Trang

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Cái tai và văn hóa nghe (tạp văn)


Trên báo Dân trí điện tử cách đây gần 3 năm, tôi đã được đọc loạt bài tạp văn của tác giả Trần Huy Thuận, trong đó có bài này. Giới thiệu để mọi người cùng tham khảo.

LTS Dân trí - Trong cuộc sống, có những việc thật đơn giản, bởi từ xưa đến nay, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đã là như vậy. Trẻ em từ ba tháng tuổi đã biết “hóng chuyện” tức là đã biết nghe… Tạo hóa sinh ra đôi tai là để nghe, vậy thì có điều gì đáng bàn. Nhưng sau những lời bàn có vẻ “tầm phào” của tác giả bài viết trên đây có ẩn chứa những điều đáng suy ngẫm.

Sinh ra ở đời, mọi người đều có hai tai, nhưng không phải ai cũng biết lắng nghe bằng cả hai tai, cả những ý kiến khen và chê mình, cả những ý kiến giống mình và khác mình, và có thái độ ứng xử đúng. Biết lắng nghe như vậy mới đích thực là người có “văn hóa nghe”....xem tiếp
TẠI ĐÂY

4 nhận xét:

  1. Vâng, không phải ai cũng biết nghe anh ạ. Nghe là văn hóa, nghe là nghệ thuật. Nghe cũng cần phải học nữa. Có người nói "tôi đang nghe đây" nhưng không nghe thấy gì hết. Biết nghe tức là "đạo", là "tu". Nghe không những chỉ là để sửa mình theo lời góp ý của mọi người xung quanh, mà biết nghe để còn làm vợi đi những nỗi khổ, nỗi khó nói, nỗi đau... của những người xung quanh mình nữa. Làm được như vậy là có "phúc" rồi. Biết nghe, chỉ cần biết nghe thôi, chưa cần khuyên bảo đã làm cho ai đó nhẹ lòng rồi, vì nỗi khổ chất chứa trong lòng của ai đó sẽ bị nhân lên nhiều lần. Khi được chia sẻ thì vợi đi được nhiều lần, có phải thế không ạ?

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn chú rất nhiều về bài “Cái tai và văn hóa nghe” rất hay chú gửi đến Câu Lạc Bộ:
    Chú ơi! Nghe xong còn phải phân biệt điều đúng điều sai, điều nên làm và điều không nên làm. Bởi vì quá trình viết là một sự tóm tắt nhưng thực tế diễn biến là quá trình hết sức phức tạp và hỗn độn. Và điều nữa không phải “nghe gì thành vậy”. Nếu người nghe không tỉnh táo thì hậu quả khôn lường
    Cháu có nhớ Bố cháu có gọi điện ra “Thằng Thắng nó ra mượn xe không cho mượn xe đâu con nhớ. Nó lừa người ta đi đặt đấy”. Người Làng cùng quê và Gia đình Em rất thân với gia đình cháu, ở nhà em rất ngoan và hiền, chịu khó. Đi học Cao Đẳng môi trường cuộc sống đã làm thay đổi Em “Bố ơi Em ra nhà mình và đi cùng bạn của Em đến nhà mình rồi” Em có hỏi mượn xe con nói rất khéo, rất thuyết phục và bi quan bi đát khi mượn xe. Không qua được mặt cháu. Nên đành nói lớp Em đi nghỉ mát 2 ngày, Em mượn xe đi chơi cùng các bạn…. Cháu suy nghĩ và rất nhẹ nhàng phân tích và khuyên Em là chị không thể cho Em mượn được. Nếu Em sử dụng xe vào công việc và có ích chị sẵn sàng cho Em mượn xe. Vẫn tiếp tục cố gắng đòi mượn xe , Em ngồi hơn một tiếng nghe cháu nói và dạy Em cách sống và đạo làm người. Cuối cùng Em phải đi ra về tay trắng. Tối hôm đấy bố cháu goi ra và hôm sau thì được nghe tin Em đi trấn và ăn cướp đã bị Công An bắt. Khi ra tù xong gặp cháu lại tiếp tục nghe cháu khuyên và phân tích về lối sống
    Cuộc sống nghe xong phải phân biệt được thi phi, trắng đen. Phải tỉnh táo để có quyết định đúng và hành động đúng
    Chân thành cảm ơn chú!

    Trả lờiXóa
  3. @ Chị Vân: Học nghe, học nói, học đọc, học viết, em thấy đều khó cả. Suy ra, cái gì cũng phải học. Làm sao để có thể hiểu được ý người và làm cho người hiểu được ý mình chẳng đơn giản.

    Trả lờiXóa
  4. Cô Thu à! Lòng người như đáy giếng. Cho nên người bình thường cố gắng sống tốt và hoàn thiện bản thân mình là được. Nên cháu rất Tâm phục Khẩu phục ai"Làm sao để có thể hiểu được ý người và làm cho người hiểu được ý mình"

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.