1. Lòng thương có cao có thấp, có sạch có dơ, có trúng có thật. Thương ngay thẳng là đến Niết bàn sống mãi, thương tà vạy là sa địa ngục diệt vong.
Chơn lý NAM VÀ NỮ
2. Quan hệ nhứt là chữ ái chia tẽ hai đường: Người đứng trên chữ ái là chư Phật, kẻ nằm dưới chữ ái là chúng sanh. Điều đó đáng cho chúng ta thận trọng!
Chơn lý THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
3. Ấy vậy chúng ta nên hiểu rằng: Người tội sanh pháp luật chớ không phải pháp luật sanh người tội. Pháp luật cai trị kẻ ác chứ không phải áp chế người hiền, Luật pháp để đem người ác đến chỗ hiền. Muốn cho người hiền và kẻ hiền rồi thì phải lo tu học, tìm hiểu công lý lẽ thật, đặng đến chỗ yên vui cực lạc, chớ khá tự cao đứng hoài mỏi cẳng, sa ngã té rớt xuống hố ác khốn hoạ không nên vậy
Cách ngôn: Công lý hơn pháp luật
Chơn lý CÔNG LÝ VŨ TRỤ
4. Biết quý báu hơn không biết, có biết mới hết mê lầm chấp trật, khổ sở nạn tai…Chính biết là ta, là mục đích của chúng sanh, là chơn lý của cuộc đời, là tinh hoa vũ trụ
Chơn lý KHẤT SĨ
5. Nếu ta sống có ích lợi cho người, thì người khác họ cũng sẽ sống có ích lợi lại cho ta
Chơn lý Y BÁT CHƠN TRUYỀN
6. Người có ý địnhh thì thân khẩu ý mới trong sạch, tuy ít mà nói hay, tuy ít làm mà làm nên, tuy ít nhớ mà nhớ phải, là được kết quả yên vui biết bao nhiêu!
Chơn lý NHẬP ĐỊNH
7. Hột giống thú là: thân, khẩu, ý ác.
Hột giống người là: thân, khẩu, ý thiện.
Hột giống trời là: thân, khẩu, ý thiện.
Hột giống phật là: thân, khẩu, ý chơn.
Chơn lý TÂM
8. Người chân thật ai cũng kính yêu.
Kẻ vọng giả nhiều người khinh bỉ.
Chơn lý TÂM
9. Chơn lý như mặt trời, pháp lý như đèn sao, thế sự như hang tối. Vậy nên cái học của chúng ta là học chơn lý, thấu chơn lý mới gọi là thật học.
Chơn lý HỌC CHƠN LÝ
10. Lời nói của người tu, ví như hoa sen, việc làm của người Tu, ví như lá sen, ý niệm của người Tu, ví như gương sen, cả thảy các pháp đều ở trên cao không trung, và không còn phải ô nhiễm nước bùn theo thế sự.
Chơn lý TRÊN MẶT NƯỚC
11. Ngày xưa ít học mà nên nhiều, ngày nay học nhiều mà nên ít, là cũng bởi trọng tài, quên tu đức.
Chơn lý TÔNG GIÁO
12. Phép linh là phụ thuộc, chỉ có trí huệ, tâm chơn mới thật là của cải!
Chơn lý THẦN MẬT
13. Địa ngục vô số đếm! Tâm địa ngục nhốt trói cũng gọi là địa ngục! Cái khổ ép ngặt cũng là địa ngục! Tham sân si cũng là địa ngục! Sự ích kỷ cũng là địa ngục! Địa ngục lớn địa ngục nhỏ, tuỳ theo việc làm, lời nói, ý niệm, giáo lý chẳng hay cùng.
Chơn lý GIÁC NGỘ
14. Tâm Niết bàn yên hơn cảnh Niết bàn, trí thiên đường vui hơn là cảnh thiên đường, Tâm địa ngục khổ hơn là cảnh địa ngục, vì cảnh ngoài dễ mau dời đổi, chớ cảnh trong thì khó lâu dời đổi đặng. Vì thế nên kẻ đã giác ngộ rồi, thì không chăm chú những việc bên ngoài kia nữa.
Chơn lý GIÁC NGỘ
15. Chúng ta nên phải tự mình biết ghê sợ tội lỗi, hổ thẹn tội lỗi, và dứt trừ tội lỗi của chính mình, tốt hơn là để người chế trị.
