Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

TRÒ CHUYỆN CÙNG NHÀ NGHIÊN CỨU TÂM LINH PHAN OANH

Nhà báo Hoàng Anh Sướng
“Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long…”
Tôi gọi bà là nhà văn hoá tâm linh không chỉ bởi bề dày 25 năm hoạt động, cống hiến cho đời sống tâm linh nước nhà mà còn bởi những chiêm nghiệm, đúc kết, kiến giải đầy sức thuyết phục của bà về thế giới tâm linh đầy huyền bí. Nguyên là giáo viên dạy triết học ở Hà Nội, có khả năng ngoại cảm sau một cơn đột biến, bà là một trong những nhà tâm linh đầu tiên hoạt động ở Hà Nội. Cuộc trò chuyện với bà kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ trong một buổi chiều mùa hạ mưa dầm sùi sụt về hiện tượng “bùng nổ” các nhà ngoại cảm, về nhu cầu bức xúc thời hậu chiến: đi tìm hài cốt liệt sĩ, về “cơn sốt” lễ bái cầu cúng đền chùa hiện nay và cả chữ “Đạo” mà người đời đang hiểu sai lệch đã gây cho chúng tôi rất nhiều bất ngờ và hứng thú. Tính thuyết phục trong cách nhìn, cách kiến giải của bà có lẽ lấp lánh bởi cái nhìn sâu sắc của một người thấm nhuần triết học, sự trải nghiệm của một người đã bước qua tuổi “tri thiên mệnh” và trên hết bởi chính những nếm trải của người trong cuộc đã 25 năm làm việc trong lĩnh vực tâm linh.
P.V: 25 năm hoạt động trong lĩnh vực tâm linh, có bao giờ bà dừng nhịp để ngẫm về những điều mình đang làm?
Bà Phan Oanh: Có chứ. Ngay từ những ngày đầu bùng nổ về khả năng ngoại cảm, tôi đã ngộ ra một điều: Khó nhất ở trên đời là sống ở dương phải làm việc âm. Không biết lấy cái gì để mà đo. Những người làm việc âm tìm ra được một cái thước chuẩn để đo là một công việc không dễ chút nào. Tìm hoài, tìm mãi, tìm ở đâu? Cuối cùng, tìm ngay trong ta chứ không phải ở đâu xa lạ. Bởi nó chứa đựng tất cả. Những cái gì tinh tuý nhất, ô trọc nhất, quỷ quái nhất đều tồn tại trong con người ta. Cho nên khi thực hành tâm linh, điều quan trọng nhất là tâm pháp. Và cái cao nhất cũng là tâm pháp. Ví như Bùa ngải xứ Mường mà tôi đã có dịp đọc trên Tạp chí Thế Giới Mới mà anh là tác giả. Bùa ngải không có tội, chỉ có người thực hành phương pháp này sinh công hay sinh tội mà thôi. Bản thân nó rất vô ngã. Và nếu như cái nghiệp nhà anh mà nó hợp với cái pháp này thì cái duyên pháp ấy nó hợp nhau để tạo nên một sự lợi lạc. Và chính cái bùa ngải này là hóa giải, là chuyển nghiệp. Vậy thì muốn chuyển nghiệp có ngàn vạn cách. Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nhưng tại sao anh chọn một pháp tu, anh lại bảo chỉ pháp tu anh mới đúng còn pháp kia là sai, là xấu, là lệch. Cái đó là do nhận thức của chúng ta quá chật hẹp.
PV: Bà quan niệm thế nào về chữ Đạo? Và những người làm tâm linh như bà có cần có Đạo không?
Bà Phan Oanh: Tôi có một quan niệm thế này: Đạo xếp đường tròn. Và nếu trên hành tinh chúng ta có 7 – 8 tỷ người thì cái hành tinh tưởng là to, vĩ đại nhưng so trong thiên hà nó mảnh mai, bé xíu, chứa đựng 7 – 8 tỷ người sẽ có một đường tròn khổng lồ cho 8 tỷ chỗ đứng. Và mỗi người chỉ được đứng một vị thế trên cái đường tròn khổng lồ ấy, không ai tranh của ai. Vì vậy, tôi rất muốn mọi người khi có nhân duyên để làm công việc tâm linh thì phải xích lại gần nhau. Hội được cái tâm, chụm đầu vào nhau mà phát huy hết sức mạnh. Tôi cho đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và ai đó có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này thì phải làm cho cái duyên đó toả sáng, làm lợi lạc cho chúng sinh. Có lần tôi đã nói với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: “Hằng ạ! Trời đất và liệt tổ liệt tông ban cho Hằng một bảo bối để Hằng đi tìm mộ. Và cái bảo bối này sẽ giải quyết được một nhu cầu bức xúc vô cùng sau chiến tranh. Hằng phải sử dụng bảo bối này với cái tâm phải sáng, đức phải rộng. Nếu như tâm mà mỏng, đức mà sơ, không may thiên nhiên trời đất thu lại, cô cháu mình sẽ trở thành… “ông lão đánh cá”. Cái lẽ hiển nhiên ấy, không phải ai làm tâm linh cũng hiểu được đâu. Họ cho rằng khả năng ấy là của họ, cho nên cái tôi của họ đã lấn lướt.
Khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (năm 1997), 3 buổi chiều, ông Ngô Đạt Tam, giám đốc Trung tâm lên nhà tôi trao đổi, đàm đạo. Tôi bảo với ông ấy rằng: “Anh Tam ạ! Cái mừng nhất là Trung tâm này ra đời, có nghĩa là thông tin của tôi bắt được cách đây 15 năm (1982) là đúng. Rằng nó phải là một ngành khoa học. Và nhà nước sẽ quan tâm đến. Bây giờ nhân danh một nhà khoa học, tập hợp các nhà ngoại cảm, nếu như các anh không vững vàng về lý của trời đất thì cái trung tâm ấy sẽ trở thành nơi các nhà ngoại cảm… tỷ thí tài năng. Bởi vì tôi biết, trong cái môn này thì chả có ông nào bé cả. Thầy nào cũng là số một."
P.V: Có một thực tế là dân ta hiện nay đổ xô đi lễ. Có lẽ chưa bao giờ, các đình, chùa, miếu mạo lại đông con nhang đệ tử đến xì xụp khấn vái nhiều như bây giờ? Đó phải chăng vì dân ta mộ Đạo? Đạo ở Việt Nam đang thịnh?
Bà Phan Oanh: Ngày 14 tháng 2 năm 1982, tôi bùng nổ hiện tượng này. Tôi nhận được một thông tin: “Con ơi! Dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Bao giờ dân giác ngộ đạo mới là điềm thịnh của quốc gia. Ta báo cho con biết trước, từ 1985 trở đi, những thành phố lớn, những người có học sẽ đua nhau đi lễ”. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng. Song lúc ấy, tôi cứ tự hỏi: “Tại sao sính lễ là điềm suy?". Mãi sau này tôi mới hiểu được.
Ngạn ngữ dân tộc ta có câu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Có nghĩa: Thứ nhất tu tại gia không phải là lễ tại nhà. Đó là mối quan hệ giữa người với người trong huyết tộc. Ví như cha mẹ tôi sinh hạ được 5 người con. Nhưng bố mẹ nói: "Chỉ thích ở với cô Oanh thôi. "Thì tôi nuôi mẹ, đó là nhân duyên, cái lý của nhà Phật. Lúc khỏe cụ trông nhà cho tôi là duyên. Lúc ốm thì là nợ. Cụ ở với tôi thì dứt khoát nhân tài, vật lực, công hạnh, bản thân tôi phải cống hiến 70% còn bốn vị kia chỉ có 30% thôi. Nếu tôi ngộ đạo thì tôi làm bằng sự tự nguyện, tôi được công đức. Đấy mới là tu. Còn nếu vô đạo, tôi sẽ bảo: Cụ đẻ ra được 5 người chứ không phải mình tôi, các ông bà chia nhau đến để mà hầu cụ. Một ví dụ nữa. Có một người bạn rất giỏi về mảng dự báo bảo: “Oanh ơi! Cẩn thận không năm nay nhà Oanh mất xe đấy”. Và nếu như người dự báo ấy giỏi, tháng 10 tôi bị mất xe thật. Nếu ngộ đạo, tôi sẽ nói với chồng: “Chắc nó vào chương trình rồi anh ạ!” thì xe mất nhưng vợ chồng tôi không cãi nhau, tinh thần nhà tôi không nát. Và tuyệt vời hơn nữa khi tôi nhận được một câu: “Thôi em ạ. Năm ngoái các cụ cho mình 10 cái xe, năm nay mất 1 cái, yên tâm đi”. Đấy mới là tu. Chứ không phải rằm, mồng một, con không đến chùa, con lễ ở nhà là tu tại gia.
Thứ hai tu chợ. Đó là mối quan hệ ngoài huyết tộc nhưng diễn ra sắc tục. Chị tử tế chị đi chợ đoan trang. Bà nhẹ nhàng đi chợ ý nhị. Tôi tham, tôi mua một cái cải bắp, bằng được tay nem tay chanh thêm cho bác củ hành. Qua hành vi mua bán bộc lộ hết tính nết, bao nhiêu nọc độc có cơ lộ rõ. Đi đến công đường không nghĩ chuyện làm chỉ nghĩ chuyện lật đổ. Trong khi đó, trong số mệnh mình, nếu mình hiểu mình chỉ là quân xe thì làm sao mình lên tướng được. Vốn của mình nó thế, nó phải thế. Phật nói rất rõ ràng, nó là nhân quả. Còn nếu hiểu, kiếp này mình rất giỏi nhưng chỉ làm trợ lý, làm quân xe thì mình làm hoàn thành công việc của xe, mình đã đắc đạo.
Thứ ba tu chùa. Có nghĩa là tu ở nhà cho tâm sáng, ứng xử ở ngoài cho đức rộng thì anh đến chùa là báo công với người Mẹ thiên nhiên. Mà một là công, hai là tội.
Ở Việt Nam bây giờ, người hư đi lễ nhiều. Tôi cam đoan đánh đề ngày nào cũng đi lễ. Cà phê bóng đá ngày nào cũng đi lễ. Chạy trốn pháp luật, buôn gian bán lận đi lễ. Còn những người đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu tắt mặt tối làm quần quật thì thời gian đâu mà đi lễ. Cho nên dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Cho nên phải tốt từ nhà, tốt đến xã hội con ơi mới đi lễ. Một câu đơn giản vô cùng mà tôi thấm thía. Càng ngẫm càng hay, càng đúng.
Cho nên chữ đạo là một vòng tròn khép kín không đầu. Dân tộc Việt Nam có câu “thứ ba tu chùa” nhưng lại có câu “Tiên học lễ”. Đấy là khởi đầu. Khởi đầu chính là nó và kết thúc cũng chính là nó.
P.V: Nói như bà thì ở Việt Nam, dân ta đang thiếu Đạo?
Bà Phan Oanh: Đúng! Việt Nam thiếu Đạo. Đức, bây giờ chúng ta dạy đức quá nhiều. Thế hệ chúng tôi trước đi học cũng vậy. Những tiết luân lý nhiều lắm. Nhưng người ta dạy Đức mà không dạy Đạo. Cho nên lớn bé, già trẻ, đạo đức cứ xuống cấp. Và cái buồn da diết là hễ khi nhắc đến chữ Đạo, người ta lại có một khái niệm là: cậu này có đạo là nghĩ cậu hay đi lễ. Tệ hơn, người hay đi lễ là xếp vào dạng kém hiểu biết. Theo tôi, nếu nói người ấy có Đạo, có nghĩa là: Người ấy có văn hoá. Và hiện nay, chúng ta đang nhầm lẫn giữa tri thức với văn hoá. Người tri thức bây giờ hơi đông nhưng người có văn hoá bây giờ hơi hiếm.
Từ cái chữ Đạo, thước Đạo này, tôi mới giật mình, ông trời chỉ cho tôi cái thước này, tôi mới đem mọi việc âm, dương soi vào đây, thấy sai nhiều quá. Cũng phải sau 7 năm tôi tiếp nhận, thể hiện, 7 năm tôi tu, học, rèn, và đến năm thứ 7, tôi mới đủ trí tuệ thắp một nén nhang thưa với trời đất rằng: Con lạy ngài, con xin khước từ tất cả công danh sự nghiệp đời thường để con đổi lấy hai chữ… học trò. Vì sao? Vì trong 7 năm ấy tôi thấm thía cái thước đo vô hình, đó là thước Đạo. 7 năm ấy tôi thấm thía cái chúng ta bị thiếu hụt, đó là thiếu Đạo. Lạy Phật, đạo cao nhất và đạo cần thiết nhất, đó là Đạo làm người. Làm người chưa xong thì làm sao thành thánh, thành Phật, thành tiên được.
Tôi luôn nói với những người đến với tôi rằng, nếu như ai thích hiểu thì đến với tôi, còn nếu ai thích biết (muốn biết mình sướng hay khổ?) thì mời đi nơi khác. Đến với tôi mà muốn hiểu trong đời sống tâm linh có bao gồm những nội dung gì thì xin mời lưu lại ở đây, tôi hết lòng hết dạ đàm đạo. Vì sao? Vì trong đời sống tâm linh có đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Cho nên con số 1 là con số vũ trụ, con số 2 là con số biến và con số 3 là con số hoá. Hiện nay chúng ta đang bị nhầm đời sống tâm linh với hiện tượng tâm linh mà ta qưen gọi là các nhà ngoại cảm. Bây giờ có rất nhiều nhà ngoại cảm lấy vợ bé, họ không tu đức, họ chẳng tu tâm. Họ cho rằng: giời cho tôi lộc, tôi được hưởng. Họ quên mất rằng, giời cho họ cái lộc ấy để họ là tấm gương sáng cho trăm họ soi. Họ quên mất rằng: Trời cho họ cái lộc này để họ làm phúc chứ không phải để họ lấy phần. Vì lộc có hai thứ: giá trị tinh thần là phúc âm. Giá trị cụ thể là phần. Mà lấy phần thì hết phúc. Lấy phúc phải nhẹ phần. Vì thế, bây giờ, có những cửa điện cửa đền người ta gọi là cái máy chém tiền. Một ngày họ thu vài chục triệu là chuyện thường. Và tôi sợ những người này, thương những người này, lo cho họ. Tôi không hiểu họ cần nhiều tiền thế để làm gì vì tôi cam đoan, họ có ăn yến đi chăng nữa, ngày họ cũng chỉ ăn đến ba bữa. Một bữa cơm ngon ăn quá thành bội thực. Trời cho lộc, làm việc âm phải lấy lộc âm là phúc. Chứ làm việc âm mà lấy lộc trần là phần thì xin lỗi, “lộc phật có gai”. Con cháu nay mai tha hồ trả không biết bao nhiêu cho kể.
P.V: Có phải vì thế mà người đời thường nói: “Làm việc âm bạc phúc lắm” phải không, thưa bà?
Bà Phan Oanh: Anh nghĩ như vậy hay anh trăn trở?
P.V: Tôi nghĩ như vậy và chiêm nghiệm như vậy.
