Hoàng Vân xin được kể lại để cả nhà cùng nghe.
Vào khoảng 11h15 phút, khi dứt tiếng chuông báo giờ thọ trai, tất cả phật tử - những kẻ khất thực chưa ai được vào Trai đường mà phải xếp hàng phía ngoài cửa. Khi đoàn các Thầy trụ trì, tăng, ni, các cư sỹ tại Thiền viện xếp hàng một theo thứ tự cấp bậc đi vào Trai đường xong thì những kẻ khất thực như H.Vân mới được phép vào theo, trên tay mỗi người là một bát inox to, một đĩa nhựa, một bát ăn cơm bằng sứ và một chiếc thìa. Mọi người đều "đắp y", tức ăn mặc rất trang trọng, lịch sự như đi dự lễ vậy.
Thức ăn trong trai đường toàn là đồ chay, được đựng trong các khay to. Đoàn người xếp hàng im lặng để lấy đồ ăn (giống như ta đi ăn búp phê), không nói, cười to tiếng. Trong lần đầu khi khất thực tại Thiền viện, chưa biết thủ tục thế nào nên H.Vân đã phải rất chú ý nhìn người khác làm sao thì mình làm vậy. Tại đây người biết luôn nhắc nhở người chưa biết, tất nhiên là phải nói thật khẽ thôi.
Khi lấy đồ ăn phải cẩn thận sao cho không phát ra tiếng động, tự ước lượng lượng cơm và thức ăn mình cần ăn, không lấy quá nhiều hoặc quá ít. Nếu chót lỡ lấy nhiều sẽ phải cố ăn cho bằng hết, nếu lấy ít thì sẽ bị đói mà không được đứng dậy để lấy thêm. Cơm và thức ăn để cùng vào bát to, đậy đĩa lên trên, trên đĩa là thìa, là bát nhỏ đựng canh và các món ăn tráng miệng như quả, bánh...
Sau khi ngồi vào vị trí đã quy định, nam ngồi riêng, nữ ngồi riêng, bắt đầu lễ tụng kinh. Ai cũng phải chắp tay trước ngực tụng hoặc nghe tụng. Bài kinh được phát qua loa, nghe rõ ràng và xúc động, nội dung bài kinh là xuất xứ từ đâu ta có đồ ăn này, sau đó các thầy làm lễ cúng cơm. Tiếp theo mỗi người xúc một miếng cơm nhỏ đưa vào miệng, nhai thật kỹ, hai tay bưng bát cơm đưa lên trước trán, nghe tiếp một bài kinh khác rồi mới được ăn chính thức (Về nghi thức này còn phức tạp hơn nữa, H.Vân chưa học được, đó là khi bưng bát cơm để ngang trán, hai tay phải kết thành một dấu hiệu gì đó, ngón trỏ của tay phải phải chỉ lên trời, mình cần phải tìm hiểu thêm khi có thời gian).
Khi ăn cơm, không được nói chuyện, ăn thật chậm, nhai chậm, kỹ, không phát ra tiếng động (đúng là ăn trong chánh niệm). Khi xúc cơm, xúc thức ăn phải nhẹ tay để không có tiếng thìa bát va vào nhau lách cách. Cơm lấy bao nhiêu phải ăn hết bấy nhiêu, không được để thừa, phải vét hết không còn hạt cơm nào sót ở bát. Ăn hết cơm rồi mới ăn đến canh (tất nhiên các phật tử hay vi phạm, ăn cả cơm lẫn canh), đến đồ ăn tráng miệng cũng phải ăn hết không được để lại một chút nào. Nước uống là chè tươi được để trong bình, mỗi bàn một bình, nhưng không có cốc. Về điều này H.Vân thắc mắc lắm, không có cốc thì làm sao mà uống nước? Nhưng khi xem mọi người thao tác thì thắc mắc của H.Vân được giải đáp. Khi cơm và canh hết, mọi người đã dùng nước chè để tráng bát cơm, bát canh và uống nước tráng bát đó với mục đích là không được để lại một chút gì thừa với quan niệm rằng, tất cả mọi người ai cũng như ai đều là kẻ khất thực hết, không được để phí phạm dù chỉ là một hạt cơm, lá rau.
