Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

ĐẾN CHÙA LỄ PHẬT THẾ NÀO CHO ĐÚNG

1) Ý nghĩa
Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.
Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền Thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống, mà còn cầu cho vong linh của người thân ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
2) Sắm lễ
Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật tại Chùa, nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.
- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
- Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.
3) Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Nguồn: Cẩm nang gia đình

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Tết thời bao cấp


Nguồn ảnh: Bài "Nhớ tết thời bao cấp" của nhà văn Nguyễn Quang Lập (blog Quê choa). Xem bài viết TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

 Ảnh minh họa
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì. Nhưng phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt. Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Hoàng Vân sưu tầm

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Mâm ngũ quả - Một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn

 (Nguồn ảnh: Internet)
Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn. Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. Mâm ngũ quả có 5 loại. Tại sao lại 5? Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Còn theo quan niệm của dân gian thì “quả“ (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay. Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo... Mỗi quả mang một ý nghĩa: Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.
 (Nguồn ảnh: Internet)
Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn. Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành “vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất. Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ - xài”. Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ . Ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng. Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.
Hoàng Vân sưu tầm

Na mô a di đà phật là gì

 (Nguồn ảnh: Internet)
Khi niệm phật, người ta thường nói "Nam mô A Di Đà Phật." Vậy câu này có nghĩa là gì? A Di Đà là tên một vị Phật, nhưng Nam Mô có nghĩa là gì?
Theo lời Phật dạy, hành pháp môn Niệm Phật như thế nào cho được thành tựu:
Thông thường chúng ta hiểu nghĩa Lục Tự Di Đà hay Niệm Phật cầu Vãng sanh là: Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa như sau:
Nam Mô: Có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.
A: Có nghĩa là Vô, Không
Di Đà: Nghĩa là lượng
Phật: Người giác ngộ.
Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng, cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng giác ngộ vô lượng.

Muốn thành tựu bất cứ pháp môn nào, người tu tập trước nhất phải có: Tín, Nguyện, Hành. Nghĩa là chúng ta dứt trừ các mối nghi, tin rằng: Pháp môn niệm Phật thù thắng do chính kim ngôn của đức Thế Tôn, muốn thành tựu chúng ta phải hành rốt ráo và luôn luôn có chí nguyện bền vững cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc.

(Tham khảo trên mạng)

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

ĐI TẬP ĐỀU VẪN BỊ BỆNH, CỨ TẬP SẼ TỐT LÊN

Tôi đã tập thiền được hơn một năm, so với nhiều người ở CLB còn kém xa về mọi mặt: kinh nghiệm, công lực,... còn phải rèn nhiều về tâm tính và chắc còn lâu lắm mới đạt đến tiêu chí “CHÂN  - THIỆN - NHẪN” mà sách và thày đã dạy. Tuy nhiên dù sao tôi cũng còn có thời gian tập nhiều hơn một số người do vậy muốn chia sẻ chút ít kinh nghiệm đã tích lũy được để không còn ai mắc phải những sai lầm trong tập luyện như tôi để rút ngắn thời gian tập, nhanh chóng nâng cao công lực, và biết đâu có ai đó nhanh chóng vượt ra khỏi ngũ hành.
Nói thế thôi chứ tập để hết bệnh tật đã là quá hạnh phúc rồi, chắc nhiều người cũng có mong ước như tôi. Vượt ra khỏi ngũ hành là ước muốn thật xa vời, nhưng đó là đích phải đến để mỗi người hết bệnh tật; không vượt ra khỏi ngũ hành, thày nói bệnh không hết được đâu. Nhiều người đã tập rất lâu, tưởng như bệnh tật không còn gì nữa thế mà đùng một cái bệnh lại ập đến. Tôi đã trải qua như thế, tập được khoảng một năm, năng lượng trong cơ thể tăng trưởng nhanh, thấy sức khỏe tốt lên, các bệnh mãn tính giảm đi rõ rệt, không còn bị mệt mỏi khi thời tiết thay đổi. Tưởng thế là ổn, mãn nguyện lắm, đùng một cái các bệnh cũ lại xuất hiện, nặng thêm, kèm thêm cả bệnh mới phát sinh. Công sức tu tập chăm chỉ cả năm trời bằng không ư? Hay là tập không có tác dụng gì? Tôi vẫn tập đều, càng tập đều hơn, cường độ tập nhiều hơn và sức khỏe lại nhanh chóng phục hồi, công lực được bù đắp rất nhanh. Lúc đó tôi mới thấm thía lời thày dạy: Con người còn trong “ngũ hành” thì quy luật “Sinh Lão Bệnh Tử” còn hiện hữu; chỉ có vượt ra khỏi ngũ hành, ra ngoài tam giới, thì mới khỏi kiếp luân hồi, mới hết bệnh tật. Tuy nhiên tập theo môn phái này dù chưa ra khỏi ngũ hành thì sức khỏe cũng đã được cải thiện rất nhiều. Dù ai đó đã, đang, và sẽ còn bị bệnh tật hãy chớ nản mà bỏ tập. Hãy tập, tập nữa…sức khỏe sẽ cải thiện lên một mức mới. Hãy tin, có tin mới thành “chính quả“ được.
Năm cùng tháng tận, công việc của những ngày cuối năm bề bộn, không có thời gian nhiều cho việc khác. Tôi cũng chẳng dám làm mất thời gian của mọi người; chỉ chia sẻ chút chút vậy thôi, có gì sai sót mong được đại xá.
Chúc mọi người, mọi nhà một năm mới có sức khỏe, hạnh phúc.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Máy tính nhà Thu đang có vấn đề nên Thu không thể đăng bài được. Các anh, các chị có bài gì hay đăng lên chia sẻ với mọi người nhé.  :((

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Về chương trình quyên góp từ thiện của Câu lạc bộ

Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL xin chân thành cảm ơn những tấm lòng hảo tâm của mọi người trong cũng như ngoài CLB đã tham gia vào Chương trình Từ thiện do Ban Chủ Nhiệm CLB phát động ngày 2/1/2011. 
Tổng số tiền quyên góp của hội viên tất cả các lớp và người nhà, cũng như bạn bè của hội viên là:
17.555.000đ (mười bảy triệu năm trăm năm mươi lăm nghìn đồng) (xem danh sách đóng góp kèm theo bên dưới)

Đã chi cụ thể như sau:
- 3.000.000đ cúng dàng Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Nepal (nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã chuyển giúp)
- Đi thăm 65 cháu đang nằm điều trị tại Khoa Nhi BV Huyết học và Truyền máu Trung Ương
    65 xuất quà x 25.500đ  =    1.657.500đ
    65 phong bì x 100.000đ  =  6.500.000đ
Cộng 2 khoản: 8.157.500đ
- Đi thăm 54 cháu đang nằm điều trị tại Khoa Tim mạch BV Nhi Thụy Điển
    54 phong bì  x 100.000đ  = 5.400.000đ
- Cô Huệ và chị Đức thay mặt CLB thăm và hỗ trợ chị Dương Thị Hoạt 1.000.000đ
(Chị Hoạt là hội viên của CLB trước đã cắt toàn bộ dạ dày, mới đây lại bị hoại tử ruột, mới mổ để nối lại ruột, hiện còn rất yếu, vẫn ăn bằng ống xông và đặt túi hút dịch, gia đình chị có nhiều khó khăn thuộc diện trợ cấp của Hội Chữ Thập Đỏ của địa phương.)