Bà Phan Oanh: Đạo học phương Đông giống như cái tam giác cân. Tôi dùng từ đạo học phương đông chứ không dùng từ triết học phương đông. Nó có 3 đỉnh. Người được gọi là ngoại cảm phải học đủ 3 thứ này. Nếu không sẽ sai phạm. Thứ nhất, giới pháp luật, tức là anh phải hiểu. Hiểu rồi thì anh hãy biết. Biết rồi anh phải dạy cho trăm họ tu. Nhưng bây giờ tất cả thầy đồng, thầy bói, thầy cúng.. làm mỗi cái đỉnh biết này thôi. Chẳng hạn một ông thầy số bảo: năm nay anh năm tuổi phải làm lễ giải hạn đi. Thế là hì hà hì hụp lễ như tế sao. Không ai hỏi: “Tại sao phải lễ giải hạn?”. Hỏi sợ phạm thượng, sợ ông thầy đuổi thẳng cổ về: “Vớ vẩn, năm nay sao La hầu, Kế đô, không lễ chết. Bỏ tiền đây lễ”. Người lễ hoàn toàn không hiểu nhưng cứ phải lễ. Tức là lễ này không có nghĩa. Lễ phải đạt đến cái nghĩa cơ. Cho nên hiểu rồi hãy nên biết. Biết rồi thì phải tu. Còn lễ chỉ là một phương pháp cực kỳ nhỏ: một là báo công, hai là kêu cứu, ba là chắp tay trước ngực nói: “Mẹ ơi! Phúc nhà con thì mỏng, đức nhà con thì sơ nhưng kiếp này con đã thay cả nhà giác ngộ được Đạo rồi. Con nguyện từ nay cho con khoẻ để con lập công chuộc tội, con làm nhiều việc thiện”. Cái tu này, nói như dân gian là “đức năng thắng số” hay ý thức tác động trở lại. Và người làm ngoại cảm phải học đủ 3 cái này. Cái hiểu là lý, là ánh sáng để rọi đường. Cái biết là anh thực hành. Cái dạy cho trăm họ tu là anh tạo ra pháp có để anh lấy một chút công đức. Nếu anh làm đủ 3 cái này, không lo bạc phước.
“Mãi mãi tôi chỉ là một con tốt vô danh làmcông việc dẫn đường”
P.V: Như tôi được biết, có lẽ không có một quốc gia nào trên thế giới này lại sản sinh ra nhiều nhà ngoại cảm như ở Việt Nam. Bà lý giải gì về điều này?
Bà Phan Oanh: Ngay từ những ngày đầu có khả năng ngoại cảm, tôi đã nhận được thông tin: “Con ơi! Cuối thế kỷ 20 các nhà ngoại cảm Việt Nam sẽ nổi lên như mưa rào. Và những người tìm mộ sẽ rất đông để thoả mãn một nhu cầu bức thiết sau chiến tranh. Ngẫm đến bây giờ thấy hoàn toàn đúng. Như lúc đầu tôi đã nói, đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và các nhà ngoại cảm là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này.
P.V: Hiện nay, chúng ta chưa có một con số thống kê chính xác về số hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy sau chiến tranh nhưng ước chừng còn khoảng 300.000 hài cốt còn vùi xác thân trong rừng sâu, núi thẳm. Ngày ngày, vẫn còn hàng ngàn người mẹ, người vợ, người con đau đáu, khắc khoải, để rồi bằng mọi cách đi tìm hài cốt của chồng, con mình. Những cuộc đi tìm ấy vô cùng gian nan và tốn kém. Là người trong cuộc, bà nghĩ gì về điều này? Có cách nào giải quyết bằng tâm linh không?
Bà Phan Oanh: Có lẽ việc tìm mộ này sẽ diễn ra trong một thời kỳ lịch sử kéo dài từ 50 năm đến 70 năm. Sau 70 năm, chúng ta nên lập các đàn, không chỉ có cầu siêu mà xin cho các liệt sĩ đầu thai, chuyển nghiệp để đừng có lấn quấn với cái thân tứ đại làm gì. Bởi vì cái này nên rời bỏ, nên về các cảnh giới khác dù rằng cõi trung giới hay thượng giới mà làm cái công việc nó ân nghĩa hơn là cứ luẩn quẩn trong rừng sâu, khe đá cũng chỉ là ma mường, ma xó mà thôi. Và ước gì, dân tộc chúng ta, có một ngày 27 tháng 7 nào đó, chùa chùa, nhà nhà, cùng một lúc làm được việc này để cho cái sự rung động được cộng hưởng, nhân lên gấp nhiều lần. Trong đó, những người là nhân chứng lịch sử còn lại được hưởng những đặc ân, họ khởi được tâm, họ làm được. Và những chùa lớn đánh cùng một lúc tiếng chuông, chuông hiệu triệu, chuông cầu siêu, chuông hoá giải tất cả mọi nghiệp ai oán, ân oán, hờn oán, hận oán trong chiến tranh và xin với trời đất, xin Phật độ để cho những vị có công với quốc gia sớm được chuyển nghiệp đầu thai, làm những công việc lợi ích. Năm 2000, năm chuyển giao thế kỷ, ngày mở đạo của tôi, tôi đã viết những câu thơ thế này:
“Canh Thìn tiếng trống âm vang/ Mẹ ơi! trống dậy thế gian chuyển mình/ Lẽ trời sự biến sự sinh/ Qua cầu binh lửa hiểu mình, hiểu ta/ Chúng con kết một đàn hoa/ Tạ ơn vũ trụ ông bà, tổ tiên/ Tạ ơn triệu triệu người hiền/ Đã dâng đã hiến đã yên lặng rồi./ Đã thành nhựa sống cho đời/ Để cho cây đạo đâm chòi nảy hoa/ Vinh quang bách họ tạo ra/ Người còn tưởng nhớ người xa ân tình”
Tôi ước ao đội quân binh hùng tướng mạnh ấy vẫn là binh hùng, ngọn lửa chiến tranh ấy vẫn là lửa thiêng. Cho nên đi đâu tôi cũng chỉ cầu xin Việt Nam sáng đạo. Và trong dân có đạo để dân tộc chúng ta hưng đạo. Và tôi vô cùng thấm thía những khi tiếp nhận được những thông tin từ cụ Trần Hưng Đạo. Cụ nói: “Con ơi! Ta yêu cái dân tộc này. Cho nên ngay cả khi ta về với gió, với mây, ta vẫn để lại một cái hiệu mà không biết bao nhiêu người hiểu được lòng ta: là Trần – Hưng – Đạo." Một nguyện ước thật là chân chính, giản đơn mà trong sáng vô cùng. Một con người bằng xương bằng thịt. Một vị thánh nhân và ngài đã thành bất tử.
Cho nên sẽ phải có cách hoá giải. Tôi cho rằng, những người dễ tính khi thác, họ về luôn với gió núi mây trời. Chỉ những người khó tính khi mất mới đòi tìm mộ. Người ta chấp, hận thì bắt phải tìm. Cho nên xin các ngài đại xá cho, cụ nào thiêng thì xếp vào loại khó tính. Có những gia đình đến đây, tôi có thể dự báo, không nên đi tìm. Vì người trong gia đình đó đã hết duyên, chẳng nợ, đừng đi tìm nữa. Nhưng có người ốp hẳn vào anh chị em, con cháu trong nhà, dẫn đi tìm bằng được.
P.V: Là một trong những người có khả năng ngoại cảm đầu tiên ở Việt Nam, tại sao khi Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thành lập, bà lại không tham gia?
Bà Phan Oanh: Trước khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, các anh trong Ban giám đốc có đến mời tôi tham gia. Tôi nói với các anh ấy là: “Tôi luôn là người bạn tốt của các anh. Còn các nhà ngoại cảm, họ là những bậc thầy, xin các anh cứ rước họ vào. Tôi chỉ là bạn của các anh và lúc nào cũng xin sẵn lòng chia sẻ và đàm đạo”.
Có lần, tôi nói với anh Chu Phác (Thiếu tướng Chu Phác, chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý) rằng : “Anh Phác ơi! Trời sinh anh làm tướng, trời lại khai mở cho ông tướng có duyên tâm linh thì anh phải làm các việc lớn hơn những công việc đi tìm hiểu “mấy con ma”. Vì xin lỗi! Gọi hồn có hàng ngàn năm nay rồi, trong khi chúng ta còn quá nhiều những việc lớn phải làm. Ngay từ ngày đầu, tôi đã nói với anh Ngô Đạt Tam (Giám đốc Trung tâm): “Khi các anh thành lập một trung tâm nghiên cứu tiềm năng lớn như thế này, thì việc số một các anh có thể giúp được dân tộc này là nhân danh làm khoa học, các anh tìm hiểu và hiệu triệu đủ cho tôi 10 nhà phong thuỷ. 5 người giỏi bằng sách, 5 người giỏi bằng duyên trời để giúp dân tộc này bước vào thời kỳ phục hưng dựng nước. Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long…" Nhưng họ đã không làm được. Toàn mất thời gian đi xem gọi hồn gọi cốt, tìm mộ tìm mung. Tôi còn dặn thêm: "Anh ơi! Mời các ông này để phục vụ sơn hà xã tắc nhưng phải mở ngoặc đơn, nói với các ông bà ấy đứng trong hậu trường. Chứ đừng đòi ngồi vào ghế Bộ chính trị." Có nhiều người lầm tưởng, tôi được nhà nước trọng dụng, nay mai được ngồi vào ghế này, ghế kia, thế là tự nhiên họ thành ra mặc cả. Đã âm thì phải ẩn, đã dương thì được hiện. Đó là luật. Tiếc rằng, bây giờ không ai hiểu luật. Họ quay sang pháp quyền. Đạo có 2 phần luật và pháp. Bây giờ người ta thiên về pháp, thích quyền năng. Còn luật chính là ánh đuốc để soi đường thì người ta lãng quên. Ngay cả tu phật cũng vậy. Người ta cũng thích pháp quyền hơn. Chứ còn cái giáo lý để giúp cái tâm đạt đến thông giác ngộ thì lại quá ít.
P.V: Không tham gia Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, vậy bà đứng ở vị trí nào trên bàn cờ tâm linh Việt Nam?
Bà Phan Oanh: Chức năng của tôi mà tôi thu nhận từ người Mẹ thiên nhiên là: "Mãi mãi con chỉ là một con tốt vô danh làm công việc dẫn đường, một công việc thật tầm thường nhưng rất khó. " Người dẫn đường phải hiểu rõ trước mặt mình là vực thẳm hay núi cao, bên cạnh mình là hổ phục hay rắn leo. Con dẫn đường lạc đạo cho bách gia trăm họ, con đắc tội với trời. Con dẫn đúng đường, con được công được đức. Con khắc cốt ghi xương điều này. Sống, tu cho ra trò. Chết hãy ra thầy. Ngần ấy từ là toàn bộ ván cờ của tôi. Các ngài đã bày cờ rồi. Đã tiểu tốt lại vô danh thì có nghĩa trên bàn cờ tôi không có chỗ nào đứng cả. Có một nhà ngoại cảm trong Sài Gòn 3 lần hỏi tôi: "Chị Oanh ơi! Chị có sứ mệnh bày cờ không?”. Tôi bảo: “Không”. “Chị có chỗ đứng trên bàn cờ không?”. Tôi bảo: “Càng không có”. Các bạn đi trên đường đạo, có thể đến ngã 3, ngã 5, có thể đến lối rẽ, các bạn có thể dừng một nhịp. Nếu Oanh có duyên thì chúng ta gặp nhau. Và chức năng của Oanh là chỉ đường. Và khi Oanh chỉ đường, mời các bạn cứ việc đi. Và nếu như đến cái chỗ bày cờ, các bạn ngồi vào vị thế, Oanh không có chỗ ngồi trên bàn cờ. Và không có trên bàn cờ thì người chỉ đường mới có một chút giá trị. Chứ tôi vừa chỉ đường xong, rồi bảo bây giờ các anh ngồi vào đây nhớ, còn chỗ này là của tôi nhớ thì chả còn là Oanh nữa rồi.
P.V: 25 năm làm tâm linh, điều gì khiến bà đau đáu, trăn trở nhiều nhất?
Bà Phan Oanh: Điều khiến tôi xót xa là nhà nước Việt Nam thả nổi mảng này. Chả có ai hướng dẫn. Biết bao người có duyên vì không có người hướng dẫn mà họ đi lạc đạo, biến luôn Phật thánh thành hàng hoá. Có một chị làm công việc tôn giáo của sở văn hoá Hà Nội đến gặp tôi để đàm đạo. Tôi có hỏi một câu: “Hỏi thật em nhé. Nhân danh em làm văn hoá, phụ trách tôn giáo của thủ đô, đã bao giờ em tập hợp tất cả những bà đồng cao thủ của Hà Nội để nghe người ta nói về đaọ thánh chưa em?”. Cô ấy đáp: “Em chưa làm”. Tôi bảo: “Thế bây giờ bản thân em quản lý về tôn giáo mà không nghe người ta nói thì làm sao hiểu được. Không hiểu mà lại đề ra phương án, hướng dẫn người ta thì càng thật là vô duyên. Cứ mời người ta đến theo tinh thần học hỏi. Các ông bà cứ nói thoả mái những cảm nhận của mình về đạo mẫu, đạo bản địa của Việt Nam. Và chúng tôi, nhân danh những người quản lý của nhà nước, xin chân thành cầu thị học hỏi để xem, để thấy sức mạnh của đạo Mẫu. Và các vị có thể hiến kế làm thế nào để đưa đạo Mẫu thật trật tự. Và cuối cùng là giữ được cái cốt cách thanh cao, những giá trị rất quý của đạo Mẫu”. Thế nhưng cô quản lý tôn giáo ấy đã không làm. Chỉ làm một việc này: “Xem ông này có khả năng tâm linh, ngoại cảm, có đơn vị, cá nhân nào tài trợ không? Có làm gì ảnh hưởng đến chính trị, an ninh của sơn hà xã tắc không? Có tổ chức phản động nào núp sau không? Nếu không thì thôi. Chấm hết. " Tôi cũng từng được người ta xem như vậy.
Nếu nhìn đủ một vòng tròn, chúng ta sẽ nhìn được giá trị của các bậc thầy đó. Họ là con tốt, con mã, con xe, pháo trên bàn cờ thì ta vẫn trân trọng. Nếu tôi là nhà nước, tôi phải xếp như thế nào để họ có chỗ đứng. Và phải hướng dẫn như thế nào để trăm họ đừng lạc đường, cứ chớm một tý lại đến thầy bói để hỏi. Khi chơi cờ mà anh không đủ trí tuệ đánh là anh bí cờ. Bí cờ mà đi hỏi là đánh cờ rất dốt. Cho nên cái việc đạo, nó chứa đựng những công việc như thế. Chứ việc đạo không phải là việc xem tướng, xem số, gọi hồn, cầu cúng, tế lễ, giải hạn, ngồi đồng… Đó chỉ là phương pháp thôi. Mà trong cái bầu hồ lô này có hàng tỷ pháp. Lúc nào cần, am hiểu, anh sẽ nhờ pháp ấy, đó là kẻ thông minh. Chứ nếu không nó nhiễu loạn sẽ vô cùng khó cho mọi người.
P.V: Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện thú vị này!
Hoàng Anh Sướng

