Trang

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

NHỮNG ĐIỀU GHI NHỚ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH.

Đọc tin anh Trần Nghĩa viết về việc 1 tai nạn đáng tiếc xẩy ra khi 1 bạn xẩy chân, ngã bị thương khi xuống núi, tôi xin chân thành chia xẻ rủi ro của bạn đó, chúc bạn mong chóng bình phục.
 Ảnh minh họa
Chợt nhớ ngày tháng này đã sang mùa lạnh, nhiều điều không hay có thể xẩy ra cho mọi người, nhất là những người đã ở bên kia dốc cuộc đời…nên tôi muốn chia xẻ với mọi người trong CLB những điều thu lượm được qua các trang sách, trang tin thu lượm được để có thể tránh được những rủi ro có thể xẩy ra. Đó là những rủi ro gì?

a. - Huyết áp tụt thấp, làm ngã xỉu…xẩy ra đối với người có bệnh huyết áp thấp sáng ngủ dậy chưa kịp ủ ấm, tỉnh táo, chưa kịp uống bổ xung nước thiếu hụt qua đêm.
Lời khuyên của bác sỹ là: sáng ngủ dậy không nên vùng dậy ngay, hãy để cơ thể tỉnh táo + uống 1 cốc nước bổ xung đã bị mất qua 1 đêm để nâng huyết áp lên, sau đó mới xuống giường, ra ngoài.
Cũng có khi té xỉu xẩy ra khi phải làm việc gì đó gắng sức, lại bị gió lạnh, huyết áp tụt…Để tránh, nên uống 1 cốc cà phê sữa trước khi phải cố gắng làm việc gì đó.

b. Huyết áp tăng cao đột biến khi gặp gió lạnh, ngã ngất xỉu. Gió lạnh làm co các mao mạch cơ thể, gây nên cơn tăng huyết áp này. Để tránh, hãy mặc ấm, vận động cơ thể (tập thể dục…) trước khi đi ra ngoài.
Người có bệnh cao huyết áp, nhất thiết phải uống thuốc hạ áp trước khi ra ngoài trời. Có tài liệu khuyên rằng người có bệnh cao HA, nên uống thuốc ngay trước khi ra khỏi giường, vì hơn 70% đột quị xẩy ra vào buổi sáng sớm. Chị dâu tôi làm ở bênh viện Sanh-Pôn cũng đã bị đột quị khi mới ngủ dậy chuẩn bị đi tập ngoài trời trong mùa lạnh như mùa này, Chị mất năm 2000, mới có 58 tuổi (Đó là chị Hiền, khoa ngoại, BV Sanh-Pôn chắc chị Thoa trong CLB ta biết rõ vì làm cùng 1 bệnh viện với nhau ).

c. Ngã té xỉu do hạ đường huyết, nhất là khi phải vận động thể lực. Những người có chứng bệnh này, trước khi vận động mất nhiều năng lượng (leo núi chẳng hạn), cần bổ xung năng lượng trước khi vận động cơ bắp, uống 1 cốc sữa hoặc 1 cốc nước đường và luôn nhớ mang bên mình mấy chiếc kẹo ngọt, người hơi mệt là ăn ngay vài viên kẹo sẽ chống được hiện tượng đường huyết tụt giảm.

d. Đột quị do gắng sức, nhất là đối với người cao tuổi. Lúc đó, tim ngừng đập, gây đột quị. Có chuyện 1 người có tuổi khiêng vác đồ lên gác 3. Nhẽ ra chia nhỏ ra đi vài ba lần thì không sao. Nhưng lại cố gắng khiêng vác 1 lần, thế là bị đột quị không cứu được.
Bác sỹ Trần Ngọc Ân kể: có ông bạn có tuổi rất ham tập luyện, sáng nào cũng tập chạy…nói rằng mình quen tập chạy từ tuổi trẻ. Bác sỹ Ân khuyên bạn có tuổi rồi không nên tập chạy gắng sức như thế! Bạn không nghe, kết cục trong 1 lần tập chạy, ông bạn bị đột quị, tim ngừng đập, không cứu được….
Người có tuổi khi leo núi nên nhớ lời khuyên này của bác sỹ: không nên gắng sức. Tưổi già khác tuổi trẻ. Tuổi trẻ làm vận động viên bóng đá, thế mà tổng kết lại trên yahoo, cũng đã có 5 cầu thủ đột quị khi đang thi đấu. Ở Viêt Nam ta, năm 2008, 1 vân động viên tập luyện xe đap leo núi chuẩn bị cho SEAGAME cũng đã bị đột quị không cứu được. Vì vậy, tuổi càng cao, càng cần phải thận trọng. Trong tập luyện, tránh gắng sức quá.

e. Tai nạn do bất cẩn khi đi đường, khi lao động, khi leo núi, khi mệt nhọc vã mồ hôi lại đứng nơi gió lùa, gió lạnh, khi ăn uống quá vui vẻ...Điều này nói ra ai cũng hiểu, nhưng lại hay mắc phải vì thiếu chú ý đúng mức.

Năm cũ sắp hết, năm mới đến, chúc cho mọi người trong CLB khỏe mạnh, đuổi sạch bệnh tật và không ai mắc phải những điều đáng tiếc có thể đến mà ta có thể tránh…

1 nhận xét:

  1. Rất hoan nghênh anh Lâm Phúc có chia sé tâm huyết với mọi người về những lưu ý tự bảo vệ mình nhất là đang lúc rét ơi là rét.
    Cám ơn lời chúc của anh LP.Bach Liên xin chúc anh và gia đình mạnh khỏe,hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.