà ông cha ta, cũng như người nước ngoài đã nói.
HỌC NÓI
Ông bà ta dạy từ thủa làm người:
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Bởi: Xẩy chân thì đỡ, xẩy miệng không đỡ được (tục ngữ)
Người Trung Hoa có câu: Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
Nghĩa là một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi!
Các cụ lại dậy: Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!
Sao cho: Được anh, được ả, được cả đôi đường.
Bởi vì giá trị lời nói rất lớn:
Lời nói được duyên được nợ,
Lời nói được vợ được chồng.
Nếu ngược lại thì: Lời nói, đọi máu! Lời nói gói tội!
Lời nói chết cây chết cành
Lời nói mất gồng, mất gánh.
Bởi thế không bao giờ được nghĩ và hành động theo cách nghĩ: Lời nói gió bay mà sinh ra nói năng bừa bãi, hành động bừa bãi.
Người Pháp có câu: Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, khuyên người ta phải ăn nói thận trọng (Tuorner la langue sept fois avant de parler!)
Lời nói quan trong như thế, nên thời TAM QUỐC, Gia Cát Khổng Minh mượn lời nói chọc tức Chu Du, tướng giỏi của Ngô Tôn Quyền. Kết quả là chẳng cần binh đao, mà tướng Ngô Chu Du tức hộc máu ra chết!
Vậy thì trong tình yêu, tình vợ chồng, cũng phải rèn rũa lời nói sao cho vừa lòng nhau. Đừng vì lời nói mà cãi vã, nổi giận...có khi vợ chồng bỏ nhau chỉ vì chấp mấy lời nói lúc cáu giận thiếu cân nhắc.
Đàn ông hay nóng tính quát tháo, nặng lời...
Đàn bà hay đay nghiến, eo xèo...
Những tật ấy cũng phải rèn luyện liên tục, lâu dài mới sửa được.
Trong THẬP THIỆN của Đạo Phật, về lời nói, Phật dạy 4 điều nhớ phải tránh xa:
- Không nói dối, nói lường gạt.
- Không nói thêu dệt, xảo ngôn
- Không nói lời đâm chọc , ly gián (đâm bị thóc, chọc bị gạo - Đòn sóc hai đầu).
- Không nói lời thô ác.
Ngược lại phật tử phải rèn ÁI NGỮ, lời nói nhẹ nhàng, chân thật, có lý, có tình, không ngọt nhạt giả dối, không xảo ngôn lường gạt : "Mật ngọt chết ruồi" như các cụ nói..
Mới sơ sơ đôi điều về KHẨU NGHIỆP mà đã lắm vấn đề quá rồi phải không các bạn. Bởi thế TU là suốt đời, liên tục mới mong thành tựu để lại nghiệp lành cho con cháu, chết đi được về cõi Phật!

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Ngôi nhà phúc xạ

Học viên cũ đến chúc tết Thầy.
Ngôi nhà đặt trụ sở của CLB Dưỡng Sinh Năng Lượng - Experanto là nhà riêng của Thầy Chủ Nhiệm Câu lạc bộ. Đó là một ngôi nhà thoáng mát, bài trí trong nhà rất hợp lý, gọn gàng ngăn nắp và luôn sạch sẽ. Thầy cô dành riêng tầng 3 cho câu lạc bộ sinh hoạt. Mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động của câu lạc bộ đều do Thầy cô tài trợ. Đã nhiều lần chúng tôi đề nghị mãi Thầy cô mới đồng ý cho chúng tôi được đóng góp một phần kinh phí rất ít ỏi để hỗ trợ tiền điện nước cho gia đình.
Hiện nay hàng tuần tại nhà Thầy có các lớp thiền thường xuyên sinh hoạt vào các ngày: thứ ba (tối), thứ bảy (sáng + tối) và sáng chủ nhật. Buổi thiền nào cũng được Thầy cô chuẩn bị chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất phục vụ cho lớp sinh hoạt.
Là đại tá quân đội về hưu, có lẽ do cơ duyên Thầy đã được biết và theo học môn Thiền Lửa Tam Muội. Với tinh thần kiên trì vượt khó "chỉ biết có tiến công” của ngưòi lính, Thầy đã tích cực luyện thiền và có kết qủa tốt. Thầy và cô đã nhen nhóm mở lớp thiền là tiền thân của CLB DSNL thuộc chi hội Esperanto Hà Nội hôm nay.
Thầy vừa tích cực thiền, vừa nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho vấn đề thiền. Ngoài ra thầy còn nghiên cứu về đông y, y học hiện đại và nhiều lĩnh vực khác phục vụ cho việc chữa bệnh không dùng thuốc, bởi thế Thầy có công lực cao, bản thân khỏe mạnh, chữa được bệnh cho người khác. Đặc biệt với vốn kiến thức tổng hợp mà Thầy đã tích lũy được, Thầy còn có khả năng tập hợp và truyền bá môn thiền lửa tam muội có hiệu qủa. Ngoài các lớp thiền ở đây, Thầy còn mở các lớp thiền khác trong thành phố Hà Nội, Thái nguyên, Thái Bình v v…Khả năng, kiến thức của Thầy đã giúp được rất nhiều học viên luyện thiền có kết qủa tốt đẩy lùi bệnh tật; một số học viên còn có khả năng chữa bệnh cho người khác.
Câu lạc bộ ngày càng đông vui. Cứ “đến hẹn lại lên” đến kỳ sinh hoạt các hội viên lại tập trung về sinh hoạt đông đảo. Với mọi thành phần, mọi lứa tuổi kèm theo muôn kiểu bệnh tật khác nhau nhưng đến với câu lạc bộ ai cũng cảm thấy vui vẻ, quyết tâm tu luyện để chống lại bệnh tật và ai có cơ duyên còn chữa bệnh giúp đời. Học viên qúi trọng Thầy cô và giành cho nhau sự đồng cảm, thương mến sâu sắc. Có đựợc tinh thần đó là chúng tôi đã học được ở Thầy chữ tâm. Thầy luôn cảm thông với mọi học viên vì hầu hết họ là những người bệnh và đa phần là bệnh trầm trọng, nan y. Bản thân Thầy trước đây đã từng là người có bệnh. Nhờ thiền, luyện tập mà Thầy đã đẩy lùi được bệnh và có sức khoẻ tốt. Vậy nên sự cảm thông của Thầy càng sâu sắc, sự chia sẻ của Thầy rất có tính thuyết phục.
Sẽ là chưa đầy đủ khi chưa nói đến vợ Thầy - cô Huệ. Ở CLB chúng tôi, từ già đến trẻ, ai cũng qúi mến gọi cô bằng hai từ trìu mến là: cô Huệ, người đã để lại những ấn tượng đẹp đối với chúng tôi. Cô là người đến trước để rồi Thầy được biết và gắn bó với môn thiền. Cô luôn là hậu phương vững chắc của Thầy trên mọi phương diện. Cũng như Thầy, cô đã dành cho CLB sự quan tâm, giúp đỡ tận tình. Cả tuần có nhiều lớp thiền như thế nhưng mỗi khi tới lớp chúng tôi đều thấy căn phòng rộng rãi đã được chuẩn bị chu đáo từ chỗ ngồi, nước uống, quạt mát, nơi để đồ đạc của học viên đến khu vệ sinh sạch sẽ.
Thường thì học viên đến sinh hoạt hết buổi là về, song có một số học viên bệnh nặng đến lớp tập rồi ở lại luôn nhà Thầy hàng tuần, vài tuần liền; nếu đi dã ngoại sớm thì những học viên nhà xa đến nhà Thầy ngủ từ tối hôm trước.
Cô Huệ ở Lễ hội Hoa Xuân Hà nội 2010
Thử nghĩ ở mỗi gia đình chúng ta thường chỉ 5-6 thành viên muốn cho căn nhà ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng hàng ngày phải tốn bao công sức. Thế mà lớp thiền mỗi buổi thường từ 20 đến 30 người. Sau mỗi buổi thiền chừng ấy con người sinh hoạt thì bao nhiêu việc phải làm để lại có căn phòng sạch sẽ gọn gàng? Nếu nhà ai có 5-6 người khách đến thăm một vài ngày, dăm bữa nửa tháng thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu đoàn khách đó lưu lại vài ba tháng thì sinh hoạt của gia đình cũng sẽ có ảnh hưởng và có khi còn có phiền phức. Vậy mà “đoàn khách" 20-30 người cứ mỗi tưần mấy lần đến thăm, hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác và suốt 7 năm qua thì sự phiền phức đâu có phải là ít?
Thế nhưng cô rất vui vẻ đón tiếp, vui vẻ làm tất cả mọi việc, luôn chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện phục vụ lớp trước giờ sinh hoạt. Những khi CLB tổ chức đi đã ngoại – cô là người lo toan tổ chức từ phương tiện đi lại, ăn uống dọc đường, liên hệ nơi ăn chốn ở cho học viên. Ngoài thời gian thiền, CLB tổ chức chương trình thăm quan hoặc vãn cảnh các nơi. Có khi đến giờ xe chạy mà còn thiếu học viên, liên hệ điện thoại không được là cô đi tìm. Cô lo lắng công việc của CLB như công việc của nhà mình. Cô quản lý một đoàn học sinh vừa trẻ vừa già! Đi dã ngoại vui nhưng mệt. Với cô công việc nhiều chúng tôi biết cô rất mệt, song lúc nào cũng thấy cô cười . Nhìn thấy cô cười chúng tôi như tan đi nỗi mệt nhọc trên đường.
Chúng tôi sẽ không quên những bài giảng của Thầy về thiền, về đạo lý làm ngườ. Sự cởi mở thân tình của Thầy cô đã khiến cho những người bệnh tật “hết đường chạy chữa” tìm đến để được Thầy tiếp sức, truyền cho cách “giải” bệnh - đấu tranh giành giật lại sự sống cho chính mình. Học viên đến CLB lúc đầu ai cũng có vẻ mặt ưu tư phiền muộn, cuộc sống bế tắc - tử thần như đang vẫy gọi. Nhưng khi đã sinh hoạt với CLB là ai cũng vui vẻ, như tự thấy mình mạnh mẽ hơn, có tinh thần đấu tranh quyết liệt với bệnh tật,với chính mình. Hy vọng cuộc sống lại hé mở đón chào.
Tình cảm học viên đối với Thầy cô và học viên với nhau ngày càng thân thiện. Có buổi tan lớp rồi, thụ lộc cúng Thầy Tổ rồi mà chẳng ai muốn về. Bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu điều muốn được chia sẻ còn dang dở với những nụ cười tươi tắn yêu đời đang nở trên môi những người bệnh…Thật là kỳ lạ! Chẳng hiểu vì sao nơi đây lại có sức hút chúng tôi mãnh liệt đến thế?
Tôi chợt nhớ lại một buổi học về môn cảm xạ tâm linh tại ngôi nhà này. Hôm đó kiểm tra cách sử dụng con lắc để tìm ác xạ. Thầy cho mọi người kiểm tra ác xạ ngôi nhà đang học. Không ai tìm thấy ác xạ. Thầy cho một học viên có năng lượng cao kiểm tra lại. Lần 1, lần 2, lần 3 con lắc vẫn quay ngược chiều khi trả lời câu hỏi: "Ngôi nhà này có ác xạ không?”. Cả lớp có vẻ buồn nghĩ là mình làm sai. Nhưng Thầy Hùng cười và bảo: "Các vị không sai đâu, tôi chỉ thử để kiểm tra trình độ của các vị chứ ngôi nhà này không có ác xạ mà chỉ có phúc xạ thôi, rất nhiều phúc xạ!” Thế là cả lớp ồ lên vui vẻ.
Ngay lập tức câu hỏi "Vì sao?” ở trên tôi lại tự lý giải cho chính mình rằng: CLB ngày càng phát triển, hội viên ngày càng đông và gắn bó với nhau có lẽ vì Thầy Tổ độ trì cho, vì nhờ ảnh hưởng tốt của ngôi nhà phúc xạ và chủ nhân của ngôi nhà ấy Thầy Chủ Nhiệm và Cô là những người có chữ tâm đáng kính.
Hà Nội 23 tháng 7 năm2010
Bạch Liên

