Vừa qua nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2010), tác giả Tấn Định, dưới góc độ một người cháu của Đại tướng, đã ghi chép lại những hình ảnh, những câu chuyện và tình cảm của Đại tướng trong cuộc sống đời thường qua câu truyện CẬU TÔI. Được sự đồng ý của tác giả, trang CLB đã có dịp giới thiệu 6 phần trước để mọi người cùng đọc. Nay xin trân trọng giới thiệu phần tiếp theo. Trang CLB DSNL xin chân thành cảm ơn tác giả.
PHẦN BẢY
Hằng năm, cứ vào Tiết Thanh Minh là cả nhà lại cùng Cậu tôi lên Nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ người thân, trong đó có mộ mợ Quang Thái. Thông thường trước đó một hai ngày tôi lên Mai Dịch gặp anh Huấn để nhờ chuẩn bị trước một số thứ. Cũng không phải làm gì nhiều nhưng nếu có chuẩn bị trước thì vẫn hơn, khi cả nhà lên đến nơi thì những người già cả như Cậu Mợ tôi không phải chờ đợi lâu ở ngoài trời giá lạnh. Lần này, Cậu tôi muốn thăm Nhà lao Hỏa Lò trước khi viếng mộ ở Mai Dịch. Vậy là, theo sự phân công của chú Huyên, tất cả bắt tay làm công tác chuẩn bị và liên hệ với Ban Quản lý Khu di tích. Tôi đến gặp chị Dơn, phụ trách Khu di tích đặt vấn đề, chị tỏ ra rất phấn khởi và lên chương trình tiếp đón hẳn hoi.
Đoàn đi thăm Khu di tích ngoài Cậu Mợ tôi và các anh chị, còn có anh Huân, anh Lợi, anh Hải và Long bạn của anh Biên. Long là người hết sức nhiệt thành mỗi khi nhà có việc cần giúp đỡ, đặc biệt Long còn là một trợ thủ đắc lực cho những người cao tuổi bởi vì hắn luyện được một số phương thức hỗ trợ người già cực kỳ hiệu quả. Tôi rất cảm phục Long.
Khi vào đến Khu di tích, chị Dơn đã chờ sẵn ở đó. Chị dẫn Cậu tôi cùng mọi người sang sân bên để thắp hương ở Đài tưởng niệm. Một khoảnh sân với khu vườn khiêm tốn cùng cụm Đài tưởng niệm với quy mô vừa phải, vậy mà vẫn tạo nên một không gian thiêng liêng đầy vẻ trân trọng. Trân trọng những giá trị lịch sử và trân trọng những người con đã cống hiến trọn đời cho nền độc lập tự do của dân tộc.
Có lẽ bất cứ ai đến đây đều phải thầm cám ơn những cựu tù Hỏa Lò với Ban Liên lạc đầy trách nhiệm và những lão thành cách mạng đã đề xuất ý tưởng để lại một phần diện tích của số 2 Hỏa Lò cho Khu di tích bên cạnh dự án Tháp Hà Nội đồ sộ và hiện đại. Từ ý tưởng cho đến khi có được Khu di tích là cả một chặng đường cam go đầy trắc trở. Nếu không có tinh thần bảo vệ những giá trị lịch sử, không có sự kiên trì thuyết phục của các cựu tù Hỏa Lò, không có tiếng nói kiên quyết bảo vệ lẽ phải của các bậc lão thành cách mạng, chưa chắc đã có được Khu di tích Hỏa Lò như ngày hôm nay. Vậy mà tôi ngây ngô cứ tưởng đó là điều hiển nhiên!!
Cậu tôi đề nghị tất cả cùng chụp ảnh kỷ niệm ngay tại khoảnh sân dưới chân Đài tưởng niệm. Tôi đưa máy ảnh cho Long nhờ bấm hộ mấy kiểu, tôi muốn mình phải có mặt bên cạnh Cậu Mợ và các anh chị trong không gian thiêng liêng này.
Tiếp đến chị Doan dẫn đoàn vào thăm các phòng trưng bày bên trong Khu di tích. Ấn tượng nhất là chiếc máy chém được đặt ngay chính giữa phòng, bên cạnh là chiếc thùng to đùng đan bằng mây dùng để đựng xác tử tù sau khi hành hình, cạnh đó là một chiếc giỏ để đựng đầu lâu tù nhân sau khi xử chém, cũng được đan bằng mây. Chị Dơn tranh thủ giới thiệu nhanh một số dụng cụ tra tấn đã được sử dụng để tra khảo tù nhân trong nhà lao Hỏa Lò thời Pháp chiếm đóng.
