Trang

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

CÁCH TẬP NGỒI KIẾT GIÀ

Chị Thu tập ngồi kiết già được nhờ nghị lực, tính kiên trì và cả năng khiếu bẩm sinh nữa. Xem bài viết “Tôi ngồi kiết già” thấy quá trình tập để ngồi kiết già của chị Thu diễn ra không lâu lắm, ngồi bán già rồi chuyển sang ngồi kiết già được ngay thế là quá giỏi, quá có năng khiếu rồi. Tôi thấy nhiều người phải kiên trì tập hàng năm trời mới ngồi được kiết già ở mức đưa được hai chân chéo lên; rồi cũng phải hàng năm trời mới thực sự ngồi kiết già đúng và không đau đớn.
Muốn ngồi được kiết già thì khớp háng, khớp đầu gối, khớp cổ chân phải mềm (mềm dẻo) (từ chuyên môn gọi là khớp được mở); lưng phải thẳng (Trục Tí Ngọ thẳng – trục tí ngọ là đường thẳng nối từ LX7 xuống LX1). Người muốn ngồi được phải kiên trì tập cho các khớp trên mềm ra.
Khi ngồi thẳng lưng , hai bàn chân úp vào nhau, gót chân kéo sát vào người, hai đầu gối sát sàn. Như vậy khớp háng của bạn đã được mở (mềm).
Ngồi thẳng lưng, gác một chân lên đùi chân kia mà đầu gối chân gác lên chạm đất, thế là khớp đầu gối đã mở (mềm)
Hàng ngày quay khớp cổ chân nhiều lần cho thật dẻo, sao cho khi bị tì mạnh và lâu cũng không đau đớn thế là được
Đến lúc này bạn mới bắt đầu tập ngồi bán già và dần dần tập đến ngồi kiết già.
Như bài chị Thu viết, nếu không kiên trì, chịu đưng đau đớn, không tập đến cùng thì không bao giờ có thể ngồi được.
Bạn hãy xem lại bài “Tác dụng của ngồi kiết già” củng cố thêm quyết tâm, trước tiên bạn hãy tập phân đoạn sau khi đã mở các khớp thì tập ngồi dần, chắc chắn bạn sẽ ngồi được.
Bạn hãy tập ngay từ hôm nay nhé. Chúc thành công.

16 nhận xét:

  1. Ở CLB một số người làm theo cách anh Nghĩa hướng dẫn đã ngồi được bán già hoặc kiết già.

    Trả lờiXóa
  2. Em tập cũng mất nhiều thời gian chứ không nhanh đâu ạ. Đúng là không kiên nhẫn, không chịu đau được thì không ngồi kiết già được đâu.:)

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn A.nghĩa. Đây chính là "quy trình" tập luyện tư thế ngồi thiền kiết già của "giáo trình DSNL"!?
    Chúng tôi nhận thấy lúc ngồi thiền ( chưa đạt được thế kiết già), khi "đắc khí", phần thân trên bắt đầu lắc lư, cột sống tự uốn éo chuyễn động nhẹ, cảm giác căng , tức, mỏi lưng tan biến...Hiện tượng này liệu có mâu thuẫn với yêu cầu "lưng phải thẳng (Trục Tí Ngọ thẳng – trục tí ngọ là đường thẳng nối từ LX7 xuống LX1)" không? Mong anh chỉ giáo.
    TM

    Trả lờiXóa
  4. Khi thiền đường khí vào và ra không thông thoát sẽ sinh ra hiện tượng thân người lắc lư.
    Khí chuyển động trong cơ thể không thông thoát do: Khi chuyển động trong cơ thể gặp trở ngại do Trục người ngồi thiền lưng chưa thẳng hoặc các huyệt đạo dòng khí đi qua bị tắc nghẽn, cũng có thể do năng lượng vào và ra không điều hòa....Đều gây ra hiện tượng lắc lư khi ngồi thiền.
    Ngồi thiền phải an định, vững như bàn thạch

    Trả lờiXóa
  5. Em cũng đồng ý với cách giải thích của anh Nghĩa. Ở CLB khi mọi người ngồi thiền có hiện tượng này, Thầy đặt tay vào LX7 hỗ trợ 1 lát là lại học viên lại ngồi im được ngay. Ở nhà, khi thiền có hiện tượng này, e cũng phải dùng mật lệnh "xuống chân" để tự điều chỉnh luồng khí được thông, chỉ một lúc là hết.