Tổng cộng 4 khoản đã chi là 17.557.500đ (mười bảy triệu năm trăm năm mươi bảy ngàn năm trăm đồng)

Xin chân thành cảm ơn anh Hòa - chị Vân đã không tính lãi số quà cho các cháu. Cảm ơn anh Chuyền, Tiến Quyết không quản gió rét đã đi tìm hiểu và giới thiệu địa chỉ  làm từ thiện cho CLB. Cảm ơn anh Hữu Thành đã gợi ý để Thu làm bản Danh sách trên docs.
Các chi phí ngoài: chị Tân mua ủng hộ túi đựng quà, Thu mua phong bì và trả tiền Taxi chở quà, Thầy Cô tặng quà cho nhân viên Khoa Nhi BV Huyết học & Truyền Máu Trung Ương.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn của cả hai Khoa, gia đình các bé tới những tấm lòng hảo tâm và chúc tất cả các cụ, các ông, các bà, các bác, các cô, các chú cùng gia đình ăn tết vui vẻ. Chị Hoạt gửi lời cảm ơn sự quan tâm của CLB và chúc Thầy Cô cùng toàn thể hội viên và gia đình đón Tết Tân Mão vui vẻ.

Xem Danh sách quyên góp từ thiện  TẠI ĐÂY
Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL 

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Tin Câu lạc bộ

Cho đến ngày 20 tháng 1 CLB đã tổ chức thăm, chúc tết các Thày: Thày Hùng, Thày Minh, Thày Thường và cô Huệ. Chúc các Thày Cô sang năm mới toàn gia đình có sức khỏe, hạnh phúc; chúc cho CLB mọi người, mọi gia đình hạnh phúc.
Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL

Cập nhật Tin nhanh

A. Chương trình "Lá rách ít đùm lá rách nhiều"

Sáng 19/1 Ban Chủ Nhiệm CLB cùng với một số hội viên đã đến thăm và phát quà cho 65 cháu đang nằm điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương. Theo thông tin mà khoa cung cấp hầu hết các cháu là người ngoại tỉnh và thuộc diện phải trợ cấp. Các chị y tá, nhân viên hành chính của khoa ân cần đón tiếp và đưa chúng tôi đến từng buồng bệnh, giới thiệu các bệnh nhân. Xuất quà Tết cho mỗi cháu gồm một gói quà, trong đó có 1 lốc sữa (4 hộp loại nhỏ), 1 hộp bánh trứng loại nhỏ và 2 gói bim bim, kèm theo đó là phong bì 100.000 ngàn đồng.

Ở viện ra, chúng tôi nhẩm tính số tiền quyên góp vẫn còn dư 3tr8, rất nhanh chúng tôi quyết định sẽ tiếp tục chương trình "Lá rách ít đùm lá rách nhiều". Các thành viên trong đoàn dùng di động gọi cho bạn bè, gia đình, những người quen để vận động. Trong khi đó anh Chuyền nhận nhiệm vụ đến Bệnh viện Nhi Thụy Điển để tìm hiểu trước. Khi anh Chuyền thông báo có 60 cháu đang nằm điều trị tại Khoa Tim mạch, chúng tôi cũng lo vì không hiểu liệu có đủ số tiền 6tr không. Cô Huệ quyết định nếu thiếu sẽ dùng đến quỹ của CLB. 

Đến 13h ngày 20/1 CLB đã có 6.050.000. Đúng 13h30 Ban chủ nhiệm CLB cùng một số hội viên tiếp tục đến thăm và tặng qùa cho 54 cháu đang nằm điều trị tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Thụy Điển. Các cháu đều còn rất nhỏ, nhiều cháu mới vài tháng tuổi nhưng đã phải trải qua những ca phẫu thuật tim, có cháu nằm viện đã 1 năm. Nhân viên của Khoa đón tiếp đoàn rất niềm nở, dẫn chúng tôi đi từng phòng, giới thiệu đoàn với cha mẹ các cháu và thay mặt khoa cũng như cha mẹ các cháu cảm ơn Câu lạc bộ. Do các cháu còn rất nhỏ và số tiền quyên góp có hạn, chúng tôi quyết định không mua quà mà chỉ tặng mỗi cháu 100.000 nghìn đồng.  
 
B. Tin về chị Hoạt

Tối nay chị Đức và Thu qua thăm chị Hoạt. Chị đã được xuất viện ngày hôm qua nhưng còn rất yếu. Chị vẫn phải ăn bằng ống xông và đeo túi để chứa nước dịch, mọi sinh hoạt hầu như tại chỗ. Chị rất nhớ Câu lạc bộ và gửi lời hỏi thăm tới tất cả mọi người. Chị Đức và Thu chuyển lời thăm hỏi và động viên của mọi người tới chị, chúc chị mau lành bệnh. Hàng ngày vào 9h tối Thầy vẫn phát công hỗ trợ cho chị từ xa. Chị Đức hướng dẫn chị cách thiền nằm vì chị không ngồi được lâu.
Chúc chị mau khỏe!

Một số hình ảnh đi thăm và tặng quà cho các cháu

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

NHÌN LẠI NĂM 2010 - VỚI SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA CLB DSNL

