Người phật tử chân chính không đặt nặng việc đi chùa thường xuyên, tụng kinh giỏi, ăn chay nhiều, mà phải biết tu 3 nghiệp Thân-Khẩu, Ý cho thiện, chuyển 3 nghiệp ác thành 3 việc thiện. Phải nhớ từng lời nói, từng việc làm, từng ý nghĩ phải sao cho thiện. Như vậy mới là gốc của sự tu hành theo đạo Phật.
Nếu chỉ biết ăn chay, đọc kinh, tay lần tràng hạt…nhưng ai lỡ động chạm tới mình thì liền la lối chửi rủa! Như thế có gọi là tu được không ?
Lại có phật tử nghĩ rằng ăn chay, đi chùa, làm công quả có phước nên đua nhau làm. Ăn chay 1 tháng 4 ngày, rồi 6 ngày, rồi 10 ngày…chồng con chịu không nổi nên có chuyện xào xáo trong nhà, rồi than rằng mình muốn tu mà quỉ nó phá! Người nghĩ như vậy, nói như vậy có phải là tu không?
Nếu chỉ biết ăn chay, đọc kinh, tay lần tràng hạt…nhưng ai lỡ động chạm tới mình thì liền la lối chửi rủa! Như thế có gọi là tu được không ?
Lại có phật tử nghĩ rằng ăn chay, đi chùa, làm công quả có phước nên đua nhau làm. Ăn chay 1 tháng 4 ngày, rồi 6 ngày, rồi 10 ngày…chồng con chịu không nổi nên có chuyện xào xáo trong nhà, rồi than rằng mình muốn tu mà quỉ nó phá! Người nghĩ như vậy, nói như vậy có phải là tu không?
Ý khởi ác, miệng chửi chồng, chửi con, chửi hàng xóm…như vậy chưa phải là phật tử chân chính.
Dân gian có câu chế giễu người không biết tu:
“Miệng nam mô, bụng bồ dao găm”.
Hoặc: “ Khẩu Phật, tâm xà”.
Phê phán người ăn chay, mà gốc tu lại quên:
“ Sân, si nghiệp chướng không chừa,
Bo bo giữ lấy tương, dưa làm gì?”
Đạo Phật chủ trương Tu là để giải thoát: Thân không làm nghiệp ác là giải thoát được cái nghiệp ác của thân, không bị rơi vào vòng trừng phạt, bị trả thù, tù tội…
Miệng không nói lời độc ác thì giải thoát được nghiệp ác của miệng, không bị ai thù oán, giận hờn, trả thù…
Ý không nghĩ tới điều ác, thì giải thoát được tâm niệm xấu xa, gây nên sự buồn bực, đố kỵ, hờn ghen, oán hận người khác….giữ được cái Tâm thanh thản, yên vui.
Tuỳ theo mức độ tu hành, mà có thể được giải thoát toàn phần, hoặc từng phần. Tu ít, giải thoát it. Tu nhiều giải thoát nhiều. Có tu là bớt khổ, chẳng những bớt khổ trong đời này, mà đời sau còn được an vui nữa.
Trong đời sống hàng ngày, mọi người đều mong có được nhiều tiền, nhiều của. Nhưng người phật tử sáng suốt dù nhiều tiền, nhiều của, nhưng nhất quyết không làm điều ác, chỉ sống lương thiện, công bình, không làm người khác khổ. Mình sống an vui, mai sau cũng an lành, vun đắp phúc, đức cho con cháu lâu dài.
Dân gian có câu: Bởi chưng kiếp trước khéo tu
Ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang
“Miệng nam mô, bụng bồ dao găm”.
Hoặc: “ Khẩu Phật, tâm xà”.
Phê phán người ăn chay, mà gốc tu lại quên:
“ Sân, si nghiệp chướng không chừa,
Bo bo giữ lấy tương, dưa làm gì?”
Đạo Phật chủ trương Tu là để giải thoát: Thân không làm nghiệp ác là giải thoát được cái nghiệp ác của thân, không bị rơi vào vòng trừng phạt, bị trả thù, tù tội…
Miệng không nói lời độc ác thì giải thoát được nghiệp ác của miệng, không bị ai thù oán, giận hờn, trả thù…
Ý không nghĩ tới điều ác, thì giải thoát được tâm niệm xấu xa, gây nên sự buồn bực, đố kỵ, hờn ghen, oán hận người khác….giữ được cái Tâm thanh thản, yên vui.
Tuỳ theo mức độ tu hành, mà có thể được giải thoát toàn phần, hoặc từng phần. Tu ít, giải thoát it. Tu nhiều giải thoát nhiều. Có tu là bớt khổ, chẳng những bớt khổ trong đời này, mà đời sau còn được an vui nữa.
Trong đời sống hàng ngày, mọi người đều mong có được nhiều tiền, nhiều của. Nhưng người phật tử sáng suốt dù nhiều tiền, nhiều của, nhưng nhất quyết không làm điều ác, chỉ sống lương thiện, công bình, không làm người khác khổ. Mình sống an vui, mai sau cũng an lành, vun đắp phúc, đức cho con cháu lâu dài.
Dân gian có câu: Bởi chưng kiếp trước khéo tu
Ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang
Tiền của, tài sản là cái ở ngoài mình, có thể bị mất đi. Nhưng cái nghiệp của đời người là cái không ở ngoài mình, không bao giờ mất.
Đời người ai cũng phải chết. Người chết không mang theo được tiền của, tài sản của mình, chỉ có cái nghiệp lành, nghiệp dữ theo mà thôi.
Bởi vậy, người biết tu thì không sợ chết. Sự chết chỉ là sự bắt đầu 1 giai đoạn mới, có gì mà sợ nhỉ? Vì vậy biết tu thì sống an vui, chết bình thản không loạn động.
Đời người ai cũng phải chết. Người chết không mang theo được tiền của, tài sản của mình, chỉ có cái nghiệp lành, nghiệp dữ theo mà thôi.
Bởi vậy, người biết tu thì không sợ chết. Sự chết chỉ là sự bắt đầu 1 giai đoạn mới, có gì mà sợ nhỉ? Vì vậy biết tu thì sống an vui, chết bình thản không loạn động.
Quí phật tử nên mỗi tháng 2 lần vào ngày răm và 30, đến thiền viện sám hối và nghe giảng kinh để biết đường tu tập. Vì cái bệnh của chúng sinh là hay quên. Nên mỗi tháng 2 lần cần nhờ các thầy nhắc nhở mới tinh tấn mà tu hành.
SƠN TÙNG
Sưu tầm,10. 2004
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.