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

CẬU TÔI

Ảnh: Internet
Cuộc đời, sự nghiệp cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được lịch sử dân tộc Việt nam ghi nhận. Dân tộc Việt Nam tự hào vì đã có một Võ Nguyên Giáp được bạn bè thế giới khâm phục, kẻ thù nể trọng như một "Anh hùng", "Một danh tướng đã được công nhận trong lịch sử quân sự thế giới". Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là niềm kiêu hãnh của Quân đội nhân dân VN - là người anh hùng đã góp phần làm rạng danh dân tộc Việt nam.
Cuộc sống đời thường bình dị của Đại tướng cũng như bao người dân Việt nam, chắc cũng không nhiều người được biết. Vừa qua nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2010), tác giả Tấn Định, dưới góc độ một người cháu của Đại tướng, đã ghi chép lại những hình ảnh, những câu chuyện và tình cảm của Đại tướng trong cuộc sống đời thường qua câu truyện CẬU TÔI. Được sự đồng ý của tác giả, xin giới thiệu "CẬU TÔI" để mọi người cùng đọc.


Thiền (Ảnh: Trần Hồng)
" Phải nói ngay Cậu tôi là anh Mẹ tôi. Hầu hết các tỉnh miền Trung đều gọi anh hoặc em của mẹ là Cậu, khác với một số địa phương phía Bắc, anh mẹ thì gọi là Bác, chỉ có em mẹ mới gọi là Cậu. Cậu tôi sinh ra tại ngôi nhà này, ngôi nhà của ông bà ngoại của tôi mà mấy năm gần đây được phục chế lại, ngôi nhà mà ở đó mẹ tôi đã sinh chị cả của tôi, và là người cuối cùng rời căn nhà đó vào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp". ...XEM TIẾP
Ngôi nhà, nơi sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh Vnq - 7/2009)

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Côn Sơn ngày lễ Vu Lan

Rằm tháng bảy Canh dần
Ngày mai, ngày lễ "Báo ơn",
Lớp ta lại tới Côn Sơn học thiền.
Bố mẹ giờ đã quy tiên,
Độ cho con cháu bình yên cõi trần.
Những ai còn cả song thân,
Hết lòng chăm sóc, "báo ân" khi còn.
Đừng chờ khi khuất núi non,
Mâm cao, cỗ lớn, bởi còn ai đâu.
Nhắc nhau luôn nhớ một câu,
Mình là gương sáng, cháu con soi vào.
Ta quý Bố Mẹ thế nào,
Con ta trả nghĩa sẽ cao hơn nhiều.