Câu lạc bộ DSNL là một trong 8 câu lạc bộ thuộc Chi hội Y học Quốc tế ngữ, hoạt động mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các mặt đặc biệt là luyện tập nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật đem lại chất lượng sống ngày một tốt hơn.
Nhìn lại năm 2010 CLB chúng ta đã đi sâu vào hoạt động với các nội dung sau:
I- Về hoạt động của câu lạc bộ
a/ Câu lạc bộ duy trì sinh hoạt thường xuyên hàng tuần vào sáng chủ nhật, với nhiều nội dung: Giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm luyện tập để nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật. Đồng thời luyện thiền để tăng trưởng công lực, khai thông mọi bế tắc, tái tạo, điều chỉnh, bổ xung mọi khiếm khuyết trong cơ thể, thải loại các chất ô chẩm, độc hại ra ngoài.
b/ Đã đi vào củng cố tổ chức:
- Tiến hành phân chia tổ để quản lý số lượng và chất lượng của hội viên, học viên, đồng thời tiện cho việc thăm hỏi mỗi khi hội viên, học viên ốm đau, bởi vì số lượng hội viên, học viên ngày một đông.
- Đã cung cấp thẻ đợt một cho gần 100 hội viên, đồng thời tổ chức may đo đồng phục cho CLB với biểu tượng tâm linh sinh động để ngồi thiền nâng cao khả năng thu nhận năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể.
 Văn nghệ "cây nhà lá vườn"
- Câu lạc bộ đã bước đầu thành lập đội văn nghệ "cây nhà lá vườn" với những nghệ sĩ, ca sĩ là hội viên, là những người bệnh, để phục vụ CLB, chi hội trong những kỳ sơ kết, tổng kết, hoặc hoạt động dã ngoại. Đây cũng chính là mặt hoạt động về tinh thần, giúp cho mọi người quên đi bệnh tật, mệt mỏi để hướng tâm về thiện.
c/ Tăng cường vật chất cho hoạt động: Bằng công đức, coi CLB là nhà, mọi người tự nguyện đóng góp. Người thì mua quạt, người thì mua ghế ngồi v...v... Đặc biệt với sự tự nguyện theo đề xuất chung của hội viên, CLB đã có một dàn amply, loa đài và màn hình tivi xấp xỉ 30.000.000 đ phục vụ cho CLB hoạt động.
d/ Về tài liệu in:
- Năm 2010 CLB đã hiệu đính và tái bản cuốn "Thiền và những vấn đề tu luyện". Đặc biệt đã chuyển nội dung cuốn sách trên vào thẻ, trở thành cuốn sách đọc giúp cho mọi người nghiên cứu nó một cách thuận lợi hơn rất nhiều. Đồng thời đã đưa 7 bài thiền vào thẻ nhớ để tiện cho việc luyện tập và nâng cao chất lượng tập.
- Câu lạc bộ còn đi sâu nghiên cứu y dịch lục khí và ứng dụng những quẻ dịch vào chữa bệnh bước đầu có những kết quả tốt. Những quẻ dịch chữa từng bệnh được làm trước, như thuốc với các liều lượng khác nhau, chỉ cần khám đúng bệnh là có thể sử dụng được.
- Năm 2010 nổi bật nhất là CLB đã thành lập trang blog trên mạng nhằm giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm đã qua luyện tập mà khắc phục được bệnh tật, đồng thời qua giao lưu trao đổi để củng cố niềm tin trong luyện tập. Trang blog của CLB còn cung cấp rất nhiều thông tin, như hướng dẫn bài thiền Lửa Tam Muội trên mạng để cho tất cả mọi người ở xa cũng có thể luyện tập. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, bài sưu tầm bổ ích, những hình ảnh, video clip, hoạt động của câu lạc bộ.
Trên cơ sở những bài viết, những bài sưu tầm bổ ích đó, hàng tháng CLB cho ra tập san để những người không có mạng cũng có thể đọc để giao lưu học hỏi.
CLB đã cho ra mắt Tập Thơ và cuốn Tập San năm 2010 với những bài do học viên, hội viên làm và sưu tầm.
e/ Về huấn luyện đào tạo:
- Năm 2010 CLB đã chú trọng mở hai lớp bồi dưỡng nâng cao cho 16 hội viên, trong đó có cả hội viên từ thành phố Hồ Chí Minh ra học. Sau các lớp này, hội viên hoàn toàn có thể trở thành những hướng dẫn viên cho các lớp học.
- Trong năm CLB mở được 4 lớp học cho 130 học viên. Như vậy tại CLB tồn tại các lớp: Sáng thứ 5, chiều thứ 6 ở Nam Đồng, cả ngày thứ 7 (sáng, chiều, tối), sáng chủ nhật CLB sinh hoạt.
- Trong năm CLB tổ chức được 10 đợt dã ngoại ở các địa điểm, địa linh sau:
 Đi dã ngoại thật là vui
* Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương)
* Chùa Bái Đính - Kênh Gà (Ninh Bình)
* Chùa Phật Tích (Bắc Ninh)
* Thiền viện Tây Thiên Tam Đảo và chùa Non Nước Sóc Sơn Hà Nội
Mỗi lần đi dã ngoại là 2-3 ngày nên kết quả luyện tập rất tốt, công lực của mọi người được nâng lên rõ rệt.
- Câu lạc bộ còn tổ chức 3 lần mời các nhà tâm linh, ngoại cảm đến nói chuyện tại CLB giúp cho hội viên, học viên có những thông tin hữu ích trong tu tập và rèn luyện.
II - Các hoạt động khác
- Là một CLB thuộc chi hội y học Quốc tế ngữ Hà Nội nên có nhiều hội viên CLB trở thành hội viên hội Quốc tế ngữ Hà Nội. Năm 2009 CLB đã tổ chức lớp học ngôn ngữ Quốc tế ngữ cho 35 hội viên. Năm 2010 CLB đã cử một học viên trẻ tham gia lớp học ngôn ngữ QTN nâng cao do hội QTN - TW và Hà Nội mở để làm nòng cốt cho CLB sau này.
- Câu lạc bộ đã cử 35 hội viên tham gia đi bộ vì hòa bình, vì cộng đồng ASIAN do liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố tổ chức diễu hành quanh Hồ Hoàn Kiếm.
- Trong năm 2010 CLB đã công đức từ thiện vào xây cầu trên sông Diêm xã Anh Vinh Quỳnh Phụ Thái Bình trên 20.000.000.đ, làm từ thiện trong dịp tết trên 12.000.000 đ.
III - Những tồn tại
- Người bệnh đến với CLB ngày càng đông trong khi đó CLB chưa đáp ứng được vì địa điểm quá chật. Những trường hợp đặc biệt đến với CLB vẫn phải tiếp nhận nên gây ra tình trạng chất lượng không đồng đều khi học luyện.
- Tổ chức hoạt động dã ngoại còn nhiều sơ xuất, chưa khảo sát kỹ địa điểm như suối khoáng Kênh Gà Ninh Bình nên điều kiện ăn ở quá kém và đắt đỏ, điều kiện luyện tập cũng rất hạn chế.
- Còn một trường hợp do sự chuẩn bị của cá nhân chưa tốt nên trượt ngã gẫy chân phải đưa về Hà Nội mổ và bó bột.
- Thăm hỏi, động viên những người ốm đau làm chưa được hết
- Công tác thống kê theo dõi kết quả luyện tập chưa làm được thường xuyên và đầy đủ.
IV - Phương hướng hoạt động năm 2011
1- Tiếp tục củng cố tổ chức đưa hoạt động CLB vào chiều sâu, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động, giúp đỡ người bệnh luyện tập, để tự điều chỉnh bệnh tật không phải dùng thuốc và ít phải đến bệnh viện làm giảm bớt sức ép gia tăng ở bệnh viện.
2- Hoàn thiện một bước các bài tập để đưa vào thẻ nhớ và các tài liệu phục vụ cho việc học, luyện thuận lợi.
3- Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng học viên. Sau luyện tập hằng quí, học viên phải báo cáo kết quả học, luyện của mình, trên cơ sở đó tăng cường sự giao lưu chia sẻ trên trang blog của CLB.
4- Củng cố đội văn nghệ, xây dựng chương trình hoạt động để sẵn sàng đáp ứng phục vụ cho CLB, cho chi hội khi sơ kết, tổng kết và hoạt động giao lưu khác.
5- Hoạt động hưởng ứng kế hoạch của chi hội Quốc Tế Ngữ toàn cầu do Việt Nam đăng cai vào năm 2012.
Nhìn lại năm 2010, hoạt động của CLB có nhiều khởi sắc, hoạt động đều tay, làm được nhiều việc thiết thực. Chính vì vậy mà CLB đã trở thành ngôi nhà thứ hai của mọi người. CLB là nơi luyện tập giao lưu, chia sẻ là thân thương để mọi người đến rèn Tâm, luyện Thân, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Chính vì vậy mà năm 2011 là năm phải đi sâu vào chất lượng, để có sự bứt phá "Ra khỏi ngũ hành", để cơ thể không còn bệnh tật.
Nhân dịp chuẩn bị đón xuân Tân Mão, CLB chân thành cảm ơn: Trung tâm DSTH Côn Sơn nơi mà CLB đã gắn bó nhiều năm, giúp cho CLB có nơi ăn, nghỉ, luyện tập.
Cảm ơn các bạn cộng tác viên trên trang blog đã giúp cho trang blog của CLB ra đời và hoạt động có hiệu quả.
Cảm ơn các ông, các bà, cô bác đã đặt và gửi gắm niềm tin vào CLB và đã tích cực đóng góp luyện tập thành công.
Xin chúc các ông bà, cô bác, các cháu trong CLB, các bạn cộng tác viên, các độc giả trên trang blog một năm sức khỏe dồi dào, hạnh phúc, an lạc trong cuộc sống.
Tháng 1 năm 2011
CLB DSNL

