Đi dã ngoại cùng CLB - Khu DLST Tràng An (3/2010) |
Trang
▼
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Tôi đang dần khỏi bệnh
Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010
Cảm nhận trong khi chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu bằng năng lượng từ xa
Tại lễ tưởng niệm Thầy Tổ |
Tôi là Đinh Lê Vân Sơn. Tôi muốn viết ra đây những gì mình cảm nhận được trong khi châm cứu bằng năng lượng chữa bệnh từ xa (CCBNLCBTX) để trao đổi với mọi người, nhằm mong muốn nâng cao khả năng chữa bệnh của phương pháp này, học hỏi thêm những kinh nghiệm quí báu để có thể giúp ích cho xã hội nhiều hơn nữa.
Phương pháp này đối với hiện nay rất tiện lợi:
- Bệnh nhân không phải đến tận nơi mới chữa được.
- Đường xá luôn bị tắc, không phải đi lại nhiều tránh được ách tắc giao thông.
- Bệnh viện thì quá tải.
Tôi nhớ mới ngày đầu tiên tôi cầm que tăm để CCBNLCBTX đó là ngày 12/ 10/ 2010/ sau khi học Thiền Lửa Tam Muội được gần 3 tháng. Sau hôm thầy đến nói chuyện về phương pháp này. Tôi đã mạnh dạn chuẩn bị đồ nghề, đó là que tăm, xốp mút sau khi chuẩn bị xong thì tôi được thử thách ngay. Đó là chữa bệnh cho một bệnh nhân bị ung thư não giai đoạn cuối, hiện bị liệt nửa người bên trái. Sau khi người vợ đề nghị tôi chữa bệnh cho chồng, tôi cũng cảm thấy ngần ngại vì từ trước đến nay đã ai chữa được ung thư nhất là đã đến giai đoạn cuối đâu, nhưng thấy người vợ khẩn khoản yêu cầu thì tôi đã nhận lời chữa, với ý nghĩ cứu một người phúc đẳng hà xa.
Tôi hỏi người vợ là hiện nay anh nhà có cảm nhận được gì không, thì chị vợ bảo là rất kém. Tôi bèn bào là chị nối điện thoại với tôi, một tay chị đặt vào chỗ anh bị u não.
Hôm đó 10 giờ đêm tôi bắt đầu CCBNLCBTX sau khi xin Thầy Tổ về và phát công vào các huyệt đạo đã châm (châm tưởng tượng) thì thấy:
- Lúc đầu xin Thầy Tổ châm huyệt Bách Hội … thì thấy các que tăm đi vào xốp mút rất êm và ngọt, nhưng đến huyệt Giáp Tích phải châm xuyên từ thắt lưng 1 đến cùng 1 bên bị liệt thì tôi thấy chối tay, có cảm giác mình đang dùng que tăm đâm vào một miếng da trâu và tay bị đẩy ngược trở lại. Khi rút que tăm ra khỏi miếng mút thấy gẫy cong cả đầu tăm. Lúc này tôi mới thấy lời Thầy Chủ nhiệm CLB nói là đúng khi chữa cho bệnh nhân nặng, hoặc do nghiệp chướng của người ta quá nặng, thì sẽ thấy tay của mình bị tê buốt. Lúc đó tôi cũng hơi hoang mang không biết năng lượng mình phát công có tới được bệnh nhân không.
- Sau khoảng 5 phút phát công, thì chị vợ bảo rằng lòng bàn tay của mình nóng ran lên, hơi thở của chồng rất đều, khi dừng phát công thì thấy hơi thở của chồng rất khó khăn, khi anh xin thêm năng lượng thì lại thấy hơi thở của chồng đều hơn, chị vợ có lo lắng bảo không biết năng lượng có vào chồng không hay là vào mình hết, tôi có bảo rằng yên tâm đi xin cho ai thì người ấy được, còn có vào cả vợ thì càng tốt một công đôi việc (sau này tôi mới thấy mình nói là đúng qua việc xin Thầy Tổ ghim năng lượng vào quần áo đồng phục của học viên câu lạc bộ ngày 6/ 11/ 2010).
- Còn năng lượng có vào cả vợ cũng đúng (vì trong khi làm tôi có xin phép Thầy Tổ chuyền năng lượng cho chồng thông qua người vợ) vì có một hôm chị vợ có gọi điện nói với tôi rằng: “Lạ quá anh ạ, tối hôm qua khi anh chữa cho chồng em, vì đã hẹn với anh 10 giờ tối nên mặc dù rất đau đầu, em quên không uống thuốc, nhưng khi anh chữa cho chồng em xong khi ra về nhà em thấy không còn đau đầu nữa.”
- Đến nay do bệnh nặng, và khả năng của mình cũng có hạn tôi mới biết tin anh đã qua đời.
Tôi thấy rât tiếc rằng mình biết pháp môn Thu Lửa Tam Muội này quá muộn nếu biết sớm hơn thì biết đâu đấy mình có thể giúp cho những người bị bệnh ung thư thoát qua cơn hiểm nghèo.
Và qua đó tôi cũng nhận thấy một điều là khi truyền năng lượng cho ai, cả hai phải có niềm tin thì việc chữa bệnh mới có hiệu quả.
Bây giờ tôi xin nói các bước làm mình đã thực hiện CCBNLCBTX.
- Đầu tiên dặn bệnh nhân thả lỏng toàn thân, không nghĩ gì khác ngoài việc tiếp nhận năng lượng để chữa bệnh. Đây là điều kiện tiên quyết để chữa bệnh thành công. Sau đó ta bắt đầu:
1- Phát công
2- Khấn xin Thầy Tổ về trợ duyên chữa bệnh cho “Ai? Ở đâu?”
3- Dùng que tăm cắm vào xốp mút: tưởng tượng như đang châm cứu vào huyệt đạo của bệnh nhân thật. Chú ý: khi châm phải nhẹ nhàng đừng dùng sức mạnh cắm que tăm vào xốp mút làm như thế gặp huyệt đạo nào bị tắc sẽ bị chối tay ngay. Ai không tin thì cứ thử xem sao sẽ biết mùi của tê tay thế nào ngay.
4- Sau đó xin Thầy Tổ cho lực gia trì vũ trụ vào tất cả các huyệt vừa châm cho bệnh nhân và phát công tưởng tượng vào que tăm đã cắm vào xốp mút, thì sẽ thấy 2 lòng bàn tay nóng rực lên, có khi hơi nóng còn lan đến cả khuỷu tay, hoăc toàn thân mình cũng nóng rực lên (ta khấn thêm lực gia trì vũ trụ cho ai, khi khấn xong thì thấy hai lòng bàn tay luồng năng lượng của mình như đã định vị được hướng đi và bắt đầu tuôn trào ra, và khi đó gần như 100% đầu dây bên kia đều thấy nóng ran người lên). Sau khi phát công khoảng 5 phút thì sẽ thấy hơi nóng giảm dần, thì bật van mũi và rút tay về búng ngón tay, nam 7 lần, nữ 9 lần và khấn tạ ơn Thầy Tổ.
5- Sau đó nên thải độc ngay bằng bài quân bình âm dương, rất hiệu quả, vì nếu không thải độc ngay thì thấy cổ họng mình ngứa ngáy, người cứ ngắt ngây.
Thiền bài Thiên Địa Nhân hợp nhất tên Ngũ Nhạc Linh Từ, Côn Sơn (9/ 2010) |
Hiện nay tối nào vào lúc 10 giờ tối tôi vẫn CCBNLCBTX cho khoảng 4 bệnh nhân. Vì lúc đó vừa ngồi thiền 2 giờ xong năng lượng trong người đang mạnh. Hầu hết các bệnh nhân đều cảm nhận thấy nóng rực người lên khi được phát công và thấy bệnh tình có giảm đi nhiều, bệnh chưa thể khỏi ngay được vì tôi toàn vớ phải các ca bệnh mãn tính mà khả năng mình thì có hạn (đến hôm nay, 16/11/2010, viết bài này, thời gian học thiền mới có 4 tháng).
