Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Năng lượng từ ngôn ngữ

Trong cuộc sống, cơ thể chúng ta phải tiếp nhận tác động của rất nhiều nguồn năng lượng từ thiên nhiên: gió, bức xạ mặt trời, các tia vũ trụ... Thế nhưng, theo nghiên cứu của một giáo sư Nhật, có một nguồn năng lượng khác cũng gây tác động mạnh không chỉ đến cơ thể chúng ta mà còn đến cả vật chất. Đó chính là... ngôn ngữ!
Lựa lời mà nói...Ngôn ngữ mà cũng có năng lượng ư? Xin thưa, đúng là như vậy! Chỉ có điều do chúng ta mải nhìn về các nguồn năng lượng ngoại thân mà không thấy được nguồn năng lượng tự thân của mình. Thực sự, đây là một điều vô cùng quen thuộc. Bạn có để ý rằng khi nhận được một lời nói dịu dàng thì chúng ta cảm thấy dễ chịu, và ngược lại? Đó chính là tác động của nguồn năng lượng từ ngôn ngữ. Chúng ta nên biết rằng bản chất của ngôn ngữ (điều lưu ý quan trọng là luôn cả những ngôn ngữ “không lời”, tức suy nghĩ không phát ra thành tiếng) chính là những “xung động”, những “trường” nên có khả năng tạo ra “lực”. Do là xung động nên chúng cũng di chuyển theo dạng sóng với những bước sóng khác nhau mà các thiết bị khoa học đã ghi nhận được. Chính nhờ áp dụng điều này mà chúng ta có được các thiết bị đo điện não, điện tim, phát hiện nói dối...Trong cuộc sống hằng ngày, những lời cảm ơn, động viên an ủi, khuyến khích sẻ chia và ngược lại, những lời hằn học, nguyền rủa... không chỉ gây hiệu ứng tâm lý đơn thuần mà còn tạo ra xung lực tác động vật lý đến cơ thể. Tại phương Đông, những tiếng như “Aum” trong yoga Ấn Độ hay tiếng thét “Kiai” trong võ đạo Nhật Bản chính là những xung lực gây tác động đến cơ thể. Chỉ có chút khác biệt là tiếng “Aum” gây ảnh hưởng đến nội thân nhằm đạt được an tĩnh, còn tiếng thét “Kiai” gây xung lực ra ngoại thân nhằm áp đảo đối phương. Do vậy, trong trường hợp tập thể như đám đông biểu tình, lễ hội, nếu có sự cộng hưởng ngôn ngữ thì năng lượng phát ra sẽ rất mạnh.
Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều năm trước đã cho thấy cơ thể chúng ta không chỉ có cấu trúc bằng phân tử mà còn bằng cả năng lượng. Cụ thể như công trình của nhà khoa học Nga Kirlian năm 1939 đã chụp được ảnh trường năng lượng sinh học của con người. Các trường năng lượng này hiển lộ quanh cơ thể với các màu sắc tươi nhuận hoặc xám xỉn cùng độ sáng tối khác nhau tuỳ theo tình trạng sức khoẻ, tư duy tích cực và tính đạo đức của mỗi con người. Nơi những người có sức khoẻ và đạo đức tốt, trường này có khi hiện hữu trong không gian đến cả 15 phút.Trở lại vấn đề năng lượng của ngôn ngữ. Trong một tác phẩm nói về sự minh triết trong cuộc sống, tác giả Darshani Deane đã kể lại mẩu chuyện thương tâm về một đứa bé 3 tháng tuổi. Sau một cuộc cãi vã kịch liệt với những lời lẽ vô cùng cay độc, người chồng đóng sầm cửa bỏ đi. Người vợ trẻ còn lại một mình, chưa nguôi tức giận, nguyền rủa thêm một hồi nữa rồi bồng con lên cho bú. Chỉ vài phút sau khi bú xong, đứa bé bỗng xám ngắt, lên cơn co giật rồi chết. Bạn có biết khám nghiệm hội chẩn sau đó cho kết quả ra sao không? Nhiễm độc!
