Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

KHẨU NGHIỆP


Tháng 7 này, bạn Hồng Thu có lên bài Phật pháp nói về tình yêu. Bài rất được mọi người chú ý tán thưởng, bình luận….
Kết lại, gần như mọi ý đều thống nhất về lời răn của Đức Phật: Rèn cái tâm TỪ-BI-HỶ-XẢ.
Tôi xin bàn thêm: Muốn có được TÂM TỪ, TÂM BI, TÂM HỶ, TÂM XẢ, thì phải tu như bài “TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP” mà tôi đã đưa lên. Theo nghĩa tu đó, thì TU THEO ĐẠO PHẬT CHÍNH LÀ SỰ RÈN LUYỆN BẢN THÂN về ý nghĩ, lời nói và việc làm hàng ngày của mình.
Nghiệp phân ra ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp (ý nghĩ, lời nói, hành động).
Bài này tôi xin trích đăng một số ý về khẩu nghiệp mà ông cha ta, cũng như người nước ngoài đã nói.
HỌC NÓI
Ông bà ta dạy từ thủa làm người:
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Bởi: Xẩy chân thì đỡ, xẩy miệng không đỡ được (tục ngữ)
Người Trung Hoa có câu: Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
Nghĩa là một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi!
Các cụ lại dậy: Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!
Sao cho: Được anh, được ả, được cả đôi đường.
Bởi vì giá trị lời nói rất lớn:
Lời nói được duyên được nợ,
Lời nói được vợ được chồng.
Nếu ngược lại thì: Lời nói, đọi máu! Lời nói gói tội!
Lời nói chết cây chết cành
Lời nói mất gồng, mất gánh.
Bởi thế không bao giờ được nghĩ và hành động theo cách nghĩ: Lời nói gió bay mà sinh ra nói năng bừa bãi, hành động bừa bãi.
Người Pháp có câu: Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, khuyên người ta phải ăn nói thận trọng (Tuorner la langue sept fois avant de parler!)
Lời nói quan trong như thế, nên thời TAM QUỐC, Gia Cát Khổng Minh mượn lời nói chọc tức Chu Du, tướng giỏi của Ngô Tôn Quyền. Kết quả là chẳng cần binh đao, mà tướng Ngô Chu Du tức hộc máu ra chết!
Vậy thì trong tình yêu, tình vợ chồng, cũng phải rèn rũa lời nói sao cho vừa lòng nhau. Đừng vì lời nói mà cãi vã, nổi giận...có khi vợ chồng bỏ nhau chỉ vì chấp mấy lời nói lúc cáu giận thiếu cân nhắc.
Đàn ông hay nóng tính quát tháo, nặng lời...
Đàn bà hay đay nghiến, eo xèo...
Những tật ấy cũng phải rèn luyện liên tục, lâu dài mới sửa được.
Trong THẬP THIỆN của Đạo Phật, về lời nói, Phật dạy 4 điều nhớ phải tránh xa:
- Không nói dối, nói lường gạt.
- Không nói thêu dệt, xảo ngôn
- Không nói lời đâm chọc , ly gián (đâm bị thóc, chọc bị gạo - Đòn sóc hai đầu).
- Không nói lời thô ác.
Ngược lại phật tử phải rèn ÁI NGỮ, lời nói nhẹ nhàng, chân thật, có lý, có tình, không ngọt nhạt giả dối, không xảo ngôn lường gạt : "Mật ngọt chết ruồi" như các cụ nói..
Mới sơ sơ đôi điều về KHẨU NGHIỆP mà đã lắm vấn đề quá rồi phải không các bạn. Bởi thế TU là suốt đời, liên tục mới mong thành tựu để lại nghiệp lành cho con cháu, chết đi được về cõi Phật!

19 nhận xét:

  1. Bác ơi!Qúa hay và quá đúng nhưng mà Bác ơi còn thiếu Thân Nghiệp. Bác chưa nhắc tới

    Trả lờiXóa
  2. Bác ơi! Có thêm bài ý nghiệp và Thân nghiệp của bác thì quả là quá tuyệt vời. Qủa là một trình độ, kiến thức siêu đẳng và uyên thâm của Bác
    May mắn thế nào cháu có cơ hội học Thiền có Thầy chỉ bảo và có duyên gặp bác để cháu cơ hội học hỏi Thầy, Bác Sơn Tùng, các Bà, các cô. Để mình sống lương thiện hơn và trưởng Thành hơn nữa...

    Có đủ 3 " ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp" và con người ta có thời gian tô luyện nữa cháu nghĩ rằng may ra con người mới hạn chế sai lầm của mình và khắc phục hậu quả và cố gắng "Sai đâu sửa đấy, Ngã ở đâu đứng dậy ở đấy"

    Trả lờiXóa
  3. Bác a! Khi con người ta sống không có tâm địa gì. Người ta nói không nghĩ là có hại gì đối với ai cả. Chỉ tội cho những ai " Có tật giật mình"

    Trả lờiXóa
  4. Co Thu a! mot nhan xet nua cua chau khong hieu tai sao khong thay dau ca?

    Trả lờiXóa
  5. De mai chau viet lai. Boi vi bay chau hien gio khong co phong chu tieng viet

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi, "Nghiệp phân ra ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp (ý nghĩ, lời nói, hành động)" là để chi tiết hoá. Thực ra quan trọng nhất vẫn là "ý nghiệp" và có thể chỉ cần "Ý nghiệp" vì :
    Tư tưởng đúng sẽ quyết định "khẩu nghiệp" và "thân nghiệp" đúng. KN,TN chỉ là hệ quả tất yếu của YN. Tư tưởng chỉ đạo hành động là vậy!
    TM

    Trả lờiXóa
  7. @ A Thanh Minh: Đúng là "Ý nghiệp" rất quan trọng, nhưng đôi khi có những người tâm tốt, bụng dạ tốt, nhưng vì lời ăn tiếng nói không biết cách vẫn có thể khiến người khác mếch lòng. Dân gian có câu "Khẩu xà, tâm phật" là vậy. Vì thế theo em đã "tu" phải "tu" được đầy đủ cả 3 nghiệp.