Tôi mạnh dạn viết ra đây tất cả những gì mình đã làm được là: đã truyền được năng lượng tới người bệnh và làm cho bệnh có thuyên giảm, bệnh đơn giản thì khỏi ngay và chưa làm được đối với bệnh nặng, mãn tính là chưa khỏi hẳn ngay. nhưng tôi tin rằng với sự tu tâm, luyên tập chăm chỉ thì một ngày nào đó tôi sẽ chữa được những bệnh nan y. Và ngày đó sẽ không còn xa đối với tôi, vì tôi đã tìm được con đường đi đúng nhất và ngắn nhất đó là: Thiền Thu Lửa Tam Muội.
Ngày 21/ 11/ 2010
Đinh Lê Vân Sơn
Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Thiền đã giúp tôi thoát nạn
Tôi là Ngô Việt Hòa, hiện ở tại phố Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà nội.
Được sự động viên và khích lệ của vợ, cộng với sự tò mò khi thấy vợ tôi ham mê tập luyện, tôi bắt đầu tìm hiểu và theo vợ đi học thiền.
Ngày đầu tiên đến với Câu lạc bộ là những ngày đầu xuân. Tôi cùng gia đình được đi tham quan cùng Câu lạc bộ tại khu Du lịch Tràng An - Bái Đính - Kênh Gà. Thời gian chỉ có hai ngày một đêm mà đã làm cho tâm hồn tôi bâng khuâng khó tả. Những cảnh đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nơi địa linh hội tụ của con người. Tôi được sống, sinh hoạt cùng Câu lạc bộ nơi có Thày Chủ nhiệm hướng dẫn và chỉ bảo.
Và từ những ngày đó thiền đã đến với tôi như một điều tất yếu trong cuộc sống hàng ngày. Hàng tuần tôi đến lớp đều đặn.
Thời gian học thiền của tôi chưa lâu mà cũng không phải là ngắn. Đã hơn nửa năm trôi qua, tôi đã thu được một số kết quả đáng kể như sau:
Trước khi học thiền tôi mắc một số bệnh như:
Côn Sơn tháng 4/ 2010 |
- Thoái hóa 3 đốt sống cổ
- Gai đôi cột sống
- Sỏi thận
- Sỏi bàng quang + viêm đường tiết niệu
- Trĩ nội
- Huyết áp thấp
Sau 6 tháng luyện thiền tôi đi kiểm tra thấy kết quả như sau:
- Sỏi thận không còn
- Sỏi bàng quang + viêm đường tiết niệu hết
- Huyết áp hiện tại bình thường
- Trĩ nội cơ bản đã được giải quyết
Cách đây khoảng 2 tháng xảy ra một việc như sau:
Vào ngày 15/ 7/ 2010, tôi đang ngồi trông cửa hàng cho vợ tôi về ăn cơm trưa, bỗng nhiên tôi thấy choáng váng, sau đó mặt tôi tối sầm, đầu đau dữ dội. Tôi ngồi sụp xuống, toàn thân lạnh toát. Lúc đó cháu giúp việc điện cho vợ tôi ra cửa hàng. Vợ tôi ra ngay và điện cho Thày. Thày đến ngay và truyền năng lượng cấp cứu tôi tại chỗ. Tôi còn nghe tiếng Thày nói là người tôi toát dương, lạnh toàn thân. Thày chữa cho tôi một lúc và Thày nói có lẽ phải gọi xe cấp cứu ngay. Tôi đã cố gượng dậy nói với Thày rằng: "Con sẽ cố gắng. Thày chữa cho con thêm chút nữa." Lúc đó bằng tất cả niềm tin tưởng sắt đá vào Đức Thày Tổ Dasira Narada và có Thày trực tiếp bên cạnh. Tôi đã từ từ bình phục trở lại. Thày nói: "Người đã ấm dần lên rồi này." Tôi tỉnh táo dần. Thật là một điều kỳ diệu. Tôi từ trong vực thẳm của "sự sống và cõi chết" được hồi sinh trở lại. Tôi nghe Thày, vợ tôi và cháu giúp việc kể lại, trước lúc tôi tỉnh người tôi tím ngắt, lạnh toàn thân. Nếu không có Thày đến kịp thời thì cuộc sống của tôi lúc đó sẽ ra sao?
Tôi càng ngẫm lại, càng thấy rằng: Thiền đã đem lại cho tôi niềm tin và sức mạnh, và ngay lúc nguy kịch nhất tôi vẫn tin tưởng vào Đức Thày Tổ Dasira Narada.
Xin cám ơn Thày Tổ, xin cám ơn Thày Chủ nhiệm CLB đã cứu giúp tôi.
Hà Nội, ngày 1/ 11/ 2010
Ngô Việt Hòa
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010
TÂM SỰ
20/11 là ngày tri ân các nhà giáo. Khắp các nẻo đường Hà Nội tràn ngập hoa, đủ mầu sắc, đủ hình dáng. Trên các giỏ xe máy của các phụ huynh, trên các giỏ xe đạp của các em học sinh là những bó hoa tươi mang tặng thầy cô gửi cả tấm lòng chân thành của mình vào đó.
Tại ngôi nhà của Thầy chủ nhiệm câu lạc bộ DSNL, cũng là nơi chúng tôi sinh hoạt hàng tuần cũng đầy ắp những bó hoa tươi cùng lời chúc mừng chân thành của các học viên đến với Thầy.
"Chúng con chúc Thầy Cô luôn luôn vui khỏe để đưa Câu lạc bộ ngày một vững mạnh."
"Chúng con chúc Thầy Cô vạn thọ vô cương."
"Chúng con chúc Thầy Cô....... ."
Từ sâu thẳm trong trái tim của mỗi học viên đều mong Thầy Cô mạnh khỏe.
"Tôi không phải là thầy giáo, tôi chỉ là người đi trước truyền thụ lại cho mọi người những gì đã học mà thôi." Thầy luôn nói như vậy với cả lớp. Vâng, thưa Thầy! Thầy không đứng trên bục giảng truyền thụ những kiến thức như những giáo viên phổ thông, mà Thầy luôn nhắc nhở mọi người hãy nâng cao tâm tính của mình, hãy giữ lấy cái tâm trong sạch, hãy buông bỏ tất cả những gì không phải là của mình.
Chân - Thiện - Nhẫn là bản chất của vũ trụ. Nếu ai theo nó là người tốt, nếu ai hòa tan vào nó là người giác ngộ. Đó là điều Thầy dạy. Chỉ bấy nhiêu thôi, nhưng ở thời mạt pháp này mấy ai đã hiểu được, mấy ai đã buông bỏ được Tham - Sân - Si trong lòng. Những điều đó chúng con vẫn phải học, và phải học nhiều nữa Thầy ạ.
Bởi vậy cả lớp chúng con kính trọng Thầy và gọi một tiếng THẦY từ tâm.
Một lần nữa cả lớp chúng con kính chúc Thầy Cô luôn luôn mạnh khỏe an lành.
Bởi vậy cả lớp chúng con kính trọng Thầy và gọi một tiếng THẦY từ tâm.
Một lần nữa cả lớp chúng con kính chúc Thầy Cô luôn luôn mạnh khỏe an lành.
Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010
Chuyện về già
(Kính tặng vợ chồng anh chị Nghĩa - Tân)
Mình ốm nhờ Tân xin phép Thầy,
Chị Tân (bên trái) - Chị Hiền (tác giả bài thơ) |
Đâu ngờ đằng ấy nghỉ cả "dây".
Hôm nay tới lớp không thấy bạn,
Tâm sự trào dâng cứ vơi đầy.