    Trả lờiXóa
  6. Rất hay, xin cám ơn. Khi tập, lưng chuyển động, người cảm thấy dễ chịu hẳn cứ tưởng mình thiền đúng.
    Xin được hỏi tiếp : Thầy bảo, có nhiều bài tập DSNL các động tác vận động liên hoàn, phức tạp, bình thừơng tập rất khó nhưng khi đắc khí, khí sẽ tự động điều khiển, ta “nương theo khí” kết hợp với “ niệm” sẽ làm được dễ dàng. Tập KC khác về bản chất với Tập thể dục là vậy ( thể dục là chỉ đơn thuần dùng ý chí để vận động). Các bạn có thấy đúng không??
    TM

    Trả lờiXóa
  7. Môn thiền ở CLB chúng tôi là thiền ngoài tĩnh trong động. Nghĩa là khi người ngoài nhìn vào người ngồi thiền thì thấy người đó ngồi im bất động, lưng và đầu tạo thành một đường thẳng. Trong khi đó toàn bộ cơ thể thả lỏng hoàn toàn và dùng ý nghĩ (mật lệnh) vận hành khí qua các kinh mạch lưu thông toàn cơ thể. Người thiền tuyệt đối không nương theo khí để chuyển động.

    Trả lờiXóa
  8. Kính Bà Thoa:
    Chúng cháu mới nhập môn,hỏi ý kiến một số người tập trước thì lại được nghe giải thích thế này:
    Phương pháp mà Bà tập là "Thiền tĩnh" còn tụi cháu tập là "Thiền động". Khi thiền ban đầu lưng vẫn thẳng nhưng khi dùng "mật lệnh" "xin được tự chữa bệnh"...là người bắt đầu lắc lư.
    Khi "niệm" xin tập "xà quyền","nhất nguyên quyền","đạt ma DCK"... để tự chữa bệnh, cơ thể có những chuyển động , động tác "nương theo khí" rất lạ. Chúng cháu tập theo phương pháp của Thầy Bùi Long Thành Bà ạ!
    TM

    Trả lờiXóa
  9. @ a TM: Môn thiền của bên em là thiền mở LX trước nên khi tập hầu như ít có hiện tượng như anh mô tả và vì thế trong quá trình luyện tập người ngồi thiền hầu như không gặp nguy hiểm. Có lẽ môn thiền bên anh là luân xa tự mở trong quá trình luyện tập. Bên CLB có khá nhiều người trước đây đã tập theo phương pháp đó sau chuyển sang tập môn thiền Thu Lửa Tam Muội. Môn thiền bên CLB là thiền ngoài tĩnh trong động.

    Trả lờiXóa
  10. Anh TM:Tôi cứ tưởng anh đang thiền theo cách của "Lửa tam muội" nên mới giải thích hiện tượng ngồi thiền người lắc lư, như thế. Theo mỗi trường phái có cách thức khác nhau, thế là bình thường. Thày nói thế nào anh cư làm thế đi. Lấy cách thiền của môn phái này để so sánh và phê phán môn phái khác là không đúng đâu.