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

NHỚ VỀ NGÀY 27.7

Hôm nay ngày 27.7.2010, ngày tưởng niệm về THƯƠNG BINH LIỆT SỸ Tổ Quốc, rất vui mừng CLB chúng ta lại có bài kỷ niệm về ngày đó mà chủ nhiệm CLB lại là 1 cựu chiến binh của Trung Đoàn TU VŨ anh hùng, của Sư Đoàn 308, người đã và đang mang tâm sức của mình và đồng đội tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của người chiến sỹ QĐND Việt Nam phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân…Tôi viết những dòng này, không phải vì điều gì khác, mà vì tâm sự của tôi từ đáy lòng! Bởi vì gia đình chúng tôi cũng là 1 gia đình THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. Cho nên tôi hoàn toàn có thể chia xẻ từ trái tim mình những tình cảm chân thật của mình với Thầy chủ nhiệm, với tất cả những chiến sỹ QĐND Việt Nam trong ngày lễ này.
Hai chiến binh chống Pháp 1950
Anh trai cả chúng tôi là liệt sỹ Nguyễn Sơn Lâm, một trong những chỉ huy TỰ VỆ HẢI PHÒNG. Ngày 30.10 năm Bính Tuất 1946, ngày thứ 3 giặc Pháp gây hấn ở Hải Phòng, khi đang ở vị trí chỉ huy mặt trân Đông Khê, thấy 1 liên lạc đơn vị đầu trần không mũ , Sơn Lâm đã lấy ngay chiếc mũ sắt đang đội trên đầu nhừơng cho đồng đội liên lạc. Không may ngay sau đó, một quả đạn cối bay đến , nổ ngay cạnh nơi anh. Một mảnh cối găm ngay giữa trán người chỉ huy quên mình vì đồng đội.
Đại đội tự vệ Hải Phòng 1946
Thù nhà, nợ nước, toàn gia đình chúng tôi đi kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc.
Bố tôi, cụ Nguyễn Sơn Hà hoạt động trong Quốc Hội, Mặt Trận Tổ Quốc (bấy giờ là Mặt Trận Liên Việt). Người đã có vinh dự thay mặt Quốc Hội mang thanh gươm “Mã Đáo Thành Công” của Quốc Hội tặng cho sư đoàn 308 trong ngày lễ sư đoàn hoàn thành huấn luyện, chuẩn bị ra quân (chiến dịch Biên Giới 1950). Sự kiện này, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp còn nhớ và kể lại trong lần chúng tôi đến thăm người 1994, nhân dịp Hội sử học Hải Phòng tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Sơn Hà (1894-1994).
Liên quan đên sự kiện này, gia đình còn lưu giữ những tấm ảnh về ngày lễ ra quân đó của sư 308, và biên bản về ngày lễ đó. Tôi nói thêm về việc này, vì trong bài viết về ngày khánh thành Đài Tưởng Niệm Trung Đoàn ở Thái Nguyên, trong đó có nói đến thanh gươm Mã Đáo Thành Công của Quốc Hội trao tặng sư 308 năm xưa.

Mẹ tôi lúc kháng chiến 8 năm, là hội trưởng Hội Phụ nữ Tỉnh Thái Nguyên. Đó là tổ chức đỡ đầu cho 2 tiểu đoàn Phủ Thông và Bình Ca của sư 308. Gia đình còn lưu giữ được 1 số hình ảnh của chỉ huy tiểu đoàn đó. Trong ảnh là 2 đại đội trưởng tiểu đoàn Bình Ca, mà mẹ tôi ghi tên là HUẤN, QUỲNH. Các anh nay ai còn ai mất?
Bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi, nguyên Hội Trưởng Hội Liên Hiệp
Phụ Nữ tỉnh Thái nguyên. Người thứ 3 từ trái qua phải, hàng ngồi.
Tổ chức đỡ đầu 2 tiểu đoàn Phủ Thông và Bình Ca của sư 308
Bác tôi đi bộ đội 8 năm. Anh trai, anh rể, chị gái, cô chú..của tôi đều đi bộ đội và phục vụ trong quân đội…Vì lẽ đó, năm 1997, chúng tôi đã quyết định lấy ngày 27.7 là “Ngày gia đình” của chúng tôi. Ngày đó, chúng tôi mang vòng hoa đi thăm các liệt sỹ, rồi toàn gia tụ họp tại nhà thờ gia đình làm lễ tưởng niệm cha, mẹ, anh trai liệt sỹ và các đồng đội của anh, ôn lại lịch sử truyền thống gia đình theo cụ Hồ cứu nước.
Có lẽ vì thế, xuất hiện 1 sự kiện tâm linh năm 2009: Trong khi gia đình chuẩn bị ngày giỗ cha tôi tại Hải Phòng 30.11, có 2 nhà ngoại cảm của Hải Phòng (hoạt động trong Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) hỏi thăm đến nhà, nói là có 1 số vong của liệt sỹ Hải Phòng có về nói là xưa kia họ bị giặc giam giữ và hy sinh trong ngôi nhà cụ Hà hồi kháng chiến 8 năm, nay họ vẫn đang trú ngụ ở nhà thờ này vì gia đình luôn tưởng nhớ tới họ, hương khói cho họ, và họ đề nghị 2 nhà ngoại cảm đó đến thắp hương cho cụ Hà để thay mặt họ cám ơn gia đình!