Được Thầy thông báo lớp mới hay,
Anh Nghĩa nằm viện đã mấy ngày.
Mọi người cùng cảnh nên thông cảm,
Trẻ già vào viện thăm hỏi ngay.
Quẻ dịch được vẽ từ tay anh,
Những ai đã dán đỡ đau nhanh.
Bây giờ anh ốm Thầy chăm sóc,
Đồng môn chia sẻ tấm lòng thành.
Anh Nghĩa (đợt dã ngoại Côn Sơn tháng 9/2010) |
Tin rằng nghị lực trái tim anh,
Đang còn mãnh liệt của tuổi xanh.
Bệnh tật sẽ lui ngày gần nhất,
Cả Câu lạc bộ đang chờ anh.
Anh Nghĩa còn nợ em đấy nha,
Hứa dạy khoanh chân ngồi kiết già.
Bây giờ đang ốm thì cho nợ,
Gắng thiền + ăn + thuốc - sẽ khỏe ra.
Tân ơi, vận hạn rồi sẽ qua,
Cố gắng lên nghe chuyện về già.
Mình đau, chồng ốm - thương thương quá,
Hãy là chỗ dựa cho cả nhà!
Hà Nội, 20-11-2010
Bạch Liên
(Hội viên CLB DSNL - Esperanto)
(Hội viên CLB DSNL - Esperanto)
Lời góp:
Sáng Chủ nhật tuần vừa rồi CLB tổ chức đi thiền dã ngoại ở Thiền viện Tây Thiên và khu Đền Sóc. Anh Nghĩa chị Tân cũng đăng ký đi và đến từ sớm. Trong khi chờ xe, anh thấy chóng mặt và buồn nôn, chị đã đưa anh về. Trong suốt chuyến đi, đoàn thường xuyên liên lạc với chị Tân thì được biết anh sốt cao liên tục, có lúc nhiệt độ lên tới 40 độ C, chóng mặt, buồn nôn. Gia đình đã gọi xe cấp cứu đưa anh vào bệnh viện 108. Sau mấy ngày theo dõi và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận anh bị sốt xuất huyết. Nhờ điều trị tích cực, đúng hướng và sự chăm sóc tận tụy của chị Tân và các con, anh đã đỡ sốt nhưng còn rất mệt do tiểu cầu hạ, có lúc tụt xuống rất thấp, nguy cơ máu không đông rất cao. Tuy vậy, anh không lúc nào bỏ thiền. Không ngồi dạy được, do chóng mặt và bác sĩ không cho ngồi, anh vẫn nằm thiền. Mọi người trong CLB vào thăm anh, phát công hỗ trợ anh. Hàng ngày cứ 9h sáng và 9h tối, Thầy lại phát công từ xa để giúp anh chóng hồi phục. Với nghị lực và ý chí, cộng với sự chăm sóc tận tình của gia đình, chúng tôi tin tưởng anh sẽ sớm hồi phục, mau trở về sinh hoạt cùng Câu lạc bộ. CHÚC ANH MAU KHỎE!
CLB DSNL
CẬP NHẬT THÔNG TIN: NGÀY 23/11 ANH NGHĨA ĐÃ ĐƯỢC RA VIỆN, HIỆN ĐIỀU TRỊ "TẠI GIA".
Trong khi anh Nghĩa bị tụt tiểu cầu thì tiểu cầu của Quyết lại vọt lên quá cao, do đã bị cắt lá lách, và cũng phải đi nằm viện vì trong máu có những chỗ bị vón cục rất nguy hiểm, dễ gây tắc mạch máu. Hôm qua gọi điện cho Quyết thì được biết tiểu cầu đã hạ. Quyết vẫn sáng đi tối về và thiền rất chăm chỉ. Chúc Quyết sớm ổn định sức khỏe.
Trong khi anh Nghĩa bị tụt tiểu cầu thì tiểu cầu của Quyết lại vọt lên quá cao, do đã bị cắt lá lách, và cũng phải đi nằm viện vì trong máu có những chỗ bị vón cục rất nguy hiểm, dễ gây tắc mạch máu. Hôm qua gọi điện cho Quyết thì được biết tiểu cầu đã hạ. Quyết vẫn sáng đi tối về và thiền rất chăm chỉ. Chúc Quyết sớm ổn định sức khỏe.
Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010
Công Thầy
Cay đắng, ngọt bùi đã nhiều nếm trải.
Hôm nay ngoái đầu nhìn lại,
Chợt giật mình phía trước chẳng còn xa.
Những nếp nhăn chạy ngang dọc mặt da,
Mỗi bước chân đã có phần chậm chạp,
Nhịp tim thất thường cho thấp, cao huyết áp,
Thuốc trong đơn kê đã dài hơn.
Nhiều lúc tâm can đã thoáng chút buồn,
Ánh mắt dường như ném vào vô định.
Nhưng số phận lẽ nào đành phó mặc buông trôi.
Câu lạc bộ đây gặp gỡ một thời,
Lòng thành tự tâm đưa nhau tìm tới.
Thư thái tâm can từng ngày mong đợi,
Bên lặng im cho những phút thiền.
Lửa Tam Muội đã thắp sáng niềm tin,
Trong những trái tim đang dưỡng sinh năng lượng.
Cả Thầy, cả trò đều nhìn về một hướng,
Cuộc đời này càng thấy đáng yêu hơn.
Phơi phới tâm hồn Yên Tử, Côn Sơn,
Mạnh mẽ bước chân mỗi lần dã ngoại.
Sức khỏe hơn, đời đang trẻ lại,
Mãi khắc ghi công truyền thụ của Thầy.
Trần Văn Thọ - Ngô Kim Dư
Lời bàn: Vợ chồng bác Trần Văn Thọ và Ngô Kim Dư tham gia CLB mới được 4 tháng. Bác Thọ đã 2 lần mổ tim, nhờ tập luyện chăm chỉ theo đúng phương pháp, duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý nên sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Tại buổi Lễ tưởng niệm nhân ngày mất của Thầy Tổ, hai bác đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Mời đọc chi tiết TẠI ĐÂY.
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010
Tặng Thầy Cô
Thầy ơi, Thầy thật anh minh,
Phép màu Thầy dạy, nghĩa tình Thầy nêu.
Đèn thiền tỏa sáng Thầy khêu,
Thầy là ánh sáng của đời,
Là trăng thu tỏ, là nơi ta tìm.
Thầy là bóng mát con tim
Để ta che chở, để tìm về nương.
Cô là hoa lá ngát hương,
Để che bóng mát, để thương thương nhiều.
Thầy là muôn vẻ, muôn điều,
Cho ta định hướng, dắt dìu ta đi.
Cô là hoa quả linh chi,
Cho người tìm đến mỗi khi muốn tìm.
Thầy là dòng suối Tào Khê,
Dạy cho ta nhớ, ta thiền, ta chăm.
Bệnh tình ta hết, ta chăm học hành.
Thầy là sức mạnh truyền nhanh,
Để ta sưởi ấm tâm thành ta tin.
Lời Thầy ta nhớ như in,
Mỗi khi vấp ngã biết tin nơi mình.
Thầy là sức mạnh vô hình,
Giúp ta vực dậy khi mình yếu đau.
Cô là nải chuối, buồng cau.
Thầy là sức sống của mình,
Là hoa sen ngát đượm tình yêu thương.
Cô là để nhớ để thương,
Để tôn, để quý, để hương trong đời.
Thầy là biển cả nơi nơi,
Để cho ta đuổi, đẩy lui bệnh tình.
Mỗi khi ta có lo toan,
Trình thưa Thầy dạy, biết còn hỏi ai.
Cô là buổi sáng hôm mai,
Buổi chiều hôm tối cho ai đến tìm.