Ngày 20/8/2010 - 16h15' trên ô tô đi Côn Sơn học thiền

Phan Thị Thanh Hòa

Nhật ký học thiền

Buổi sáng: Bốn anh chị em vào Trung tâm khoảng hơn 7h. Mọi người đã leo núi thiền rồi, bọn mình đến sau nên ngồi đợi dưới nhà sàn.
Chừng nửa tiếng sau Thầy về. Thầy trông quắc thước, vui vẻ và khỏe mạnh. Mình cảm thấy vui khi gặp Thầy. Thầy lần lượt đo năng lượng cho từng người một, hầu hết là những người trung niên và cao tuổi, có một em nhỏ chừng 10 tuổi. Ai cũng vui vẻ và nói năng từ tốn, nhỏ nhẹ.
Thầy đo cho mình năng lượng là 5.000 BE, lúc đó chưa mở luân xa. Thấp mà!
Đo xong tất cả bắt đầu ngồi thiền. Thầy mở băng. Mình "lính mới" chẳng biết gì, chưa được nghe hoặc hướng dẫn gì, mình chỉ biết làm theo lời chỉ dẫn trong băng.
Ban đầu mình rất khó tập trung, khi ý nghĩ này, lúc ý nghĩ kia chen vào. Chỉ đến khi Thầy bảo "đến luân xa 6" mình mới bắt đầu cảm nhận được ở đấy nóng lên, nóng dần lên, nóng rân ran hai mí mắt. Hai mí mắt muốn chớp lia lịa. Hết lời dẫn, mình tưởng tượng ra một ngọn đồi có con đường dài hun hút bạt ngàn là thông. Con đường ngoằn ngèo không một bóng người. Cánh rừng mát có ánh sáng nhưng lặng gió.
Mình bắt đầu nghĩ lại 10 quả cầu lửa với vầng ánh sáng ngũ sắc. Mình không thể tưởng tượng ra ánh sáng ngũ sắc như thế nào. Mình tưởng tượng ra được quả cầu nhưng không thấy lửa chỉ cảm thấy 10 quả lăn nhanh, thật nhanh chạy vào luân xa 6 mà thôi. Mình bắt đầu thấy các đường xoáy xoắn ốc sâu, thật sâu, hun hút, dài, liên tục, đến nỗi có lúc phải ngừng suy nghĩ, tưởng tượng. Xoắn ốc càng xa thì càng nhỏ, y như đuôi con ốc vặn.
Mình mới chỉ tưởng tượng ra, không thể hình dung nổi ánh sáng ngũ sắc, chỉ thấy toàn ánh sáng trắng đến chói chang tỏa xuống. Mình cũng cảm thấy mình chưa biết cách thu năng lượng. Có lẽ cũng bởi lần đầu và mình cũng còn chưa nhớ hết vị trí của các luân xa.
Trưa: Mình không ngủ được. Đầu cảm thấy nóng và căng thẳng. Không tĩnh tâm, rối bời. Trời lại mưa.
Chiều: Chiều nay thật thú vị. Thầy cho bài tập dài 81 phút. Ngay từ khâu chuẩn bị mình làm thật tập trung và nhanh chóng tĩnh tâm được.
Mình thấy thật thư thái. Có phải năng lượng vào hay không mình cũng chưa biết, chỉ biết rằng luân xa 6 nóng. Nóng quá, hai mí mắt nóng quá, ran rát. Cứ thế, mỗi khi tập trung vào luân xa 6 - 16 cảm giác đó lập tức ùa về.
Mình bắt đầu thấy rõ hơn cảm giác nóng từng vị trí: lưng, thắt lưng, đốt sống cùng, rốn, ức, cổ, nóng toàn thân. Cảm giác nóng mỗi lúc một gia tăng, bài tập cứ dài thêm, mình tưởng chừng như cơ thể phải gắng sức.
Cái nóng vào cơ thể mình từ đâu ra? Mồ hôi rịn trên trán. Khác với buổi sáng, chiều nay mình bắt đầu cảm nhận và tưởng tượng như nhìn thấy quả cầu lửa với quầng sáng ngũ sắc. Nói thế ai chẳng nói được. Mình thấy thế này: Có một quả cầu, mình chỉ nhìn thấy một quả thôi, lăn từ vòng xoáy trên cao, phía xa, trước mặt, rồi thấy ánh sáng tựa như một dải cầu vồng, cuộn tròn, tỏa ra hết vòng này đến vòng khác, liên tiếp hết vòng trong ra vòng ngoài. Nhiều, nhiều, nhiều quá. Mình phải chuyển dòng tưởng tượng đến vòng xoáy trôn ốc.
Mình cũng cảm thấy ánh sáng tỏa ra có màu xanh, tím rõ, rõ dần, vòng xoáy dài, thật dài, và sâu. Tất cả chỉ là tưởng tượng. Hai lòng bàn tay nóng, thấy nóng quá. Sao không nóng rát ở đầu ngón tay mà phần giữa lòng bàn tay cứ ran rát...
Sắp hết thời gian, mười mấy phút cuối. Mình phải mấy lần mở mắt, nhúc nhích. Mình không chịu nổi, chờ chút.. chờ chút... Nhắm mắt không tập trung trở lại được. Mình phải xả thiền trước giờ kết thúc mất... Mình vẫn đợi... cố đợi... mắt khép hờ...được rồi... đã đến lúc xả thiền. Ôi, mình đã cố, phải cố rồi. Mình vẫn cảm thấy chưa biết nạp năng lượng vào.
Tối: Mình vào muộn. Ngồi tĩnh tâm cuối lớp. Hai chân bắt chéo, ngửa lòng bàn chân. Ái chà, tư thế này mình cũng thấy vững lắm, có tê chân. Tập xong, Thầy truyền năng lượng và bấm huyệt cho mình bớt đau vai gáy, tê tay. Mình cảm ơn Thầy, cảm ơn Thầy Tổ.
0h27 đến giờ ngủ rồi!
Nguyễn Thị Nhiễu (1978)
(Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương)
cùng các bạn Phùng Thị HậuHoàng Thị Thanh Phương (Hải Phòng)

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

MỪNG LỄ VU LAN

Hôm nay rằm tháng bảy, ngày lễ Vu lan-Ngày báo hiếu cha mẹ, họ hàng, anh chị em... Tại chùa thưởng làm chay chẩn tế, cầu kinh Vu Lan, Địa Tạng, A Di Đà...
Đúc Phật dạy về lòng hiếu kính với cha, mẹ:
"Phụ Mẫu tại gia như Phật Tại thế,
Hiếu vi vạn hạnh chi tiền."
(Cha mẹ còn sống như Phật tại trần thế,
Hiếu thảo đứng đầu vạn đức hạnh)
Sách “Phật giáo trong mạch sống dân tộc” của Hoà Thượng Tích Thanh Từ viết:
Xã hội Việt Nam xây dựng trên nền tảng gia đình..
Muốn những đứa con khởi lòng hiếu kính, trước phải dạy chúng nhớ công ơn sinh thành khổ cực của cha mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
giữ tròn chữ hiếu mới là đạo con."
"Mẹ già như chuối ba hương,
như xôi nếp một, như đường mía lau."
"Bao giờ cá lý hoá long,
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa."
"Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng."
"Lâm râm khấn vái Phật ,Trời
Xin cho cha mẹ ở đời với con."
"Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu."
"Đến chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ đi tu không đành."
"Tu đâu bằng được tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu."
“Phật trong nhà không thờ, thờ Thích Ca ngoài đường!”
Đạo Phật chú ý đặc biệt đến lòng hiếu thảo của kẻ làm con. Kinh điển dạy người con phải hiếu kính cha mẹ như:
- Kinh Báo Ân phụ, mẫu
- Kinh Thai Cốt
- Kinh Hiếu Tử
- Kinh Đại Tậư
- Kinh Nhẫn Nhục
- Kinh Vu Lan....
Những kinh chỉ đề cập chữ hiếu vài từ, vài đoạn thì bàng bạc khắp Tam Tạng Thánh điển không kể xiết.
Kinh Phật có câu:
"Phụ Mẫu tại gia như Phật Tại thế,
Hiếu vi vạn hạnh chi tiền."

Kinh Thai Cốt viết: “Thế gian vạn phấp mạc quá phụ mẫu cù lao ân đại”, nghĩa là: "Muôn việc ở thế gian, không gì hơn công nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ."

Kinh Báo ân Phụ, Mẫu: “Ân đức cha mẹ vô lượng vô biên, kể không bao giờ cùng”.

Kinh Nhẫn Nhục: “Cùng tột điều thiện không gì bằng hiếu!"
Cùng tột điều ác không gì bằng bất hiếu”.

Trong Luật, Phật liệt tội bất hiếu đứng đầu năm tội “Ngũ Nghịch”.
LÂM PHÚC, 24.8.2010

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Phật ở đâu?


Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả. "Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng."
Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.
Ông lão mỉm cười:
- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư...
- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.
Ông cụ cười ha hả:
- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư...
- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...
- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...
- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng ngưỡng mộ.
- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy kính trọng và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.
Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả.
Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa, bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.
Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con."


(FB Thiên Thai's blog)

Món ăn nhân mùa lễ Vu Lan


PHỞ CHAY

Nguyên Liệu

- Bánh Phở tươi hoặc khô
- Thịt Chay (Bò hoặc Gà) đem về ngâm mềm
- Bò viên chay
- Củ cải trắng tươi 1 củ
- Củ cải muối 1 củ
- Gừng 1 củ nhỏ nướng vàng
- Củ hành tím nướng vàng
- Tỏi tây 1 cây, cắt nhỏ phần lá xanh để riêng, phần trắng để riêng
- Lá quế, ngò, ngò gai, giá
- Quế, hồi, thảo quả (hoặc mua 1 gói gia vi nấu phở có bán sẵn)
Cách Làm
- Nấu nước soup cùng củ cải muối, củ cải trắng
- Xào thơm Thịt chay cùng với cọng tỏi tây
- Cho gừng, hành tím nướng vàng cùng gia vị Phở vào nước soup
- Cho Bò Viên vào nước soup
- Nêm lại 1 lần nữa
- Trụng bánh Phở cho vào tô, xếp thịt chay vào tô, chan nươc soup cùng bò viên vào
- Rắc ngò, và lá tỏi tây đã cắt nhỏ lên trên

CÁ KHO TỘ CHAY
Nguyên liệu:
- 3 – 4 lát cá chay (mua sẵn ngoài chợ)
- 1-2 tép hành lá
- Ớt khô
- Cỡ 2-3 thìa canh xì dầu and ½ viên chao trắng
- Đường + bột nêm chay
- Chút dầu ăn
Cách Làm:
Phi hành củ với dầu cho thật thơm, sau đó cho cá vào, lật qua lại cho cá thấm hành thơm. Sau đó cho xì dầu and ½ viên chao tán nhiễn vào, add đường (cỡ 2 thìa canh) + ớt + tiêụ. Khuấy nhẹ Tay cho cá thấm gia vị, bắc lên kho với lửa vừa, nhớ trở mặt cá thường xuyên để cá thấm đều. Kho cỡ 5-7 phút, sau đó vặn lửa lớn hơn chút để cho nước cá kho keo lại, nhớ nếm và gia giảm gia vị cho cá vừa ăn.

CÁ KHO CHAY
Nguyên liệu:
- Đậu phụ tươi
- lá rong biển (loại gói sushi của nhật)
- Gia vị: muối, bột nấm chay, tiêu, nước tương ngon, nước hàng, đường, dầu ăn, hành lá
Cách làm:
- Cắt đậu phụ tươi ra thành ngón tay. Đem rửa 2 nước ấm. Đợi ráo nước thì nêm gia vị như muối, bột nấm. Khi thấm thì đem xào với tí dầu cho nó ráo bớt nước. Nêm thêm nếu thấy cần thiết. (giai đoạn này thì nêm nhạt thôi.) Xào xong thì đem cuốn vào trong lá rong gói sushi của nhật. Xem hình.
- Khi gói xong thì đem chiên với ít dầu cho vàng và săn lại đều, vớt ra để vào đĩa/rổ có lót giấy cho thấm bớt dầu.
- Sau đó pha một chén nước xốt trong đó có ít nước, nước tương ngon, nước hàng, bột nấm, tí muối, tiêu, đường. Khuấy lên cho tan đều.
- Bắc chảo khác lên cho tí dầu. Khi dầu nóng thì cho hành lá. Dùng đũa đảo sao cho đều khi vừa vàng thì cho chén nước xốt vào. Đợi nước xốt sôi lên thì nêm xem vừa ăn không. Vị nó mặn nhiều hơn ngọt.
- Khi nêm nếm vừa miệng cho những miếng cá chay đã được chiên sơ này vào chảo nước xốt. Vặn lửa nhỏ lại cho cá chay kho cho thấm. Lâu lâu trở nó cho cá chay kho thấm đều hơn...Khi thấy nước hơi hơi keo keo lại thì tắt bếp.
- Dọn ra đĩa cho tí tiêu rồi dùng với cơm nóng rất ngon.

