Tam: Ba, số 3, thứ ba. Nghiệp: con đường đi từ Nhân tới Quả. Nếu kiếp trước mình làm điều lành thì tạo được nghiệp lành. Cái nghiệp lành nầy nó theo ủng hộ mình trong kiếp nầy, làm cho mình được may mắn, hạnh phúc.
Tam nghiệp là ba cái nghiệp do Thân, Khẩu, Ý tạo ra.
Tam nghiệp gồm: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp.
Thân nghiệp là cái nghiệp do thân thể, tay chơn tạo ra.
Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói nơi miệng tạo ra.
Ý nghiệp là cái nghiệp do ý kiến, tư tưởng tạo ra.
Nếu làm lành thì tạo Nghiệp lành, gọi là Thiện nghiệp, hay Phước nghiệp.
Nếu làm dữ thì tạo Nghiệp dữ, gọi là Ác nghiệp hay Bất thiện nghiệp.
Cái nghiệp chỉ là sự thể hiện của luật Nhân Quả. Cái nghiệp của mỗi người, không do Trời hay Phật gán ghép cho mình, mà là do những việc làm của mình tạo ra, mình làm điều lành thì tạo nghiệp lành và hưởng quả lành. Nhưng vì thời gian đi từ Nhân tới Quả, thường kéo dài từ kiếp nầy sang kiếp khác, mà con người thì vô minh không biết, nên lầm tưởng là Trời Phật gán ghép cho mình. Trời hay Phật chỉ cầm cây cân công bình thiêng liêng để cho luật Nhân Quả thể hiện đúng và đủ.
I. Thân nghiệp: Thân nghiệp là cái nghiệp do thân thể và tay chân tạo ra.
Có Thân thiện nghiệp và Thân bất thiện nghiệp.
Người tu muốn tạo Thân thiện nghiệp thì phải xả thân hành thiện, giúp người giúp đời. Đó là việc làm công quả phụng sự chúng sanh.
Khi làm các việc ác độc khiến cho người phiền não, tổn hại như: Sát sanh, du đạo, tà dâm, thì tạo Thân bất thiện nghiệp, nhứt định sau nầy sẽ bị quả báo nặng nề theo đúng luật Nhân Quả.
Ba giới cấm đầu trong Ngũ Giới Cấm là để người tín đồ tránh tạo ra Thân bất thiện nghiệp.
II. Khẩu nghiệp: Khẩu nghiệp là cái nghiệp do miệng thốt ra lời nói lành hay dữ.
Lời nói lành gây tốt đẹp cho người thì tạo Khẩu thiện nghiệp. Lời nói dữ gây đau khổ cho người thì tạo Khẩu bất thiện nghiệp.
* Lời nói tạo Khẩu thiện nghiệp trong 4 đức sau đây:
Thực ngữ: lời nói chơn thật.
Chánh ngữ: lời nói ngay thẳng, không tà vạy.
Hòa hiệp ngữ: lời nói gây tình hòa hiệp vui vẻ.
Nhu thuận ngữ: lời nói mềm dẽo thuận hòa.
* Lời nói tạo Khẩu bất thiện nghiệp trong 4 trường hợp:
Vọng ngữ: nói láo để hại người lợi mình.
Ỷ ngữ: nói thô tục, nhơ bẩn, bất chánh.
Lưỡng thiệt: 2 lưỡi, lời nói đâm thọc, gây thù hằn.
Ác khẩu: nói hung dữ, chửi rủa.
III. Ý nghiệp: Ý nghiệp là cái nghiệp tạo ra do ý kiến hay tư tưởng của mình.
Những tư tưởng mới suy nghĩ, phát khởi trong đầu óc thì nó đã tạo thành Ý nghiệp, chớ không phải đợi đến khi nó phát tiết ra ngoài. Cái Ý nghiệp nầy còn ẩn tàng bên trong. Khi cái Thân và cái Khẩu hưởng ứng theo cái Ý thì sẽ tạo thành cái nghiệp trọn vẹn, nhứt định phải có quả báo, chẳng hề sai chạy.
Muốn có Thiện Ý nghiệp thì phải suy nghĩ điều chơn chánh, quên điều dữ, nhớ điều lành, suy nghĩ những điều ích lợi cho Đạo, cho nhơn sanh.
Tư tưởng của con người được xem là hành động vô hình, nên tư tưởng ác độc tạo thành Ý bất thiện nghiệp.
Tham, Sân, Si là ba nguyên nhân chánh gây thành tư tưởng ác độc, đưa đến Ý Bất thiện nghiệp.