THÔNG BÁO

Sau buổi sinh hoạt chủ nhật vừa rồi, thay mặt CLB hai nhóm hội viên đã đi thăm chị Cộng và chị Hoạt.
Chị Cộng
Nhóm thứ nhất gồm bà Thoa, chị Dư, chị Lệ và Thu đến thăm chị Cộng. Chị Cộng không may bị ngã xuống hố ga khi đang ở xa nhà trong chuyến đi Hoằng Pháp. Chị bị mảnh thủy tinh cứa đứt gan bàn chân, chảy máu rất nhiều, may nhờ có thuốc của sư Thầy rịt vào cầm máu. Sau đó chị vẫn tập tễnh đi cùng đoàn. Khi vào phòng khám kiểm tra và tiêm thuốc chống nhiễm trùng uốn ván, bác sĩ phát hiện ra hai mảnh thủy tinh nằm sâu trong chân chị và đã kịp thời gắp ra và khâu vết thương lại. Khi ra đến Hà nội chị đến phòng khám đa khoa để cắt chỉ và yêu cầu chụp lại xem liệu còn mảnh thủy tinh nào trong chân nữa không thì bác sĩ lại phát hiện ra chị bị rạn xương ngón cái và gãy xương ngón chân thứ hai và ba. Chị đã lên Bệnh viện Việt Đức để bó bột. Hiện chị đã bình phục và chờ một tuần nữa mới được tháo bột. Chị vẫn tích cực thiền và cho biết nhờ có thiền nên chị không thấy đau mấy và vết thương mau lành. Chị cảm ơn sự quan tâm của CLB và gửi lời thăm hỏi tới tất cả mọi người.
Chị Hoạt
Nhóm thứ hai gồm có chị Tân và chị Hiền đến thăm chị Hoạt. Tuần trước CLB đã có anh Chuyền, chị Bình, Hải Vân đến thăm chị. Hiện chị Hoạt đang nằm tại bệnh viện Giao thông. Như chị Tân nói lại, chị Hoạt bị "măng sông" hai đoạn ruột đã được mổ và khâu nối lại. Hiện chị vẫn còn rất yếu và phải ăn qua đường ống "xông". Vết mổ hiện đã lành, hy vọng sang tuần chị được xuất viện để về ăn tết cùng gia đình.
Chúc cả hai chị mau chóng bình phục để ăn tết vui vẻ và sớm quay trở lại sinh hoạt cùng CLB.

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN CHỮA KHỎI BỆNH NAN Y

Khỏi bệnh như có phép lạ
Tiểu Huyền Monday, July 31, 2006
Đây là baì viết từ báo tiếng Việt ở nước ngoài năm 2006..Để thuận tiện, tôi đã lược bớt những chi tiết không cần thiết và lối hành văn hơi lạ với người trong nước…