Buổi lễ năm 2009 đó, có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Tháp và nhiều quan khách tham dự và chứng kiến sự kiện tôi vừa nêu.
Ngôi nhà thờ này, bộ đội Thông Tin đã từng đến thăm, ôn lại kỷ niệm kháng chiến 8 năm…
Năm 2010 , ngôi nhà thờ cụ Sơn Hà, đã được xếp hạng di tích văn hoá kỷ niệm danh nhân Hải Phòng.
Tôi chia sẻ tâm sự này với những chiến sỹ QĐND nhân ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27.7, cũng là "Ngày gia đình chúng tôi”, gia đình cụ Nguyễn Sơn Hà mà chúng tôi đã chọn.
Cái tâm sự này nó lắng đọng trong lòng mà ngày thường hay quên lãng. Với tôi, không hiểu sao nó đột nhiên vụt dậy, liên quan đến 1 giấc mơ thú vị mà tôi đã ghi lại và giờ kể ra đây chia sẻ cùng bạn đọc, nhất là đối với các chiến sỹ QDND kháng chiến 8 năm.
Chuyện rằng năm 2004, khi tôi đang công tác xa tổ quốc, tận xứ SENEGAN châu Phi xa xôi. Nóng, khô hạn, lại xa nhà, nên buồn lắm! Tối tối, sau 1 ngày đi làm mệt nhọc, thường hay kéo nhau lên gác thượng trải chiếu nằm, nghêu ngao, nhìn trời cao trăng sao vằng vặc, xung quanh thiên nhiên mênh mông, nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, mà người Pháp gọi là La Nostalgie.
Chợt nhớ bài hát của anh bộ đội 1954-1955 “Mời anh đến thăm quê tôi” mà anh trai tôi lúc đó đang ở quân ngũ , về nhà dạy các em (tôi lúc đó 11-12 tuổi). Anh vừa đàn, vừa hát say sưa lắm, lời ca là niềm tâm sự của anh bộ đội cụ Hồ sau 8 năm kháng chiến. Bài ca có lời như sau:
MỜI ANH ĐẾN THĂM QUÊ TÔI
Màn đêm xuống không trăng sao. Lòng tôi nhớ tới hôm nào,
từ biệt làng đi chiến đấu, diệt đồn giặc dưới ánh trăng sao!
Qua chín năm xông pha, đời vui tiếng hát câu hò
Trở về làng tôi vẫn nhớ đời bộ đội quen với gian lao!
Xóm quê tôi bên bờ sông Hồng, đò xưa về bến cũ!
Khắp thôn trang đang tưng bừng, nô nức khắp cánh đồng!
Đến hôm nay biến thành nông trường, đời vui lên phới phới!
Chín năm qua bên bờ chiến hào tưởng mơ về quê xưa….
Mời anh đến thăm quê tôi đồng xanh bát ngát lưng trời, bà mẹ già đang ru cháu, cả cuộc đời nay mới thấy tương lai!
Anh tới thăm quê tôi mà nghe tiếng sáo lưng trời! Ngày gặt mùa bao cô gái ngồi dệt lụa dưới ánh trăng sao.!
…………….
Từ trong sâu thẳm trong tâm trí, bài hát trở về sau mấy chục năm mà tôi cũng không nhớ ai là tác giả, và lời ca có đúng như vậy không...
Thế rồi tối hôm ấy 8.8.2004, đêm nằm ngủ nằm mơ thấy mấy bài hát thời kháng chiến 8 năm cứ ngân nga mãi trong lòng. Tôi bèn vùng dậy ghi lại tâm sự đó và bài ca đó, những bài ca mà có lẽ tôi học từ anh chị lớn đi bộ đội về dạy cách đó nửa thế kỷ! (khoảng 1948-1950 gì đó) . Tên bài hát là gì không nhớ. Ai là tác giả càng không biết. Bây giờ cứ gọi là bài “
Lập chiến công”, hay “Tiến ra xa trường” vì lời ca hào hùng, gợi lại kỷ niệm chiến thắng Sông Lô khi giặc Pháp tiến công lên Việt Bắc thu đông 1947. Bác nào còn nhớ bài ca này, ai là tác giả, lời ca chính xác thì xin cho biết ý kiến nhé!
Lời ca tôi nhớ và đã hiện về trong giấc mơ ấy như sau:

LẬP CHIẾN CÔNG
Tiến ra xa trường! Đoàn quân ra đi mang theo lòng yêu nước với chí chiến đấu quyết tâm lập chiến công huy hoàng. Đoàn quân ra đi mang theo một khúc hát quyết thắng!
Chiến công lập bằng can trường của người chiến sỹ chốn xa trường diệt bầy xâm lăng. Rồi đây những chiến công lập thành anh hùng ngàn đời còn truyền sử xanh!
Nằm im trong khe đá lá che kín người, mỉm cười, chờ đoàn xe tăng địch tới! Phóng bom ba càng theo chiếc xe tan tành rơi! Kìa một người vừa lập xong chiến công!
Tan xác mấy trăm tầu chiến! Ca nô trôi theo, giặc thù chìm theo! Lừng lẫy chiến công oanh liệt của một đoàn quân Sông Lô oai hùng!
Lời bài ca này có lẽ nói về chiến thắng Trên Sông Lô năm nào! Nhưng cũng rất phù hợp với những thông tin về chiến thắng TU VŨ mà trang web nhà đã đưa. Nào tầu chiến, nào xe tăng, tầu bò bị nhận chìm trên dòng sông này! Ai đã từng lên K9 tham quan khu di tích, hẳn rất đồng cảm với bài viết về chiến thắng TU Vũ, cũng như lời bài ca “Lập chiến công” nêu trên.
Bây giờ, tôi vẫn rất muốn biết rõ lời, nhạc của bài ca và tác giả của nó. Vì bài ca này cũng như bài “Chiến thắng An Châu”…đã gắn liền với những kỷ niệm và truyền thống dân tộc, trong đó có gia đình bố mẹ chúng tôi.
Nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27.7, xin chia xẻ niềm tâm sự cùng bạn đọc, nhất là với tác giả đã đăng bài về chiến thắng TU VŨ năm xưa, những người lính sư 308 thời chống Pháp.
Rất mong nhận được thông tin về những chiến sỹ 308 thời kháng chiến có quan hệ với gia đình cụ Nguyễn Sơn Hà và bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi như ruột thịt!
Tôi mong muốn một ngày nào, được đón tiếp các anh chị trong ngày lễ 27.7 tại nhà thờ cụ Sơn Hà Tại Hải Phòng.
Địa chỉ tôi: Nguyễn Sơn Tùng. 67 Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội.
Tel: 04.3 8291 590. dd: 0976 479 841
Email: sontung67pdc@yahoo.com
Hà Nội, 27.7.2010

Thăm U

Chiều chủ nhật chuông điện thoại reo. Nhấc ống nghe lên: "Alo". "Thu đấy à?" "Vâng, chị Tân à?" hơi ngờ ngợ "Bà Thoa ạ? Ôi sao giọng U hôm nay trẻ thế? Làm cháu cứ tưởng chị Tân gọi." "Ôi, cô nhớ các cháu quá. Gọi suốt cả tuần hôm nay mới gặp." "Chúng cháu đi Sapa."
Giọng Bà nghe như reo trong máy, tươi tỉnh, vui vẻ, trẻ trung. Ai có thể nghĩ đó là giọng của một người đàn bà đã ngoài 80. Mình thực sự cảm động. Bà coi chúng tôi như con, luôn yêu quý, động viên, nhắc nhở. Tứ thân phụ mẫu của chúng tôi đã khuất núi cả vì vậy chúng tôi cũng luôn yêu quý và coi Bà như mẹ ruột của mình. Các con tôi coi Bà như bà nội, bà ngoại của chúng vậy.
Mà chẳng riêng gì chúng tôi, mọi người trong Câu lạc bộ đều yêu quý Bà. Chúng tôi, những người ít tuổi hơn thường gọi Bà bằng U. Mà sao có thể không yêu Bà được. Bà luôn cố gắng, luôn gương mẫu trong tập luyện, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của Câu lạc bộ, luôn quan tâm tới mọi người, sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Tấm gương luyện tập vượt qua bệnh tật hiểm nghèo của Bà làm cho tất cả chúng tôi khâm phục.
Mấy tuần trước Bà đạp xe đến học lớp quẻ dịch vào tối thứ ba. Đến Ngã Tư Sở Bà bị xe máy quệt, ngã và bị rạn xương ngón chân, ngón chân cái bị chảy máu. Mọi người bảo Bà bắt đền những cậu bé gây tai nạn nhưng Bà bảo thôi, cho chúng đi vì chúng cũng như con cháu trong nhà. Bà vẫn cố gắng đạp xe đến lớp.
Hôm sau Bà đi viện chụp lại và phải chỉ định bó để mau lành. Bà ở nhà nhưng vẫn nắm được mọi tình hình của lớp. Bà luôn quan tâm đến Câu lạc bộ, đến mọi người. Ai đi học đều chăm, ai nghỉ học, Bà đều biết cả. 
Tôi dành cả sáng thứ hai đến thăm U. Vừa nghe tiếng xe máy dừng ở cửa, bà đã ra mở ngay. Mặt tươi như hoa, da mịn như đánh phấn, trắng hồng như da con gái 18. U cười thật tươi. "Ôi, nhớ quá! Nhớ Câu lạc bộ! Nhớ mọi người quá! Nhớ các cháu!" Tôi thật sự cảm động. Ngồi nói chuyện với Bà cả buổi mà không thấy chán. Bà kể chuyện chữa bệnh, chuyện nhà, chuyện người, những câu chuyện bình dị nhưng bằng một giọng nói vui tươi, trong trẻo cuốn người nghe đi. Chốc chốc điện thoại lại reo, mọi người gọi điện hỏi thăm. Ngồi một lúc thì Chị Mận rồi bà Tỵ đến chơi. Bác hàng xóm chạy qua mua hộ khi thì mớ rau, khi thì bìa đậu, lúc lại biếu Bà cặp bánh tẻ.
Tôi thấy vui và cảm thấy tự hào khi U được mọi người yêu quý đến thế. Sống được như vậy chẳng bao giờ biết buồn.