Ai ăn xong trước cũng phải ngồi chờ, không được đứng lên đi ra trước bởi còn lễ tụng kinh sau khi ăn xong. Bài tụng này có nội dung là cám ơn những người đã mang lại đồ ăn, thức uống cho ta, biết ơn họ. Sau đó tất cả mọi người đứng dậy. Đi ra khỏi Trai đường trước tiên là đoàn các Thầy chủ trì, tăng ni như lúc vào, các thầy đi rất chậm rãi, trên tay là bát, đĩa, thìa đã dùng. Đoàn các thầy đi tới đâu thì những người còn lại phải quay mặt hướng về phía đó để tiễn với hai tay chắp trước ngực. Các Phật tử là người ra khỏi Trai đường sau cùng. Bát đĩa của ai thì người đó tự rửa kể cả thầy chủ trì. Các phật tử, kẻ khất thực như H.Vân tự vào bếp để rửa bát của mình, úp vào đúng nơi, đúng chỗ.
Trong suốt cả thời gian của bữa ăn cho đến khi rửa bát, H.Vân cứ thầm ao ước giá các con mình được dạy dỗ trong môi trường như thế này.
Cũng có những người vi phạm do không tìm hiểu trước "thủ tục" nên đã mang lại cho chính bản thân mình những điều phiền phức, ví dụ khi lấy thức ăn cần quan sát xem đó là đồ ăn gì, mình có ăn được không để tránh khi phải cố ăn những thứ mà mình không thể ăn được (như rau diếp cá nấu canh hoặc trộn nộm...). Có người vừa ăn vừa cười nói làm cho bao nhiêu cặp mắt đổ dồn về phía mình khó chịu. Có người gọi lấy nước chấm, ớt .v.v.
Xin chia xẻ một chút, làm mất thời gian của mọi người một chút. Cám ơn.
Vào khoảng 11h15 phút, khi dứt tiếng chuông báo giờ thọ trai, tất cả phật tử - những kẻ khất thực chưa ai được vào Trai đường mà phải xếp hàng phía ngoài cửa. Khi đoàn các Thầy trụ trì, tăng, ni, các cư sỹ tại Thiền viện xếp hàng một theo thứ tự cấp bậc đi vào Trai đường xong thì những kẻ khất thực như H.Vân mới được phép vào theo, trên tay mỗi người là một bát inox to, một đĩa nhựa, một bát ăn cơm bằng sứ và một chiếc thìa. Mọi người đều "đắp y", tức ăn mặc rất trang trọng, lịch sự như đi dự lễ vậy.
Thức ăn trong trai đường toàn là đồ chay, được đựng trong các khay to. Đoàn người xếp hàng im lặng để lấy đồ ăn (giống như ta đi ăn búp phê), không nói, cười to tiếng. Trong lần đầu khi khất thực tại Thiền viện, chưa biết thủ tục thế nào nên H.Vân đã phải rất chú ý nhìn người khác làm sao thì mình làm vậy. Tại đây người biết luôn nhắc nhở người chưa biết, tất nhiên là phải nói thật khẽ thôi.
Khi lấy đồ ăn phải cẩn thận sao cho không phát ra tiếng động, tự ước lượng lượng cơm và thức ăn mình cần ăn, không lấy quá nhiều hoặc quá ít. Nếu chót lỡ lấy nhiều sẽ phải cố ăn cho bằng hết, nếu lấy ít thì sẽ bị đói mà không được đứng dậy để lấy thêm. Cơm và thức ăn để cùng vào bát to, đậy đĩa lên trên, trên đĩa là thìa, là bát nhỏ đựng canh và các món ăn tráng miệng như quả, bánh...