Sau ít phút, chúng tôi đã có mặt trước cửa phòng biệt giam các nữ tù chính trị. Theo lời giới thiệu của chị Dơn thì Mợ Quang Thái mẹ chị Hồng Anh đã từng bị giam cầm tại căn phòng này. Từ song sắt cửa phòng giam nhìn vào, hơi chếch sang trái là bệ xi măng dùng thay giường nằm cho các tù nhân. Trên bệ, các nữ tù bằng thạch cao kẻ nằm người ngồi với các tư thế khác nhau cực kỳ sinh động. Phía trong cùng, một nữ tù gầy gò đang cúi xuống với dáng vẻ ân cần, có lẽ chị đang chăm sóc cho một nữ tù chính trị vừa bị tra tấn trả về. Ngay chính giữa, một nữ tù đang nghiêng người tựa mình vào bạn tù ngồi cạnh, có lẽ họ đang truyền cho nhau chút hơi ấm còn lại trong cơ thể, và dặn nhau hãy vững vàng khí tiết!
Nếu bạn là người dễ xúc động và khó kiềm chế bản thân, tôi tin chắc rằng nếu bạn có mặt tại đây, bạn sẽ tìm mọi cách phá tung cửa sắt chạy vụt vào trong, đến bên cạnh những nữ tù và tìm cách giải thoát cho họ!
Trong lúc Mợ Hà đang lúng túng cài những bông hồng đỏ lên khe nhỏ của cánh cửa sắt, những bông hoa tươi rói mà chị Hồng Anh vừa mua sáng nay, thì Cậu tôi vẫn đứng im phăng phắc, mắt dõi nhìn về phía bệ xi-măng bên trong phòng biệt giam như đang kiếm tìm một bóng hình thân thuộc. Dưới đôi lông mày bạc trắng, ánh mắt Cậu trông thật huyền ảo, có cảm giác ánh nhìn đó có thể làm sống lại những hình hài bất động trong kia!
Cậu tôi đứng đó, tay phải vịn lên mép cửa sổ của cánh cửa sắt, tay trái Cậu như đang lần tìm thứ gì ở trong túi của áo khoác ngoài. Tôi đoán là Cậu đang tìm chiếc khăn mùi-xoa mà trước khi lên xe Mợ Hà đã cẩn thận đặt vào đó, và cuối cùng tôi đã tìm được chiếc khăn ở túi áo bên kia đặt vào tay Cậu. Cậu tôi cầm lấy chiếc khăn, rồi từ từ đưa lên thấm khô dần những giọt nước mắt vừa trào ra từ đôi mắt già nua đang nhòe ướt. Đứng ngay sau lưng Cậu, tôi nghiêng người tựa luôn vào tường, không kịp bấm máy ghi lại khoảnh khắc đầy xúc động đó. Nếu không có Long cầm lấy tay và bóp chặt, có lẽ tôi đã bật khóc...
Tất cả đứng lặng im nhìn vào phía trong phòng biệt giam, tạo thành một vòng cung phía sau lưng Cậu Mợ tôi. Bỗng Cậu tôi đứng thẳng người lên, bỏ chiếc mũ len xuống cầm tay, và đầu hơi cúi xuống. Tất cả không ai bảo ai đều tề chỉnh đứng nghiêm và cúi đầu tưởng niệm. Chị Hồng Anh quay sang định nói gì đó với Cậu tôi, nhưng mãi chị không nói được thành lời...
Cuối cùng, giọng nói của chị Dơn cất lên đã làm tan bầu không khí im lặng tưởng như đang đặc quánh lại. Chị mời cả đoàn lên tầng trên thăm tiếp các phòng trưng bày khác của Khu di tích. Một tay vịn vào lan can cầu thang gỗ, một tay bám vào vai anh Lợi, từng bậc từng bậc một Cậu tôi từ từ bước lên tầng hai. Trong một căn phòng thoáng rộng, chung quanh tường treo đầy các khung chữ vàng ghi lại đầy đủ danh sách các cựu tù chính trị ở đây qua các thời kỳ, được xếp thứ tự theo từng tháng năm.
