Là một trong những liệu pháp ra đời từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, phương pháp tĩnh tâm có nguồn gốc từ phật giáo Ấn Độ này đã được biết đến như một cách chữa trị các chứng bệnh về thần kinh hiệu quả đối với con người.
Trong nhiều năm qua, các nhà thần kinh học thuộc Trung tâm sức khoẻ cộng đồng Toronto – Canada đã nghiên cứu về quá trình suy nghĩ, và thái độ của con người dưới tác động của những tâm trạng tiêu cực như lo lắng, thất vọng...
Nhiều phương pháp điều trị đối với những vấn đề này đã được đưa ra, trong đó có phương pháp ngồi thiền. Để kiểm chứng tác động của phương pháp này đối với các bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành hơn 50 thí nghiệm đối với nhiều bệnh nhân bị mắc các chứng căng thẳng thần kinh do stress, do nghiện thuốc và cả những người bị rơi vào trạng thái tuyệt vọng do gặp phải những vấn đề nan giải trong cuộc sống. Kết quả là phương pháp ngồi thiền tĩnh tâm với thời gian 2 tiếng đồng hồ đều đặn hằng ngày đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng căng thẳng ở những bệnh nhân này. Ngoài ra, phương pháp ngồi thiền còn có tác dụng đối với một số chứng bệnh mạn tính khác.
Năm 1970, một sinh viên tốt nghiệp ngành sinh vật học tại Trường đại học Massachusetts – Mỹ, tên là Jon Kabat – Zinn đã thử ứng dụng phương pháp tĩnh tâm ngồi thiền của đạo phật trong điều trị bệnh cho các bệnh nhân bị mắc chứng đau cơ và viêm dây thần kinh kéo dài. Với một tuần điều trị bằng biện pháp này, những cơn đau đã giảm xuống một cách đáng ngạc nhiên.
Trong nhiều trường hợp, các nhà thần kinh học thuộc Trường đại học Washington – Mỹ còn phát hiện thấy các bài tập ngồi thiền giúp bình ổn đáng kể trạng thái tinh thần và hành vi xử sự kì lạ ở những người từng có ý định tự tử.
Năm 1990, một nhà khoa học Mỹ sau nhiều năm dày công nghiên cứu về thiền đã cho xuất bản cuốn sách nói về phương pháp điều trị bệnh liên quan đến thần kinh và chứng suy sụp thần kinh bằng ngồi thiền, đã gây được sự chú ý của giới khoa học thế giới. Cuốn sách cũng đề cập đến kết quả nghiên cứu các tác động khác của thiền đối với sức khoẻ con người, bao gồm các hiệu quả tạo thư giãn, tăng cảm nhận của các giác quan, cải thiện tinh thần, tăng cường sự tập trung, cải thiện hệ hô hấp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời làm giảm đáng kể trạng thái dễ nổi nóng hay tức giận vô cớ ở con người... Giải thích cho những tác động này, tác giả của cuốn sách cho biết: thiền chính là một dạng của liệu pháp tâm lý. Thông qua tư thế ngồi thư giãn và tập trung giác quan, để từ đó điều khiển cho tâm lý con người trở nên ổn định và hài hoà hơn. Đó cũng là một phần trong cách lý giải của đạo phật về tác động của thiền.
Có 4 dạng thiền cơ bản được giới khoa học biết đến bao gồm: thiền dưỡng sinh của người Trung Quốc, phương pháp thiền tiên nghiệm (transcendental mediation), phương pháp thiền tập trung (mindfulness mediation) và phương pháp yoga.
Thiền dưỡng sinh (Tai chi):
Trên thực tế là một dạng bài thể dục với những cử động cực chậm và tập trung tới mức cao độ. Những cử động này nhằm lấy lại sự cân bằng về năng lượng trong cơ thể. Nó hoàn toàn không mang ý nghĩa gì về tôn giáo. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định thiền Tai Chi là một liệu pháp điều trị giúp làm giảm huyết áp hiệu quả ở những người bị mắc chứng tăng huyết áp. Đối với những người già, phương pháp thiền cổ truyền này còn giúp họ cải thiện đáng kể trạng thái giữ thăng bằng trong các hoạt động của cơ thể.