KHỎI BỆNH NHƯ CÓ PHÉP LẠ
Tôi có duyên may quen biết một số bạn đã khỏi bệnh như có phép lạ. Xin được tường thuật với quý độc giả, và xin thay đổi danh tánh và địa phương người bệnh, để tránh phiền hà cho họ và gia đình.
Câu chuyện của chị Mi
Năm nay khoảng lục tuần, chị Mi đã thoát chết được gần 10 năm qua, sau khi bị giải phẫu óc mười lần và sống trong tình trạng hôn mê (coma) nhiều hơn tỉnh táo, trong thời gian gần hai năm trời. Chị Mi bị bệnh Hydrocephalus - quá nhiều nước lưu chuyển trong não, vì các khe (ventricles) trong đó bị giãn nở ra.
Bệnh của chị Mi phát khởi bất ngờ, không hề có triệu chứng gì trước. Trong một đêm kia, chị hoàn toàn mất tỉnh táo, nói và làm những chuyện như người bị mộng du, sống hoàn toàn với quá khứ cách đó vài chục năm. Bác sĩ khám nghiệm, giải thích rằng hệ thống chất lỏng trong bộ não bị tắc nghẽn, không thoát ra ngoài rồi thải xuống cơ thể phía dưới, do đó não bộ của chị không hoạt động bình thường được nữa. Bắt đầu chị Mi chỉ mất trí nhớ, nhưng từ từ, chị bị tê liệt toàn thân, và hai ba bữa sau chị vào hôn mê (coma), mắt có khi mở nhưng chỉ nằm như khúc gỗ! Sau khi giải phẫu thông cho chất lỏng trong não thoát ra, các bác sĩ cho biết chỗ bị nghẽn ở tầng thứ ba (trong cổ). Thông xong, chị Mi tỉnh lại, có thể nhận biết ngay gia đình, trí óc hoạt động như một người bình thường. Nhưng chỉ được mấy ngày, ống lại tắc và chị Mi lại chìm vào cơn mê! Các bác sĩ Mỹ tận tình cứu chị Mi, giải phẫu tất cả 10 lần đặt ống dẫn nước nhân tạo, thay thế đường dẫn thiên tạo, nhưng mỗi lần cũng chỉ giúp chị Mi tỉnh lại được ít ngày!
Theo lời anh chị Mi tường thuật, nguyên nhân cuối cùng và cũng có thể là một nhân duyên chính khiến chị thoát chết, nay sống cuộc đời bình thường được, có lẽ là nhờ sự cứu độ của Ðức Quán Thế Âm, thể hiện phép màu qua định lực của tỳ kheo Buddha Yano, người Thái Lan.
Tỳ Kheo Buddha Yano sanh năm 1951, đi tu từ khi lên 9 tuổi. Ngay từ khi lên 4, ông đã nói với mẹ “Con là một nhà sư”. Sau khi được thọ giới tỳ kheo (năm 20 tuổi), Buddha Yano thiền tập 24 năm trong rừng già xứ Thái, có khi qua cả các xứ lân bang như Miến Ðiện, Lào, Căm Bốt. Năm 1994, khi ngồi thiền tại một hang động trong ngôi chùa nhỏ, vùng núi Mã Hồng Sơn (phía Bắc Thái Lan), ông “nhìn thấy rõ” ông cần phải qua Ấn Ðộ để tu học và hoằng pháp. Sau khi đỗ tiến sĩ tâm lý tại Ðại Học Magadh (Ấn Ðộ), Tỳ Kheo BuddhaYano hoằng pháp liên tục tại Thái Lan, Ấn Ðộ và ngày nay tại Hoa Kỳ.
Tỳ Kheo Buddhayano đã lập nên Hội Phật Học Thái Lan và khởi công xây chùa Wat Pa Buddhagaya tại Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ) từ năm 1995, ông cũng là vị sư đã tặng 20 mẫu đất cho thầy Hạnh Nguyện ở Chiang Mai để xây tu viện Việt Nam …
Gia đình chị Mi có duyên may gặp được ông thầy khi ông hoằng hóa Phật pháp tại địa phương chị sống. Dù chỉ ở đó ít ngày, thầy Buddhayano đã nhận lời tới bên giường bệnh cầu nguyện cho chị. Ðó cũng là thời gian anh Mi đang tuyệt vọng, vì nhà thương và hãng bảo hiểm đang sửa soạn đưa chị vào nhà dưỡng thân (nursing home) vì bệnh chị không có biến chuyển nào, và vì hãng bảo hiểm đã tiêu ra cho chị tối đa (khoảng gần một triệu đô la)! Ðó là lúc gia đình chị cũng đã chi tiêu gần như hết sạch của cải, vào việc chữa trị trong hai năm qua. Chồng chị Mi không tìm được cách xoay xở nào khác để có một viễn tượng sáng sủa hơn. Anh chỉ còn biết chú tâm cầu khẩn Ðức Quan Âm - vị bồ tát đã từng giúp anh trong thời niên thiếu. Theo lời kể chuyện của anh Mi, khi anh còn nhỏ, trong một lần chạy trốn máy bay (Pháp) ở miền quê Việt Nam, anh đã nghe tiếng Bồ Tát chỉ lối cho anh và thoát chết trong gang tấc. Hồi 10 tuổi bị bệnh thương hàn rất nặng, anh nằm thoi thóp, bỗng có một ông già từ quê nội tới gõ cửa nhà anh, xin vào để “chữa bệnh cho cậu bé đang ốm, theo lời chỉ dạy của Ðức Quan Âm trong giấc mộng”. Ông già này ở cùng quê nhưng không quen biết nhiều với gia đình anh, và cũng không phải là thầy lang chuyên nghiệp (??)
Anh Mi cho biết sau một tuần lễ cầu nguyện với tượng Quan Âm ở trong vườn sau nhà, một buổi chiều anh đang thiu thiu ngủ, bỗng thấy bóng một bà áo trắng đứng phía đầu giường, nói với anh: “Ta sẽ cứu con!” Anh giật mình thức dậy, nghĩ là bà cô họ tới thăm, an ủi anh đang phải chịu cảnh khổ cực. Nhưng tìm hoài quanh nhà không thấy ai, anh Mi nghĩ thầm, có lẽ Bồ Tát đã thị hiện.
Ngày hôm sau, do sự thỉnh cầu của một cô cháu họ xa, ông thầy Buddhayno đã khởi tâm từ bi tới thăm chị Mi và cầu nguyện, gia hộ cho chị. Nhìn tướng mạo chị, vị sư Thái Lan cho anh Mi biết “vợ anh không chết đâu, chị là người có phước đức từ trước... để tôi sẽ cầu nguyện giúp”.
Chỉ dùng một chai nước lạnh và những lời chú nguyện bên giường bệnh, thầy Buddhayano đã như những giọt nước chót, chữa lành được chị Mi! Khi ông thầy rời giường bệnh được chừng nửa giờ, anh Mi bỗng nhìn thấy mấy ngón tay chị động đậy! Rồi chị từ từ mở mắt, và nhận biết người thân! Hai tháng sau, chị Mi được các bác sĩ cho về nhà, trí nhớ từ từ phục hồi. Chị nhớ lại hết dĩ vãng, trừ thời gian bị nằm bệnh (hai năm).
Viết lại câu chuyện chị Mi được Ðức Quan Âm cứu độ, chúng tôi cũng nhớ tới chuyến về thăm Hà Nội lần đầu (1993), được nghe ông Phạm Quế Dương thuật lại chuyện ông được khỏi bệnh sau khi nhìn thấy bóng dáng của Bồ Tát trong chùa Diên Hựu. Ðó là thời gian ông đại tá của chính phủ, chủ bút báo Lịch sử quân đội, mới nghỉ hưu…
“Thời đó chính phủ sắp xây Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh, định phá chùa Diên Hựu, chỉ để lại thắng cảnh chùa Một Cột ... Ông đang được sư cụ họ Nghiêm trụ trì Diên Hựu chữa bệnh. Thấy người đến phá chùa,ông liên lạc với các quan chức cấp bộ trưởng, để vận động giữ lại ngôi chùa cổ … Sau nhiều vận động tích cực, kể cả báo chí thời đó cũng ủng hộ, ngôi chùa Diên Hựu đã được giữ lại...
Ông Phạm Quế Dương thuật tiếp về giấc mơ thấy bóng Quan Âm: “Hôm đó, sau khi được chữa bệnh, tôi nằm nghỉ trong chùa, mới thiu thiu ngủ (ban ngày), thì bỗng nhác thấy bóng một phụ nữ mặc áo trắng lướt tới đầu giường đứng nhìn tôi. Mở choàng mắt dậy mới hay mình nằm mơ. Tôi thuật lại cho sư cụ, cụ bảo ‘Chắc là ông đã được Ðức Bồ Tát Quán Âm tới độ cho rồi đó, nhiều phần bệnh ông sẽ thuyên giảm nay mai’. Quả thật, chỉ sau đó vài tuần, bệnh nan y của tôi lui hẳn, và ngày nay tôi khỏe mạnh như thường!”