Lướt qua một lượt các bảng danh sách, chúng tôi bắt gặp rất nhiều những cái tên quen thuộc của các chiến sĩ cách mạng, có những cái tên chúng tôi đã được học thuộc lòng từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường. Với sự hướng dẫn của chị Dơn, chị Hồng Anh nhanh chóng tìm được dòng chữ ghi lại tên tuổi của người mẹ thân yêu: Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái. Tất cả cùng Cậu Mợ tôi và chị Hồng Anh chụp ảnh lưu niệm bên bảng danh sách này.
Xong xuôi, chị Dơn mời cả đoàn vào một văn phòng nhỏ, bày biện đơn sơ nhưng trang trọng và ấm cúng. Trong lúc chờ Cậu tôi ghi lại những dòng cảm tưởng, tất cả ngồi quanh bàn và thưởng thức chén trà nóng chị Dơn mới pha. Đầu phía bàn đằng kia, Cậu tôi tay cầm bút, tay sửa lại mục kỉnh, ngồi lặng im một lúc, rồi cúi xuống và bắt đầu viết. Chị Hồng Anh đứng chênh chếch phía sau lưng, hơi nghiêng người, mắt dõi theo những dòng chữ đang dần hiện ra trên trang giấy, những dòng chữ chất chứa yêu thương và quý trọng đối với người Mẹ muôn vàn yêu dấu.
Đang viết, bỗng Cậu tôi dừng bút, tay lật nhanh trang giấy như tìm đọc những dòng vô hình phía đằng sau những con chữ vừa hiện lên. Mái đầu bạc trắng hơi cúi xuống, lặng im, rồi Cậu tôi giữ chặt chiếc khăn mùi-xoa trong tay, từ từ đưa lên lau khô những giọt nước mắt vừa trào lăn. Chị Hồng Anh vội nhoài người, nhanh tay đỡ lấy chiếc kính lão. Tôi lia nhanh ống kính, vội vàng ghi lại khoảnh khắc rưng rưng đó!
Sáng hôm sau, cả nhà lên Nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ, thắp hương trên mộ Mợ Quang Thái và những người thân, có cả chị Dơn cùng đi. Chị Dơn tâm sự, trong suốt thời gian làm việc tại Khu Di tích Hỏa Lò, chưa bao giờ chị được chứng kiến một cuộc viếng thăm đầy ấn tượng và xúc động đến vậy.
(Còn nữa)
PHẦN BẢY
Hằng năm, cứ vào Tiết Thanh Minh là cả nhà lại cùng Cậu tôi lên Nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ người thân, trong đó có mộ mợ Quang Thái. Thông thường trước đó một hai ngày tôi lên Mai Dịch gặp anh Huấn để nhờ chuẩn bị trước một số thứ. Cũng không phải làm gì nhiều nhưng nếu có chuẩn bị trước thì vẫn hơn, khi cả nhà lên đến nơi thì những người già cả như Cậu Mợ tôi không phải chờ đợi lâu ở ngoài trời giá lạnh. Lần này, Cậu tôi muốn thăm Nhà lao Hỏa Lò trước khi viếng mộ ở Mai Dịch. Vậy là, theo sự phân công của chú Huyên, tất cả bắt tay làm công tác chuẩn bị và liên hệ với Ban Quản lý Khu di tích. Tôi đến gặp chị Dơn, phụ trách Khu di tích đặt vấn đề, chị tỏ ra rất phấn khởi và lên chương trình tiếp đón hẳn hoi.
Đoàn đi thăm Khu di tích ngoài Cậu Mợ tôi và các anh chị, còn có anh Huân, anh Lợi, anh Hải và Long bạn của anh Biên. Long là người hết sức nhiệt thành mỗi khi nhà có việc cần giúp đỡ, đặc biệt Long còn là một trợ thủ đắc lực cho những người cao tuổi bởi vì hắn luyện được một số phương thức hỗ trợ người già cực kỳ hiệu quả. Tôi rất cảm phục Long.
Khi vào đến Khu di tích, chị Dơn đã chờ sẵn ở đó. Chị dẫn Cậu tôi cùng mọi người sang sân bên để thắp hương ở Đài tưởng niệm. Một khoảnh sân với khu vườn khiêm tốn cùng cụm Đài tưởng niệm với quy mô vừa phải, vậy mà vẫn tạo nên một không gian thiêng liêng đầy vẻ trân trọng. Trân trọng những giá trị lịch sử và trân trọng những người con đã cống hiến trọn đời cho nền độc lập tự do của dân tộc.