Sau khi ngồi vào vị trí đã quy định, nam ngồi riêng, nữ ngồi riêng, bắt đầu lễ tụng kinh. Ai cũng phải chắp tay trước ngực tụng hoặc nghe tụng. Bài kinh được phát qua loa, nghe rõ ràng và xúc động, nội dung bài kinh là xuất xứ từ đâu ta có đồ ăn này, sau đó các thầy làm lễ cúng cơm. Tiếp theo mỗi người xúc một miếng cơm nhỏ đưa vào miệng, nhai thật kỹ, hai tay bưng bát cơm đưa lên trước trán, nghe tiếp một bài kinh khác rồi mới được ăn chính thức (Về nghi thức này còn phức tạp hơn nữa, H.Vân chưa học được, đó là khi bưng bát cơm để ngang trán, hai tay phải kết thành một dấu hiệu gì đó, ngón trỏ của tay phải phải chỉ lên trời, mình cần phải tìm hiểu thêm khi có thời gian).
Khi ăn cơm, không được nói chuyện, ăn thật chậm, nhai chậm, kỹ, không phát ra tiếng động (đúng là ăn trong chánh niệm). Khi xúc cơm, xúc thức ăn phải nhẹ tay để không có tiếng thìa bát va vào nhau lách cách. Cơm lấy bao nhiêu phải ăn hết bấy nhiêu, không được để thừa, phải vét hết không còn hạt cơm nào sót ở bát. Ăn hết cơm rồi mới ăn đến canh (tất nhiên các phật tử hay vi phạm, ăn cả cơm lẫn canh), đến đồ ăn tráng miệng cũng phải ăn hết không được để lại một chút nào. Nước uống là chè tươi được để trong bình, mỗi bàn một bình, nhưng không có cốc. Về điều này H.Vân thắc mắc lắm, không có cốc thì làm sao mà uống nước? Nhưng khi xem mọi người thao tác thì thắc mắc của H.Vân được giải đáp. Khi cơm và canh hết, mọi người đã dùng nước chè để tráng bát cơm, bát canh và uống nước tráng bát đó với mục đích là không được để lại một chút gì thừa với quan niệm rằng, tất cả mọi người ai cũng như ai đều là kẻ khất thực hết, không được để phí phạm dù chỉ là một hạt cơm, lá rau.
Ai ăn xong trước cũng phải ngồi chờ, không được đứng lên đi ra trước bởi còn lễ tụng kinh sau khi ăn xong. Bài tụng này có nội dung là cám ơn những người đã mang lại đồ ăn, thức uống cho ta, biết ơn họ. Sau đó tất cả mọi người đứng dậy. Đi ra khỏi Trai đường trước tiên là đoàn các Thầy chủ trì, tăng ni như lúc vào, các thầy đi rất chậm rãi, trên tay là bát, đĩa, thìa đã dùng. Đoàn các thầy đi tới đâu thì những người còn lại phải quay mặt hướng về phía đó để tiễn với hai tay chắp trước ngực. Các Phật tử là người ra khỏi Trai đường sau cùng. Bát đĩa của ai thì người đó tự rửa kể cả thầy chủ trì. Các phật tử, kẻ khất thực như H.Vân tự vào bếp để rửa bát của mình, úp vào đúng nơi, đúng chỗ.
Trong suốt cả thời gian của bữa ăn cho đến khi rửa bát, H.Vân cứ thầm ao ước giá các con mình được dạy dỗ trong môi trường như thế này.
Cũng có những người vi phạm do không tìm hiểu trước "thủ tục" nên đã mang lại cho chính bản thân mình những điều phiền phức, ví dụ khi lấy thức ăn cần quan sát xem đó là đồ ăn gì, mình có ăn được không để tránh khi phải cố ăn những thứ mà mình không thể ăn được (như rau diếp cá nấu canh hoặc trộn nộm...). Có người vừa ăn vừa cười nói làm cho bao nhiêu cặp mắt đổ dồn về phía mình khó chịu. Có người gọi lấy nước chấm, ớt .v.v.
Xin chia xẻ một chút, làm mất thời gian của mọi người một chút. Cám ơn.
Hoàng Vân
Em thì đọc và nghe tả nhiều về bữa ăn như thế này, thậm chí còn đã đọc cả bài niệm vậy mà chưa hề qua thực tế. Hôm ăn ở trên chùa cũng chưa hẳn theo đúng nghi thức, bởi vì đồ ăn dọn sẵn ra mâm và mình không phải rửa bát. :D
Trả lờiXóaĐúng, trên thiền viện khác, mà ở chùa khác. Hai trường phái khác nhau mà Thu.
Trả lờiXóa