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Mấy điều tâm sự

Bác Khiêm (phải) tháng 12/2010
Tôi là Phạm Duy Khiêm, sinh năm 1942. 
Quê quán: xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 
Trước đây tôi công tác tại Văn phòng Trung ương Đảng, nay đã nghỉ hưu, hiện thường trú tại số nhà 40, ngõ 48, đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trước đây tôi rất lắm bệnh:
- Bệnh tim: Nhịp tim không ổn định, lúc nhanh, lúc chậm. Nhiều khi nó rạo rực trong lồng ngực rất khó chịu, huyết áp cao.
- Đau dạ dày: đau đã lâu và rất khổ vì nó.
- Đau thần kinh tọa
- Thoái hóa khớp gối, đã có lúc phải đi bằng nạng.
Biết mình có nhiều bệnh nên tôi đã rất nghiêm khắc với bản thân, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, bên cạnh đó tôi đã dùng nhiều thuốc để chữa trị. Với quyết tâm ấy, bệnh tình có thuyên giảm đôi chút nhưng không đáng kể.
Cuối tháng 2/2009 tôi có người anh họ là học viên CLB DSNL giới thiệu và động viên tôi tham gia tập luyện ở CLB để chữa bệnh. Lúc đầu tôi chưa hiểu nên còn thờ ơ không để ý. Sau đó nhiều lần người anh họ tôi nói rõ tác dụng của việc tham gia CLB và cho rằng tôi có khả năng làm tốt nếu tích cực tập luyện. Nền tảng cơ bản nhất là nhà tôi thờ Phật và tôi cũng hiểu chút ít về Phật Pháp. Với sự động viên của anh tôi, tôi đã đến xin Thầy Chủ nhiệm CLB cho tôi được học và tham gia CLB. Thầy vui vẻ nhận lời và hướng dẫn tôi tận tình để tôi nhanh chóng theo được và hòa nhập với CLB.
Đúng ngày 01/03/2009 tôi chính thức trở thành hội viên CLB. Sau khi nhập pháp môn, tôi tích cực đi sinh hoạt hàng tuần ở CLB, hàng ngày ở nhà, tôi đều bố trí thời gian ngồi thiền đều đặn. Giai đoạn đầu tôi cố gắng ngồi tốt bài thiền 60', sau đó tăng dần lên 70', 80' và hiện nay tôi thường ngồi thiền mỗi lần 100'. Ngoài ra tôi tích cực tham gia các đợt đi dã ngoại ở Côn Sơn để thu được thật nhiều năng lượng.
Đến nay qua gần 2 năm tham gia CLB và tích cực ngồi thiền, kết quả đạt được là:
1. Tôi cảm nhận được sau mỗi buổi ngồi thiền thấy cơ thể mình nhẹ nhàng, sảng khoái, dễ chịu như trút bỏ được gánh nặng.
2. Đến nay trong cơ thể tôi đã tích lũy được một số năng lượng khá cao, trên 20 triệu vô cực.
3. Về bệnh tật thì:
- Bệnh đau dạ dày đã khỏi, hàng năm nay không thấy đau, ăn uống ngon lành, tiêu hóa rất tốt.
- Sự hoạt động của tim và huyết áp đã tương đối ổn định, so với trước khi đi tập.
- Bệnh đau thần kinh tọa, đau hai đầu gối đã giảm nhiều, đi lại dễ dàng hơn, đi được nhiều hơn, đêm nằm ngủ không hề đau nhức.
Với kết quả đó, tôi rất phấn khởi nên càng động viên mình tập luyện đều đặn và nghiêm túc hơn. Vì vậy những bài tập đều tham gia được từ đầu đến cuối. Khó như bài "Rũ sạch bụi trần" tôi cũng thực hiện được đầy đủ, không bỏ cuộc.
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Chủ nhiệm CLB đã dìu dắt tôi tập luyện, đưa tôi đến với pháp môn đầy đặn tình người. 
Nhân dịp năm mới 2011, xin kính chúc Thầy mạnh khỏe, trường thọ. Tôi cũng xin cảm ơn các anh, các chị và các em trong CLB đã giúp đỡ tôi trong tập luyện để có được sức khỏe như ngày hôm nay.
Kính lạy Đức Thầy Tổ Dasira Narada.
Ngày 12/01/2011
Hội viên Phạm Duy Khiêm

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

PHÉP DƯỠNG SINH

(Lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông)
 Nguồn ảnh: Internet
Bỏ giận để nuôi dưỡng tinh.
Ít lo nghĩ để nuôi dưỡng thần.
Bớt nói năng để nuôi dưỡng khí.
Chậm ham muốn để nuôi dưỡng tâm.
Nhìn lâu thì hại mắt tổn huyết.
Ngồi lâu thì hại tỳ tổn thịt.
Đứng lâu thì hại thận tổn xương.
Nằm lâu thì hại phế tổn khí.
Lòng yêu thương gì thì cũng đừng nên quá yêu.
Lòng ghét bỏ thì cũng đừng nên quá ghét.
Mùa xuân, mùa hạ nên dậy sớm.
Mùa đông, mùa thu nên ngủ sớm.
Ngủ muộn đừng quá lúc rạng đông.
Dậy sớm đừng trước khi gà gáy.
Muốn nuôi dưỡng thân thì:
- Nuôi dưỡng tỳ trước.
Muốn nuôi dưỡng tỳ vị thì phải:
- Nuôi dưỡng tâm trước.
Muốn nuôi dưỡng tâm thì phải:
- Nuôi dưỡng thần trước.
Muối nuôi dưỡng thần thì phải:
- Nuôi dưỡng khí trước.
Muốn nuôi dưỡng khí thì phải:
- Nuôi dưỡng tinh trước.
Muốn nuôi dưỡng tinh thì phải:
- Nuôi dưỡng trí trước.
Muốn nuôi dưỡng trí thì phải biết quí bản thân mình.

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Giới thiệu một sáng tác không chuyên

 Tượng đài Hải đội Hoàng Sa nơi đảo Lý Sơn luôn
 nhắc cháu con phải bám biển (nguồn: Internet)



Hôm trước Thu đã có dịp giới thiệu bên Câu lạc bộ về một sáng tác không chuyên của một cựu chiến binh QĐND Việt nam, một bác sĩ hiện đang công tác tại Australia về biển đảo Hoàng Sa. Bài hát có tên HẢI ĐỘI HOÀNG SA
Hôm Chủ nhật vừa rồi, chị Hiền, hội viên CLB từ thành phố HCM ra học, có trao đổi, chị cảm thấy rất xúc động khi nghe bài hát này. Hôm ở CLB, chị chưa nghe rõ phần lời, chỉ mới nghe nhạc nhưng cũng thực sự có ấn tượng với bài hát này. Hôm qua Thu đã in ra đĩa CD tặng Thầy và chị Hiền. Hôm nay, xin giới thiệu lại bài hát này để mọi người cùng nghe. Bài được đăng bên Góc Âm Nhạc, trang nhạc Thu làm để chia sẻ với những người yêu âm nhạc. Bài viết do anh VNQ giới thiệu. Mọi người cùng thưởng thức tác phẩm TẠI ĐÂY
Đọc thêm bài viết về ca khúc và tác giả TẠI ĐÂY