Hình minh họa
Giai đoạn làm cá. Đậu phụ tươi đem rửa, xào, cuốn, chiên,
rồi đem kho




Giai đoạn kho

SỮA CHUA CUỐN XỐP
Nguyên liệu:
- 1 hũ sữa chua
- 2 trái chuối già, cắt hạt lựu
- 6 trái nho, bỏ hạt, cắt làm 4
- 5 củ năng, cắt hạt lựu
- 12 cái bánh tráng xốp
- 1/2 bịch bột chiên giòn
- 1 bịch bột xù
- 200g xà lách
- cà chua
- 1 muỗng hạt nêm
- Dầu ăn để chiên
Cách làm:
- Luộc tôm chay với một ít hạt nêm.
- Trộn đều sữa chua, chuối, nho, củ năng và tôm chay với nhau.
- Trải bánh tráng xốp vào đĩa, thêm hỗn hợp nhân sữa chua vào bánh tráng. Cuốn chặt tay.
- Khuấy đều bột chiên giòn với nước lọc.
- Nhúng sữa chua cuốn xốp vào bột ướt, sau đó nhúng vào bột xù và chiên chín vàng.
Để sữa chua cuốn xốp vào đĩa, dùng nóng.

LẨU NẤM

Nguyên liệu:
- Cà chua 1 kg
- nấm rơm 100g
- nấm kim chi, nấm hương, nấm mèo mỗi thứ 50g, nấm tuyết 20g
- cải thìa 200g,
- cà rốt, bắp cải tím mỗi thứ 10g,
- hạt nêm chay, đường, muối.
Cách làm:
- Cho cà chua vào xào cho thơm rồi trút nước lẩu có hầm ít rau củ cho ngọt. Nêm hạt nấm chay để món lẩu được thơm. Xếp các loại nấm xen kẽ rau củ, dùng chung với bún tươi.
Bí quyết:
Nên xào lâu cà chua để cà ra màu đẹp mắt.

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Mọi thứ không luôn giống như bạn nghĩ


Có hai thiên thần, một già một trẻ, đang đi ngao du và dừng lại nghỉ đêm tại một gia đình giàu có.
Gia đình giàu có nhưng khiếm nhã đã không cho những thiên thần nghỉ ở phòng khách. Thay vào đó, họ chỉ cho các thiên thần một chỗ trong tầng hầm lạnh lẽo.
Khi đang nằm ngủ, vị thiên thần già nhìn thấy một cái lỗ trên bức tường của tầng hầm. Vị thiên thần liền dậy sửa lại bức tường bằng cách bịt lại cái lỗ. Khi thiên thần trẻ hỏi tại sao làm vậy, thiên thần già đáp, "Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ."


Đêm hôm sau, hai thiên thần nghỉ chân tại một gia đình nông dân nghèo nhưng mến khách. Sau khi chia cho họ phần thức ăn ít ỏi của mình, vợ chồng chủ nhà nhường chiếc giường của mình để cho các thiên thần nghỉ trên đó. Sáng hôm sau, khi thức dậy, các thiên thần thấy vợ chồng người nông dân đang khóc. Con bò sữa, nguồn thu nhập duy nhất của họ, đã chết ngoài đồng.
Thiên thần trẻ tức giận hỏi thiên thần già, "Tại sao ông có thể để điều này xảy ra? Người chủ nhà đầu tiên có đủ mọi thứ thì ông lại giúp đỡ, trong khi gia đình này rất nghèo khó và sẵn sàng chia sẻ thì ông lại để cho con bò của họ chết."


"Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ," thiên thần già trả lời. "Khi chúng ta ở trong tầng hầm của toà lâu đài, ta để ý thấy có một kho vàng được giấu trong cái lỗ trên tường. Nhưng vì tên chủ nhà quá tham lam và ích kỷ, ta đã bịt kín cái lỗ lại khiến hắn không thể tìm ra kho báu.
Còn đêm qua, khi chúng ta ngủ trong nhà người nông dân, thần chết đã đến đây và định lấy đi mạng sống của người vợ. Ta đã xin thần chết lấy mạng sống của con bò thay cho mạng sống của bà ấy. Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ."


Đôi khi, mọi việc xảy ra không theo ý bạn muốn. Nhưng nếu bạn có niềm tin, bạn hãy luôn tin rằng các thiên thần luôn bên bạn để sắp xếp mọi chuyện xảy ra có lợi cho bạn. Chỉ có điều, có thể phải mất một thời gian sau bạn mới nhận ra được điều đó.

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Hoa Đà Lạt



Bộ ảnh hoa do chị Bình và Duy Phương gửi tặng Câu Lạc Bộ

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Mít kho


Hôm trước lên chùa, Thu và chị Vân được Thầy Huệ Tín cho nếm thử món mít kho. Ăn rất ngon. Thầy đi dự cỗ chay lấy phần về cho mọi người. Hôm nay Thu tìm được cách chế biến món này, khá đơn giản, ăn lạ miệng và ngon. Xin giới thiệu với mọi người.

Nguyên liệu
Mít non 300g, đường, muối, nước tương, dầu ăn

Cách chế biến
- Mít non chưa cứng hột xắt miếng hình cánh quạt, dày khoảng 1-2 cm, rửa sạch, phơi nắng cho ráo nước rồi đem chiên vàng hai mặt, gắp ra đĩa.
- Phần dầu trong chảo cho vào một ít xì dầu, muối, đường và chút nước sôi, đun già lửa, nêm nếm lại cho vừa.
- Xếp mít vào nồi, kho nhỏ lửa với hỗn hợp trên, trở đều hai mặt. Khi thấy mít đã ngả màu vàng sậm hơn, lấy đũa xăm thử thấy miếng mít mềm thì tắt lửa.

Ăn mít kho với cơm nóng.

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

TƯỢNG SỐ BÁT QUÁI

Lương y VÕ HÀ
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Sáng nay, cô Ph., nhà láng giềng, sau chuyến đi miền Trung về đã đến nhà và hồ hởi báo tin “Nhờ mấy con số anh cho, chuyến này em đi xe rất thoải mái, không phải uống thuốc gì mà người vẫn nhẹ như mây!”
Cô Ph. 48 tuổi, đã có 5 con, người khoẻ mạnh, quanh năm suốt tháng hiếm khi thấy ốm đau, chỉ hiềm một nỗi mỗi lần có việc phải đi xe hơi là bị chóng mặt, nôn ói, người vã ra như bị tước hết sinh khí. Sống ở miền Nam, lần này, cô có việc phải ra Quảng Ngải để rước cô con dâu và đứa cháu nội vừa mới sinh được một tháng. Là người láng giềng, lại xem nhau như thân thuộc, cô thường gọi tôi là anh xưng em. Biết được chuyến đi và nghe cô than thở về nỗi khổ bị say xe trên đường dài, tôi đã truyền cho cô một “bí kiếp” hộ thân. Đó là một mảnh giấy nhỏ ghi dãy số 720.640. Cô được căn dặn khi ngồi trên xe, thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, hoặc lúc nhớ ra hãy nhẩm niệm trong tâm những con số “bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . .”.
Hôm nay, cô kể lại, lúc ngồi trên xe thỉnh thoảng cô lại lẩm nhẩm trong miệng dãy số đó, mỗi đợt khoảng 5, 7 lần. Kết quả là suốt trên đường không bị buồn nôn, khó chịu như những lần trước. Sau chuyến đi cũng cảm thấy khoẻ hơn trước nhiều. Đặc biệt, cô con dâu 28 tuổi, vừa sinh con đầu lòng xong, cũng là người vẫn bị chứng say xe từ nhỏ. Nghe mẹ nói, cô cũng bắt chước niệm thử và cũng không bị say xe. Dãy số đã có hiệu quả tốt đối với cả 2 mẹ con.
Cơ chế chống say tàu xe.
Theo các nhà khoa học, say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.
Triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe là buồn nôn, nôn ói. Theo Đông y, đây là biểu hiện của khí từ dạ dày nghịch lên. Theo học thuyết kinh lạc, dạ dày bị chi phối bởi kinh Dương Minh, một kinh nhiều khí nhiều huyết có chức năng phòng vệ cơ thể chống lại những biến động của môi trường bên ngoài. Do đó, về mặt cơ chế, chống say tàu xe phải bao gồm việc ổn định nội khí ở hạ tiêu và làm cho khí của kinh Dương Minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới (thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch).
Chữa say tàu xe bằng tượng số bát quái.
Trong cách chữa trên, nhẩm đọc dãy số 720.640 là nhằm vận dụng phối hợp một số quy luật của khí công, chu dịch và y học truyền thống. Theo tượng số bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số thuộc kim ứng với ruột già. Nhẫm đọc 720 sẽ gây ra hiệu ứng thuận khí ở kinh Dương Minh. Trong liệu pháp tượng số, khi nhẩm đọc một nhóm số, khí của con số trước sẽ chuyển cho khí ứng với con số sau. Như vậy, khi nhẫm đọc 720, khí ở kinh Dương Minh thay vì nghịch lên phía trên sẽ chuyển thuận xuống vùng ruột già theo quy luật tương sinh (Thổ sinh Kim). Do đó, đối với chống say tàu xe, nhóm số 720 là số chánh. Ngoài ra, số 6 là tượng số của Thận, số 4 là tượng số của Can, nhóm số 640 thêm vào có tác dụng dưỡng huyết, bổ Can Thận âm. Một trong những lý do của hư Hoả, của khí nghịch là âm hư. Ở đây, dùng 640 với mục đích bổ âm để tàng dương. Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 0 được thêm vào các nhóm số để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tíc tắc khi đọc nhằm ngăn cách 2 nhóm số với tác dụng khác nhau. Trên thực tế, người bệnh có thể đọc liên tục bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . . Say xe chỉ là những triệu chứng rối loạn khí hoá. Do đó, sự phối hợp của 2 nhóm số vừa giáng khí vừa tàng dương có thể nhanh chóng tạo sự ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say xe.
Tác dụng dưỡng sinh của dãy số 720.640.
Nhóm số 640 có thể dưỡng âm bổ thận. Nhóm số 720 ngoài hiệu ứng giáng khí nghịch còn có tác dụng kích hoạt dương thổ, tăng cường khí hoá ở Tỳ Vị, giải phong hàn ở kinh lạc. Sự phối hợp của 2 nhóm số gồm đủ hai thuộc tính âm dương nên không sợ phản ứng phụ mà còn có những tác dụng dưỡng sinh nhất định. Ngoài ra, dãy số 720.640 còn có thể dùng để chữa một số trường hợp bệnh lý do âm hư gây ra như nhức đầu, mất ngủ, viêm xoang mãn tính hoặc một số trường hợp đau lưng, đau khớp do phong hàn.
Hoàng Vân thấy bài này của Lương y Võ Hà hay, mong được chia sẻ.