Chơn lý GIÁC NGỘ
16. Phật là người giác ngộ
Chúng ta sớm nên giác ngộ
Vì sự giác ngộ tâm chơn quý báu hơn cái thiện lành thức trí, và cái thiện lành thức trí cần ích hơn là sắc thân vật chất, ác quấy, tội lỗi, danh lợi, vui chơi, cái có nơi ngoài tứ đại.
Chơn lý GIÁC NGỘ
17. Người ở đời nếu không tu thì khó sống an vui, mà tu sái phép thì lại càng khó sống an vui hơn nữa.
Chơn lý KHUYẾN TU
18. Tài học sao cho bằng đức hạnh. Đức hạnh mới được bền dài cao quý hơn.
Chơn lý ĐI TU
19. Ta không muốn cái gì, thì đừng bắt kẻ khác phải chịu cái ấy, mà ta muốn gì và họ không muốn gì? Trả lời được câu ấy, là ta thấy ra tất cả thế giới chúng sanh ngay
Chơn lý CON SƯ TỬ
20. Trời phật cứu độ ta bằng pháp bảo, ta mà được cứu độ hay chăng, là bởi tự nơi mình, xét lại hành vi của mình.
Chơn lý ĂN VÀ SỐNG
21. “Ai không cho, cho kẻ đã hỏi xin, là người ấy có tội với công lý; nhưng cũng đừng xin thái quá, để phải mích lòng người”
Chơn lý ĂN VÀ SỐNG
22. Phật là chỗ đến của tất cả chúng sanh, cũng như toàn giác là chỗ đến của tất cả sự học: chơn như là chỗ đến của tất cả phước đức thiện lành, từ bi, trí huệ.
Chơn lý CHƯ PHẬT
23. Đừng nghe ai xưng tặng mà gọi là vinh, đừng thấy ai dâng của mà cho là lợi, đừng thấy ai khóc lóc, trìu mến, níu kéo, mà động tình thương ở lại, vì đó là ma vương cám dỗ.
Chơn lý ĐI HỌC
24. Đức phật khi xưa, cũng tội lỗi mê muội như chúng ta, nhưng nhờ ngài sớm nghe qua tỉnh ngộ, không vì nghe lời thẳng mà giận, biết nín lặng mà nghe, biết dằn lòng mà sửa, do đó mà được chỗ hơn người
Chơn lý VỊ HUNG THẦN
25. Có không tham vọng, tâm mới no đủ; có không sân si, tinh thần mới sáng láng mát mẻ trong sạch, Thân khẩu ý không vọng động thì tâm hồn mới an trụ cứng cỏi
Chơn lý PHẬT TÁNH
26. Người tu là bao giờ cũng thấy lại nơi mình, thấy cái phật tánh của mình, xem lại mình có giống y như Phật chăng.
Chơn lý PHẬT TÁNH
27. Học là để tu, chớ không phải học là để học mà sanh lòng ngạo mạn.
Chơn lý HỌC ĐỂ TU
28. Nào ai có ngờ đâu, chính người khổ nạn cực nhọc, vui chịu thiệt thòi mãi, kẻ ấy mới ắt phải giàu to tâm trí, an lạc, vĩnh viễn sau này, đó mới gọi là phép Tu vậy.
Chơn lý TU VÀ NGHIỆP
29. Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch tức là đức Phật.
Chơn lý TU VÀ NGHIỆP
30. Tội lỗi chẳng phải hại cho xác thân không thôi, mà là nó sẽ giết hại tâm hồn ta nữa.
Chơn lý SÁM HỐI
31. Lễ giáo là một chơn lý rất quý báu, là một phép tắc rất diệu mầu, là nấc thang thiện lành tránh ác.
Chơn lý LỄ GIÁO
32. Đời không lễ giáo là đám rừng hoang ly loạn.
Chơn lý LỄ GIÁO
33. Phật là giác chơn, là cái biết thật tự nhiên, là nghĩa lý của tiếng Phật, mục đích của cái biết nơi mình, chớ không phải mê tín mờ quáng, mà tự trói mình trong chữ Phật, tiếng đạo, hay tong giáo riêng biệt.
Chơn lý ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ
Chơn lý NAM VÀ NỮ
2. Quan hệ nhứt là chữ ái chia tẽ hai đường: Người đứng trên chữ ái là chư Phật, kẻ nằm dưới chữ ái là chúng sanh. Điều đó đáng cho chúng ta thận trọng!