Câu chuyện về con bướm hoa

 Ảnh minh họa
Như tôi đã kể trong bài trước, cụ tổ 4 đời có hẹn sau 1 năm nếu thấy lời cụ dặn dò, báo trước việc hay dở là đúng, thì quay lại cụ sẽ cho gặp những người bậc dưới: cha, mẹ….Chưa được 1 năm, thì mọi việc đúng cả, nên tôi lại đi xin gặp gia tiên lần thứ hai. Đó là sáng ngày 12.11.1998, vợ chồng tôi đi xe máy về Quảng Yên, rồi sang Hải Phòng về nhà thờ gia đình.
Nghỉ trưa ở Hải Dương, rồi lại lên xe tiếp tục. Nhưng chợt thấy trên giỏ xe máy có 1 con bướm hoa nhỏ, mầu nâu sẫm, lốm đốm hoa vàng đậu ngay trước giỏ xe máy, hai cánh cứ vẫy lên vẫy xuống nhẹ nhàng…Tôi nghĩ con bướm sẽ bay đi khi xe nổ máy. Nhưng thật không ngờ, xe chạy tốc độ 60-70 km/giờ mà con bướm cứ đậu đấy không bay đi! Thấy lạ, tôi cứ quan sát xem sao..
Đến Hải Phòng, qua phà Bính để sang Quang Yên, con bướm vẫn đậu trên xe máy không rời! Lúc này vợ chồng tôi thật sự ngỡ ngàng. Đứng cạnh chúng tôi trên phà Bính, có 2 mẹ con chú bé, chú bé con cứ trố mắt nhìn con bướm, rồi mon men đến thò tay bắt bướm. Nhưng lạ quá, chú bé chỉ thò tay thôi, chứ không bắt con bướm và con bướm cũng không chạy đi đâu cả. Mẹ cháu thì nhắc con: Đừng bắt con bướm của bác ! Lạ nhỉ, ai nuôi con bướm trên giỏ xe máy mà giữ cơ chứ!
Qua Phà Bính, đến Phà Rừng, con bướm vẫn đậu trên giỏ xe máy, vẫy vẫy đôi cánh không rời một bước! Tôi suy nghĩ mông lung: lẽ thường theo sinh học, con bướm chỉ đi tìm hoa hút mật, hoặc tìm bạn tình trong mùa sinh sản, vì cớ gì con bướm này cứ đậu riết trên giỏ xe máy của tôi? Hoàn toàn không bình thường! Tôi hoàn toàn tò mò, bị lôi cuốn tìm hiểu việc này đi đến đâu…
Sang Phà Rừng, đi đến thị trấn Quảng Yên, về nhà Cô Nhi, nhà ngoại cảm đầu tiên tôi biết. Khi gia tiên nhà tôi xuất hiện, người đầu tiên xưng danh ngay: “Ta là tổ cô về đây, tên ta là….thấy cháu ta đã lập ban thờ cho ta, ta mừng rỡ lắm! Ta mong mỏi gặp cháu ta mấy tuần nay rồi, nên ta xui khiến cho cháu ta nóng lòng ra đi gặp ta! Ta về dạy bảo cho cháu ta ngần này điều thế này: ….”.
Tôi giật mình, hoá ra bà tổ cô mà cụ tổ 4 đời dạy bảo tôi phải lập 1 bát hương riêng, cúng bằng bông hoa trắng hôm nay ứng nghiệm về dạy bảo chúng tôi nhừng điều hơn lẽ thiệt phải lưu ý lo toan!
Sau bà tổ cô, rồi mẹ tôi về dặn dò….
Chiều hôm đó, chúng tôi về Hải Phòng, con bướm hoa vẫn đậu trên xe máy. Tôi gọi anh chị em ra xem và kể cuộc hành trình của con bướm hoa, mọi người đều ngạc nhiên.
Sáng hôm sau, chúng tôi lại ra Đồ Sơn thăm bà chị gái. Con bướm hoa vẫn đậu trên xe máy! Chiều chúng tôi về Hà Nội, con bướm vẫn đậu đó, trong giỏ xe máy và vẫn sống. Tôi cứ để đó xem hôm sau thế nào. Cuộc hành trình có đến 300km mà con bướm vẫn đậu trên xe máy tôi, đi đến nơi, về đến chốn và nó đã qua đêm ở Hà Nội
Sáng hôm sau, thứ bẩy 14.11.1998, tôi đến cơ quan làm việc vẫn bằng chiếc xe Honda ấy. Dắt xe vào nhà để xe, vẫn thấy con bướm hoa đó, nhưng hồn nó đã bay đi từ bao giờ không biết! Chỉ còn cái hình hài khô cứng, hai cánh xoè rộng dán chặt vào mặt trước giỏ xe như thánh Giê Su bị đóng đình trên thánh giá.
Cảm kích, bùi ngùi, thương cảm con bướm đã rong ruổi cùng tôi 2 ngày qua trên 300 km đường trường! Tôi chụp lại hình ảnh đó và ướp xác nó để lên bàn thờ.
Sau này bà cô tổ tôi nói chính bà đã thỉnh thoảng hoá thân thành con bướm về với chúng tôi. Nhiều khi ra đồng cúng giỗ sau này, tôi lại thấy những con bướm bay về quanh quẩn bên mộ, bên lọ hoa mới cắm. Tôi tin đó là tổ tiên về vui mừng và trong lòng cảm thấy rất hưng phấn, vui vẻ.

Ghi chú: Truyện này tôi đã ghi lại cho gia đình từ năm 1998, nay tóm tắt kể lại cho vui nhân dịp năm mới nói chuyện tâm linh!
Nguyễn Sơn Tùng
10.1.2011