Leo đền, xuống núi khắp nơi,
Đồng bằng nước mặn không rời luyện tâm.
Ơn Thầy, ơn nghĩa của Cô,
Chúng tôi cố gắng luyện thiền thật chăm.
Vũ Thị Yến
Lời góp:
Bác Vũ Thị Yến là một trong những tấm gương chuyên cần luyện tập ở CLB. Mặc dù bác đã hai lần bị tai biến mạch máu não, nhưng bác luôn cố gắng. Bác đi học rất đều, không quản trời mưa rào hay nắng gắt. Những đợt CLB đi thiền dã ngoại bác đều cố gắng tham gia và lần nào cũng dậy sớm hơn mọi người để leo núi trước, không để mọi người phải chờ đợi mình. Mời đọc bài chia sẻ của bác TẠI ĐÂY.
Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
Dã ngoại Tây Thiên (14/ 11/ 2010)
Ảnh từ máy của chị Bình. Tay nghề của chị Bình ngày càng lên. Một số hội viên "cậy" chân khỏe leo nhanh nên chẳng thấy mặt đâu cả. :))
Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010
Kỹ năng sống
TỰ TRÁCH MÌNH TRƯỚC KHI TRÁCH NGƯỜI.
Trích bài giảng của Đại Đức Thích Thông Phương.
(Tiếp theo kỳ trước)
Một yếu chỉ để sống tốt nữa là phải thường tự trách mình trước khi trách người. Nghĩa là phải khéo tự trách mình trước rồi mới trách người sau, chứ đừng có trách người trước khi trách mình. Thường thì người ta hay trách người khác trước khi trách mình, chúng ta tu Phật phải ngược lại, tự trách mình trước. Đó cũng là cách giải tỏa nhiều phiền não cho mình. Bởi vì cứ lo trách người mà không dám trách mình, cứ đổ lỗi cho người còn mình lúc nào cũng tốt nên dễ sinh phiền não, bực bội bất mãn.
Cuối cùng, thấy ai cũng đáng trách hết, còn mình thì sao? Đây là một kinh nghiệm mỗi khi bị huynh đệ làm điều gì bất như ý cho mình thì phải tự xét tìm xem bản thân đã có khuyết điểm gì, nên người mới đối xử như vậy. Thí dụ họ cư xử tệ, có vẻ khinh thường mình, thì trước khi trách họ chúng ta phải trách mình trước, nghĩ lại chắc mình tu cũng có chỗ khiếm khuyết gì đó, hay đức hạnh của mình còn kém nên mới như vậy. Nếu như đức của mình cao thì họ đâu đối xử xấu. Quán xét kỹ thì sẽ thấy nhẹ nhàng, bớt phiền trách người khác. Tự kiểm mình để tu thêm chút nữa, vun bồi đức hạnh mình thêm chút nữa, được vậy thì tâm nhẹ nhàng và tu tiến thêm. Ngược lại, chưa gì đã trách người khác, thì càng sanh bực bội, càng thêm phiền não, không khí càng nặng nề hơn nữa.
Quý phật tử đã đọc câu chuyện ngài Milarepa, Ngài bị ông thầy ngược đãi một cách vô lý, nhưng Ngài cũng vẫn nhẫn nại, tự trách mình mà không oán giận thầy. Ngài tự trách nghiệp ác mình tạo nên mới gặp hoàn cảnh không hay. Đúng là trước kia Ngài cũng tạo nhiều nghiệp ác nên hiện tại thường tự trách lại mình, và Ngài càng tăng thêm sức nhẫn nhục. Nhờ vậy những quả báo ác của Ngài giảm bớt, và được giác ngộ trong hiện đời, nếu Ngài oán trách thì nghiệp ác không cởi bỏ được. Nếu người biết sống, sẽ có tiến bộ khéo vươn lên. Điều quan trọng là phải thường tự kiểm lại mình, tự trách mình, trách mình trước chứ đừng theo thói quen là trách người ta trước.
Việt Nam có kể câu chuyện về Thiền sư Hiện Quang là vị sư đầu tiên của sơn môn Yên Tử. Có lần, Ngài thấy vị thị giả dâng cơm, bất cẩn xẩy tay rơi mâm cơm xuống đất. Thầy thị giả sợ quá, vội lấy tay hốt cơm vô. Vì hốt vội nên cơm lẫn với đất đem dâng cho Ngài. Ngài thấy vậy tự trách mình: “Ta sống không làm lợi ích cho ai nhiều, nhọc công người cung cấp đến phải như thế.”
Ý của Ngài là thấy mình sống không làm được lợi ích cho ai nhiều mà còn phải làm phiền người. Từ đó, Ngài mặc áo bằng lá cây, ăn các thứ trái lượm được trong núi rừng chứ không dùng cơm để khỏi cần người cung cấp. Trải qua mười năm như vậy.
Đó là tinh thần tự trách mình, người tu được như vậy thì nhẹ nhàng không phiền não. Đây là những phương cách và là kinh nghiệm để chúng ta học hỏi. Người học đạo phải khéo biết soi lại như vậy.
Nhà thiền kể câu chuyện về Thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền khi còn đang tham học. Mỗi lần, đến thưa học pháp với ngài Hoàng Bá đều bị ăn một gậy và không trả lời gì hết. Nếu chúng ta đi cầu pháp mà gặp trường hợp như thế thì chắc là oán trách rồi bỏ đi vì ông thầy thô lỗ quá. Nhưng Ngài không trách gì hết, chỉ tự trách mình vô minh, nhiều chướng duyên nên không sáng tỏ được ý chỉ thầy dạy. Chính cái tâm như vậy nên mới tiến bộ, mới thành bậc Tông sư sau này.
Ở Việt Nam cũng có câu chuyện rất hay là “bến đò sáu mươi” nói về Sơ tổ Trúc Lâm.
Bấy giờ, vua Trần Nhân Tông lên núi tu nhưng cũng thường đi giáo hóa, thăm dạy các nơi. Ngài tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) nên mọi người xưng gọi là Trúc Lâm Đầu Đà. Vì Ngài mặc áo tu tầm thường, đi chân trần, nhìn không giống ông vua, nên có một lần đi từ nơi Thiên Trường qua bến đò ở xã Nghi Dương, nay là xã Ngũ Phúc thuộc huyện Kiến Thụy - Hải Phòng để thăm chị gái, tức là công chúa Thiên Thụy, tu ở chùa Nghi Dương.
Lúc ấy, trời sẩm tối có viên xã quan đi kiểm tra chuyển canh. Nhìn thấy vị sư khoác túi vải gầy gò, chống gậy dò đường đi ra bến đò. Vị xã quan đã ngà ngà say, hách dịch hỏi giấy tờ tùy thân của Đại sĩ. Đại sĩ từ tốn nói: “Tôi ở trên núi, lỡ đi có việc gấp nên quên mang theo giấy tờ”. Xã quan liền túm lấy Đại sĩ đấm cho sáu mươi đấm. Vừa lúc đó, gia nhân của công chúa Thiên Thụy tới đón Đại sĩ, thấy vậy mới hoảng hốt quát to: “Đó là Thượng hoàng, sao dám hỗn vậy?”. Xã quan nghe rồi hết hồn, run sợ quỳ rạp xuống lạy xin tội. Đại sĩ ôn tồn bảo tên xã quan phải khéo, từ đây trở đi phải chừa tật rượu chè, hống hách; rồi Ngài quay lại nói với gia nhân công chúa: “Đây cũng do nghiệp chướng của ta, không nên làm khó xã quan”. Vì vậy, từ đó bến đò này mới có tên là bến đò sáu mươi.
