Xin lỗi là một hình thức không thể thiếu được trong quan hệ giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Hầu như bất cứ ai trong chúng ta, từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành đều có ít nhất một đôi lần vấp phạm hay vô tình gây ra những lỗi lầm đối với người khác. Trong những trường hợp ấy thì chính câu "xin lỗi" của bạn sẽ giúp cho bạn giữ được hoà khí và làm dịu đi mối căng thẳng với người có liên quan. Tiếc thay, trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều người không biết xử dụng hai từ "xin lỗi". Vẫn có người ngang ngược biết rõ là mình sai, nhưng vẫn không chịu xin lỗi mà còn cố cãi cho bằng được, quyết giữ thái độ bảo thủ, nguỵ biện để chứng minh rằng mình đúng. Lại cũng có người "chữa ngượng" bằng cách tiếp tục nói xấu sau lưng, vu oan giá hoạ cho người khác để "đánh lừa" dư luận, mục đích tự thanh minh hoặc đề cao cá nhân mình. Những người này thật là tồi tệ, họ chỉ làm cho quan hệ hai bên ngày càng trở nên căng thẳng, mâu thuẫn càng thêm sâu. Hình như những người này rất sợ công nhận cái sai của mình, họ sợ xin lỗi rồi sẽ làm cho mọi người nhìn rõ hơn cái sai của họ và làm cho họ mất hết uy tín, giảm giá trị con người đi. Nhưng họ đã lầm. Làm như vậy thì hình ảnh của họ chỉ càng xấu đi trong con mắt người khác. Bởi vì ai cũng hiểu, một người mắc sai lầm mà không bao giờ chịu xin lỗi là người tư cách "có vấn đề", là người thiếu văn hoá trong ứng xử giữa con người với con người. Và họ sẽ rất khó được người khác chấp nhận và tôn trọng. Xin lỗi là một biện pháp để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa người này với người khác. Nó không những khiến cho mọi người nghĩ tốt về bạn, bỏ qua cho bạn những lỗi lầm đã mắc phải mà nó còn giúp cho bạn hạ bớt cơn nóng giận của người khác để cho bạn có đủ thời gian mà sắp xếp lại những rối loạn về tâm lý của mình. Lời xin lỗi có tác dụng như một nhịp cầu nối liền sự khác biệt giữa hai quan điểm lại với nhau; ngay cả những người khó tính và cố chấp nhất cũng phải lưỡng lự trước câu xin lỗi của bạn. Chính bản thân người được xin lỗi cũng phải buộc lòng cộng tác với bạn bằng cách "đấu dịu" đi để bảo toàn danh dự của họ và để tỏ ra là con người có tư cách, có lòng khoan dung độ lượng. Lời xin lỗi tự nó là con đường để đi đến sự thoải mái và thông cảm lẫn nhau. Nhưng trước khi xin lỗi thì bạn nên chân thành đừng xin lỗi bằng thái độ nguỵ tạo và gượng ép. Bạn cũng đừng nên bạ đâu "xin lỗi" đó câu chuyện nào cũng đem hai từ "xin lỗi" ra sẽ gây cảm giác "quen mồm" và nó sẽ trở nên sáo rỗng, vô nghĩa. Tóm lại, thốt ra được hai từ "xin lỗi" là điều rất khó khăn đối với nhiều người. Nhưng khi đã nói ra được thì nó có thể biến một gánh nặng ngàn cân trong lòng bạn trở nên nhẹ nhàng biết bao.
...và "Cám ơn" đúng lúc.
Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền chạy tới :"Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua". Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: "Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!". Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo đen nhuốc, chân tay run lên vì bị cơn đói hành hạ, người hành khất đó bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được sự bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào nón ông lão. Ông già cảm động run run, ông không nói lời cảm ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm. Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, "cảm ơn" là lời nói được sử dụng hằng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ vậy. Họ coi lời cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần nói ra. Hình như những bạn ấy vẫn nghĩ một cách đơn giản rằng nói lời cảm ơn là "vẽ chuyện", chỉ làm mất đi sự chân tình và tăng thêm khoảng cách mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta làm quen với từ "cảm ơn" và sau đó là nói lời "cảm ơn" đúng lúc. Thật hạnh phúc khi ta làm một việc có ý nghĩa, một điều tốt đẹp đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuát phát từ đáy lòng, chân thành, lịch thiệp :"Cảm ơn".
Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền chạy tới :"Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua". Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: "Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!". Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo đen nhuốc, chân tay run lên vì bị cơn đói hành hạ, người hành khất đó bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được sự bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào nón ông lão. Ông già cảm động run run, ông không nói lời cảm ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm. Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, "cảm ơn" là lời nói được sử dụng hằng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ vậy. Họ coi lời cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần nói ra. Hình như những bạn ấy vẫn nghĩ một cách đơn giản rằng nói lời cảm ơn là "vẽ chuyện", chỉ làm mất đi sự chân tình và tăng thêm khoảng cách mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta làm quen với từ "cảm ơn" và sau đó là nói lời "cảm ơn" đúng lúc. Thật hạnh phúc khi ta làm một việc có ý nghĩa, một điều tốt đẹp đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuát phát từ đáy lòng, chân thành, lịch thiệp :"Cảm ơn".
Hoàng Vân sưu tầm
Cám ơn cô Vân đã post bài này! :D
Trả lờiXóaSở dĩ mình cho post bài này vì thực tế hiện nay các bạn trẻ hầu như đã bị quên mất kỹ năng ứng xử này. Những người cao tuổi như chúng tôi nhiều khi cũng chán không muốn chỉ bảo nữa khi gặp những bạn trẻ ấy. Không hiểu họ cố tình quên hay đã không được dạy để nói "cám ơn" hoặc "xin lỗi" khi cần. Nhiều khi Hoàng Vân đã phải làm theo một câu chuyện mà mọi người đã biết, tức là sau khi mình vừa giúp một người trẻ tuổi một việc, người ta vô tư quay đi, quên nói một câu cần nói, mình vội hỏi: "bạn vừa nói gì cơ", "không, cháu không nói gì", "thế mà cô tưởng cháu vừa nói cám ơn!". Thế đấy, thật đáng buồn. Chúng tôi vẫn nói chuyện với nhau: cần phải cho lũ trẻ bây giờ đi học lại mẫu giáo thôi! để học lại bài hát: có con chim vành khuyên nhỏ...
Trả lờiXóaBài quá hay Cô Vân ạ!
Trả lờiXóaCó câu: Dạy con từ tuổi còn thơ, dạy vợ từ thửa bơ vơ mới về. Thế nên tính cách, lối sống, đạo đức và văn hóa ứng xử rất quan trọng trong đời. Nó thành một thói quen, thành nếp sống từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và về già
Em tuy còn nhỏ nhưng cũng rât vui vì còn 1 số người giống như chị biết nói lên những gì mà con người chúng ta còn thiếu, cám ơn chi!
Trả lờiXóa