Phương pháp thiền tiên nghiệm (transcendental mediation):
Ở phương pháp thiền này, người tập ngồi với tư thế thoải mái, hai chân khoanh tròn phía trước, mắt nhắm, thở tự nhiên. Kết hợp với việc đọc kinh, hoặc tập trung vào một vấn đề nào đó, cũng có khi đơn giản chỉ là lắng nghe một âm thanh nào đó... để “quên” đi chính bản thân mình – theo như cách nói của các chuyên gia về thiền. Thiền tiên nghiệm giúp bệnh nhân cải thiện được vấn đề về tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ tim mạch và thần kinh ở con người.
Thiền tập trung (mindfulness mediation):
Đối với loại thiền này, người thực hành trước tiên cần chọn cho mình một tư thế ngồi thật thoải mái, mắt nhắm khẽ và tập trung trước tiên vào nhịp thở của mình. Bất kì một cảm giác nào hoặc một suy nghĩ nào thoáng qua trong đầu đều cần phải bỏ qua để tập trung vào nhịp thở. Mục đích của việc này là tập cho người bệnh cách tập trung nhận thức vào một vấn đề duy nhất cần quan tâm trong khi những vấn đề khác đồng thời diễn ra.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Canada, thì thiền tập trung là một liệu pháp tuyệt vời trong việc kiểm soát các chứng đau mạn tính, các chứng căng thẳng và áp lực do bị phân tán sự tập trung vào quá nhiều vấn đề cùng một lúc
Yoga:
Là phương pháp được biết đến nhiều nhất và cũng là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong việc tăng cường sức khoẻ, điều trị và phòng bệnh. Yoga giúp tăng cường sức khoẻ cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già. Nó giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và nhận thức vấn đề ở con người thông qua các bài tập về vận động, kiểm soát nhịp thở, các cử động đặc biệt giúp tăng sự lưu thông máu lên não và các cơ... Nhiều nghiên cứu đã chứng minh yoga còn có thể giúp giảm stress rất hiệu quả cho những người thường xuyên làm việc căng thẳng.
Nhiều phương pháp điều trị đối với những vấn đề này đã được đưa ra, trong đó có phương pháp ngồi thiền. Để kiểm chứng tác động của phương pháp này đối với các bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành hơn 50 thí nghiệm đối với nhiều bệnh nhân bị mắc các chứng căng thẳng thần kinh do stress, do nghiện thuốc và cả những người bị rơi vào trạng thái tuyệt vọng do gặp phải những vấn đề nan giải trong cuộc sống. Kết quả là phương pháp ngồi thiền tĩnh tâm với thời gian 2 tiếng đồng hồ đều đặn hằng ngày đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng căng thẳng ở những bệnh nhân này. Ngoài ra, phương pháp ngồi thiền còn có tác dụng đối với một số chứng bệnh mạn tính khác.
Năm 1970, một sinh viên tốt nghiệp ngành sinh vật học tại Trường đại học Massachusetts – Mỹ, tên là Jon Kabat – Zinn đã thử ứng dụng phương pháp tĩnh tâm ngồi thiền của đạo phật trong điều trị bệnh cho các bệnh nhân bị mắc chứng đau cơ và viêm dây thần kinh kéo dài. Với một tuần điều trị bằng biện pháp này, những cơn đau đã giảm xuống một cách đáng ngạc nhiên.
Trong nhiều trường hợp, các nhà thần kinh học thuộc Trường đại học Washington – Mỹ còn phát hiện thấy các bài tập ngồi thiền giúp bình ổn đáng kể trạng thái tinh thần và hành vi xử sự kì lạ ở những người từng có ý định tự tử.