Có lẽ bất cứ ai đến đây đều phải thầm cám ơn những cựu tù Hỏa Lò với Ban Liên lạc đầy trách nhiệm và những lão thành cách mạng đã đề xuất ý tưởng để lại một phần diện tích của số 2 Hỏa Lò cho Khu di tích bên cạnh dự án Tháp Hà Nội đồ sộ và hiện đại. Từ ý tưởng cho đến khi có được Khu di tích là cả một chặng đường cam go đầy trắc trở. Nếu không có tinh thần bảo vệ những giá trị lịch sử, không có sự kiên trì thuyết phục của các cựu tù Hỏa Lò, không có tiếng nói kiên quyết bảo vệ lẽ phải của các bậc lão thành cách mạng, chưa chắc đã có được Khu di tích Hỏa Lò như ngày hôm nay. Vậy mà tôi ngây ngô cứ tưởng đó là điều hiển nhiên!!
Cậu tôi đề nghị tất cả cùng chụp ảnh kỷ niệm ngay tại khoảnh sân dưới chân Đài tưởng niệm. Tôi đưa máy ảnh cho Long nhờ bấm hộ mấy kiểu, tôi muốn mình phải có mặt bên cạnh Cậu Mợ và các anh chị trong không gian thiêng liêng này.
Tiếp đến chị Doan dẫn đoàn vào thăm các phòng trưng bày bên trong Khu di tích. Ấn tượng nhất là chiếc máy chém được đặt ngay chính giữa phòng, bên cạnh là chiếc thùng to đùng đan bằng mây dùng để đựng xác tử tù sau khi hành hình, cạnh đó là một chiếc giỏ để đựng đầu lâu tù nhân sau khi xử chém, cũng được đan bằng mây. Chị Dơn tranh thủ giới thiệu nhanh một số dụng cụ tra tấn đã được sử dụng để tra khảo tù nhân trong nhà lao Hỏa Lò thời Pháp chiếm đóng.
Sau ít phút, chúng tôi đã có mặt trước cửa phòng biệt giam các nữ tù chính trị. Theo lời giới thiệu của chị Dơn thì Mợ Quang Thái mẹ chị Hồng Anh đã từng bị giam cầm tại căn phòng này. Từ song sắt cửa phòng giam nhìn vào, hơi chếch sang trái là bệ xi măng dùng thay giường nằm cho các tù nhân. Trên bệ, các nữ tù bằng thạch cao kẻ nằm người ngồi với các tư thế khác nhau cực kỳ sinh động. Phía trong cùng, một nữ tù gầy gò đang cúi xuống với dáng vẻ ân cần, có lẽ chị đang chăm sóc cho một nữ tù chính trị vừa bị tra tấn trả về. Ngay chính giữa, một nữ tù đang nghiêng người tựa mình vào bạn tù ngồi cạnh, có lẽ họ đang truyền cho nhau chút hơi ấm còn lại trong cơ thể, và dặn nhau hãy vững vàng khí tiết!
Nếu bạn là người dễ xúc động và khó kiềm chế bản thân, tôi tin chắc rằng nếu bạn có mặt tại đây, bạn sẽ tìm mọi cách phá tung cửa sắt chạy vụt vào trong, đến bên cạnh những nữ tù và tìm cách giải thoát cho họ!
Trong lúc Mợ Hà đang lúng túng cài những bông hồng đỏ lên khe nhỏ của cánh cửa sắt, những bông hoa tươi rói mà chị Hồng Anh vừa mua sáng nay, thì Cậu tôi vẫn đứng im phăng phắc, mắt dõi nhìn về phía bệ xi-măng bên trong phòng biệt giam như đang kiếm tìm một bóng hình thân thuộc. Dưới đôi lông mày bạc trắng, ánh mắt Cậu trông thật huyền ảo, có cảm giác ánh nhìn đó có thể làm sống lại những hình hài bất động trong kia!
Cậu tôi đứng đó, tay phải vịn lên mép cửa sổ của cánh cửa sắt, tay trái Cậu như đang lần tìm thứ gì ở trong túi của áo khoác ngoài. Tôi đoán là Cậu đang tìm chiếc khăn mùi-xoa mà trước khi lên xe Mợ Hà đã cẩn thận đặt vào đó, và cuối cùng tôi đã tìm được chiếc khăn ở túi áo bên kia đặt vào tay Cậu. Cậu tôi cầm lấy chiếc khăn, rồi từ từ đưa lên thấm khô dần những giọt nước mắt vừa trào ra từ đôi mắt già nua đang nhòe ướt. Đứng ngay sau lưng Cậu, tôi nghiêng người tựa luôn vào tường, không kịp bấm máy ghi lại khoảnh khắc đầy xúc động đó. Nếu không có Long cầm lấy tay và bóp chặt, có lẽ tôi đã bật khóc...