Chơn lý THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
3. Ấy vậy chúng ta nên hiểu rằng: Người tội sanh pháp luật chớ không phải pháp luật sanh người tội. Pháp luật cai trị kẻ ác chứ không phải áp chế người hiền, Luật pháp để đem người ác đến chỗ hiền. Muốn cho người hiền và kẻ hiền rồi thì phải lo tu học, tìm hiểu công lý lẽ thật, đặng đến chỗ yên vui cực lạc, chớ khá tự cao đứng hoài mỏi cẳng, sa ngã té rớt xuống hố ác khốn hoạ không nên vậy
Cách ngôn: Công lý hơn pháp luật
Chơn lý CÔNG LÝ VŨ TRỤ
4. Biết quý báu hơn không biết, có biết mới hết mê lầm chấp trật, khổ sở nạn tai…Chính biết là ta, là mục đích của chúng sanh, là chơn lý của cuộc đời, là tinh hoa vũ trụ
Chơn lý KHẤT SĨ
5. Nếu ta sống có ích lợi cho người, thì người khác họ cũng sẽ sống có ích lợi lại cho ta
Chơn lý Y BÁT CHƠN TRUYỀN
6. Người có ý địnhh thì thân khẩu ý mới trong sạch, tuy ít mà nói hay, tuy ít làm mà làm nên, tuy ít nhớ mà nhớ phải, là được kết quả yên vui biết bao nhiêu!
Chơn lý NHẬP ĐỊNH
7. Hột giống thú là: thân, khẩu, ý ác.
Hột giống người là: thân, khẩu, ý thiện.
Hột giống trời là: thân, khẩu, ý thiện.
Hột giống phật là: thân, khẩu, ý chơn.
Chơn lý TÂM
8. Người chân thật ai cũng kính yêu.
Kẻ vọng giả nhiều người khinh bỉ.
Chơn lý TÂM
9. Chơn lý như mặt trời, pháp lý như đèn sao, thế sự như hang tối. Vậy nên cái học của chúng ta là học chơn lý, thấu chơn lý mới gọi là thật học.
Chơn lý HỌC CHƠN LÝ
10. Lời nói của người tu, ví như hoa sen, việc làm của người Tu, ví như lá sen, ý niệm của người Tu, ví như gương sen, cả thảy các pháp đều ở trên cao không trung, và không còn phải ô nhiễm nước bùn theo thế sự.
Chơn lý TRÊN MẶT NƯỚC
11. Ngày xưa ít học mà nên nhiều, ngày nay học nhiều mà nên ít, là cũng bởi trọng tài, quên tu đức.
Chơn lý TÔNG GIÁO
12. Phép linh là phụ thuộc, chỉ có trí huệ, tâm chơn mới thật là của cải!
Chơn lý THẦN MẬT
13. Địa ngục vô số đếm! Tâm địa ngục nhốt trói cũng gọi là địa ngục! Cái khổ ép ngặt cũng là địa ngục! Tham sân si cũng là địa ngục! Sự ích kỷ cũng là địa ngục! Địa ngục lớn địa ngục nhỏ, tuỳ theo việc làm, lời nói, ý niệm, giáo lý chẳng hay cùng.
Chơn lý GIÁC NGỘ
14. Tâm Niết bàn yên hơn cảnh Niết bàn, trí thiên đường vui hơn là cảnh thiên đường, Tâm địa ngục khổ hơn là cảnh địa ngục, vì cảnh ngoài dễ mau dời đổi, chớ cảnh trong thì khó lâu dời đổi đặng. Vì thế nên kẻ đã giác ngộ rồi, thì không chăm chú những việc bên ngoài kia nữa.
Chơn lý GIÁC NGỘ
15. Chúng ta nên phải tự mình biết ghê sợ tội lỗi, hổ thẹn tội lỗi, và dứt trừ tội lỗi của chính mình, tốt hơn là để người chế trị.
Chơn lý GIÁC NGỘ
16. Phật là người giác ngộ
Chúng ta sớm nên giác ngộ
Vì sự giác ngộ tâm chơn quý báu hơn cái thiện lành thức trí, và cái thiện lành thức trí cần ích hơn là sắc thân vật chất, ác quấy, tội lỗi, danh lợi, vui chơi, cái có nơi ngoài tứ đại.