Như vậy, Ngài cũng tự trách nghiệp chướng của mình, trước do không khéo tạo nên nay mới gặp chuyện không hay, Ngài không trách người. Một vị vua danh tiếng, một vị Thượng hoàng đầy uy quyền khi bị người sĩ nhục vẫn không oán trách mà chỉ tự trách lại mình. Đối với chúng ta thì việc này có dễ làm không? Đó là những bài học sống, là tinh thần học đạo của người xưa.
Hoàng Vân sưu tầm
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
THIỀN và SỨC KHỎE (Trích đoạn)
...Hành giả thực hành thiền hơn 5 năm có tuổi già sinh lý trẻ hơn 12 năm so với người cùng tuổi, dựa trên 3 yếu tố là huyết áp, khả năng điều tiết nhìn gần của thị giác và khả năng phân biệt của thính giác.
Một nghiên cứu trên học sinh cấp 2 có thực tập thiền, cho thấy kết quả học tập tốt hơn, có khả năng tập trung, có thói quen làm việc, cải thiện hành vi, tăng lòng tự tín, khả năng hợp tác và quan hệ với người khác.
Thiền cũng giúp làm giảm cân, giảm béo phì, nghiện thuốc lá, rượu và các chất ma túy nói chung. Đặc biệt, một nghiên cứu đối chứng ở 44 bệnh viện cho thấy thiền đã giúp làm giảm sai sót chuyên môn y khoa đến 50%, đồng thời cũng làm giảm 70% các vụ khiếu kiện của bệnh nhân đối với bệnh viện. Ở các công nhân kỹ thuật có thực tập thiền trong 8 tuần cho thấy họ làm việc phấn khởi hơn, thích thú hơn, nhiệt tâm hơn, giảm thiểu các bệnh cảm cúm thường gặp trong khi nhóm chứng không có sự thay đổi. Tóm lại, hiệu quả của thiền đã được chứng minh trong nhiều lãnh vực đời sống..
Khi nói đến thiền, ta thường nghĩ ngay đến ngồi: ngồi thiền. Rồi nào kiết già, nào bán già, hết sức phức tạp và bí hiểm như chỉ dành riêng cho một giới nào đó. Thiền thực ra không nhất thiết phải ngồi, không nhất thiết phải kiết già bán già. Đi đứng nằm ngồi gì cũng thiền được cả. Người Nhật, người Tây Tạng đều có cách “ngồi” thiền riêng của mình, người Tây phương còn khác hơn nữa, miễn sao có một tư thế thoải mái, dễ chịu, buông xả toàn thân là được. Thế nhưng cách ngồi tréo chân (kiết già, bán già) lại có lợi thế hơn cả. Tại sao? Tại vì khi ta đứng, ta đi, các bắp cơ phía trước của hai chân phải co lại để nâng đỡ cả thân mình, trong khi các bắp cơ phía sau thì duỗi ra. Lúc ngồi tréo chân ta đã làm cho các bắp cơ đổi chiều. Đây là phương pháp “đối chứng trị liệu”. Khi nào đi bộ lâu, mỏi chân, ta ngồi xuống, xếp bằng và hít thở một lúc sẽ thấy hai chân bớt mỏi nhanh hơn. Cơ nào đã duỗi lâu thì được co lại, cơ nào đã co lâu thì được duỗi ra! Thiền hay yoga do vậy khai thác kỹ thuật này để trị liệu rất có hiệu quả sự mỏi mệt, không kể ngồi theo cách này cũng giúp làm giảm sự tiêu thụ oxy!
Giữ lưng thẳng đứng cũng là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong thiền. Ta dễ có khuynh hướng chìu theo độ cong tự nhiên của cột sống dưới sức nặng của thân thể do trọng lực- và nhất là tuổi tác- do đó dễ dẫn đến cong vẹo cột sống hoặc đau cột sống cổ, đau thắt lưng. Ở tuổi trung niên nhiều người đã bị những cơn đau dữ dội đến phát khóc. Đó là những cơn đau cấp tính, nếu nghỉ ngơi và uống thuốc đùng cách chừng mươi ngày, nửa tháng sẽ khỏi, nhưng không khỏi hẳn, dễ tái phát do tư thế chưa được điều chỉnh. Nhưng nguồn gốc sâu xa hơn lại là do cách sống căng thẳng, chịu đựng, dồn nén lâu ngày. Cơn đau là tiếng chuông báo động để ta “tỉnh ngộ”!. Một người cúi gầm suốt ngày trước máy vi tính hay TV để chơi games online thì sớm muộn cũng bị những hội chứng về cột sống. Một người quen đi chùa lạy Phật mà với tư thế không đúng thì lâu ngày cũng bị đau cột sống như vậy! Nhất là khi đã có tuổi, cột sống có khuynh hướng cứng lại, mất đàn hồi, các lớp sụn độn giữa hai đốt sống dễ bị bẹp, có khi “xì” ra một bên, chèn ép gây đau, nhiều khi phải phẫu thuật để chữa. Giữ lưng thẳng đứng trong lúc ngồi thiền là điều cần thiết. Kết hợp với tập thể dụng bụng, có nghĩa là tập cho thắt lưng được dẻo dai, cũng sẽ làm chậm tiến trình lão hóa.
Trong thiền, một yếu tố rất quyết định nữa là sự thả lỏng toàn thân,“buông xả” toàn thân, mà có người ví như thả trôi theo dòng nước. Thả lỏng toàn thân là cách làm cho toàn thân như rủ xuống, xẹp xuống, bình bồng, không còn căng cứng nữa! Có thể nói cơ thể ta như chỉ gồm có hai phần: “thân xác” và “thân hơi”. Thả lòng là “xì” cho xẹp cái thân hơi đó- mà tiếng Việt ta có một từ rất hay là xả hơi! Khi quá mệt, quá căng thẳng thì nghỉ xả hơi! Khi đó, không một bộ phận nào của cơ thể còn phải căng nữa, phải gồng nữa, kể cả vỏ não. Tiêu hao năng lượng cho trương lực cơ và hoạt động của vỏ não sẽ giảm thấp nhất có thể được. Y học chứng minh tiêu hao năng lượng trong thiền rất thấp, dưới mức chuyển hóa cơ bản, thấp hơn cả khi ngủ, nhờ vậy mà năng lượng được tích lũy tốt hơn.
Cơ thể ta có hơn mười ngàn tỷ tế bào. Mỗi tế bào thực chất là một cái túi, một lọai “sinh vật” háo ăn, háo làm, háo tiêu thụ oxy- kết hợp với thức ăn qua những phản ứng gọi là oxyt hóa- để tạo ra năng lượng. Nhưng oxyt hóa càng mạnh thì càng tạo thêm các gốc tự do và các chất… bã, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, già nua!. Giống như một thanh sắt để ngoài nắng gió một thời gian sẽ bị oxyt hóa thành rỉ sét. Khi cơ thể có cách nào làm giảm tiêu thụ năng lượng không cần thiết thì các tế bào cũng sẽ được nghỉ ngơi.
Khi cơ thể đã chùng xuống, đã giãn cơ, tức giảm tiêu hao năng lượng một cách đáng kể rồi thì cũng sẽ thấy bớt cần thiết phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn như glucid, lipid, protid… vốn là nguồn tạo năng lượng! Ăn ít đi mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thì cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc, tinh thần sẽ sảng khoái. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các sinh vật bị cho nhịn đói vừa phải thì sẽ sống lâu hơn và trẻ hơn. Do vậy mà các thiền giả không có nhiều nhu cầu về các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn! Ta thấy giới, định và tuệ gắn bó chặt chẽ với nhau như một tam giác cân, tác động hai chiều là vậy!
Danh y Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV ở nước ta đã đúc kết một lời khuyên: “Bế tinh- Dưỡng khí- Tồn thần / Thanh tâm- Quả dục- Thủ chân- Luyện hình”. Thử nhìn lại đời sống hiện nay ta thấy: tinh không bế, khí không dưỡng, thần không tồn, tâm náo lọan… bảo sao các hiện tượng tâm thần, tự tử, béo phì, tiểu đường, huyết áp… kể cả chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… chẳng ngày một gia tăng?