Trận Tu Vũ

Kính tặng thày Thường và CLB DSNL
Bên này sông Đà là Hòn Chẹ, bên kia là Tu Vũ nơi có trận đánh nổi tiếng của trung đoàn Tu vũ trong kháng chiến chống Pháp.
Sau thất bại ở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, tiếp đó lại bị đánh mạnh ở Trung du, đường 18, Hà Nam Ninh, quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Để giành lại quyền chủ động, mùa đông năm 1951, Pháp mở cuộc tiến công ra Hòa Bình, lập phòng tuyến sông Đà nối liền với phòng tuyến phòng thủ trung tâm Sông Đáy, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa chiến khu Việt Bắc với các Liên khu 3 và 4.

Trước tình hình đó, Bộ Chính tri Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam quyết đinh mở chiến dịch tiến công quân Pháp ở Hoà Bình. Mở màn chiến dịch, trung đoàn 88 đại đoàn 308 đã tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ.
.... XEM TIẾP

Chiến thắng Tu Vũ đã làm rung chuyển tuyến phòng thủ sông Đà của quân đội Pháp. Trận đánh mở màn chiến dịch dành thắng lợi, Việt Minh hoàn toàn làm chủ tả ngạn sông Đà, khai thông đường vận chuyển từ hậu phương Việt Bắc tới Hòa Bình, tạo điều kiện cho chiến dịch triển khai lực lượng đánh bại âm mưu của Pháp chiếm đóng vùng giải phóng Hòa Bình. Ngày 14 tháng 12 năm 1951, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến tận đồn Tu Vũ để nghiên cứu. Ông gửi thư khen ngợi trung đoàn 88. trong đó có đoạn viết :
"... Chiến thắng Tu Vũ là một trận công kiên lớn nhất, mở màn chiến dịch. Chiến thắng Tu Vũ biểu hiện tinh thần quả cảm hy sinh, tích cực, chủ động tiêu diệt địch, linh hoạt trong chiến đấu, chứng tỏ bước tiến bộ mới của trung đoàn 88 nói riêng và của quân đội nói chung. Tiến bộ không chỉ đơn thuần về kỹ thuật, chiến thuật mà còn cả về mặt tư tưởng của quân đội cách mạng chỉ biết tiến công, không biết lùi bước. Tôi gửi lời khen ngợi các đồng chí trung đoàn 88 đã nêu cao gương anh dũng tuyệt vời của quân đội..."

Thắng lợi to lớn này chứng tỏ bước trưởng thành lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, khả năng đánh thắng quân Pháp phòng ngự trong công sự vững chắc với lực lượng cỡ tiểu đoàn tăng cường, có xe tăng, thiết giáp và được hoả lực pháo binh chi viện mạnh, tạo tiền đề cho các trận tiến công lớn sau này như chiến dịch Tây Bắc và Điện Biên Phủ.
Nguồn: Wikipedia
Ảnh chụp từ trên núi Tản.

NHÂN NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ NHỚ VỀ MỘT CÔNG TRÌNH TÌNH NGHĨA



Thầy tôi, một cán bộ quân đội đã nghỉ hưu nhiều năm, suốt ngày bận rộn với các công việc từ thiện. Lúc thì trị bệnh giúp người, lúc thì hướng dẫn mọi người luyện tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe, lúc thì bận rộn với các công việc của Câu lạc bộ, rồi thì lo xuất bản tập san nhân dịp kỉ niệm 5 năm ngày thành lập Câu lạc bộ, rồi thì các hoạt động của hội Cựu chiến binh.

Gần đây, tôi mới được biết là Thầy ở trong Ban chỉ đạo xây dựng giai đoạn 2 Khu Lưu niệm truyền thống- tưởng niệm Liệt sỹ E88. Giai đoạn I của công trình đã được khánh thành vào dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Trung đoàn 88 - Tu Vũ Anh Hùng, thuộc Sư Đoàn 308 - Quân Tiên Phong (7/1949 - 7/ 2004). Khu lưu niệm được xây dựng tại xã Tân Cương, thành phố Thái nguyên, và đã được HĐND thành phố Thái Nguyên đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.

Các hạng mục hoàn thành ở giai đoạn I gồm có:
1. Hoàn chỉnh khuôn viên 1400m2.
2. Hồ cảnh (30m x 15m, sâu 3m).
3. Đài tưởng niệm: Cây đuốc hình trụ đường kính 88cm, cao 2,88m.
4. Giá kiếm "Mã Đáo Thành Công" cao 88cm.
5. Lư hương 88 cm x 88 cm x 66 cm.
6. 4 cây đèn đá cao 1,88 m.
7. Trồng cây xanh.

Các hạng mục dự kiến làm ở giai đoạn II (từ 1/7/2007 - 1/7/2009, nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Trung Đoàn) gồm 7 hạng mục:
1. 2 nhà bia liệt sĩ khoảng 20 bia đá ghi danh 6ooo liệt sĩ của trung đoàn đã anh dũng hy sinh trên khắp mọi miền của Tổ Quốc.
2. Nhà che đài tưởng niệm.
3. Nâng cấp hồ cảnh.
4. Xây cầu qua hồ.
5. Cổng chính vào khu tưởng niệm.
6. Trồng cây xanh khuôn viên.
7. Hệ thống đèn chiếu sáng.
8. Bia công đức.

Công trình đã đi vào giai đoạn cuối, Thầy tôi và các bác cựu chiến binh trong Ban Chỉ Đạo rất vất vả, bận rộn đi quyên góp các nơi, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân. Tôi thấy thật cảm phục tấm lòng của Thầy và ước mong có thể góp phần nhỏ bé để Công trình sớm được hoàn thành.
Bài đăng ngày: 17:16 16/02/2009 trên Yahoo 360 beta.

PS: Tháng 7/2010 công trình đã được khánh thành và được vinh dự đón bằng chứng nhận công trình di tích lịch sử và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Câu lạc bộ chúng tôi đã có một đoàn lên dự lễ. Buổi lễ hôm đó thật trang trọng. Hôm trước là lễ Cầu siêu hương hồn của hơn 6000 liệt sĩ của trung đoàn do hội Phật Giáo Thái Nguyên chủ trì. Hôm sau là lễ đón bằng. Mời xem bộ ảnh ở đây.
Chỉnh sửa và bổ xung ngày 27/7/2010

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

DSNL











Tình cờ tôi chụp vội được mấy cái ảnh này . Bố cục ảnh không ổn lắm nhưng các bạn hãy nhìn nét mặt say mê, đầy tự tin của cô bé này . Các bài tập DSNL, khi đã tập nhuần nhuyễn thì từ vấn đề kỹ thuật đã chuyển dần sang phạm trù nghệ thuật.

Cô bé này khác với các vũ công ở điểm nào? Nhìn hình thức thì có vẻ giống nhau nhưng về bản chất thì khác hẳn:
- Các vũ công đã dùng ý chí và khổ luyện để tạo nên các động tác (như tập thể dục có nghệ thuật).
- Còn cô bé? Với các động tác liên hoàn, chính xác, uyển chuyển, mềm dẻo và bộ tấn rất vững …lại là do tự động nương theo sự điều khiển của “KHÍ”, lạ nhỉ?!