Năm 1990, một nhà khoa học Mỹ sau nhiều năm dày công nghiên cứu về thiền đã cho xuất bản cuốn sách nói về phương pháp điều trị bệnh liên quan đến thần kinh và chứng suy sụp thần kinh bằng ngồi thiền, đã gây được sự chú ý của giới khoa học thế giới. Cuốn sách cũng đề cập đến kết quả nghiên cứu các tác động khác của thiền đối với sức khoẻ con người, bao gồm các hiệu quả tạo thư giãn, tăng cảm nhận của các giác quan, cải thiện tinh thần, tăng cường sự tập trung, cải thiện hệ hô hấp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời làm giảm đáng kể trạng thái dễ nổi nóng hay tức giận vô cớ ở con người... Giải thích cho những tác động này, tác giả của cuốn sách cho biết: thiền chính là một dạng của liệu pháp tâm lý. Thông qua tư thế ngồi thư giãn và tập trung giác quan, để từ đó điều khiển cho tâm lý con người trở nên ổn định và hài hoà hơn. Đó cũng là một phần trong cách lý giải của đạo phật về tác động của thiền.
Có 4 dạng thiền cơ bản được giới khoa học biết đến bao gồm: thiền dưỡng sinh của người Trung Quốc, phương pháp thiền tiên nghiệm (transcendental mediation), phương pháp thiền tập trung (mindfulness mediation) và phương pháp yoga.
Thiền dưỡng sinh (Tai chi):
Trên thực tế là một dạng bài thể dục với những cử động cực chậm và tập trung tới mức cao độ. Những cử động này nhằm lấy lại sự cân bằng về năng lượng trong cơ thể. Nó hoàn toàn không mang ý nghĩa gì về tôn giáo. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định thiền Tai Chi là một liệu pháp điều trị giúp làm giảm huyết áp hiệu quả ở những người bị mắc chứng tăng huyết áp. Đối với những người già, phương pháp thiền cổ truyền này còn giúp họ cải thiện đáng kể trạng thái giữ thăng bằng trong các hoạt động của cơ thể.
Phương pháp thiền tiên nghiệm (transcendental mediation):
Ở phương pháp thiền này, người tập ngồi với tư thế thoải mái, hai chân khoanh tròn phía trước, mắt nhắm, thở tự nhiên. Kết hợp với việc đọc kinh, hoặc tập trung vào một vấn đề nào đó, cũng có khi đơn giản chỉ là lắng nghe một âm thanh nào đó... để “quên” đi chính bản thân mình – theo như cách nói của các chuyên gia về thiền. Thiền tiên nghiệm giúp bệnh nhân cải thiện được vấn đề về tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ tim mạch và thần kinh ở con người.
Thiền tập trung (mindfulness mediation):
Đối với loại thiền này, người thực hành trước tiên cần chọn cho mình một tư thế ngồi thật thoải mái, mắt nhắm khẽ và tập trung trước tiên vào nhịp thở của mình. Bất kì một cảm giác nào hoặc một suy nghĩ nào thoáng qua trong đầu đều cần phải bỏ qua để tập trung vào nhịp thở. Mục đích của việc này là tập cho người bệnh cách tập trung nhận thức vào một vấn đề duy nhất cần quan tâm trong khi những vấn đề khác đồng thời diễn ra.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Canada, thì thiền tập trung là một liệu pháp tuyệt vời trong việc kiểm soát các chứng đau mạn tính, các chứng căng thẳng và áp lực do bị phân tán sự tập trung vào quá nhiều vấn đề cùng một lúc
Yoga:
Là phương pháp được biết đến nhiều nhất và cũng là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong việc tăng cường sức khoẻ, điều trị và phòng bệnh. Yoga giúp tăng cường sức khoẻ cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già. Nó giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và nhận thức vấn đề ở con người thông qua các bài tập về vận động, kiểm soát nhịp thở, các cử động đặc biệt giúp tăng sự lưu thông máu lên não và các cơ... Nhiều nghiên cứu đã chứng minh yoga còn có thể giúp giảm stress rất hiệu quả cho những người thường xuyên làm việc căng thẳng.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)
Bài hay, nhờ đó ta thấy rõ hơn những ưu điểm của bài THIỀN LỬA TAM MUỘI mà CLB ta đang áp dụng...
Trả lờiXóaLÂM PHÚC