Âm nhạc: Saint Saëns và "Ngày hội muôn thú - The Carnival of the Animals”

Nhân trong mục "mỗi ngày một bản nhạc" của CLB có bản nhạc Lecygne (The Swan) của Saint Saëns, xin giới thiệu qua tác phẩm "The Carnival of the Animals" :
Camille Saint Saëns
Camille Saint Saëns (1835 – 1921) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Pháp, nổi tiếng với các tác phẩm như “The Carnival of the Animals”, “Danse Macabre”, “Samson and Delilah”, “Havanaise”. Tác phẩm của ông gồm 13 vở Opéra, 10 bản Concerto (trong đó có 5 bản viết cho piano), 3 bản giao hưởng, thánh ca và rất nhiều bài hát, trích đoạn piano. Ông được đánh giá là nhà soạn nhạc có địa vị danh tiếng trong nền âm nhạc Pháp và châu Âu.
Khúc nhạc Lecygne (The Swan) - Thiên Nga là một khúc (suite) trong 14 khúc thuộc tác phẩm "The Carnival of the Animals" (Ngày hội muôn thú) của Camille Saint-Saëns. Đây là khúc nhạc nổi tiếng nhất trong tổ khúc, được viết cho 1 cello và 2 piano, nhưng cũng thường được các nghệ sĩ cello sử dụng để phô diễn kỹ năng trình tấu . Giai điệu được cello chơi trên nền hòa âm của hai piano. Giai điệu êm ả, mượt mà, thể hiện hình tượng thiên nga đang nhẹ nhàng lướt trên mặt hồ.
Tổ khúc "The Carnival of the Animals" gồm 14 khúc được viết cho nhóm hòa tấu gồm flute, clarinet, 2 piano, harmonica , xylophone, 2 violon, viola, cello và contrabass. Trong đó các loại động vật như sư tử, , lừa, rùa, voi, kangaroo, , thiên nga... được mô tả đặc trưng trong từng khúc.
The Swan

14 khúc của “The Carnival of the Animals

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Cái tai và văn hóa nghe (tạp văn)


Trên báo Dân trí điện tử cách đây gần 3 năm, tôi đã được đọc loạt bài tạp văn của tác giả Trần Huy Thuận, trong đó có bài này. Giới thiệu để mọi người cùng tham khảo.

LTS Dân trí - Trong cuộc sống, có những việc thật đơn giản, bởi từ xưa đến nay, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đã là như vậy. Trẻ em từ ba tháng tuổi đã biết “hóng chuyện” tức là đã biết nghe… Tạo hóa sinh ra đôi tai là để nghe, vậy thì có điều gì đáng bàn. Nhưng sau những lời bàn có vẻ “tầm phào” của tác giả bài viết trên đây có ẩn chứa những điều đáng suy ngẫm.

Sinh ra ở đời, mọi người đều có hai tai, nhưng không phải ai cũng biết lắng nghe bằng cả hai tai, cả những ý kiến khen và chê mình, cả những ý kiến giống mình và khác mình, và có thái độ ứng xử đúng. Biết lắng nghe như vậy mới đích thực là người có “văn hóa nghe”....xem tiếp
TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

TÔI LUYỆN THIỀN

Nhìn người ngồi thiền, ai không biết thì nghĩ là đơn giản, nhưng có học thiền, có luyện tập thì mới thấy chẳng đơn giản chút nào.
Ở nhà, khi nóng quá, đói quá thì tôi thường gọi “Mẹ ơi!” còn ở lớp khi ngồi thiền mỏi quá, tê quá, tôi cũng chẳng dám kêu. Mắt nhìn trước, nhìn sau không thấy Thầy, là tôi vội đổi tư thế cho đỡ mỏi, đỡ tê. Nhiều lúc tôi cũng biết như vậy là mình chưa kiên trì. Khi mới vào học, đôi khi trong lúc ngồi thiền tôi nghĩ: “Tại sao mình lại lựa chọn môn này để luyện tập chứ?” Ở nhà đau đớn khó khăn gì còn có Mẹ, người thân để thổ lộ. Ngồi Thiền một tiếng đau đớn, khó chịu không biết nói với ai, kêu với ai. Vậy mà khi tôi nghĩ đến công dạy dỗ của Thầy, tôi vẫn cố phải học, vẫn cố phải ngồi Thiền. Nhiều lúc mệt quá, vừa ngồi thiền, tôi vừa ngủ gật. Thầy thấy tôi vừa thiền vừa ngủ gật nên đã ra hỗ trợ tôi. Sau buổi thiền, Thầy cười và bảo: “Vân hôm nay ngủ gật nhiều quá.” Tôi vội vàng chống chế: “Con có ngủ gật đâu, đấy là con vô thức đấy ạ.” Ở nhà cũng vậy, nhiều hôm đi làm ở cơ quan bận rộn, về đến nhà, sau bữa tối, tôi chỉ muốn lăn ra giường ngủ ngay lập tức. Vậy mà nghĩ đến những lúc Thầy cô dạy có một mình tôi, tôi lại cố gắng, quyết không bỏ buổi tập. Có thời gian tối nào tôi cũng vừa thiền vừa ngủ gật. Cứ gật một cái, giật mình lại ngồi tiếp. Có hôm mệt quá chả cả xả thiền lăn lên giường ngủ luôn. Thời gian ở một mình, biết là không thiền buổi tối được, tôi để chuông lúc 3h để dạy thiền, thế mà buồn ngủ quá, chuông cứ thế kêu cho đến tận 5h tôi mới dậy được.
Mỗi tuần đến lớp Thầy đều hỏi xem tôi có chịu khó tập đều không. Tôi không dám nói dối bao giờ vì Thầy chỉ cần dùng con lắc đo năng lượng là biết ngay. Mọi người trong lớp năng lượng lên vù vù, riêng tôi chả biết năng lượng chạy đi đâu hết.
Được cái tôi rất chăm chỉ đi học. Dù mưa, dù nắng, nhiều hôm bận đến muộn, nhiều lúc mệt mỏi, tôi cũng đều cố gắng đến lớp. Học mãi, thiền mãi, đến nay tôi cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Thầy luôn động viên tôi, giúp tôi vượt qua chính mình.
Càng luyện tập tôi càng thấy say mê, nhất là khi tôi thấy được tác dụng của môn học này. Thiền không chỉ giúp tôi củng cố sức khỏe mà còn cho tôi khả năng giúp mọi người điều chỉnh sức khỏe. Những lúc như thế, tôi thấy tự hào vì nhờ có sự cố gắng, kiên trì, lòng quyết tâm cao độ , cộng với sự giúp đỡ của Thầy và sự động viên của mọi người, tôi đã có được thành quả như hôm nay.
Do công việc bận rộn nên tôi duy trì lịch luyện tập như sau:
Buổi tối tôi ngồi thiền tầm khoản mươi mười lăm phút, buổi sáng tôi dậy ngồi thiền 1h. Khi thiền xong tôi thấy người nhẹ nhàng, thanh thoát, dễ chịu. Một luồng sinh khí ào vào cơ thể. Tôi thấy mình tràn đầy sức sống. Ngày nào tôi bận không ngồi thiền được, người rất bứt rứt, khó chịu, cơ thể trở nên nặng nề, khác thường. Tôi có cảm giác như mình đã “nghiện” thiền.
Thiền giúp tôi tăng cường sức đề kháng. Có hôm đi làm, giữa đường gặp cơn mưa rất to, áo mưa của tôi vừa mỏng lại vừa rách, quay về nhà thì trời mưa ngập không thể nào về nhà được. Vậy là tôi đành tới Công ty trong tình trạng quần và áo và túi sách ướt hết cả. Sau cơn mưa đấy, mấy người trong công ty tôi bị ốm nặng. Mọi người cũng lo cho tôi vì thấy tôi nhỏ bé, trông yếu ớt lại bị ngấm nhiều nước mưa, vậy mà tôi lại không việc gì. Trong khi nhiều người to, béo, khỏe mạnh, không bị ướt nhiều như tôi lại bị ốm. Nhớ lại cách Thầy hướng dẫn phát công chữa bênh giúp người, tôi cũng làm thử và thấy có hiệu quả. Tôi vui lắm và càng cố gắng học tập tốt để giúp mình, giúp người.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

GS Tề Quốc Lực
Hiện nay tuyệt đại đa số chết vì bệnh, rất ít người chết vì già. Lẽ ra phải ngược lại. Hiện nay nước Nhật Bản đạt quán quân thế giới. Tuổi thọ trung bình ở nữ giới của họ là 87.6 ; còn ở Trung Quốc là 67.88 tuổi; kém tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đúng 20 tuổi.
Ở Nhật Bản mỗi tháng mọi người tập trung nghe giảng bài một lần về sức khỏe, ai không đến nghe thì phải học bù. Trpong khi đó ở Trung Quốc đại bộ phận không biết gì đến giữ gìn sức khỏe, sống được sao hay vậy, vấn đề rất nghiêm trọng. Những người chết bệnh rất đau khổ...
Trên thế giới, người ta có ra một tuyên ngôngồm 3 cái mốc. Mốc thứ nhất gọi là ăn uống cânbằng, thứ hai là vận động có oxy, thứ ba gọi là trạng thái tâm lý.