    Trả lờiXóa
  8. xét bản thân xem mình Tu thế nào: e.thi k noi dội trá lường gạt ai,k thêu dêt xảo ngôn nhưng đôi khi vẫn hay châm choc người khác,hay nói sóc... nhất là con măc bếnh coi thường người khác,cứ hay Dạy đời.... vậy từ nay e. cố găng sửa chữa... mong các bạn thứ lỗi nhé.

    Trả lờiXóa
  9. Dân gian cũng có câu " Khẩu phật,tâm xà" đấy thôi! Trong lĩnh vực "chính trị - tư tưởng". Tư tưởng thuộc "ý nghiệp", còn chính trị, ngoại giao chắc là "Khẩu nghiệp" và "Thân nghiệp"??
    12ly7

    Trả lờiXóa
  10. Cô Thu a! Cuộc sống con người" Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng"" Khéo quá thành giả tạo"

    Thế con người cần hiểu nhau và tìm bạn tri âm tri kỷ

    Trả lờiXóa
  11. Da thưa các bà, các bác...Đây là các bài viết và các bài nhận xét, bình luận về cách cư xử, lối sống và đạo làm người. Nên theo cháu nghĩ Các Bà, các bác... đọc xong đừng hiểu nhầm trở thành phức tạp nên

    Trả lờiXóa
  12. Cô Thu a!Cuộc sống dùng trái tim, dùng Tâm, dùng lý trý, dùng sự hiểu biết, dùng kinh nhgiệm sống và học hỏi thêm kinh nghiệm của các bậc lão Thành tài năng đức độ để sống và để ứng xử. Nếu không "khôn ba năm dại một giờ... Hối hận cả đời

    Trả lờiXóa
  13. @ Vân: Ôi, Vân ơi, có dại thì mới có khôn, nếu lúc nào làm bất cứ cái gì cũng suy xét kỹ thế thì mệt lắm. Nhiều khi cũng phải để cho mình ngu ngơ, dại dột một tí, để đầu óc được nghỉ ngơi, và nhiều khi từ những cái dại dột lại học hỏi, biết thêm ra nhiều đấy. :D

    Trả lờiXóa
  14. Cô Thu à!Cô nói đúng "Có dại thì mới có khôn. Con người ta mới trưởng thành và khôn lớn đựơc. " Sai đâu sửa đấy và ngã ở đâu đứng dậy ở đấy" Điều quan trọng Sống sao không hối hận những việc mình đã làm

    Trả lờiXóa
  15. Theo H. Vân nghĩ, sách Phật đã dạy cần phải tu cả ý, khẩu, thân là đúng như vậy. Không thừa và không thiếu tí nào đâu ạ. Mà đọc qua các comment của các bác, H.Vân thấy nhiều khi các bác đã quan trọng hóa vấn đề lên, hãy đơn giản hóa nó đi, chỉ cần nghĩ TU là gì thôi. TU là tu bổ, tu chỉnh, tu sửa những gì mình đang thiếu, đang yếu, đang sai để cho mình được hoàn thiện hơn lên. Vậy thôi. Nếu có thời gian cứ đọc sách Phật pháp nhiều, ngấm dần rồi thấy tự nhiên mình tự thân được tu chỉnh lên nhiều, được tự chỉnh sửa rất nhiều. Các bác cứ thử mà xem. Không cần bàn luận, cứ lẳng lặng đọc và đọc, rồi sống theo lời Phật dạy, rồi sẽ thấy điều gì xảy ra.

    Trả lờiXóa
  16. minh dong y voi Hoang Van , nghi don gian thoi , thi khi TU moi thay nhe nhang tham dan, khong cang thang .Cu phai doc thoi cac bac a , doc nhieu se vo ra nhieu dieu

    Trả lờiXóa
  17. Bởi vậy HVân mới có chút không đồng ý với ai đó góp ý rằng trang blog của CLB mình như là chỗ tuyên truyền cho nhà chùa!!!. Môn phái của ta cũng như các môn phái khác và trong đời thường, ai và lúc nào cũng cần phải tu cả, muốn tu tốt thì cần phải có kiến thức, phải học, phải đọc Phật Pháp và trang blog của ta góp phần giúp cho mọi người có thêm được những kiến thức để tu luyện. Có như vậy ta sẽ thiền được tốt hơn và hiệu quả hơn.

    Trả lờiXóa
  18. @ Chị Vân, chị Bình: Em đồng ý với cả hai chị. Cứ đọc, cứ sống, cứ chiêm nghiệm đi thì khắc biết chả phải tranh luận nhiều.

    Trả lờiXóa
  19. Cô Thu a! Lời nhận xét quá hay của cô:Cứ đọc, cứ sống, cứ chiêm nghiệm đi thì khắc biết chả phải tranh luận nhiều. Bởi vì Tu trước tiên bản thân mình Tu trước. Tu mà mình giác ngộ được thì nó sé giúp ích cho bản thân mình trước sau đó mình dùng kiến thức hiểu hiểu biết sống bên cạnh người thân yêu của mình và tiếp đó khuyên người và giúp người nếu người ta cần và nếu có khuyên và giúp người không được thì tốt nhất nên dừng lại nếu không mang phiền muộn vào người. Thực tế cuộc sống cháu giác ngộ ra

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.