Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

BIẾT SỐNG TỬ TẾ

Chuyện sống tử tế, có đạo lý, tình người lâu nay được đề cập đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh lối sống tốt đẹp đầy tính nhân văn như hiếu máu cứu người, quyên góp ủng hộ những mảnh đời bất hạnh, số phận nghiệt ngã, quên thân mình cứu người khác… và còn nhiều hình ảnh cao đẹp nêu gương sáng cho đời noi theo.
Tuy nhiên, xã hội ngày nay lối sống thiếu văn hóa, thiếu đạo lý tình người, đầy vị kỷ của một bộ phận trong cộng đồng cần được loại trừ để nhường chỗ cho những lối sống tốt đẹp phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
Hằng ngày, trên nhiều tờ báo thường đưa tin về các vụ án mạng, cướp giật tài sản, hành động côn đồ bạo lực, lừa đảo với nhiều thủ đoạn tinh vi, dã man. Đặc biệt lo ngại là cách ứng xử của một bộ phận thanh thiếu niên, trung niên. Đó là lối sống lệch chuẩn cần được uốn nắn lại bằng nhiều giải pháp đồng bộ mà chủ yếu là khả năng tự điều chỉnh của mỗi người, với tất cả trách nhiệm và ý thức công dân.
Có một số ý kiến cho rằng, những vụ va chạm xung đột hằng ngày, kể cả dẫn đến chết người hoặc bị tàn phế suốt đời là do sống trong điều kiện không gian chật chột, đã nảy sinh sự lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn, bạo lực và triệt hạ đối phương đang có chiều hướng lan rộng! Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, phải còn những yếu tố khác nữa như văn hoá, giáo dục... Xin kể 2 câu chuyện sau mà tôi mới chứng kiến trên con phố đông người: Một xe thô sơ chở vật liệu xây dựng do một chị công nhân đẩy vượt qua đường không quan sát kĩ, bị xe máy do một thanh niên điều khiển húc phải. Xe máy đổ, còn xe chở vật liệu gãy hỏng đổ cả vật liệu ra đường. Anh thanh niên lồm cồng đứng dậy, chân tay sây sát, xe bị hỏng vì va chạm khá mạnh. Chị công nhân líu ríu xin lỗi. Người đi đường xúm lại giúp đỡ. Anh thanh niên không hề quát mắng hoặc có hành vi thô bạo với chị công nhân. Sau đó, ai lo việc nấy để giải quyết hậu quả vụ tai nạn. Câu chuyện kết thúc với những cử chỉ rất văn hóa. Người sai biết lỗi, người gặp nạn rủi ro nhưng không nghiêm trọng đã bỏ qua (nếu chỉ cần yêu cầu chị công nhân phải sửa xe, chắc số tiền cũng không nhỏ so với thu nhập hằng ngày của chị ấy.) Cách xử sự như vậy rất đáng suy nghĩ và học tập.
Một vụ va quệt xe máy khác không lấy gì nghiêm trọng, tuy có hỏng xe nhưng hai thanh niên đã sừng sộ, cãi vã to tiếng, xông vào đấm đá nhau để tỏ vẻ "yêng hùng". May nhờ mấy thanh niên đi đường dừng lại xông vào can ngăn không thì đánh nhau to và chưa biết hậu quả thế nào? Một số người cao tuổi đứng xung quanh theo dõi từ đầu buột miệng "Sao bây giờ họ thích gây gổ đánh nhau thế?" Đụng độ trong tham gia giao thông, mâu thuẫn nhau câu nói, tranh nhau chỗ đậu xe, vô ý đỗ xe trước cổng nhà người khác, tranh chấp đất đai hoặc xây dựng lấn chiếm là đánh nhau…và còn rất nhiều trường hợp không thể kể hết được. Có nhiều vụ băng nhóm thanh toán nhau bằng dao, kiếm, súng, lựu đạn gây náo loạn cả đường phố.
Qua đây, từ bản thân mỗi gia đình, nhà trường, xã hội phải có sự gắn kết chặt chẽ, biết điều chỉnh hành vi ứng xử để sống phù hợp, vì sự phát triển ngày một tốt đẹp của cộng đồng. Cần có chế tài đủ mạnh để giữ vững sự nghiêm minh của kỷ cương phép nước và mỗi người phải có chuẩn mực ứng xử, biết sống tử tế.
Nguyễn Cương

2 nhận xét:

  1. Kỷ cương phép nước phải được giữ nghiêm minh, và phải được thực hiện nghiêm minh từ gốc tới ngọn, từ trên xuống dưới ạ.
    Các cụ đã có câu: "Thượng bất chính, hạ tất loạn", vậy xã hội bây giờ "loạn xì ngầu" là đo đâu ạ?
    Gia đình? Nhà trường? Công an? An ninh? các cơ quan pháp quyền??? Phải chăng đó là lỗi của tất cả chúng ta?

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài này em nhớ tới một câu chuyện thương tâm xảy ra cách đây đã lâu. Hai người va quyệt xe, không ai nhận lỗi về mình, lời qua tiếng lại dẫn đến xô xát. Cuộc chiến xảy ra, kết quả một bên bị trọng thương, đưa vào bệnh viện không kịp, để lại một người vợ trẻ và hai đứa con dại, cha mẹ già yếu, một bên lĩnh án tù nhiều năm. Tất cả chỉ vì chữ "văn hóa ứng xử" chưa theo đúng chuẩn mực.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.