Tất cả đứng lặng im nhìn vào phía trong phòng biệt giam, tạo thành một vòng cung phía sau lưng Cậu Mợ tôi. Bỗng Cậu tôi đứng thẳng người lên, bỏ chiếc mũ len xuống cầm tay, và đầu hơi cúi xuống. Tất cả không ai bảo ai đều tề chỉnh đứng nghiêm và cúi đầu tưởng niệm. Chị Hồng Anh quay sang định nói gì đó với Cậu tôi, nhưng mãi chị không nói được thành lời...
Cuối cùng, giọng nói của chị Dơn cất lên đã làm tan bầu không khí im lặng tưởng như đang đặc quánh lại. Chị mời cả đoàn lên tầng trên thăm tiếp các phòng trưng bày khác của Khu di tích. Một tay vịn vào lan can cầu thang gỗ, một tay bám vào vai anh Lợi, từng bậc từng bậc một Cậu tôi từ từ bước lên tầng hai. Trong một căn phòng thoáng rộng, chung quanh tường treo đầy các khung chữ vàng ghi lại đầy đủ danh sách các cựu tù chính trị ở đây qua các thời kỳ, được xếp thứ tự theo từng tháng năm.
Lướt qua một lượt các bảng danh sách, chúng tôi bắt gặp rất nhiều những cái tên quen thuộc của các chiến sĩ cách mạng, có những cái tên chúng tôi đã được học thuộc lòng từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường. Với sự hướng dẫn của chị Dơn, chị Hồng Anh nhanh chóng tìm được dòng chữ ghi lại tên tuổi của người mẹ thân yêu: Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái. Tất cả cùng Cậu Mợ tôi và chị Hồng Anh chụp ảnh lưu niệm bên bảng danh sách này.
Xong xuôi, chị Dơn mời cả đoàn vào một văn phòng nhỏ, bày biện đơn sơ nhưng trang trọng và ấm cúng. Trong lúc chờ Cậu tôi ghi lại những dòng cảm tưởng, tất cả ngồi quanh bàn và thưởng thức chén trà nóng chị Dơn mới pha. Đầu phía bàn đằng kia, Cậu tôi tay cầm bút, tay sửa lại mục kỉnh, ngồi lặng im một lúc, rồi cúi xuống và bắt đầu viết. Chị Hồng Anh đứng chênh chếch phía sau lưng, hơi nghiêng người, mắt dõi theo những dòng chữ đang dần hiện ra trên trang giấy, những dòng chữ chất chứa yêu thương và quý trọng đối với người Mẹ muôn vàn yêu dấu.
Đang viết, bỗng Cậu tôi dừng bút, tay lật nhanh trang giấy như tìm đọc những dòng vô hình phía đằng sau những con chữ vừa hiện lên. Mái đầu bạc trắng hơi cúi xuống, lặng im, rồi Cậu tôi giữ chặt chiếc khăn mùi-xoa trong tay, từ từ đưa lên lau khô những giọt nước mắt vừa trào lăn. Chị Hồng Anh vội nhoài người, nhanh tay đỡ lấy chiếc kính lão. Tôi lia nhanh ống kính, vội vàng ghi lại khoảnh khắc rưng rưng đó!
Sáng hôm sau, cả nhà lên Nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ, thắp hương trên mộ Mợ Quang Thái và những người thân, có cả chị Dơn cùng đi. Chị Dơn tâm sự, trong suốt thời gian làm việc tại Khu Di tích Hỏa Lò, chưa bao giờ chị được chứng kiến một cuộc viếng thăm đầy ấn tượng và xúc động đến vậy.
(Còn nữa)
TẤN ĐỊNH
(Xin mời đọc lại toàn bộ những phần đã đăng TẠI ĐÂY)
NHỮNG CÂU TRUYỆN THẬT 100% NÀY VỀ CÁC BẬC LÃNH TỤ ĐÁNG KÍNH, TÔI ĐÃ LƯU VÀO MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BỔ XUNG TƯ LIỆU CỦA 1 VĨ NHÂN ĐÁNG KÍNH.
Trả lờiXóaCÁM ƠN BẠN ĐÃ SƯU TẦM VÀ ĐĂNG BÀI NÀY.
SƠN TÙNG