Người tu ráng tập tành từ bỏ các Bất thiện nghiệp của Thân, Khẩu, Ý, đồng thời phát triển các Thiện nghiệp.
Tam nghiệp là ba cái nghiệp do Thân, Khẩu, Ý tạo ra.
Tam nghiệp gồm: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp.
Thân nghiệp là cái nghiệp do thân thể, tay chơn tạo ra.
Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói nơi miệng tạo ra.
Ý nghiệp là cái nghiệp do ý kiến, tư tưởng tạo ra.
Nếu làm lành thì tạo Nghiệp lành, gọi là Thiện nghiệp, hay Phước nghiệp.
Nếu làm dữ thì tạo Nghiệp dữ, gọi là Ác nghiệp hay Bất thiện nghiệp.
Cái nghiệp chỉ là sự thể hiện của luật Nhân Quả. Cái nghiệp của mỗi người, không do Trời hay Phật gán ghép cho mình, mà là do những việc làm của mình tạo ra, mình làm điều lành thì tạo nghiệp lành và hưởng quả lành. Nhưng vì thời gian đi từ Nhân tới Quả, thường kéo dài từ kiếp nầy sang kiếp khác, mà con người thì vô minh không biết, nên lầm tưởng là Trời Phật gán ghép cho mình. Trời hay Phật chỉ cầm cây cân công bình thiêng liêng để cho luật Nhân Quả thể hiện đúng và đủ.
I. Thân nghiệp: Thân nghiệp là cái nghiệp do thân thể và tay chân tạo ra.
Có Thân thiện nghiệp và Thân bất thiện nghiệp.
Người tu muốn tạo Thân thiện nghiệp thì phải xả thân hành thiện, giúp người giúp đời. Đó là việc làm công quả phụng sự chúng sanh.
Khi làm các việc ác độc khiến cho người phiền não, tổn hại như: Sát sanh, du đạo, tà dâm, thì tạo Thân bất thiện nghiệp, nhứt định sau nầy sẽ bị quả báo nặng nề theo đúng luật Nhân Quả.
Ba giới cấm đầu trong Ngũ Giới Cấm là để người tín đồ tránh tạo ra Thân bất thiện nghiệp.
II. Khẩu nghiệp: Khẩu nghiệp là cái nghiệp do miệng thốt ra lời nói lành hay dữ.
Lời nói lành gây tốt đẹp cho người thì tạo Khẩu thiện nghiệp. Lời nói dữ gây đau khổ cho người thì tạo Khẩu bất thiện nghiệp.
* Lời nói tạo Khẩu thiện nghiệp trong 4 đức sau đây:
Thực ngữ: lời nói chơn thật.
Chánh ngữ: lời nói ngay thẳng, không tà vạy.
Hòa hiệp ngữ: lời nói gây tình hòa hiệp vui vẻ.
Nhu thuận ngữ: lời nói mềm dẽo thuận hòa.
* Lời nói tạo Khẩu bất thiện nghiệp trong 4 trường hợp:
Vọng ngữ: nói láo để hại người lợi mình.
Ỷ ngữ: nói thô tục, nhơ bẩn, bất chánh.
Lưỡng thiệt: 2 lưỡi, lời nói đâm thọc, gây thù hằn.
Ác khẩu: nói hung dữ, chửi rủa.
III. Ý nghiệp: Ý nghiệp là cái nghiệp tạo ra do ý kiến hay tư tưởng của mình.
Những tư tưởng mới suy nghĩ, phát khởi trong đầu óc thì nó đã tạo thành Ý nghiệp, chớ không phải đợi đến khi nó phát tiết ra ngoài. Cái Ý nghiệp nầy còn ẩn tàng bên trong. Khi cái Thân và cái Khẩu hưởng ứng theo cái Ý thì sẽ tạo thành cái nghiệp trọn vẹn, nhứt định phải có quả báo, chẳng hề sai chạy.
Muốn có Thiện Ý nghiệp thì phải suy nghĩ điều chơn chánh, quên điều dữ, nhớ điều lành, suy nghĩ những điều ích lợi cho Đạo, cho nhơn sanh.
Tư tưởng của con người được xem là hành động vô hình, nên tư tưởng ác độc tạo thành Ý bất thiện nghiệp.
Tham, Sân, Si là ba nguyên nhân chánh gây thành tư tưởng ác độc, đưa đến Ý Bất thiện nghiệp.
Người tu ráng tập tành từ bỏ các Bất thiện nghiệp của Thân, Khẩu, Ý, đồng thời phát triển các Thiện nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.