Trang

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Ý NGHIỆP

Từ bài TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP (Thân nghiệp, Khẩu nghiệp , Ý nghiệp), Đến bài “KHẨU NGHIỆP” được mọi người tham gia sôi nổi…
Có người nhận xét: Blog viết về Đạo Phật nhiều quá!
Tôi nghĩ: Có gì mâu thuẫn với CLB Thiền Lửa Tam Muội đâu? Thầy ta chẳng từng giảng đi giảng lại muốn cho Thiền Lửa Tam Muội tốt, có kết quả tốt, thì đầu tiên phải tu tâm cho tốt. Tâm có tốt thì năng lượng tốt mới vào. Tâm không tốt thì năng lượng xấu xâm nhập…
Thầy tổ môn phái Thiền Lửa Tam Muội DASIDA NARADA và người tiếp nối NARADA MAHATHERA chẳng phải là những thiền sư của Phật Giáo đó sao? Ngài từ bỏ vị trí trong chính phủ Srilanka lên Tây Tạng tu tập đắc đạo, rồi mới trao truyền cho chúng ta môn Thiền Lửa Tam Muội này. Vậy thì TU TÂM theo pháp môn này, dứt khoát phải tu theo Đạo Phật, không phải đạo nào khác.
Vì lẽ đó, tôi mới trao đổi với bạn đọc về sự TU THEO ĐẠO PHẬT, mà không lạc đường theo lối tu của đạo nào khác.
Người đã TU THEO ĐẠO PHẬT, thì đầu tiên là phải nhận thức rõ TU THEO ĐẠO PHẬT là gì? Như đã trình bầy, bản chất, cốt lõi của tu theo Đạo Phật là chuyển nghiệp từ nghiệp dữ sang nghiệp lành ở cả 3 lĩnh vực: Ý nghĩ, lời nói, việc làm. Phật dạy rất rõ ràng, cụ thể, nghe ai cũng hiểu, không lên chùa cũng có thể ở nhà theo đó rèn luyện mình cũng rất tốt.
Giờ muốn chính thức tu theo đạo Phật , thì thực hiện TAM QUI NGŨ GIỚI.
TAM QUI là tâm mình nguyện nương tựa nơi Đức Phật, là tôn trọng giáo lý nhà Phật, là tôn trọng những bậc tu hành đạo phật (gọi là Qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng).
NGŨ GIỚI là 5 điều tốt đẹp nguyện theo thực hiện hàng ngày: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu nghiện ngập mê muội.
Thủ tục thực hiện TAM QUI NGŨ GIỚI là cần lên chùa làm lễ QUI Y TAM BẢO, giống như chúng ta muốn tham gia CLB thì phải làm các thủ tục ABC…Rồi nhà chùa cho ta cái tên theo đạo Phật. Lúc đó ta trở thành Phật tử của Đạo Phật. Ví dụ như tôi sau qui y, có tên là LÂM PHÚC, vợ tôi là DIỆU THỤC chẳng hạn.
Cao hơn NGŨ GIỚI, thì tu theo 10 điều tốt đẹp , gọi là “THẬP THIỆN”, cũng bào gồm “ngũ giới” cộng thêm 1 số điều chi tiết, đầy đủ hơn.
Vậy THẬP THIỆN là gì ?
Thập thiện= mười nghiệp lành
(NXB Tôn Giáo,3.2002)
1. Không sát sinh, từ bi, sẽ được khoẻ mạnh trường thọ.
2. Không trộm cắp, ngay thẳng, sẽ được giầu sang an vui.
3. Không tà dâm, trong sạch, sẽ được xinh đẹp, hạnh phúc.
4. Không nói dối,chân thật, sẽ được uy thế tiếng tăm.
5. Không thêu dệt, xảo ngôn, sẽ được mọi người quí mên.
6. Không đâm thọc, nói lời ly gián, sẽ được mọi người ủng hộ.
7. Không nói lời thô ác, cay nghiệt, thô tục, sẽ được cao sang.
8. Không xan tham, rộng rãi thí xả, sẽ được phước báo vô lượng (mở rộng: 5 cái tham phải tránh: Tham tiền, tham quyền lực, tham ái tình, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ không làm việc)
9. Không sân hận, từ hoà nhẫn nại, sẽ được vô lượng duyên lành (từ bỏ ghen tuông, đố kỵ, tự kiêu tự đại…).
10. Không si mê, sáng suốt tỉnh giác, sẽ được vô lượng trí tuệ (mở rộng: không uống rượu, không ma tuý, chất kích thích..)