Thì ra, năng lượng xấu từ những lời cay độc của người chồng cũng như của chính người vợ đã làm cho cơ thể tiết ra độc tố gây nhiễm độc máu và chuyển qua sữa. Do có sức khoẻ nên người mẹ chịu đựng được, nhưng đứa bé mới 3 tháng tuổi thì không. Vậy là chính hai vợ chồng đã làm chết con mình. Ngược lại là trường hợp của GS Shinichiro Terayama, nguyên giám đốc Hội Y học nhất thể Nhật Bản (Japan Holistic Medical Society). Bị ung thư thận, ông đã học hỏi để chữa trị bằng liệu pháp nói lời cảm ơn. Hằng ngày thức dậy ông đều lên sân thượng đón chào mặt trời mọc, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho mình cuộc sống và đặc biệt hướng hết tâm thức nói lời cảm ơn đối với khu vực ung thư trên cơ thể. Sau đó, ông hồi phục dần cho đến khi các bác sĩ xét nghiệm sửng sốt xác nhận chứng ung thư đã biến mất.
Vật chất cũng chuyển mình
Điều kỳ diệu không kém là năng lượng của ngôn ngữ và tư duy còn tác động đến cả vật chất. Trong một thí nghiệm gây nhiều sửng sốt được đăng trong quyển The secret life of water (Pocket Books, 2004), GS Masaru Emoto cho biết rằng nếu chúng ta tập trung tư tưởng hướng về những ly nước trước khi chúng đông lạnh, thì khi đông lạnh chúng sẽ tạo ra những cấu trúc tinh thể đẹp hay xấu tuỳ thuộc vào tư tưởng chúng ta lúc đó tích cực hay tiêu cực. Giáo sư còn cho biết rằng chúng ta cũng có thể dùng những lời cầu nguyện tốt đẹp, âm nhạc và thậm chí cả viết những lời trên giấy dán lên ly nước cũng sẽ cho được kết quả tương tự. Nhưng độc đáo hơn cả là một thí nghiệm khác của GS Emoto trên những hạt cơm, được đựng trong 3 chiếc chén như nhau. Emoto đã tập trung hết tư tưởng và nói với chén cơm thứ nhất “Cảm ơn bạn”, với chén thứ hai “Đồ ngu” và không nói gì với chén thứ ba. Ba ngày sau, kết quả: chén thứ nhất lên men nhưng có mùi thơm dễ chịu; chén thứ hai thì cơm bị mốc đen và có mùi thiu khó chịu; còn chén thứ ba cơm bị mốc xám và có mùi chua.
Chưa dừng lại thí nghiệm ở đây, sau đó Emoto đem cả 3 chén cơm đến một lớp ở trường tiểu học, nhờ các em học sinh lần lượt tập trung ý chí nhìn vào từng chén cơm và nói lời “Cảm ơn”. Kết quả bất ngờ: không lâu sau đó, cả ba chén cơm đều chuyển thành mùi dễ chịu, kể cả chén cơm thiu mốc đen do bị nói là “Đồ ngu”!Tương tự, GS Emoto cũng thí nghiệm đối với thực vật, cụ thể là cây hướng dương. Ngay trước lúc gieo hạt, ông phân hạt giống thành hai túi. Một túi có nói và viết hai chữ “Cảm ơn”, còn túi kia là hai chữ “Đồ ngu”. Trong giai đoạn hạt nảy mầm và thành cây cũng vậy, hằng ngày khi chăm sóc, mỗi nhóm đều được ông tiếp tục nói lời “Cảm ơn” hoặc “Đồ ngu” tương ứng. Kết quả: nhóm được nói lời “Cảm ơn” cành lá phát triển xanh tốt, còn nhóm “Đồ ngu” thì cành lá quăn queo thưa thớt. Đúc kết từ những thành quả này, GS kết luận rằng từ một con người khoẻ mạnh cho đến cả những tế bào đã bị hư hoại cũng có thể được chuyển biến tốt hoặc hồi sinh nếu được chúng ta lưu tâm chăm sóc bằng những tình cảm chân thành, lời lẽ dịu dàng và lòng cảm ơn chân tình. Sẽ tốt đẹp biết mấy cho con người và cuộc sống một khi chúng ta biết nói lên những lời như vậy!
Công trình lạ thường của ông Masaru Emoto là một phô bày đáng khiếp sợ, và là một công cụ mạnh mẽ, cho thấy rằng chúng ta mãi mãi có thể thay đổi quan niệm về thế giới của chúng ta. Bây giờ chúng ta có bằng chứng cụ thể sâu sắc, chúng ta có thể chữa lành bệnh và chuyển hóa thế giới của chúng ta một cách tích cực bằng cách lựa chọn các ý tưởng và cách sống tốt lành.