Đời sống tiết độ, tri túc, kham nhẫn, chánh niệm, tỉnh giác.. phải chăng có thể góp phần giải quyết những vấn đề sức khỏe thời đại và bảo vệ môi trường sống của chúng ta hôm nay?
Đừng tìm đâu cho mất công. Hãy quay về nương tựa chính mình. Quả đúng như vậy. Bởi nói cho cùng, ai có thể “thở” giùm ai? Ai có thể “thiền” giùm ai?
BS Đỗ Hồng Ngọc
(Báo Phụ Nữ)
Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010
Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010
KỸ NĂNG SỐNG
(Trích bày giảng của Đại Đức Thích Thông Phương)
I/ AI CŨNG CÓ LỖI
Sống trên đời này không ai là không có lỗi. Khắp thế gian này không người nào dám tự hào là mình không có lỗi, nên phải biết nói lời xin lỗi.
Người xưa nói “Nhân vô thập toàn”. Nghĩa là làm người không ai hoàn toàn, mà không hoàn toàn tức là còn có lỗi, có sai sót. Hầu hết mọi người còn sống trong mê, trong cái tương đối, cho nên không thể nào tránh khỏi lỗi lầm. Nếu người hoàn toàn không có lỗi chắc là hiền thánh rồi. Còn là phàm nhân thì ai cũng có lỗi, có sai sót, đâu thể tự hào là mình không có lỗi, chính cái tâm tự hào là lỗi rồi.
Có ông Cừ Bá Ngọc năm 20 tuổi ông đã biết kiểm lại mình và biết lỗi để tận sửa sai sót. Khi qua tới năm 21 tuổi, kiểm lại thì ông thấy lỗi cũng chưa hết. Rồi qua năm 22 tuổi nhìn lại năm 21 tuổi thấy cũng vẫn còn có sai sót. Như vậy, cứ mỗi năm ông tự kiểm lại, tự sửa đổi. Đến năm 50 tuổi vẫn còn nhận ra lỗi lầm của năm 49 tuổi. Thế là phải sửa suốt đời chứ không phải sửa một năm hay hai năm là đủ.
Câu chuyện trên là bài học kinh nghiệm giúp chúng ta bắt chước tập nhìn kiểm lại một năm qua để sửa lỗi và chuẩn bị cho năm tới không còn sai sót. Nhờ vậy, chúng ta dẹp bớt tâm tự hào và thường tự kiểm tra lại mình.
II/ KHÔNG CỐ CHẤP, TỰ MÃN, TỰ CAO TỰ ĐẠI.
Nếu không biết tự kiểm tra lại mình thì đó là một thiếu sót lớn, là thiếu tu. Bởi vì phàm nhân thì phải còn có sai sót, mà có sai có lỗi thì phải sửa. Phải thường tự kiểm tra lại mình để thấy được lỗi, để có tâm khiêm tốn vừa là tự sửa, vừa loại bỏ được tâm tự phụ. Tự phụ là luôn cho mình không có lỗi, luôn luôn đúng, lúc nào cũng hay nên không chịu nghe lời khuyên của ai hết. Từ tự phụ dần đưa đến tự cao tự đại, mà khi đã thành tự cao tự đại thì sao? Hòa thượng Tuyên Hóa giải thích theo kiểu chiết tự chữ Hán: Chữ "tự" đi với chữ "đại" thành chữ "xú" nghĩa là hôi thối. Vậy "tự đại" là "hôi thối".
Khi biết được những ý nghĩa này rồi thì mỗi người phải khéo tự kiểm tra lại mình để khiêm tốn trở lại. Một khi đã quen tự cao tự đại thì cho là mình hay, là cao nên không chịu nhận lỗi, có khi thà chết cũng không nhận lỗi. Đó là nguy hiểm, là lỗi lầm rất lớn.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có câu chuyện về một chàng trai tính tình cố chấp (cũng là tự phụ). Hôm đó, anh ta ngồi xe ngựa để đi phương Bắc, giữa đường gặp người bạn già lớn tuổi, mới hỏi: “Anh đi đâu vậy?” Anh đáp: “Tôi muốn đi đến nước Sở”. Ông bạn mới hỏi: “Anh đến nước Sở à! Nghe nói nước Sở ở phương Nam sao anh lại đi phương Bắc, chắc là anh đi ngược đường rồi”. Lúc ấy, nếu anh ta là người khéo biết lắng nghe thì kiểm lại, thấy đi sai đường liền chuyển hướng. Đằng này, anh ta không chịu nhận sai mà còn biện bác trở lại. Nói: “Không sao, ngựa của tôi rất giỏi, anh không phải lo”. Ông bạn nghe vậy, nói: “Ngựa dù giỏi mà đi lầm thì càng đi càng xa”. Nhưng anh vẫn khăng khăng không chịu nghe. Anh nói: “Bác chẳng cần phí tâm như vậy, tôi có đủ lộ phí để đi đường”. Ông bạn già mới nói: “Tiền đi đường của anh dù có nhiều, nhưng phương hướng đã không đúng rồi thì anh làm sao đến được nước Sở dù có tiền đầy túi”. Đến như vậy mà anh ta vẫn cố chấp không nghe. Lại nói: “ Cũng không hề gì, tôi có một người xa phu rất giỏi đánh ngựa”. Anh ta cứ cố chấp bảo vệ cái lý của mình, mặc cho ông bạn lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm giải thích tận tình. Đó gọi là chết cũng không nhận lỗi.
Vậy, cuối cùng anh ta sẽ đi đến đâu? Dù cho có nhiều lộ phí, có ngựa giỏi, có xa phu giỏi nhưng mà lạc đường thì làm sao đi tới đích? Cho nên, nếu biết quay lại từ đầu thì đã nhẹ nhàng, còn khi lạc rồi mà quay trở lại thì càng xa nữa, bởi vì ngựa giỏi chạy càng nhanh thì lạc càng xa. Đó gọi là thiếu tinh thần biết lắng nghe, biết nhận lỗi, khiến người nhìn thấy chỉ biết lắc đầu thương xót.
Đó là một bài học kinh nghiệm cho chúng ta, không nên học theo kiểu đó, không tự phụ, phải biết lắng nghe, tự sửa đổi, biết tự kiểm tra lại mình.
(còn tiếp)
Hoàng Vân sưu tầm
Lời bàn: Hãy biết im lặng nghe mọi người xung quanh nói, hãy suy nghĩ kỹ rồi hãy bàn. Các cụ đã dạy: "Uốn lưỡi bảy lần hãy nói".
Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010
Tự chữa stress không dùng thuốc
Lương y Võ Hà
Những căng thẳng trong cuộc sống có thể khiến bạn điên đầu.
Việc kiểm soát hơi thở kết hợp day ấn một số huyệt vị có thể giúp thư giãn và an thần, giảm stress. Nhờ đó, bạn có thể giảm được những nguy cơ mà yếu tố này gây ra cho hệ thần kinh và sức khỏe nói chung.
Bạn hãy tiến hành tuần tự các động tác sau:
1. Vuốt ấm vành tai: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vuốt dọc vành tai cùng bên từ trên xuống dưới. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Y học hiện đại và y học cổ truyền đều công nhận rằng một số vùng ở phần ngoài của cơ thể có liên quan với các cơ quan nội tạng. Trong đó, vành tai là một trong những vùng quan trọng nhất, có hệ thống thần kinh dày đặc và tinh tế. Việc tác động vào giúp tái lập sự cân bằng bên trong cơ thể, điều hòa thần kinh. Với động tác vuốt cho hai vành tai ấm lên, bạn sẽ được thư giãn toàn thân, khí huyết lưu thông.