Theo giáo lý nhà Phật, thực hiện được TAM QUI NGŨ GIỚI, hay THẬP THIỆN, sẽ được về CÕI TRỜI ở mức độ nhau. Cõi trời còn chịu LUÂN HỒI, nghĩa là khi nghiệp lành hết, thì lại chịu luân hồi sinh tử…
Chỉ khi tu được ở mức cao hơn, hiểu rõ giáo lý Đạo Phật, rèn luyện được TÂM TỪ, BI, HỶ, XẢ, từ bỏ được THAM, SÂN, SI, làm được mọi nghiệp lành ở thân, khẩu, ý … thì mới được về cõi Phật, hết luân hồi sinh tử…Chỉ nói vài dòng, nhưng bao nhiêu kinh phật giảng về điều đó đấy!
Bây giờ nếu ta muốn tu theo 3 nghiệp THÂN, KHẨU, Ý, thì dĩ nhiên cần xoay quanh NỘI DUNG CỦA THẬP THIỆN mà tu dưỡng. Muốn có những điều ấy, thì TÂM TỪ, BI, HỶ, XẢ là cái cốt lõi để 3 nghiệp thân, khẩu ý soi vào mà tu, mà chuyển từ ác sang thiện.
Về nội dung TU, hàng ngày nghĩ gì, nói gì, làm gì thì xoay quanh thập thiện. Đó là nội dung tối thiểu mà người Phật Tử phải nhớ, phải theo.
Đúng như 1 bạn “Vô Danh” nhận xét trên bài viết về Khẩu Nghiệp: Ý nghiệp là cái gốc. Ý nghiệp là suy nghĩ, tư tưởng của ta. Có suy nghĩ, mới đi đến lời nói, đi đến hành động. Cho nên từng giờ, từng phút ta phải rèn ý nghiệp. Điều này tương tự sự giáo dục rèn luyện trong tổ chức Đội Thiếu Niền Tiền Phong, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản: Lấy rèn luyện tư tưởng làm gốc….
Nhựng sự thật nói thì dễ, làm thì khó khi ta thiếu sự tỉnh táo và quyết tâm sửa chữa thói quen xấu. Ví dụ: Người đời thường có thói quen hay chê bai người khác, ít khi tự kiểm chê bai mình! Từ đó, nhìn thấy ai, nghe thấy gì..hay tỏ lời chê bai, dè bỉu, có khi nói tuột ra, có khi nửa nạc, nửa mỡ, ai nói lại thì chống chế “ tao đùa ấy mà”. Làm cho người khác buồn, giận, tự ái.. thì có phải là người tu theo nghiệp lành không? Thói xấu này bắt nguồn từ đâu? Chính là từ ý thức thiếu tôn trong người khác, từ ý nghĩ chủ quan luôn coi mình là đúng, mà thiếu ý thức khiêm nhường, học hỏi người xung quanh, học hỏi để hoàn thiện mình…Bởi vậy, tu Ý để luôn có ý nghiệp lành, là sự tu dường hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi. Lúc đầu thì có vẻ gò bó, nặng nề! Khi trở thành thói quen, thì dễ dàng như hít thở không khí trong lành hàng ngày vậy. Vì thế, khi lên chùa thắp hương khấn Phật, thì đầu tiên là phải biết SÁM NGUYỆN, rồi mới đến CẦU NGUYỆN, cuối cùng phải HỨA NGUYỆN. Đó là nội dung đầy đủ của việc lên chùa thắp hương cúng Phật . Thói thường lên CHÙA, lên ĐỀN, chỉ biết cầu nguyện này nọ với phẩm vật thật to, thật nhiều! Như vậy là chưa đúng, và có khi là sai với giáo lý nhà Phật. Lên chùa thắp hương Phật, là TU Ý NGHIỆP sao cho được thanh tịnh, trong sạch. Cho nên,trước tiên phải sám hối, phải hứa sửa chữa lỗi lầm của mình , rồi mới đến cầu nguyện điều mình mong mỏi. Phật không phải là những ông quan tham nhũng, thích được hối lộ của Phật tử, thích những mâm cúng rõ đầy để ban phước cho mình. Làm như vậy, thể hiện tâm mình chưa thanh tịnh. Điều nói này, khác với việc cúng giàng, ủng hộ nhà chùa tài, vật. Cúng giàng là vì chúng sinh, vì sự nghiệp cao cả của nhà chùa…Sắm lễ lớn để cầu xin là vì bản thân mình. Hai việc khác nhau về bản chất.
Có câu:
Đời sính lễ là hiểm hoạ quốc gia
Đời sính Đạo mới an sinh xã tắc.