1. ĂN UỐNG CÂN BẰNG
Nhiều người vẫn nghĩ rằng giữ gìn sức khoẻ chẳng qua là ngủ sớm dậy sớm. Ở thời nhà Đường thì có thể nói vậy, chứ ngày nay nói vậy thì cực kỳ thiếu hiểu biết, có nhiều điều đã thay đổi. Nói ăn uống cân bằng, có hai chuyện là ăn và uống.
Trước hết nói về uống
Khi ở Đại Học Bắc Kinh, tôi hỏi sinh viên: Đồ uống nào tốt nhất? Sinh viên đồng thanh trả lời: Côca cola. Mỹ không thừa nhận, quốc tế cũng không thừa nhận, nó chỉ có thể giải khát, chứ không có bất cứ tác dụng nào cho giữ gìn sức khoẻ. Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ là gì, mọi người nên biết, nó phải có khả năng chữa bệnh. Cho đến bây giờ, tuyệt đại bộ phận người Trung Quốc còn chưa biết thế nào là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Ở các hội nghị quốc tế người ta đã định nghĩa ra 6 loại đồ uống bảo vệ cho sức khoẻ: trà xanh, rượu vang đỏ, sữa đậu nành, sữa chua (người ta không nói đến sữa bò nói chung, bạn nên chú ý), canh xương, canh nấm.
- Vì sao nói canh nấm? Vì canh nấm có thể nâng cao công năng miễn dịch. Có người bị cảm, có người không ốm bao giờ, vì sao vậy? Vì công năng miễn dịch khác nhau. Uống canh nấm có thể nâng cao sức miễn dịch, cho nên đó là sản phẩm giữ gìn sức khoẻ.
- Vì sao nhắc đến canh xương? Trong canh xương có chất uyển giao (một chất keo) kéo dài tuổi thọ. Cho nên đừng coi thường canh xương.
- Vì sao nhắc sữa chua? Vì sữa chua cân bằng vi khuẩn. Cân bằng vi khuẩn được duy trì có nghĩa là vi khuẩn có ích thì sinh trưởng, vi khuẩn có hại thì tiêu diệt, cho nên ăn sữa chua thì có thể ít mắc bệnh. Ở Châu Âu, sữa chua rất phổ biến. Bản thân sữa bò rất tốt nhưng nó kém xa sữa chua.
- Vì sao uống trà xanh? Ngày nay rất nhiều người uống trà, nhưng thanh niên ít uống. Vì sao trà xanh có tác dụng bảo vệ sức khoẻ? Nguyên nhân trong trà xanh có chứa chất có thể chống ung thư. Nhật Bản làm tổng điều tra người trên 40 tuổi. Vì sao có người mắc ung thư, có người không? Điều này có liên hệ đến việc uống trà xanh. Nếu anh uống mỗi ngày 4 chén trà xanh, thì tế bào ung thư không bị chia cắt, mặc dù có chia cắt cũng muộn lại 9 năm trở lên. Cho nên ở Nhật Bản, học sinh tiểu học hằng ngày đi học đều uống một chén trà xanh.
Thứ hai xin chú ý, trong trà xanh có chứa fluor, nó chẳng những có thể làm bền răng mà còn chữa được sâu răng, diệt vi khuẩn. Sau bữa ăn 3 phút, đốm khuẩn răng đã xuất hiện. Hiện nay rất nhiều người, sau khi ăn, chẳng những không súc miệng bằng nước trà, mà nước trắng cũng không. Vì thế có người 30 tuổi đã bắt đầu rụng răng, 50 tuổi thì rụng hết.
Thứ ba bản thân trà xanh chứa chất nâng cao độ bền huyết quản, khiến huyết quản khó vỡ. Rất nhiều người bị mạch máu não bất ngờ, cứ 4 người chết là có một người bị xuất huyết não.
- Trong các đồ uống, đứng thứ hai là vang đỏ: Vốn là trên vỏ quả nho đỏ có một thứ gọi là nghịch chuyển thuần (cồn chuyển ngược). Chất này có tác dụng chống suy lão, còn là thuốc chống ô-xy hoá, người hay uống vang đỏ thì ít mắc bệnh tim.
Thứ hai nó có thể giúp ta phòng ngừa tim đột nhiên ngừng đập, chúng ta gọi là đột quỵ. Trong trường hợp nào tim có thể ngừng đập? Một là vốn có bệnh tim, hai là tăng huyết áp, ba là mỡ máu cao. Rượu vang đỏ còn có một tác dụng nữa là hạ huyết áp, hạ mỡ máu. Tổ chức y tế thế giới nói rằng cai thuốc lá, hạn chế rượu, chứ có nói cấm rượu đâu, hơn nữa còn nói rõ hạn lượng rượu : rượu vang nho mỗi ngày không quá 50 - 100cc, rượu trắng mỗi ngày không quá 5 - 10cc, bia mỗi ngày không quá 300cc. Nếu anh vượt qua khối lượng đó thì sai lầm, không quá lượng đó thì tốt. Nếu không biết uống rượu, có thể ăn nho cả vỏ.
- Vấn đề tập thể dục buổi sáng: Sáng sớm dậy, quy luật của đồng hồ sinh học trong con người là nhiệt độ cơ thể cao, huyết áp tăng, hơn nữa nội tiết tố thượng thận cao gấp 4 lần buổi tối, nêu vận động mạnh sẽ rất dễ xảy chuyện dễ làm tim ngừng đập! Đi bộ, tập thể dục, đi Thái cực quyền, luyện khí công buổi sáng sớm... điều đó không có gì sai cả. Nhưng nếu người già và người trung niên sáng sớm vận động mạnh, chạy đường dài, leo núi, thì chỉ có trăm điều hại, không một điều lợi.
Bây giờ đến vấn đề thứ hai là Ăn
Mọi người nên biết kim tự tháp ở Châu Á là tốt nhất. Kim tự tháp là gì? Các loại ngũ cốc, đậu, rau rất tốt.
Trong loại ngũ cốc trước tiên nói đến ngô, gọi đó là cây vàng. Lai lịch của ngô, hội nghị y học Mỹ đã có điều tra phát hiện rằng người Mỹ nguyên thủy, người Inđi-an không ai bị tăng huyết áp, không ai bị xơ vữa động mạch. Nhưng rất nhiều người không biết, không ăn. Tôi đã kiên trì 6 năm ăn cháo ngô hàng ngày. Năm nay, tôi đã ngoài 70 tuổi, thể lực sung măn, tinh thần dồi dào, giọng nói vang vang đầy khí thế, hơn nữa mặt không có nếp nhăn. Nguyên nhân nào vậy? Do húp cháo ngô đấy, tin hay không tuỳ bạn. Bạn cứ việc uống sữa bò, tôi cứ việc húp cháo ngô, xem ai sống lâu hơn ai.
Loại cốc thứ hai là kiều mạch tại sao nhắc đến kiều mạch?
Người ta hiện nay thường có 3 cao: huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao. Kiều mạch là 3 hạ: hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường máu.
Loại cốc thứ ba là các loại khoai: khoai lang trắng, khoai lang đỏ, củ từ, khoai tây. Những thứ này trong hội nghị quốc tế có nhắc đến. Vì sao? Vì chúng có 3 hấp thụ: hấp thụ nước, hấp thụ mỡ và đường, hấp thụ độc tố. Hấp thụ nước làm trơn đường ruột, không bị ung thư trực tràng, kết tràng. Hấp thụ mỡ và đường, không mắc bệnh tiểu đường. Hấp thụ độc tố: không mắc chứng viên dạ dày, đường ruột. Tôi cũng đã điều tra ở Mỹ, người Mỹ ăn khoai là chế biến thành các loại bánh, ăn cũng không ít. Mong mọi người ăn nhiều khoai vào, trong lương thực chính nên có các loại khoai.
Loại cốc cuối cùng là kê. Kê có thể trừ thấp, kiện tỳ, trấn tĩnh, an miên (ngủ yên); Bây giờ rất nhiều người ngồi văn phòng, đêm mất ngủ, mắc các chứng uất ức, chứng chức năng thần kinh, có người uống đến 8 viên thuốc an thần nhưng vẫn không ngủ được. Tôi khuyên mọi người đừng nên uống thuốc nữa, mà nên ăn kê, người ta ngủ được là nhờ ăn cháo kê. Cho nên bây giờ tôi đã thay đổi, sáng một bát cháo ngô, tinh thần phấn chấn, tối một bát cháo kê, rất dễ ngủ. Chữa bệnh bằng ăn tốt hơn chữa bệnh bằng thuốc.
Vì sao chúng ta không giải quyết vấn đề bằng cái ăn, mà cứ nhất định phải dùng thuốc. Mười thứ thuốc thì chín thứ là độc, chưa từng nghe nói dùng thuốc để giữ gìn sức khoẻ. Tôi cũng phải nói rõ: tôi không hề phản đối dùng thuốc. Tôi phản đối dùng thuốc bừa bãi, tôi chủ trương dùng thuốc trong thời gian ngắn, uống thuốc bình yên, nhanh chóng ngừng thuốc.
Dưới đây xin nói về đậu: Protein của một lạng đậu nành bằng hai lạng thịt nạc, bằng ba lạng trứng gà, bằng bốn lạng gạo, vậy nên ăn cái gì hơn? Chú ý : Cẩn thận khi ăn Trứng! Đậu nành là hoa của dinh dưỡng là vua của các loại đậu. Trong đậu nành có ít nhất 5 loại chất chống ung thư, đặc biệt là di hoàng đồng chất có thể phẳng và chữa ung thư tuyến vú, ung thư trực tràng và ung thư kết tràng. Cho nên đối với người da vàng chúng ta thích hợp nhất là sữa đậu nành. Sữa bò tốt hay sữa đậu nành tốt? Ở hội nghị quốc tế của liên hiệp quốc người ta nói, trong sữa bò có nhiều nhũ đường, mà hai phần ba số người trên thế giới không hấp thu được nhũ đường, người da vàng ở Châu Á có 70% số người không hấp thu được nhũ đường.
Bây giờ nói đến rau:
Loại rau nói đến đầu tiên là cà-rốt: đó là loại rau dưỡng mắt. Tối nhìn không thấy, đặc biệt là chứng quáng gà, ăn là khỏi. Nó bảo vệ niêm mạc, ăn cà-rốt lâu ngày thì ít bị cảm mạo. Người Mỹ cho cà-rốt là thứ rau làm đẹp người, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc. Người thường xuyên ăn cà-rốt quả là đẹp từ trong ra ngoài. Người Mỹ rất chú ý đến điều này, họ ăn cà-rốt đều.
Loại rau thứ hai phải nói đến là bí đỏ: Nó kích thích tế bào tuỵ sản sinh ra Insulin. Cho nên người thường xuyên ăn bí bỏ rất ít mắc bệnh tiểu đường.
Trong các loại rau còn nhắc đến khổ qua (mướp đắng). Tuy nó đắng nhưng nó tiết ra insulin, người thường ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường. Bí đỏ, khổ qua người ở lứa tuổi chúng ta nhất định phải ăn luôn.
Ngoài ra người ta còn nhắc đến cà chua. Ăn cà chua không mắc bệnh ung thư, bạn đã biết chưa? Nhưng không phải ăn cà chua một cách tùy tiện. Trong cà chua có một chất gọi là chất cà chua, nó kết hợp chặt với protein làm một, xung quanh có xen-lu-lô bao bọc rất khó ra. Cho nên phải làm nóng lên, nóng đến mức nhất định nó mới ra được. Tôi mách các bạn, cà chua xào trứng gà là đáng giá nhất và canh cà chua hoặc canh trứng gà cà chua cũng rất tốt. Cà chua ăn sống không chống được ung thư, xin mọi người nhớ cho.
Tôi vừa nói tỏi ăn như thế nào? Trước hết phải thái nhánh tỏi thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, sau khi nó kết hợp với dưỡng khí mới sản sinh ra chất chống được ung thư, hơn nữa là vua chống ung thư.
Bây giờ nói về mộc nhĩ đen. Mộc nhĩ đen có tác dụng gì? Bệnh nhồi máu cơ tim hoàn toàn có thể dự phòng được. Có bác sĩ khuyên bạn uống Aspirin, vì sao? Có thể khiến máu đông đặc lại, không bị nhồi máu cơ tim. Nhưng hậu quả là gì? Hậu quả của việc uống nhiều aspirin là đáy mắt xuất huyết. Bây giờ rất nhiều người xuất huyết đáy mắt. Tôi khuyên mọi người đừng uống aspirin nữa. Hiện nay ở Châu Âu không uống aspirin nữa rồi. Vậy thì làm thế nào? Ăn mộc nhĩ đen. Ăn mộc nhĩ đen có hai tác dụng, trong đó có một tác dụng là khiến máu không bị đông đặc lại. Tác dụng này của mộc nhĩ đen là do một chuyên gia bệnh tim của Mỹ phát hiện, ông đã đoạt giải Nobel. Sau khi ông ta phát hiện, tất cả người Châu Âu người có tiền và có địa vị đều ăn mộc nhĩ đen, chứ không uống aspirin nữa.
Người thế nào là người cao ngưng thể chất? Xin trả lời là người thấp, to béo, đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ chuyển tiền mãn. Hơn nữa người thuộc nhóm máu AB càng dễ bị máu đặc cao ngưng và cổ càng ngắn thì càng dễ bệnh. Thứ nhất là đừng ăn đồ biển nhiều, thứ hai nên uống một chút trà ngon, hoạt huyết tiêu ứ, thứ ba nhất thiết chớ tức giận, hễ tức giận là máu đặc lại. Uống rượu trắng cũng dễ đặc máu, muốn uống thì uống vang đỏ, không quá 100ml.
Nếu cho anh ăn lạc thì đừng ăn vỏ.
Dưới đây nói một chút về phấn hoa. Mọi người đều biết, phấn hoa là tinh tú của thực vật, nó thai nghén sự sống, dinh dưỡng rất phong phú, là cái tốt nhất trong thực vật. Cổ đại đã có rồi nhưng chúng ta quên mất. Phấn hoa phải có 3 điều này mới dùng được: xử lý, tiêu độc, thoát mẫn.
Phấn hoa ở Nhật Bản: được dùng nhiều lắm, ở tuổi nào cũng dùng nó để làm đẹp. Người mẫu ở Pháp không ai không dùng. Có một lần, suốt một tháng liền, đêm nào tôi cũng dậy 3 lần : Thấy nguy quá, tôi ăn phấn hoa, một tháng sau trở lại bình thường. Tài liệu ghi chép cho biết tỷ lệ chữa bệnh của phấn hoa là 97%. Nếu dùng phấn hoa chữa không khỏi thì thuốc cũng không giải quyết được, cuối cùng công năng thận suy kiệt. Lại còn chứng rối loạn đường ruột phụ nữ mắc rất nhiều, bí đái có tính chất tập quán. Rất nhiều người uống thuốc đi ngoài mà mắc ung thư trực tràng, ung thư kết tràng. Phấn hoa có một tên gọi là cảnh sát đường ruột, sau khi ăn phấn hoa, có thể duy trì trật tự đường ruột. Thứ ba, nó làm đẹp khoẻ mạnh, duy trì thể hình. Ba tác dụng lớn của phấn hoa không thể coi thường.
ĐỘNG VẬT
Người ta nói ăn động vật bốn chân không bằng ăn con hai chân, mà ăn con hai chân không bằng ăn con nhiều chân. Nếu trong bữa ăn có cả thịt lợn và thịt dê, thì ăn thịt dê, có thịt dê và thịt gà thì ăn thịt gà; có gà và có cá thì ăn cá; có cá và tôm thì ăn tôm. Động vật càng nhỏ thì protein càng tốt. Liên hiệp quốc đề nghị mọi người ăn nhiều gà và cá. Tại sao không khuyến nghị ăn tôm? Không phải là không khuyến nghị mà là tôm quá đắt, khó phổ cập. Nếu có tôm, thì ăn tôm là tốt. Giờ đây tôi nắm một nguyên tắc thế này: nếu có tôm thì tôi ăn vài con tôm. Vài con đó đủ nhiều protein hơn anh ăn đầy một bụng thịt bò. Cá thì dễ phổ cập hơn. Protein của cá một giờ là hấp thụ được, tỷ lệ hấp thụ là 100%, còn protein của thịt bò là 3 tiếng đồng hố mới hấp thụ được. Cá đặc biệt thích hợp cho người già, đặc biệt là người cơ thể suy nhược. Tất nhiên là tôm tốt hơn cá. Quốc tế đã điều tra vùng tuổi thọ nổi tiếng nhất là Nhật Bản, vùng tuổi thọ của Nhật Bản là ven biển, mà ven biển tuổi thọ cao nhất là vùng địa phương ăn cá. Đặc biệt là ăn cá bé, tôm bé, đặc biệt phải ăn cả con cá (ăn cả đầu lẫn đuôi) vì có chất hoạt tính, mà chất hoạt tính thì ở đầu và bụng cá bé, tôm bé.
Còn một nguyên tắc nữa là phải nắm vững lượng, chứ không phải ăn càng nhiều càng tốt. Trên quốc tế có quy định: Đấy là khoa học, chứ không phải mua cá chọn con to là tốt. Ăn no 7 phần 10, suốt đời không đau dạ dày, ăn 8/10 là tối đa, nếu ăn no 10/10 thì 2/10 kia vô ích. Cho nên quốc tế khuyến nghị tỷ lệ vàng là 0.618 : lương thực phụ 6, lương thực chính 4 ; lưong thực khô 6, lương thực tinh 4 ; thực vật 6, động vật 4. Rong biển rất tốt cho sức khỏe. Một gram rong biển bằng 1000 gram tổng hợp tất cả các loại rau, dinh dưỡng đặc biệt phong phú, rất toàn diện, phân bổ dinh dưỡng rất cân bằng hơn nữa là thức ăn kiềm tính.
Ở Nhật Bản, mỗi năm họ tiêu thụ 500 tấn rong xoắn ốc (Spiruline). 8 gram rong xoắn là có thể duy trì sự sống 40 ngày. Ngoài ra nó rất quan trọng đối với một số bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường... Ưu điểm lớn nhất của rong xoắn là khiến cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không bị biến chứng, có thể ăn uống như người bình thường. Bệnh nhân tiểu đường thiếu năng lượng, lại không được ăn đường, rong xoắn là đường khô, hấp thu đường khô vào là có năng lượng. Bệnh nhân tiểu đường, đường máu không ổn định, sau khi dùng rong xoắn có thể dần dần ngừng thuốc, sau đó dần dần có thể ngừng rong xoắn, cuối cùng khống chế bằng rong mềm. Đối với bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, rong xoắn có chất diệp lục có tác dụng khôi phục đối với niêm mạc dạ dày. Rong xoắn còn có tác dụng phòng bức xạ. Khi trạm điện hạt nhân của Liên Xô bị nổ, chuyên gia Nhật Bản đi cứu người mang theo rong xoắn, tác dụng chống bức xạ của nó rất mạnh. Bức xạ ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta, nhưng có mấy cách có thể dự phòng: thứ nhất uống trà xanh; thứ hai là ăn rau xanh, cà-rốt ; thứ ba là ăn rong xoắn; thứ tư là ăn tảo phục khang. Tảo phục khang là tốt nhất. Tùy theo điều kiện kinh tế của mình mà chọn lấy một cách. Bức xạ thì ai cũng có thể tiếp xúc. Quốc tế đã từng cảnh cáo: nhất thiết chớ để đồ điện trong phòng ngủ. Nhất là lò vi sóng, đối với chúng ta nguy hại lớn nhất, trong vòng 7 mét nó có thể bức xạ đến chúng ta. Và các đồ điện, không nên mở cùng một lúc. Vừa có tivi vừa có tủ lạnh, lại vừa có lò vi sóng, bạn làm thức ăn ngay bên cạnh, thì bạn mắc ung thư là không oan uổng gì.