    Trả lờiXóa
  11. Anh TN:
    Vốn biết "biển học" là vô bờ, tôi không có ý định so sánh và khen, chê giữa các "môn phái" đâu. Trong quá trình tập mình thấy có những hiện tượng là lạ muốn trao đổi với anh em để tìm hiểu, học hỏi thêm đấy thôi. Kinh nghiệm tập và giải thích của anh đều rất hay và hợp lý.
    TM

    Trả lờiXóa
  12. @ A Nghĩa: A Thanh Minh chỉ trao đổi thôi mà.
    @ A Thanh Minh: Do cách luyện tập khác nhau, nên có khi hiện tượng này ở môn phái này là hay, là nên thì lại là không hay, là nên tránh ở môn phái khác. Vì vậy đôi khi cũng khó có thể trả lời.
    Còn về khí công và tập thể dục thì rõ ràng là khác nhau. Khí công thì dùng khí vận hành, giúp cơ thể vận động, còn tập thể dục là dùng ý chí để cơ thể vận động.
    Tuy vậy điều ấy cũng chỉ đúng với môn phái thiền anh đang theo học, còn ở CLB khi dùng ý nghĩ đưa năng lượng thông kinh mạch thì cơ thể vẫn bất động. Ấy vậy mà nhiều khi thiền xong, mồ hôi vã ra như ngồi xông vậy, nhất là lúc bị cảm. Những lúc như thế, chỉ cần nghỉ ngơi chốc lát, tắm xong là người dễ chịu hẳn.

    Trả lờiXóa
  13. Chú Nghĩa à: Cháu đồng ý kiến với Bác TM "Biển học là vô bờ" Cháu đọc nhận xét cháu nghĩ và nhớ đến môn học về Tử vi, Tứ trụ, Phương trình độn giáp, Quẻ dịch... rất hay và tất cả đều để xem và dùng khi có việc cần. Mỗi một phương pháp đều rất hay, có ý nghĩa riêng và rất đặc sắc của mỗi phương pháp. Người am hiểu sẽ phải chọn lọc những gì tinh túy nhất của tất cả các phương pháp ấy để tìm ra một quy luật chung

    Trả lờiXóa
  14. Mình thấy các bạn tu thiền định nên đọc cuốn "Gậy kim cang hét" của hòa thuợng Tuyên Hóa. Ngoài ra mình thấy bài viết này cũng nói về hiện tượng lạ khi thiền định, đáng để đọc :
    http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/kinhnghiemtuthien.htm

    Trả lờiXóa
  15. @ Nặc danh: Cảm ơn bạn đã ghé thăm và giới thiệu bài tham khảo.

    Trả lờiXóa
  16. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:46 23 tháng 2, 2011

    @Nặc danh: Cám ơn trang
    http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/kinhnghiemtuthien.htm của bạn gửi tới. Rất bổ ích và ý nghĩa đối với mình
    Dấu hiệu tốt của Thiền định là thanh thản, nhẹ nhàng, sáng suốt mà yên tịnh, yên tịnh mà sáng suốt, thân tâm khinh an (nhẹ nhàng)
    Qua các bài viết về tập luyện Thiền và ứng dụng Thiền trong cuộc sống của mình cùng nhận xét từ trước đến nay của mình. Và mình đã tự đúc kết kinh nghiệm cùng chia xẻ trực tiếp của mình tới các Bà, Cô, Chị Dấu hiệu tốt của Thiền định là thanh thản, nhẹ nhàng, sáng suốt mà yên tịnh, yên tịnh mà sáng suốt, thân tâm khinh an (nhẹ nhàng) giống sự cảm nhận của mình đạt được và sự chia xẻ của bài và chia xẻ trực tiếp tới Bác, Cô, Chị
    Và bây giờ mình có thể tự động viên khích lệ cổ vũ bản thân mình cùng tự hào về bản thân mình không phụ tình cảm và thời gian dạy dỗ của của Thầy Mạnh Thường dành cho mình
    Qua trang của bạn gửi mình Thấy cái Tâm rất quan trọng. Tâm mà trong sáng thì mới dễ thấy và giác ngộ được
    Qua bài “ Chúng ta yêu con hay phá hủy cuộc đời chùng”. Và nhận xét của mình với mong muốn đối với bài và đối với Em mình là tự biết chăm lo và chăm sóc bản thân mình mọi lúc mọi nơi và hãy quan tâm chăm sóc đến mọi người ở xung quanh mình và cùng chia xẻ những thành công và thành tựu mình đạt được trong cuộc sống

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.