Vài suy nghĩ về trang Blog tháng 7.2010 (Tiếp)

Ý nghĩ thứ hai Về bài “ Hãy buông ra” …kể lại buổi trao đổi tại chùa Thiên Môn, tôi với sự hiểu biết còn sơ sài về Đạo Phật, nhưng hay nghĩ về cái căn bản của Đạo Phật mà mình hướng vào, nên mạn phép bạn đọc và các bậc Tu hành thâm sâu, bàn luận về cuộc trao đổi đó.
Tôi cũng xin cám ơn bạn Hồng Thu đã cho đăng bài này, vì nó gợi mở ra nhiều vấn đề lý thú để thảo luận. Thế mới là diễn đàn chứ! Phải có trao đi đổi lại của mọi phía cho rõ góc cạnh của vấn đề !
Để sáng tỏ ý của mình, hôm nay chủ nhật, tôi giành cả ngày (sáng, chiều, tối) để đăng 4 bài liền theo thu hoạch của tôi về Đạo Phật. Bài 1 tôi đã nói về “ Ý nghĩ thứ nhất”. Bài này tiếp tục ý nghĩ thứ nhất, sang ý nghĩ thứ 2.
Để tiện theo dõi , xin trích lại phần câu hỏi của 1 phật tử Tại một buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn…

….Tận cuối hội trường, có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kính xin hỏi:
- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau thận, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác thân… Cúi xin thầy từ bi thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa …

Nếu là tôi, câu trả lời thoả đáng cho cụ già sẽ là:
- Cụ hãy THIỀN đi! Thiền theo pháp thiền bình thường của nhà chùa và hãy niệm Phật A Di Đà hàng ngày 1000 lần như nhiều phật tử đã thực hiện. Sức mạnh của niềm tin nơi Đức Phật, sẽ tiếp sức giúp cụ đẩy lùi bệnh tật, dù đó là bênh hiểm nghèo.
Những băng Video về chủ đề “ Phật pháp nhiệm mầu” của chùa Hoằng Pháp ( Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) là những ví dụ sống động. Các băng kể chuyện người thực, việc thực, bị bênh hiểm nghèo, bệnh viện bó tay hết cách, cuối cùng lên chùa nghe giảng phật pháp, về nhà niệm Phật A Di Đà liên tục, thế là bệnh hiểm nghèo tự biến đi lúc nào. Băng hay lắm, bạn nào chưa có mà thích nghe, tôi cung cấp cho!
Ở chùa Trấn Quốc, thầy Thích Thanh Nhã kể rằng: năm qua 2009, thầy bị bệnh tiều đường nặng, phải sang Trung Quốc chữa trị, tưởng không qua được sau đợt đièu trị dài ngày nước ngoài. Về Hà Nội, thầy chuyền hướng điều trị: Thiền liên tục….Giờ đây thầy đã hoàn toàn khoẻ mạnh, tiếp tục trụ trì chùa và giảng kinh, đi xe cộ bình thường. Đó là 1 ví dụ cũng rất chân thực tại Hà Nội.

- Bây giờ tôi lại có lời tư vấn thứ 2 cho cụ già: Cụ hãy tu tập bài Thiền Lửa Tam Muội của Câu Lạc Bộ Tâm Năng Dương sinh.
Có duyên thì được Thầy Chủ Nhiệm chỉ dẫn, hỗ trợ chữa bênh. Nói như chị Thoa ở CLB: Bênh ung thư như tôi còn đuổi đi được, nữa là vài cái bệnh làng nhằng khác, chỉ là “ Muỗi”!
Nếu gặp khó khăn , thì cứ gặp Bác Vân, hoặc vợ chồng anh Thơi, chị Thu, anh Nghĩa... trong CLB cũng tốt chán, toàn là những học trò con cưng của Câu Lạc bộ mà!

- Thiền tốt rồi, thì cũng phải thực hiện luyện thân song song: đi bộ, dịch cân kinh Đạt Ma, Kinh Lược Thao, 8 động tác thể dục buổi sáng…là những môn thích hợp với người cao tuổi.

Nếu có người hỏi:
- Nhà tôi vừa bị mất trộm lớn, tôi buồn quá không ăn không ngủ được…làm thế nào ?
- Tôi đi làm bị mấy người xấu lợi dụng lòng tốt của tôi, gài bẫy tôi , hãm hại tôi, tôi có nên tìm cách trả thù không. Không trả thù được, tôi không ăn, không ngủ được!
- Tôi đi sinh hoạt tập thể, gặp mấy bà cùng cảnh ngộ, nên rất thân thiết. Thế rồi tình cảm dần cháy bùng lên, nhung nhớ nhau không chịu được, làm thế nào bây giờ. Dối trá gia đình thì mắc lỗi, buông bỏ người ta thì không đành lòng! Giải pháp nào bây giờ?
- Vân vân…những câu hỏi đại loại như vây.

Nếu gặp những câu hỏi như trên, thì hãy nhớ lại bài “Tu là chuyển nghiệp” đã nói; Hoặc nhớ lại bài trả lời của nhà chùa Thiên Môn đã nêu trong bài “ Hãy buông ra” mà chị Hồng Thu cho đăng.
Những băn khoăn của những câu hỏi trên đều xuất phát từ những dục vọng bởi lòng tham mà ra. Lòng tham ấy được kê ra 5 loại mà phật tử phải tránh, gọi là "Ngũ dục": 1.Tham tiền tài. 2.tham danh lợi.3.Tham sắc dục ái tình. 4. Tham ăn uống. 5. Tham ngủ nghỉ, không thích hoạt động.
Phật tử chỉ có 2 cái tham chân chính, tạo nên hạnh phúc chân chính: 1. Tham hiểu biết, chống u mê lầm lẫn. 2. Tham giúp đỡ người khác tạo nghiệp lành.
Vậy thì những cái khổ nảo xuất phát từ lòng tham của " Ngũ dục" đã nêu, thì hãy buông ra đúng như lời nhà chùa nói với cụ già đã nên.
Như vậy là thích hợp, tôi nghĩ thế, các bạn nghĩ thế nào? Cùng trao đổi nhé!

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP (tiếp theo)

(Nguồn TL: Phật học cơ bản, HT Thích Thanh Từ biên soạn)
Người phật tử chân chính không đặt nặng việc đi chùa thường xuyên, tụng kinh giỏi, ăn chay nhiều, mà phải biết tu 3 nghiệp Thân-Khẩu, Ý cho thiện, chuyển 3 nghiệp ác thành 3 việc thiện. Phải nhớ từng lời nói, từng việc làm, từng ý nghĩ phải sao cho thiện. Như vậy mới là gốc của sự tu hành theo đạo Phật.
Nếu chỉ biết ăn chay, đọc kinh, tay lần tràng hạt…nhưng ai lỡ động chạm tới mình thì liền la lối chửi rủa! Như thế có gọi là tu được không ?
Lại có phật tử nghĩ rằng ăn chay, đi chùa, làm công quả có phước nên đua nhau làm. Ăn chay 1 tháng 4 ngày, rồi 6 ngày, rồi 10 ngày…chồng con chịu không nổi nên có chuyện xào xáo trong nhà, rồi than rằng mình muốn tu mà quỉ nó phá! Người nghĩ như vậy, nói như vậy có phải là tu không?
Ý khởi ác, miệng chửi chồng, chửi con, chửi hàng xóm…như vậy chưa phải là phật tử chân chính.
Dân gian có câu chế giễu người không biết tu:
“Miệng nam mô, bụng bồ dao găm”.
Hoặc: “ Khẩu Phật, tâm xà”.
Phê phán người ăn chay, mà gốc tu lại quên:
“ Sân, si nghiệp chướng không chừa,
Bo bo giữ lấy tương, dưa làm gì?”
Đạo Phật chủ trương Tu là để giải thoát: Thân không làm nghiệp ác là giải thoát được cái nghiệp ác của thân, không bị rơi vào vòng trừng phạt, bị trả thù, tù tội…
Miệng không nói lời độc ác thì giải thoát được nghiệp ác của miệng, không bị ai thù oán, giận hờn, trả thù…
Ý không nghĩ tới điều ác, thì giải thoát được tâm niệm xấu xa, gây nên sự buồn bực, đố kỵ, hờn ghen, oán hận người khác….giữ được cái Tâm thanh thản, yên vui.
Tuỳ theo mức độ tu hành, mà có thể được giải thoát toàn phần, hoặc từng phần. Tu ít, giải thoát it. Tu nhiều giải thoát nhiều. Có tu là bớt khổ, chẳng những bớt khổ trong đời này, mà đời sau còn được an vui nữa.
Trong đời sống hàng ngày, mọi người đều mong có được nhiều tiền, nhiều của. Nhưng người phật tử sáng suốt dù nhiều tiền, nhiều của, nhưng nhất quyết không làm điều ác, chỉ sống lương thiện, công bình, không làm người khác khổ. Mình sống an vui, mai sau cũng an lành, vun đắp phúc, đức cho con cháu lâu dài.
Dân gian có câu: Bởi chưng kiếp trước khéo tu
Ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang
Tiền của, tài sản là cái ở ngoài mình, có thể bị mất đi. Nhưng cái nghiệp của đời người là cái không ở ngoài mình, không bao giờ mất.
Đời người ai cũng phải chết. Người chết không mang theo được tiền của, tài sản của mình, chỉ có cái nghiệp lành, nghiệp dữ theo mà thôi.
Bởi vậy, người biết tu thì không sợ chết. Sự chết chỉ là sự bắt đầu 1 giai đoạn mới, có gì mà sợ nhỉ? Vì vậy biết tu thì sống an vui, chết bình thản không loạn động.
Quí phật tử nên mỗi tháng 2 lần vào ngày răm và 30, đến thiền viện sám hối và nghe giảng kinh để biết đường tu tập. Vì cái bệnh của chúng sinh là hay quên. Nên mỗi tháng 2 lần cần nhờ các thầy nhắc nhở mới tinh tấn mà tu hành.
SƠN TÙNG
Sưu tầm,10. 2004

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP

Bài viết này, tôi tóm tắt ý trong cuốn sách cùng tên của Hoà Thượng THÍCH THANH TỪ, và sách "Phật học cơ bản".