2. VẬN ĐỘNG Ô-XY
Có một kinh nghiệm thành nguyên tắc, nhất thiết đừng luyện tập sáng sớm. Xin khuyến nghị các vị tập luyện vào chiều tối. Các nhà khoa học đã quy định, ăn xong 45 phút sau hãy vận động. Mà người già vận động đi bách bộ là được, chỉ cần đi 20 phút. Muốn giảm béo không dùng phương pháp này, nửa giờ đến một giờ trước bữa ăn, ăn 2-4 hạt rong xoắn, sau đó sẽ giảm được cảm giác muốn ăn mà lại không thiếu dinh dưỡng. Người Châu Âu giảm béo toàn dùng rong xoắn.
Thứ hai là thời gian ngủ dậy, quốc tế quy định là 6 giờ sáng để bạn kham khảo. Thời gian mở cửa sổ, quốc tế quy định là 9-11 giờ, buổi chiều là 2-4 giờ. Vì sao? Vì sau 9 giờ, không khí ô nhiễm lắng xuống, chất ô nhiễm đã giảm bớt, không có hiện tượng phản lực. Sáng dậy mở cửa sổ, đừng có thở nhiều ở đó, vì chất gây ung thư, chất phản lực đều chạy hết vào trong phổi bạn, dễ bị ung thư phổi. Quốc tế đã cảnh cáo, 6-9 giờ sáng là lúc dễ gây ung thư nguy hiểm nhất.
Không thể nói chung chung rằng ngủ sớm dậy sớm là khoẻ. Cả đêm bạn đã hít đầy bụng khí cacbonic ở trong nhà, trong đường hô hấp đã có hơn 100 loại độc tố rồi, lại chạy vào rừng cây, buổi sáng trong rừng cây lại toàn là cacbonic. Tập luyện buổi sáng, huyết áp cơ sở cao, thân nhiệt cơ sở cao, thượng thận tuyến tố cao gấp 4 lần buổi chiều tối, người có bệnh tim bẩm sinh rất dễ sinh chuyện. Trong rừng cây, phải đợi khi mặc trời lên, ánh mặt trời có phản ứng với chất diệp lục mới có thể sản sinh ô-xy. Lúc trong rừng toàn khí cacbonic, rất dễ trúng độc, rất dễ mắc ung thư. Mùa hè ngủ sớm dậy sớm, mùa đông không nên đi tập buổi sáng sớm mà đổi sang tập buổi tối. Cũng không phải là người như thế nào cũng đều ngủ sớm, dậy sớm khoẻ người cả, người cao tuổi đừng có bật dậy mạnh. Có người bật một cái là dậy, thoắt một cái là nhồi máu cơ tim chết luôn.
Quốc tế người ta nói, người ngoài 70 tuổi nên dậy thong thả, duỗi tay duỗi chân cử động vài cái, rồi xoa bóp tim một lúc, ngồi vài phút rồi hẵng đứng lên. Như vậy sẽ không làm sao cả. Cho nên tuổi tác khác nhau, thời tiết mùa vụ khác nhau thì phải lựa chọn các cách khác nhau.
Dưới đây, xin nói về ngủ trưa. Quốc tế quy định rồi, ngủ trưa hay không ngủ trưa khỏi phải tranh luận. Trước kia, Nhật Bản không chủ trương nếu đêm hôm trước không ngủ tốt thì nên ngủ trưa. Thời gian ngủ trưa nên là nữa giờ sau bữa ăn trưa, và tốt nhất nên ngủ một tiếng đồng hồ, ngủ lâu quá không có lợi cho sức khoẻ. Không nên đắp chăn dày.
Buổi tối đi ngủ vào lúc nào? Xưa nay chúng tôi không đề xướng ngủ sớm dậy sớm. Khái niệm ngủ sớm dậy sớm cần làm rõ. Nếu 7h tối đi ngủ, 12h đêm dậy lục đục vớ vẩn thì không ích gì. Chúng tôi chủ trương 10-10h30 đi ngủ, vì ở hội nghị quốc tế người ta đã quy định, một giờ đến một giờ rưỡi sau đi vào giấc ngủ sâu là khoa học nhất, như thế thì 12h đêm đến 3h sáng, 3 tiếng ấy sét đánh cũng không nhúc nhích, không có làm gì hết, 3 tiếng đồng hồ ấy là giấc ngủ sâu. Nếu 3 tiếng ấy ngủ tốt thì hôm sau dậy tinh thần sẽ rất thoải mái. Nếu anh ngủ sau 4h, thì đó là giấc ngủ nông. Biết cách ngủ và không biết cách ngủ là rất khác nhau. Chúng tôi chủ trương từ 12h đến 3h sáng ngủ say như chết và trước khi đi ngủ tắm nước nóng, như vậy chất lượng giấc ngủ rất cao.

3. TRẠNG THÁI TÂM LÝ
Nếu trạng thái tâm lý không tốt thì anh ăn uống tập luyện cũng vô ích. Tức giận thì dễ bị khối u, cả thế giới đều biết. Trường đại học Stan-pho đã làm một cuộc thí nghiệm nổi tiếng, lấy ống mũi đặt lên mũi cho anh thở, rồi sau đó lấy ống mũi đặt lên bãi tuyết 10 phút. Nếu băng tuyết không đổi màu thì chứng tỏ anh bình tĩnh, tự nhiên, nếu băng tuyết trắng lên chứng tỏ anh có điều hổ thẹn day dứt, nếu băng tuyết tím đi chứng tỏ anh tức giận. Rút lấy 1-2cc chỗ băng tuyết tím đó tiêm cho chuột con thì 1-2 phút sau chuột con sẽ chết.
(GS Tề Quốc Lực là một người Mỹ gốc Hoa. Ông đã từng làm việc cho Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhiều năm. )