Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[7], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam Đại[9]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
(10)Cao Vương: chính là phù thủy Cao Biền,,giỏi phong thủy và rất xấu xa. Tên tuổi của ông được gắn với câu: Cao Biền dạy non. Cách đây khoảng 10 năm có khi thi công xây kè, nạo vét sông Tô Lịch có 1 câu chuyện rất li kì: Một trong các vị trí mà Cao Biền dùng để Trấn Yểm thành Đại La được khai quật. theo dư luận lúc bấy giờ thì ông Cao Biền này Yểm nhầm,,theo như thực tế thì ông yểm có 7 cái cọc tại Long mạch của con sông trong khi đáng ra phải là 9. Câu chuyện liên quan đến Thành Đại La còn dài lắm. Nhưng mà Cao Biền thì tội thật là to. Vì Thăng Long là nơi Địa Linh nhân kiệt mà hắn yểm hết các Long mạch,, Chắc cũng vì thế mà đến giờ đã 1000 năm rồi mà Thủ Đô vẫn chưa xứng tầm với bề dày lịch sử,,
Trả lờiXóa