Theo tinh thần Đạo Phật, TU HÀNH là tu ở 3 nghiệp: Ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp ( nói gọn: Thân, Khẩu, Ý)
Nghiệp, được dich ra từ chữ Phạn KARMA, nghĩa là ý nghĩ,lời nói, việc làm của người ta lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Thói quen đó chi phối người ta, bắt ta phải theo nó khó rời ra được. Đồng thời ta phải chịu hậu quả của thói quen đó đưa tới theo luật Nhân Quả. Thói quen đó trở thành NGHIỆP. Làm được nghiệp lành, thì được kết quả tốt đẹp. Làm ra nghiệp ác, thì chịu hậu quả xấu. Bởi thế Tu Là Chuyển nghiệp, chuyển từ nghiệp xấu sang nghiệp lành.
Kinh Phật dạy: Chúng sinh làm chủ tạo nghiệp và thừa kế cái hậu quả của nghiệp mà mình đã tạo. Có người là có nghiệp, nghiệp và người không rời nhau.
Lời di huấn của Đức Phật Thích Ca Mâu ni cho các đệ tử khi người nhập Niết bàn trong rừng Ta La (Song Thọ) thể hiện tinh thần đó:
" Này các ngươi, hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Lấy Pháp ta làm đuốc, Theo Pháp ta mà TỰ GIẢI THOÁT!
Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác! Đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác ngoài các ngươi!
Hãy tinh tấn lên để giải thoát !
Nếu chúng ta tập thói quen làm việc thiện,thì nghiệp đó dẫn dắt chúng ta tiếp tục làm việc thiện. Nếu có thói quen làm việc bất thiện, ví dụ hay lừa dối người khác, hay tham lam ích kỷ hại nhân, rượu chè cờ bạc..., thì những nghiệp xấu đó sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta làm việc bất thiện, và rồi phải chịu hậu quả xấu của nghiệp ác đó theo luật NHÂN DUYÊN QUẢ BÁO.
Nghiệp là động lực dẫn ta đi trong LUÂN HÔI SINH TỬ, nên rất hệ trọng.
Người biết tu, thì nghiệp lành nên làm, nghiệp dữ nên tránh. Lời thiện thì nói, lời ác thì chừa. Điều tốt thì nghĩ, điều xấu thì đừng. Đó là chuyển 3 nghiệp Thân, Khẩu , Ý từ xấu sang tốt. Đó là người biết tu chân chính, là người hiền.
Ngược lại, thân hay làm điều ác, miệng hay nói lời ác, đầu óc hay nghĩ điều ác...thì đó là người không biết tu, là người ác, phải chịu hậu quả xấu.
THAM, SÂN, SI là 3 nghiệp chướng của THÂN, KHẨU, Ý, gây nên 3 nghiệp ác. Nếu không biết xa lánh, thì sao gọi là tu được.
...........
Kinh Phật có câu:
Tam nghiệp hằng thanh tịnh,
Đồng Phật vãng Tây Phương
Nghĩa là 3 nghiệp (THÂN, KHẨU, Ý) mà được trong sạch, thì sẽ được về cõi Tây Phương Cực Lạc cùng chư Phật.

Vài suy nghĩ về trang Blog tháng 7.2010

Hôm nay chủ nhật, giở trang blog của CLB, thấy nhiều bài hay quá và cũng có 1 số suy nghĩ về các bài đó, đặc biệt những bài của anh Nghĩa và Hồng Thu về Đạo Phật. Hôm nay xin chia xẻ đôi điều cùng tác giả và bạn đọc trong Câu Lạc Bộ.
Ý nghĩ thứ nhất: về bài mới nhất của HỒNG THU "Hãy Buông ra". 
Xem xong bài này thì thấy hay lắm! nhưng đượm buồn, vì thấy có vẻ gì đó bi quan, khuất phục trước số phận hẩm hiu của mình đang phải hứng chịu! Có phải Đạo Phật tiêu cực thế không? Không phải. Tôi thấy Đạo Phật không như vậy, bởi vì:
Xét "Thuyết Ngũ Minh" trong Đạo Phật do cụ Kim Cương Tử viết (sách có trong chùa Trấn Quốc), thì Phật tử cần phấn đấu theo "Ngũ Minh", nghĩa là 5 điều hiểu biết cần có:
- Biết rõ kinh Phật...
- Biết rõ những kiến thức cần thiết để có khả năng phân biệt nhưng đièu đúng, sai, thật, giả ...không u mê lầm lạc.
- Biết rõ những kỹ năng cần thiết để có thể truyền đạt ý nghĩ của mình cho người khác nghe hiểu...
- "Y phương minh" là phải biết phòng bênh, chữa bênh cho mình và cho cộng đồng. ( "Thánh Sư TUỆ TĨNH" là 1 điển hình).
- "Công xảo Minh" là phải biết rõ nghề nghiệp gì đó trong đời sống hàng ngày.
Thực hiện được "Ngũ Minh" như Phật dạy, lo gì đau ốm, bệnh tật de doạ mình ? Đó là tình thần rất tích cực trong Đạo Phật. Chúng ta hiện nay đang rèn luyện Thiền Lửa Tam Muội để PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH không dùng tới thuốc. Đó cũng là đang thực hiện "Y phương minh" như Phật dạy phải không?
Phật lại day: có 9 vạn 4 ngàn pháp môn. Suy ra môn Thiền Lửa Tam Muội không mâu thuẫn gì, không bài xích gì với các pháp môn khác, chỉ bổ xung, hỗ trợ cho nhau. 
Dân gian có câu: "Đức năng thắng số", nghĩa là chính con người mình phải tu luyện, thì có thể cải tạo được số mệnh của mình.
Gửi kèm đây, bài tóm tắt "Tu là chuyển nghiệp" để bạn đọc cùng tham khảo.