2. Vuốt dọc xương chân mày: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ đầu chân mày, dọc theo xương chân mày ra đến chân tóc phía ngoài đuôi mắt. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Vùng chân mày và cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau. Do đó, động tác này tạo được sự thư giãn cơ bắp giữa vùng cánh tay và bàn tay. Hai bàn tay có những huyệt vị quan trọng liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể nên nếu nó được thư giãn, toàn thân cũng sẽ dễ chịu.
3. Vuốt dọc hai bên mũi: Dùng ngón trỏ của một bàn tay vuốt một bên mũi, rồi dùng hai bàn tay vuốt cùng lúc cả hai bên. Vuốt dọc từ điểm giữa hai chân mày (huyệt Ấn đường) dài theo hai bên thân mũi, qua khóe miệng đến tận góc cằm. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Theo học thuyết kinh lạc, kinh Dương minh được phân bố dọc theo hai bên mũi và miệng, là một kinh đa khí, đa huyết, có chức năng bảo vệ khí. Vì vậy, động tác này giúp khí huyết lưu thông ra ngoài, làm gia tăng tác dụng thư giãn.
4. Day ấn huyệt Ấn đường: Dùng ngón trỏ của bàn tay phải ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày trong vài giây, day thành vòng tròn chung quanh điểm này khoảng 21 vòng. Khi tác động vào huyệt Ấn đường, cơ thể sẽ tiết ra chất Endorphine nội sinh, có tác dụng giảm đau, giáng khí và an thần.
5. Kích thích vùng sau đầu: Đặt nguyên 2 bàn tay vào 2 vùng gáy ở sau đầu, sát cạnh phía sau tai. Vuốt nhẹ từ trên xuống dưới phía sau hai vành tai. Vuốt khoảng 21 lần. Động tác này có tác dụng chống khí nghịch, điều trị thần kinh suy nhược và làm đầu óc nhẹ nhõm.
6. Quan sát hơi thở: Sau khi thực hành 5 động tác trên, ngồi thoải mái trên một cái ghế có chỗ tựa lưng, hai tay đặt nhẹ trên đùi hoặc nằm xuống nghỉ ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát. Trong thời gian này, hãy chú ý quan sát hơi thở bằng cách tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới, hoặc tại một điểm mà các nhà khí công hoặc đạo gia gọi là Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân). Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên. Lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống. Thoạt đầu có thể bạn chưa quen với lối thở bụng nhưng điều này không ảnh hưởng gì. Nên nhớ là chúng ta cần thư giãn, vì vậy không cần quan tâm đến hơi thở sâu hay cạn, nhiều hơi hay ít hơi. Chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường là đủ. Điều quan trọng là phải chú ý quan sát để biết rõ là ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống của làn da bụng.
Chậm, nhẹ và tập trung tâm ý vào từng động tác là điều cần thiết để phương pháp đạt được hiệu quả. Chú tâm quan sát sự lên xuống của da bụng để cảm giác âu lo hoặc căng thẳng mất đi. Đây là nguyên tắc dùng sự ức chế thần kinh ở một điểm hoặc một vùng nhỏ để gây ra quá trình ức chế lan tỏa khắp vùng dưới vỏ não, tạo hiệu ứng thư giãn, nhập tĩnh. Việc chú tâm quan sát sự phồng lên, xẹp xuống ở bụng dưới còn giúp tạo nên quán tính thở sâu của cơ thể, rất hữu ích cho việc dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe về lâu dài. Theo quan điểm "thần đâu, khí đó" của y học cổ truyền, việc tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới sẽ làm cho ý và khí lưu chuyển về phía dưới cơ thể, giúp giáng khí và làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dẫn đến trạng thái thư giãn.
Lưu ý:
- Động tác 6 có thể thực hành trong một buổi tập cùng 5 động tác trên, cũng có thể tập riêng lẻ, tùy theo ý thích và điều kiện thời gian của mỗi người.
- Tất cả 5 động tác đầu kéo dài khoảng 5 hoặc 6 phút. Nếu thực hành đúng, tập trung cao, tình trạng thư giãn đồng bộ giữa cơ bắp và thần kinh sẽ xảy ra. Một số người có khả năng tập trung tốt có thể dần dần đi vào giấc ngủ sau khoảng vài chục hơi thở ở giai đoạn 6.
(Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống)
Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010
Câu chuyện của tôi
Tôi là Nguyễn Thị Khang, hội viên CLB DSNL.
Trước khi đến với CLB, tôi mắc rất nhiều bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, dạ dày, đại tràng, hen phế quản và đau đớn nhất là bệnh thoái hóa, thoát vị đa tầng cột sống cổ, thắt lưng, đã chèn ép vào tủy và dây thần kinh. Đã 3 lần bệnh viện Việt Đức hẹn mổ nhưng tôi không mổ. Tôi bị bệnh cột sống đến nay đã gần 30 năm. Nó làm tôi đau đớn nhiều khi không chịu nổi, nhất là lúc thay đổi thời tiết. Tôi đã từng chạy chữa nhiều nơi, đông y, tây y, nhưng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng đau nặng thêm, do đó tôi rất bi quan về sức khỏe của mình.
Cô Khang (bên trái) ở Côn Sơn (11/2010) |
Thật may mắn, tôi được chị Dung trong CLB "Sức khỏe ngoài trời" giới thiệu. Tôi bắt đầu theo học phương pháp Thiền Thu Lửa Tam Muội từ tháng 10/ 2009. Buổi đầu được sự giúp đỡ của chị Mận, bác Thoa, tôi được khai mở luân xa, nhưng vì bận việc gia đình tôi không có thời gian luyện tập nên không có kết quả.
Đến tháng 3/ 2010 tôi đã theo học lại lớp thiền ở CLB và đã động viên chồng tôi cùng theo học. Chúng tôi đã được Thầy Chủ nhiệm CLB giúp đỡ trực tiếp. Thầy truyền dạy cho phương pháp luyện tập và giúp chúng tôi thấy được sự ưu việt của luyện thiền "Lửa Tam Muội".
Chúng tôi thực sự yên tâm, tin tưởng vào phương pháp này và đã dành nhiều thời gian để luyện tập.
Sau một thời gian tập luyện đến nay, sức khỏe của tôi đã được cải thiện hơn, các bệnh đã thuyên giảm, nhất là huyết áp đã trở lại bình thường, còn chồng tôi sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt.
Niềm tin và hy vọng lại được thắp sáng. Chúng tôi vô cùng đội ơn Thầy Tổ Dasira Narada, người đã sáng lập ra phương pháp tu luyện này. Chúng tôi nguyện theo học suốt đời.
Chúng tôi cám ơn Thầy Chủ nhiệm CLB đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi và mọi người để có sức khỏe cải thiện hơn, bệnh tật được đẩy lùi. Chúng tôi chân thành cảm ơn Thầy và Cô Huệ đã tạo mọi điều kiện để lớp học được mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Cảm ơn bác Thoa, chị Mận, chị Dung đã giúp đỡ tôi trong những ngày đầu đến lớp.
Hà nội, ngày 30/10/2010
Nguyễn Thị Khang
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
CHÚ HỘ MỆNH
Dĩ nhật tẩy thân
Dĩ nguyệt hiện hình,
Tiên nhân phò khởi,
Ngọc nữ tùy hình,
Nhị thập bát tú,
Dự ngô hiệp hình,
Thiên tà vạn uế,
Trực thủy như thanh,
Linh bửu thiên tôn,
An úy thiên hình.
Đệ tử con là...
……………
Tiên nhân phò khởi,
Ngọc nữ tùy hình,
Nhị thập bát tú,
Dự ngô hiệp hình,
Thiên tà vạn uế,
Trực thủy như thanh,
Linh bửu thiên tôn,
An úy thiên hình.