Chơn lý GIÁC NGỘ
17. Người ở đời nếu không tu thì khó sống an vui, mà tu sái phép thì lại càng khó sống an vui hơn nữa.
Chơn lý KHUYẾN TU
18. Tài học sao cho bằng đức hạnh. Đức hạnh mới được bền dài cao quý hơn.
Chơn lý ĐI TU
19. Ta không muốn cái gì, thì đừng bắt kẻ khác phải chịu cái ấy, mà ta muốn gì và họ không muốn gì? Trả lời được câu ấy, là ta thấy ra tất cả thế giới chúng sanh ngay
Chơn lý CON SƯ TỬ
20. Trời phật cứu độ ta bằng pháp bảo, ta mà được cứu độ hay chăng, là bởi tự nơi mình, xét lại hành vi của mình.
Chơn lý ĂN VÀ SỐNG
21. “Ai không cho, cho kẻ đã hỏi xin, là người ấy có tội với công lý; nhưng cũng đừng xin thái quá, để phải mích lòng người”
Chơn lý ĂN VÀ SỐNG
22. Phật là chỗ đến của tất cả chúng sanh, cũng như toàn giác là chỗ đến của tất cả sự học: chơn như là chỗ đến của tất cả phước đức thiện lành, từ bi, trí huệ.
Chơn lý CHƯ PHẬT
23. Đừng nghe ai xưng tặng mà gọi là vinh, đừng thấy ai dâng của mà cho là lợi, đừng thấy ai khóc lóc, trìu mến, níu kéo, mà động tình thương ở lại, vì đó là ma vương cám dỗ.
Chơn lý ĐI HỌC
24. Đức phật khi xưa, cũng tội lỗi mê muội như chúng ta, nhưng nhờ ngài sớm nghe qua tỉnh ngộ, không vì nghe lời thẳng mà giận, biết nín lặng mà nghe, biết dằn lòng mà sửa, do đó mà được chỗ hơn người
Chơn lý VỊ HUNG THẦN
25. Có không tham vọng, tâm mới no đủ; có không sân si, tinh thần mới sáng láng mát mẻ trong sạch, Thân khẩu ý không vọng động thì tâm hồn mới an trụ cứng cỏi
Chơn lý PHẬT TÁNH
26. Người tu là bao giờ cũng thấy lại nơi mình, thấy cái phật tánh của mình, xem lại mình có giống y như Phật chăng.
Chơn lý PHẬT TÁNH
27. Học là để tu, chớ không phải học là để học mà sanh lòng ngạo mạn.
Chơn lý HỌC ĐỂ TU
28. Nào ai có ngờ đâu, chính người khổ nạn cực nhọc, vui chịu thiệt thòi mãi, kẻ ấy mới ắt phải giàu to tâm trí, an lạc, vĩnh viễn sau này, đó mới gọi là phép Tu vậy.
Chơn lý TU VÀ NGHIỆP
29. Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch tức là đức Phật.
Chơn lý TU VÀ NGHIỆP
30. Tội lỗi chẳng phải hại cho xác thân không thôi, mà là nó sẽ giết hại tâm hồn ta nữa.
Chơn lý SÁM HỐI
31. Lễ giáo là một chơn lý rất quý báu, là một phép tắc rất diệu mầu, là nấc thang thiện lành tránh ác.
Chơn lý LỄ GIÁO
32. Đời không lễ giáo là đám rừng hoang ly loạn.
Chơn lý LỄ GIÁO
33. Phật là giác chơn, là cái biết thật tự nhiên, là nghĩa lý của tiếng Phật, mục đích của cái biết nơi mình, chớ không phải mê tín mờ quáng, mà tự trói mình trong chữ Phật, tiếng đạo, hay tong giáo riêng biệt.
Chơn lý ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ
Được đăng bởi Hoàng Thị Hải Vân
Sao Vân không tự đăng mà lại nhờ chú Nghĩa đăng vậy?
Trả lờiXóaCô Thu a! Cháu đăng bài nhưng thế nào không được. Cháu nhờ chú Nghĩa đăng hộ. Khi nào có thời gian cháu hỏi cô và các chú cách đăng bài vậy
Trả lờiXóaKhi đăng bài Vân phải để ý xem bài đăng vào blog nào, vì Vân làm mấy cái liền nên bài đăng có khi không vào blog CLB lại chạy sang blog kia.
Trả lờiXóaVâng. Cháu cũng không hiểu bài trước cháu đăng lại vào gmail của cháu.
Trả lờiXóaCòn cháu đang loáy hoáy nghịch thì lại thành công. Và bây giờ cháu không nhớ vừa nãy cháu như thế nào thì Thành công
Nếu lần sau cháu có đăng bài thì vừa làm vừa hỏi cô
Vân ơi, đang bài từ từ thôi. Vân đăng bài liên tục thế này thì cô sửa còn chả kịp chứ đừng nói đến người đọc. Cô cất đỡ đi để đăng dần vào các hôm sau nhé.
Trả lờiXóa