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

Hãy Buông Ra


Tại một buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn. Sau phần thuyết giảng, đến phần Pháp đàm. Thầy mời quý Phật tử đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
Tận cuối hội trường, có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kính xin hỏi:
- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau thận, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác thân… Cúi xin thầy từ bi thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa …
Thầy lên tiếng nhỏ nhẹ, thong thả nói:
- Thưa bác, thưa đạo hữu. Đức Phật đã dạy: "Cõi thế gian tràn đầy đau khổ! Trong đó có định luật: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ thì đau khổ vô cùng mà bác thì đang đi vào giai đoạn “Bệnh tật”, tức giai đoạn “Hư hoại”. Vạn vật là thế; tất cả đều bị luật “Vô Thường” chi phối. Chẳng hạn như cái áo bác đang mặc, khi mới mua về, trông thật đẹp đẽ, mềm mại, óng mướt, tươi thắm… Nhưng nay bác mặc đã lâu rồi; màu đã bạc, gấu đã sờn, vai đã rách và vải đã mục. Nó đang ở tiến trình “Hư Hoại”.
Không có gì có thể còn mãi được, vì bản chất tự nhiên là như vậy, mà thân xác bác cũng đang như vậy. Ngay khi bác mới sanh ra thì bác trẻ trung, khỏe mạnh, xinh đẹp, rồi bác lớn lên trông rất đẹp trai, kháng kiện. Giờ đây bác đang già yếu và đang ở thời kỳ bệnh hoạn (Sanh, Trụ, Hoại, Diệt). Vậy bác phải chấp nhận điều đó, bác hãy thấu hiểu bản chất của nó, để bác phải chấp nhận nó mà sống An-Lạc với nó, dù nó ở bất cứ giai đoạn nào. Bây giờ thân thể của bác đang bắt đầu suy yếu, hư hoại theo tuổi đời chồng chất. Thì bác đừng cưỡng lại điều đó, vì đó là quy luật tự nhiên của thân xác.
Chân lý không bao giờ thay đổi đó là: Sinh ra > Già cỗi > Bệnh hoạn > Rồi chết đi!
Không cách chi làm khác đi được. Thời gian vận hành của định luật đã chín mùi rồi đấy bác ạ!
Ông già đó nói tiếp:
- Bẩm thầy, nhưng con chưa muốn chết vội, vì con và cháu của con chưa khôn lớn. Nhất là còn nhiều công việc con đang làm dở dang chưa hoàn tất, con cần giải quyết cho xong trước đã.
- Ồ! Tất cả chỉ là vậy, bác chẳng làm gì khác hơn khiến bác phải lo lắng. Công việc của thế gian, bác hãy để mặc thế gian cho họ tự giải quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giầu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người hay vật. Bất cứ ai, bất cứ vật gì, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ mãi tình trạng nguyên thủy như lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều phải thay đổi khác đi theo một định luật: Sinh, Trụ, Hoại, Diệt mà không cách chi sửa đổi được. Điều mà bác có thể làm được là bác tự quán chiếu, soi rọi về thân xác và tâm thức của bác, để bác thấy tính: “Vô ngã” của vạn vật. Để không thấy có cái gì là “Tôi” hoặc là “Của tôi”, mà tất cả chỉ là Giả có, Tạm có mà thôi.
(Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng = Cái gì có hình có tướng, đều là giả có, chứ không thật có).
Ngay như nhà cửa, sự nghiệp, danh vọng, vợ, chồng, con cái của bác cũng chỉ là: “Của bác trên danh nghĩa, chúng không thực sự thuộc về bác. Chúng thuộc về tự nhiên !!! Như lời bác vừa cầu mong, chẳng những không đạt được. Thân bác vẫn đau đớn như thường và cách suy nghĩ sai lầm của bác còn đau khổ hơn nhiều nữa.
Vì cầu mong mà không được như ý là khổ
(Cầu bất đắc khổ).
Bởi vậy, bác phải nhìn mọi thứ đúng theo bản chất của nó và đừng níu kéo nó, đừng tiếc thương nó: “HÃY BUÔNG NÓ RA”. Bác hãy rũ sạch mọi thứ bên ngoài. “Bác hãy “Buông ra !”. Bác đừng bám víu cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, quyến thuộc, tài sản, công danh, sự nghiệp v…v…
Vì những thứ đó bác không thể mang theo được, hoặc bác không “buông”, thì nó cũng phải “buông” bác mà thôi. Cho nên bác “Hãy Buông Ra!”, bởi vì mọi thứ đều là “Không” là “Huyễn” là “Vô Ngã”: “Không tôi và Không của tôi”.
Tất cả rồi sẽ biến mất; chẳng còn gì. Bác phải nhận biết cho bằng được điều này, và sau khi biết rồi thì bác hãy “Buông tất cả”.
Đừng bận tâm về con cái, bây giờ chúng còn trẻ. Rồi mai này chúng cũng sẽ già y như bác ngày hôm nay. Không một ai trên thế gian này có thể trốn thoát được định luật: “Sinh, Trụ, Hoại, Diệt”.
Nếu bác “Buông ra” được mọi thứ thì bác mới thấy được “Chân Lý”. Vậy bác đừng buồn phiền, lo lắng và đừng ôm giữ bất cứ điều gì thì bác sẽ thấy tinh thần thanh thản trong mọi tình huống bác ạ!
Ông già hỏi nữa:
- Bạch thầy, nghe thầy dạy dễ quá, nhưng làm sao con “Buông ra” cho được?
- Nếu bác “Buông ra” không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Và không chịu “Buông ra” cũng chẳng được. Bởi vì mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả chính xác thân của bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâm tưởng, để cho nó được an nhiên tự tại, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ lòng rằng: “Chung sự” (Tôi hết việc rồi )
Tư tưởng ham sống lâu sẽ làm bác đau khổ. Cho dù bác mong muốn thiết tha tới đâu cũng chẳng được.
Muôn sự đều vô thường và luôn luôn không cố định… “Sau khi sanh ra > Nó biến hoại > Sau khi sanh ra > Nó diệt đi !” Đức Phật cũng thế, bác và cả bàn dân thiên hạ cũng đều như thế. Vậy mà bác muốn xác thân bác còn tồn tại mãi sao được?
Bác hãy nhìn vào hơi thở thì biết. Nó đi vô rồi lại đi ra, bản chất của nó là vậy. Bác chẳng thể ngăn cản sự đi ra và đi vô của nó được.
Bác thử nghĩ coi: “Có thể nào bác thở ra mà không thở vào được chăng?” Tức là hơi thở nó đi vào, rồi nó lại đi ra. Khi nó ra rồi thì nó lại phải đi vào. Tự nhiên là như vậy, không cách chi làm khác được.
Y chang sự quá trình bác Sanh Ra > Rồi Già Nua > Rồi Bệnh Tật > Rồi Chết Đi!
Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường … Nếu bác không sanh ra, thì bây giờ bác đâu có bị đau vì bệnh! Và lấy gì để mai mốt bác chết! Bác có hiểu điều đó không ???
- Bạch thầy, con ngộ được những gì thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!
Thầy cầm ly nước uống nhấp giọng, đoạn thày nói thêm:
- Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời đều là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự:
“Hãy Buông Ra Tất Cả, Hãy Dẹp Bỏ Tất Cả”. Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ nó cũng bắt đầu buông bác ra đó.
Này nhé! Như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa bác đấy. Vì những bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó sắp ra đi đó.
Bản chất của nó là: “Đã đến, thì phải ra đi”. Bởi thế gian là không có sự bình thường hay mãi mãi, dù bất cứ ở đâu, bất cứ thời nào, bất cứ thành phần giai cấp nào; người giầu có, kẻ nghèo khó, người lớn cũng như trẻ nhỏ, người có học cũng như người thất học v...v...
Cũng không thể có sự bình thường được. Ai ai cũng phải xoay vần theo luật “Vô Thường” chi phối. Quán triệt được điều đó, bác sẽ chả còn quyến luyến bất cứ sự gì.
Bác hãy "Buông ra" chứ không còn nắm giữ được nữa, vì có giữ cũng chẳng đặng. Bác buông ra, thì tâm bác sẽ thảnh thơi, An-Lạc; không buồn mà cũng chẳng vui, không khiếp sợ và cũng chẳng lo lắng. Lúc bấy giờ lòng bác sẽ an ổn với trí tuệ hiểu biết:
“Vạn vật không bao giờ có thể thường còn mãi mãi được”.
“ĐẶC TÍNH PHẢI ĐỔI THAY CỦA VẠN VẬT, LÀ ĐẶC TÍNH KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”.
Nếu bác có nhiều thứ, bác sẽ phải bỏ lại nhiều thứ. Nếu bác có ít thứ, bác sẽ bỏ lại ít thứ; giầu có là giầu có, nổi danh là nổi danh, sống lâu là sống lâu… chẳng có gì khác biệt, mọi sự cũng thế thôi!
Vậy bác hãy Buông nó ra, Buông cho đến khi nào tâm trí bác hoàn toàn An-Lạc! Mọi sự bác không còn cảm thấy khổ đau hay sung sướng. Mọi thứ bác không còn thấy là của bác nữa.
Sung sướng và khổ đau cũng đều Hoại, Diệt và Mất tiêu như nhau… Duy chỉ có một thứ là còn và còn vĩnh viễn là của bác. Đó là “Phật tánh” là vĩnh cửu của bác mà thôi.
- Bạch thầy, con đã ngộ !!!
- Vậy sao! Bác giải thích xem nào?
- Thưa thầy, chỉ có định luật: “Vô Thường” là bất biến, là vĩnh cửu, là thường còn. Ngoài ra, tất cả các Pháp; muôn vàn vạn sự ở đời này đều luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như:
* THÂN VÔ THƯỜNG: Nay khỏe mạnh, mai ốm đau. Nay đang sống, mai đã chết…
* TÂM VÔ THƯỜNG: Nay đang mến thương nhau, mai chuyển sang hận thù, ân oán nhau…
* TÀI SẢN VÔ THƯỜNG: Của cải nay còn, mai hết. Tức là tiện nghi vật chất không thể tồn tại mãi được… Vật thể này biến đổi chất liệu thành ra vật thể khác. Sự vật không bao giờ cố định cả.
Thầy cười hoan hỷ, đoạn thầy hỏi:
- Đúng, bác hiểu khá đấy, như vậy bác sẽ làm gì khi bác hiểu như vậy?
- Bạch thầy, con sẽ buông ra tất cả mà không bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian này. Để mọi sự chảy xuôi như dòng nước. Tính của nước luôn chảy xuống chỗ trũng (Thủy lưu tại hạ), dù chỗ đó là đất hay cát, hoặc ruộng vườn.
Bản chất của nước là như vậy, con cũng phải giữ tâm như vậy. Tại sao? Bạch thầy, bởi vì nước luôn chảy một cách tự nhiên xuống chỗ thấp mà không có cách nào cho nó chảy ngược một cách tự nhiên lên trên cao được. Đó là định luật của càn khôn vũ trụ mà thầy vừa chỉ dậy cho con.
- Vâng! Bác hiểu được như thế, tức là bác đã thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của bác rồi đấy. Bây giờ chỉ còn một điều là bác đưa vào thực hành những gì bác vừa chứng ngộ là đạt được “quả Phật” rồi đó.
Ông già ngạc nhiên thưa:
- Bạch thầy, con ngỡ là thành Phật khó lắm chứ! Đâu đơn giản như thầy vừa nói?
- Phật đã có sẵn ngay trong bác rồi. Nguời đời thường mang ông Phật thật, đi tìm kiếm ông Phật ở ngoài, ở chốn xa xôi không sao thấy được, để cầu xin van vái …
Trong lúc ông Phật ở ngay trong mình thì lại bỏ quên.
- Bạch thầy, con vốn ngu tối xin thầy khai thị cho con được rõ ràng hơn, chứ thầy nói như thế làm sao con hiểu được.
- Có khó gì đâu: “Phật Tức Tâm”. Mọi người trong chúng ta đã có sẵn một ông Phật ở trong ta rồi.
Nhưng vì u mê tăm tối, nên tham lam: Sắc, Tài, Danh một cách vô độ mà không hiểu rằng những thứ đó do nhân duyên giả hợp mà tạm có.
Hợp rồi tan, sanh rồi diệt! Ngay như xác thân bác cũng tạm có đó. Rồi trở thành không đó có bao lâu! Tựa hồ như bóng phù du, như ào ảnh, như khói sương … Nhưng vì si mê chạy theo níu kéo nó. Nên thành chúng sanh mà thôi.
Bây giờ bác đã giác ngộ và bác buông ra những thứ mà trước đây bác bám víu vì ngỡ là thật… Vậy là bác đã thành Phật rồi. Bởi Phật và Chúng sanh vốn chỉ khác nhau có một bước:

MÊ LÀ CHÚNG SANH, GIÁC NGỘ LÀ PHẬT

Phật và chúng sanh, chỉ khác nhau có vậy. Thí dụ: Ông Bà thân sinh ra bác, cho bác ăn học tới nơi tới chốn; là con người trí thức đàng hoàng... Nhưng vì u mê! Bác ham chơi, đàn đúm với chúng bạn, sa đà say sưa trác táng, hưởng thụ thú vui vật chất, dẫn đến sa đọa hư hỏng. Khi ấy, bác là kẻ tồi tệ xấu xa… Nay gặp duyên may bác giác ngộ. Thấy được lẽ thật. Bác bỏ con đường hư thân mất nết, trở lại con người thật của mình… Với bằng cấp và kiến thức có sẵn của mình.
Bác tận tụy làm ăn, liêm chánh, giữ uy tín đạo đức… Là bác trở thành người cao sang, quý phái… Như vậy, một con người của bác có hai giai đọan:
(a) Giai đoạn 1: Bác là kẻ xấu xa, cho dù bác có bằng cấp là người học thức.
(b) Giai đoạn 2: Bác là người cao quý. Do bác “Giác Ngộ” được chân lý đạo Pháp…
Tức là trước thì bác là kẻ xấu xa do vì u mê! Sau bác thành người cao quý do bác giác ngộ. Nghĩa là xấu xa hay cao quý cũng chỉ khác nhau có u mê hay giác ngộ mà thôi. Và Phật hay chúng sanh cũng chỉ khác nhau có thế …
Đoạn thầy đọc bài kệ:

Chiều nay lộng gió thu về
Lá vàng tơi tả tràn trề khắp nơi.
Đời người như hạt sương rơi
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan.
Thân em như đóa hoa Lan
Người đời yêu thích muôn vàn đắm say
Nhưng rồi chẳng được bao ngày
Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn ...

(Sưu Tầm từ Net)

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

ÂM DƯƠNG HÀI HÒA TRONG TRUYỀN THỐNG ẨM THỰC VIỆT

Truyền thống văn hóa ẩm thực là một mảng văn hóa trong kho tàng văn hóa vật chất và tinh thần đã có từ hàng ngàn năm. Tới nay, trong tri thức dân gian không những bao gồm sự tích luỹ hiểu biết tường tận những loại thực phẩm, mà còn biết kết hợp hài hòa, liên kết hợp lý giữa chúng trong một bữa ăn, và ngay trong cả một món ăn như nem gián, lẩu mắm, ốc hầm chuối già, thịt vịt nấu chao, thịt trâu riềng mẻ, thịt chó mơ lông + riềng mẻ.
Trong phong cách ăn uống của dân tộc ta, cơ sở để đánh giá các món ăn là tính nhiệt (nóng), hàn (lạnh), bình (mát), ấm (giữa nhiệt và bình). Cơ sở này cũng được dùng trong y học cổ truyền khi bốc thuốc Nam hay thuốc Bắc. Thức ăn có vị chua, vị đắng thuộc "bình" hoặc "ấm"; mặn thuộc "ấm".Những thực phẩm có tính nhiệt và ôn; vị cay, vị ngọt đều thuộc "dương". Còn thực phẩm có tính hàn và bình, có vị chua, vị đắng và vị mặn đều thuộc "âm".
Trứng vịt lộn ăn với gừng và rau dăm
Các vị thức ăn được phân loại quy về âm dương và ngũ hành. Chiếu vào ngũ hành thì chua thuộc "mộc", đắng thuộc "hỏa", ngọt thuộc "thổ", cay thuộc "kim" và mặn thuộc "thủy".
Các nhà y học cổ truyền với thuyết âm - dương cho rằng, khi ăn vào, thức ăn sẽ tạo ra những biến đổi trong cơ thể, như làm cho cơ thể nóng/ấm lên tạo cảm giác hưng phấn, hay làm cho cơ thể mát mẻ, dễ chịu. Ngược lại, thức ăn có thể làm cho người ta cảm thấy bức rứt khó chịu, hay cảm giác bị ức chế, nặng nề. Nếu chọn thức ăn có tác dụng điều hòa cơ thể đến thế cân bằng âm - dương, thì có thể giữ được trạng thái thoải mái, hưng phấn, khỏe mạnh. Nghiên cứu xác định được tính vị của mỗi loại thức ăn thì có thể chọn được thức ăn góp phần chữa cho mỗi căn bệnh, hợp với thể trạng của mỗi bệnh nhân. Thức ăn dương tính có tác dụng ôn dương, như hành, gừng, hồ tiêu, rượu, thịt dê. Thức ăn âm tính có tác dụng thanh nhiệt, bổ âm, như bạc hà, dưa hấu, ba ba.
Nguyên lý "Tương sinh, Tương khắc" giữa các yếu tố được y học cổ truyền vận dụng trong cách ăn uống chữa bệnh. Tính vị thức ăn được phân loại theo âm - dương: chua là cực âm. Cay là cực dương. Từ âm tới dương là: chua; ngọt; mặn, đắng, cay. Chua cho ta cảm giác thanh, nhẹ mát. Cay sẽ tạo ra cảm giác nóng, tăng sự tuần hoàn của máu. Khi kết hợp hài hòa trong một món ăn cả chua lẫn cay sẽ có khả năng kích thích dịch vị rất mạnh, do có sự giao hòa âm - dương tương xứng.
Như vậy, sự kết hợp hài hòa những chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không những phải bảo đảm về chất lượng và số lượng, mà còn cần đạt được cân bằng về âm dương ngũ hành, những nhân tố cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người, cũng như của cả vũ trụ. Tất cả đều dựa trên cơ sở lập luận như sau:
Tự nhiên cũng như con người đều chịu ảnh hưởng tương khắc tương sinh của âm dương. Từ thái cực hỗn mang biến hóa sinh ra lưỡng nghi, hay âm dương. Âm dương kết hợp với nhau thành ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành theo dòng vận động mà kết hợp với nhau tạo thành Tam Tài: trời, đất và người bao trùm lên tất cả.
Về vai trò của gia vị trong kết hợp âm dương trong món ăn - vị thuốc.
Các nhà y học phương Đông đã khái quát vấn đề ăn uống và sức khỏe nâng lên thành học thuyết "Y thực đồng nguyên". Nội dung cơ bản của học thuyết này được xem là phép ăn uống chữa bệnh. Trong công trình nghiên cứu về thuốc sớm nhất, có niên đại hơn 2.000 năm trước còn giữ lại được, đã khuyến cáo có những loại thức ăn đồng thời cũng là những vị thuốc có giá trị chữa bệnh rất cao, như gia vị gừng, tỏi, và các loại khác như muối, vừng, hạt sen, ngó sen, long nhãn, táo, nho,... Khi nào bệnh nặng thì mới nên kết hợp giữa ăn uống và dùng thuốc, kết hợp giữa Đông y và Tây y.
Một món ăn được coi là ngon lành phải đạt được sự cân bằng giữa hàn, nhiệt, ôn, bình, nói chung là giữa âm và dương. Sử dụng đúng cách các gia vị có hương vị làm dấy lên mùi thơm ngon, vừa có tác dụng kích thích dịch vị, vừa có tác dụng trung hòa hàn nhiệt, cân bằng âm dương, làm cho người ăn không phải chịu những phản ứng phụ có hại. Một số ví dụ:
Chất gia vị gừng đứng đầu các chất dùng làm thức ăn có tính "nhiệt", có thể dùng để trung hòa hàn nhiệt, giải độc, giải cảm. Khi dùng thức ăn có tính hàn hay bình, nhất là đối với người có "máu hàn", mà không có gừng thì dễ bị rối loại tiêu hóa, thể hiện ở đi cầu (đại tiện) không bình thường. Cụ thể là, khi dùng món ăn có tính hàn như thịt trâu, thịt bò, thịt vịt, rau cải, cải bắp, bí đao,... hay có tính bình như rau khoai lang,... thì cần phải có gia vị gừng với vai trò trung hòa âm dương, cũng để ăn ngon miệng hơn.
Để giải cảm, nếu là sốt cảm hàn thì dùng cháo gừng; còn như khi bị sốt cảm nóng thì dùng cháo hành.
Ớt cũng thuộc loại có tính nhiệt, tính bình, có tác dụng giải độc. Ớt được dùng với nhiều món ăn mang tính hàn và bình như cá, cua, mắm, nem chua.
Tỏi có tính âm, hơi nhiệt, nên ăn với thịt trâu, thịt vịt, mang tính bình, hơi hàn.
Lá chanh, hay chanh mang tính ôn, hơi hàn một chút, có thể trung hòa tính âm của thịt gà./.

GsTs. Nguyễn Văn Luật