Sau khi đọc xong bài viết dài ngoằng này, có thể bạn sẽ thấy khát nước, và lần này bạn hãy thử uống nước theo một cách khác: hãy rót nước nhỏ nhẹ và từ tốn không có gì phải vội vã, vừa rót ta vừa gửi tình thương đến dòng nước mát ấy, cảm ơn người đã tích lọc dòng nước này cho ta uống, cảm ơn nước sẽ giải khát cho cơ thể ta... rồi từ từ uống và cảm nhận, bạn sẽ thấy dòng nước đầy năng lượng tươi mát đó chạy khắp cơ thể ruột gan như một dòng sông xanh uốn lượn quanh những dãy núi hùng vĩ. Cuộc sống như vậy đã là quá tuyệt vời phải không các bạn.

Hoàng Vân sưu tầm

10 nhận xét:

  1. Bài này tôi thấy rất hay, làm rõ cái mà Đạo Phật gọi là " KHẨU NGHIÊP'.
    Hoan hô và cám ơn bạn Hoàng Vân
    đã cho lên bài này
    LÂM PHÚC

    Trả lờiXóa
  2. Những bài như thế này thật có ích cho việc tu tâm tính để đạt kết quả tốt trong quá tình luyện thiền. Cảm ơn chị đã chia sẻ. :)

    Trả lờiXóa
  3. Nhờ chị Thu_dh giới thiệu tôi vào thăm luatamuoi.blogspot.com/của CLB dưỡng sinh NL thuộc chi hội y học dân tộc - Esperanto - Hà Nội . Những bài viết có giá trị khoa học ,nhiều tri thức, có sức thuyết phục . Cảm ơn chị Thu và các Anh- Chị trong CLB .
    Phương Danh
    http://vn.myblog.yahoo.com/docamcafe

    Trả lờiXóa
  4. Bản thân Hvan cũng ngạc nhiên khi đọc bài này vì nó đã đem đến cho mình thêm thông tin là lời nói của ta cũng mang năng lượng. Điều đó cũng cho thấy rằng nụ cười, ánh mắt, hành động của ta cũng có năng lượng nếu ta cười, nhìn, làm gì đó với chánh niệm. Khi thiết kế quẻ dịch trên máy tính, Hvan cũng bất ngờ khi thầy đo bản in do Hvan làm có năng lượng. Đó cũng là do khi làm mình đã làm trong chánh niệm, tập trung cao độ vào việc làm của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Khám phá rất thú vị. Cám ơn cô vân. Đọc xong và thực hành uống cốc nước ngon thật.

    Trả lờiXóa
  6. Dx uống nước lạnh hay nước nóng đấy?

    Trả lờiXóa
  7. đã gọi là thư.c hành theo hươ'ng dâ~n ơ? trên thì đương nhiên là nươ'c mát rôì. Chư' nươ'c nóng thì cám ơn lâu lăm' cô ơi.

    Trả lờiXóa
  8. @ anh Phương Danh: Cảm ơn anh đã bớt chút thời gian để ghé qua thăm trang CLB chúng tôi. Hy vọng anh sẽ là bạn đọc thường xuyên và mong được anh chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình luyện thiền.
    @ Chị Vân & Dx: Hai cô cháu bàn luận sôi nổi nhỉ. :D

    Trả lờiXóa
  9. Hoàng Vân ơi !Mình đọc xong bài ,cũng thực hành uống nước theo cách của bạn rồi. Mát thật.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu đúng như Dải Nắng cảm nhận thì ta hãy tự thưởng cho chính bản thân ta nụ cười nhé, đừng quên.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.