Đệ tử con là...
……………
Hồn phách, ngũ tạng huyền minh,
Thanh Long (giơ tay trái lên, bàn tay hướng lên trời, nghĩ đến "Bến Thìn", sau đó thu tay về).
Bạch Hổ (tay phải hạ xuống, bàn tay úp song song với mặt đất, nghĩ đến "Bến Dần", rồi thu tay về, hai tay chắp lại như lúc ban đầu).
Đội ngũ phân vân,
Chu Tước (nhón ngón chân cái và gót chân trái lên)
Đội ngũ phân vân,
Chu Tước (nhón ngón chân cái và gót chân trái lên)
Huyền Vũ (bấm ngón chân cái xuống và nhón gót chân phải lên).
Hộ vệ thân hình (hạ hai bàn chân xuống)
Cấp cấp, Như cửu, Thiên huyền,
Nữ luật, Lệnh sắc, Lệnh sắc, Lệnh sắc.
Lưu ý
1, Trước khi đọc:
Hộ vệ thân hình (hạ hai bàn chân xuống)
Cấp cấp, Như cửu, Thiên huyền,
Nữ luật, Lệnh sắc, Lệnh sắc, Lệnh sắc.
Lưu ý
1, Trước khi đọc:
- Thắp hương,
- Đứng thẳng, mặt quay về hướng Đông,
- Đứng thẳng, mặt quay về hướng Đông,
- Hai chân mở bằng vai;
- Chắp tay vái 3 vái, sau đó mới đọc bài CHÚ.
2, Khi đọc đến chữ "Thanh Long", giơ tay trái lên, bàn tay hướng lên trời, nghĩ đến "Bến Thìn", sau đó thu tay về.
3, Khi đọc đến "Bạch Hổ", tay phải hạ xuống, bàn tay úp song song với mặt đất, nghĩ đến "Bến Dần", rồi thu tay về, hai tay chắp lại như lúc ban đầu.
4, Khi đọc đến "Chu Tước", nhón ngón chân cái và gót chân trái lên.
5, Khi đọc đến "Huyền Vũ', bấm ngón chân cái xuống và nhón gót chân phải lên.
6, Khi đọc đến "Hộ vệ thân hình", hai chân hạ xuống, trở lại bình thường.
2, Khi đọc đến chữ "Thanh Long", giơ tay trái lên, bàn tay hướng lên trời, nghĩ đến "Bến Thìn", sau đó thu tay về.
3, Khi đọc đến "Bạch Hổ", tay phải hạ xuống, bàn tay úp song song với mặt đất, nghĩ đến "Bến Dần", rồi thu tay về, hai tay chắp lại như lúc ban đầu.
4, Khi đọc đến "Chu Tước", nhón ngón chân cái và gót chân trái lên.
5, Khi đọc đến "Huyền Vũ', bấm ngón chân cái xuống và nhón gót chân phải lên.
6, Khi đọc đến "Hộ vệ thân hình", hai chân hạ xuống, trở lại bình thường.
Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010
Tâm sự
Mới theo học được khoảng 16 tháng, thời gian quá ít so với các bà, các ông, các bác của CLB, nhưng những bài học, những kinh nghiệm cũng như tình yêu thương tôi thu nhận được thì làm sao mà kể cho hết.
"Đau vai ư? để anh."
"Đau đầu à, để đấy, giải quyết."
"Vân bị ra mồ hôi tay à, để đấy, buổi học sau."
"Chị đau lưng, hộ chị một tí."
"Con bị ho, Thầy hộ con nhé."
...
Chỉ với vài từ vậy thôi là cả một tấm lòng ấm áp đến với mình, ân cần, chân tình, những bàn tay ấm nóng đã cất đi hết những đau, nhức, mệt mỏi. Biết ơn!
Các ông, bà, anh, chị chữa bệnh cho người bệnh mà không cần trước mặt là khẩu hiệu "Lương y như từ mẫu", không cần phong bì to nhỏ mà mặt cứ tươi như hoa, bệnh nhân ngồi xếp hàng chờ đến lượt, điều đó chỉ có ở Câu Lạc Bộ này mà thôi.
Đánh giá kết quả thu nhận được trong thời gian theo học ở CLB, tôi tự thấy mình không bị ốm nặng bao giờ, thỉnh thoảng có sổ mũi, nhức đầu, thiền xong là hết, kết hợp với đánh gió và một số thuốc nam.
Tôi đã thực hành:
- Chữa một số bệnh tại chỗ: như điều hoà huyết áp, lọc máu tim, cảm gió... có kết quả.
- Chữa bệnh từ xa bằng phát công, chữa như có người bệnh ngồi trước mặt, đã có kết quả.
- Chữa bệnh từ xa bằng Kim tự tháp và Lắc, và dùng quẻ dịch: có kết quả đối với một số bệnh như huyết áp thấp, tiền đình, mệt mỏi...
- Dùng Lắc để tìm kiếm sự thật: tìm ác xạ và khử ác xạ tại đất nhà mình; Dùng Lắc để hỏi, khám bệnh.
- Tham gia vẽ quẻ dịch chữa bệnh bằng máy tính;
- Dùng kim tự tháp, pin phát sóng hình thể để hoà giải bất đồng, lập lại hạnh phúc gia đình bước đầu có kết quả.
Kết luận
Tự nhận thấy bản thân đã chăm chỉ học tập, thực hành và say mê với bộ môn thiền TNDS này. Để có đủ sức khoẻ học tập, làm việc trong thời gian dài như vừa qua là kết quả của sự nỗ lực bản thân. Ngoài mỗi ngày ngồi thiền tối thiểu 60 phút, khi có thời gian tranh thủ ngồi thiền 90 phút ra còn tham gia mỗi ngày 60 phút tập thể dục thẩm mỹ tại Câu lạc bộ. Kết hợp cả hai bộ môn đã giúp cho tôi đủ sức khoẻ để ngồi làm việc với máy tính triền miên cả ngày không bị đau lưng hay mệt mỏi, không cảm thấy bị căng thẳng trong công việc.
Song song với luyện tập thiền TNDS là sự cố gắng quyết tâm tu tâm, tu tính như lời Thầy Chủ nhiệm dạy. Vừa làm theo lời Thầy, vừa tự tìm sách để đọc và học với tâm niệm rằng "khắc đi khắc đến", "làm thiện, nói thiện, nghĩ thiện", ta cứ gieo hạt, ắt có ngày gặt hái, nhưng phải chăm sóc những hạt ta đã gieo thật cẩn thận để nó phát triển khoẻ mạnh chứ không bị èo uột, chết yểu thì mới có ngày bội thu được.
Con xin đa tạ Đức Thầy Tổ DASIRA NARADA - người đã sáng lập ra bộ môn này;
Con xin cám ơn Thầy Chủ nhiệm đã truyền dạy bộ môn này;
Xin cám ơn Cô Huệ - người trợ thủ đắc lực của Thầy và xin cám ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi có được kết quả học tập như ngày hôm nay.
Hoàng Vân
Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010
Khai giảng lớp mới
Theo đúng kế hoạch, 14h chiều nay, CLB khai giảng lớp dành cho học viên mới. Số người đến học vượt con số dự đoán ban đầu. Theo danh sách đăng ký nhập học, hiện nay đã có 56 học viên mới, chưa kể một số người đăng ký xin học qua điện thoại vì chưa thu xếp được thời gian đến dự khai giảng. Dự kiến sẽ chia thành 2 nhóm, một nhóm dành cho những người đã nghỉ hưu hoặc có điều kiện học trong tuần vào sáng thứ 5 và một nhóm nữa dành cho những người đang làm việc vào chiều thứ 7.
Một số hình ảnh của lớp học viên mới.
Chúc tất cả các học viên mới luyện tập đạt kết quả tốt!
CLB DSNL