Con người ta khi tu được cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, thì phong thái con người cũng thay đổi theo lối AN NHIÊN TỰ TẠI, nghĩa là dung dung thanh thản, tướng mạo đôn hậu, không vết lo buồn, giận hờn.
Có câu:
Tướng tự tâm sinh,
Tướng tuỳ tâm diệt.
Người có bụng dạ độc ác, thì tướng mạo hung tợn. Người gian dối, thì tướng mạo lấm lét, hay liếc ngang liếc dọc...
Người hay thâm thù, thì mặt mũi lì lợm...
Vậy đúng là Ý nghiệp là cái gốc phải tu theo THÂN, KHẨU, Ý.
Còn thân nghiệp thì rõ rồi, thực hiện được THẬP THIỆN là nội dung căn bản của thân nghiệp lành.

3 nhận xét:

  1. Cô thu a! Bài của cháu cô đăng đối với cháu không thành vấn đề và cũng không quan trọng. Thầy góp ý với cháu “Câu lạc bộ mình nên tập trung viết lên những suy nghĩ và kết quả của mình trong việc luyện Thiền và những việc mình làm giúp người” Cháu xin tiếp thu ý kiến của Thầy. Cô đăng bài của Cháu, Thầy lại nghĩ cháu là đứa cố chấp là đứa vừa ngang, vừa bướng, vừa cùn. Nói không nghe
    Các cụ nói “ Tuổi cao sức yếu” Cháu sợ Bác Sơn Tùng lại hao tâm tổn khí,sức lực của mình viết về bài “ ý nghiệp,thân nghiệp,khẩu nghiệp”. Nên sống vì bản thân mình và sống nghĩ và vì người khác. Nên cháu có đăng thêm bài ủng hộ Bác Sơn Tùng để bác đỡ lao tâm khổ tứ viết bài và đối với tình cảm của Bác Sơn Tùng dành đến Câu Lạc Bộ của mình”
    Cháu cũng thật sự khâm phục Bác Sơn Tùng “ tuổi cao chí cũng cao” về sự tu luyện “ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp”của Bác.
    Bài Bác Sơn Tùng viết dài, chữ nghĩa nhiều và rất hay. Nhưng cháu đọc xong cháu chẳng hiểu gì
    Bởi vì cháu là người thường và trình độ của cháu cũng hạn chế nên chỉ cần “Sống Vô Tư Như Đứa Trẻ Lên Ba” là cháu thấy đủ và mãn nguyện lắm rồi

    Trả lờiXóa
  2. Vân à, vậy thì tạm dừng loạt bài của Vân lại đã nhớ. Cô tiếp tục đăng vì hôm trước cô đã hứa với Vân là đăng từ từ lên mà.

    Trả lờiXóa
  3. Dạ vâng! Tiếp thu ý kiến của Thầy. Nên bài của cháu đăng hay không đăng cháu cũng không quan trọng. Sợ Thầy lại bận tâm lo lắng cho học trò

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.