NĂM MỚI NÓI CHUYỆN TÂM LINH

Năm mới dương lịch thì đã tới, âm lịch thì sắp sang, nên tôi xin chia xẻ đôi điều cùng bạn đọc vấn đề này, 1 vấn đề tôi đã để tâm tìm hiểu hơn 10 năm nay, nhất là vừa qua CLB chúng ta lại được nghe nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã nói chuyện…Nội dung buổi nói chuyện đó, có điều tôi muốn thảo luận, chia xẻ vì năm hết tết đến, nhà nào chẳng đi thăm mộ gia tiên, cúng giỗ gia tiên, hướng tâm về những người đã khuất để tròn chữ hiếu.
1. Tôi để tâm tìm hiểu việc người chết có còn tồn tại ở 1 thế giới nào đó không kể từ năm 1998, khi mẹ tôi vừa qua đời đột ngột, chẳng kịp dặn dò con cháu gì. Hôm trước bà còn ở Hà Nội nhà tôi, hôm sau về Hải Phòng. Sáng dậy còn đang chuyện trò với các con thì đi luôn, chưa kịp dặn dò gì cho con cháu. Đó là lý do chính chúng tôi tìm đến nhà ngoại cảm để xem liệu có được gặp mẹ không, mẹ có dặn dò gì con cháu không….Rồi đi xem nơi này nơi kia để kiểm chứng thông tin có xác thực không, kể cả đến nhà ngoại cảm nổi tiếng Nguyễn Thị Phương ở Hàm Rồng, Thanh Hoá…Kể cả các thông tin của GS Trần Phương nhờ thầy Nguyễn Văn Nhã tìm em gái bị giặc Pháp giết thả trôi sông từ năm 1950, rồi các thông tin của Bộ Môn Cận Tâm lý tìm mộ liệt sỹ, thông tin về “ Cô Năm Nghĩa” mời gặp Bác Hồ với các sỹ quan QĐND và các nhà nghiên cứu khoa học…
Trải qua nhiều năm tìm hiểu và trải nghiệm, tôi và gia đình rất tin tưởng rằng người đã khuất vẫn còn tồn tại xung quanh ta, rất quan tâm tới người sống chúng ta.
2. Điều thứ hai tìm hiểu là nếu người đã khuất còn tồn tại, thì họ có vai trò gì, quan trọng như thế nào với người đang sống? Người sống phải cư xử như thế nào cho tròn chữ hiếu với người đã khuất?....
3. Điều thứ ba tìm hiểu là Đạo Phật nói về việc này như thế nào?

Chuyện tìm hiểu hơn 12 năm thì rất dài, tôi chỉ xin tóm tắt một số điều thu lượm được để chia xẻ cùng bạn đọc, chuyện như sau:
Người đầu tiên chúng tôi có duyên được gặp gỡ không phải là mẹ, là cha như mong muốn, mà lại là 1 cụ tổ đời thứ tư! Cụ nói: “Những người các cháu muốn gặp ta chưa cho về…Ta về hôm này vì muốn giáo huấn cho cháu và dòng họ biết điều phải tu lo…”. Thế rồi cụ dạy những điều cơ bản mà xưa nay chúng tôi còn sơ mơ, chàng màng. Cụ dạy việc chăm lo mồ mả gia tiên dòng họ phải thế nào, thế nào. Cụ dạy việc thờ cúng trong nhà phải thế nào, thế nào, trong đó có việc rất quan trong là dòng họ có bà tổ cô rất linh thiếng, tên bà là thế này, phải biết có bát hương riêng và bông hoa trắng cúng bà ấy…Cụ lại dạy năm nay (1998), tôi sẽ có 1 tin mừng và 1 tai nạn giao thông, phải cẩn thận.
Cuối cùng cụ dặn: Cho tôi 1 năm kiểm chứng lời cụ dạy. Nếu thấy đúng, làm tốt lời dạy bảo, thì lần sau gặp lại sẽ cho các bậc dưới về nói chuyện với con cháu.
Chưa đầy 1 năm sau, các lời cụ tổ 4 đời dạy đều đúng cả: Đầu tiên là bà tổ cô tên là thế này…Khi tôi thông báo việc này với họ tộc, thì người trông coi nhà thờ họ ở Xã Phượng Cách, Quốc Oai, Sơn Tây cũ nói: Trong bia đá nhà thờ có khắc tên bà này. Nhưng từ khi tôi sinh ra đời, trong họ, kể cả bố mẹ tôi có ai nhắc tới bà này đâu, lại càng không ai cúng giỗ bà ấy….Nhà ngoại cảm thì ở tận Quảng Yên, quê tôi thì tận Sơn Tây, chẳng ai biết ai, mà sao nói đúng tên bà tổ cô dòng họ tôi thế? Chuyện này làm chúng tôi sởn gai ốc!
Thế rồi chuyện báo năm ấy (1998) tôi có tin mừng của sự thành đạt, laị có tai nạn giao thông đúng 100%! Thế là tôi tin, bèn đi gặp lại gia tiên lần thứ hai, thứ 3, rồi đi nhờ cô Phương ở Hàm Rồng…để kiểm chứng thông tin cho chắc ăn!
Từ đó, khi lòng tin đã củng cố, tôi năm nào cũng không dưới 1 lần đi gặp gia tiên. Có lần đi gặp cha mẹ, lại đột nhiên thằng con trai thứ hai chết yểu của chúng tôi trở về nói chuyện, dặn dò bố mẹ rất sinh động…lại có lần khi bố tôi đang nói chuyện với các con các cháu, bà chị dâu nhà ngoại về cứ xin cụ Hà (bố tôi) cho được gặp cô chú Tùng-Hiền để dặn dò chồng con mấy điều quan trọng. Chị nói rằng rất quí chúng tôi, nên cứ theo chúng tôi đi để nhờ sang lời cho chồng con chị ấy, mặc dù trong chuyến đi, chúng tôi không hề mời chị ấy….Chị ấy theo chúng tôi vì trên bàn thờ gia đình, theo lời dạy bảo của Đạo Phật, chúng tôi để tâm thờ cả bên nội lẫn bên ngoại, không có phân biệt. Cho nên khi khấn khứa gia tiên bên nội, thì bên ngoại cũng biết, cũng chứng tâm cho chúng tôi….

Cuối cùng, so những điều hiểu biết tâm linh kể trên với giáo lý nhà Phật thì có gì sai khác nhau không?
Trong bài giảng về kinh, lễ Vu Lan, Hoà Thượng Thích Thanh Từ có nói Đạo Phật rất tôn trọng đạo hiếu của con cái với cha mẹ. Cụ viết rằng :
Đức Phật dậy: Phụ Mẫu tại gia như Phật tại thế
Hiếu vi vạn hạnh chi tiền.
Nghĩa đen là: con cái phải coi cha mẹ mình như Phật trong nhà. Chữ hiếu đứng đầu vạn đức hạnh trong đời.
Lời giảng đó làm sáng tỏ 1 điều rõ ràng: Đạo làm người phải tôn trọng hiếu hạnh. Hiếu hạnh với cha, mẹ, họ hàng là đạo đức số 1 trong các đức hạnh.
Mở rộng ra theo lời giảng của cụ tổ 4 đời chúng tôi, thì đạo hiếu không những phải cư xử đúng với người sống, mà cả với người đã khuất. Người đã khuất thì mồ mả phải được chăm lo tử tế, mộ mất thì phải làm mộ giả phụng thờ. Giỗ chạp, ngày rằm, mùng một phải lên nhang tưởng nhớ. Theo đó, chúng tôi đã làm mộ giả cho thằng con nhỏ 12 ngày tuổi của chúng tôi chết 1972 khi B52 đang đánh phá Hà Nội, mộ giả cho 2 em trai chết trẻ hồi kháng chiến chống Pháp 1952, 1954 ở Thái Nguyên mà mộ của họ đã thất lạc vì không chú ý chăm lo, nghĩ sai rằng chết là hết, thằng nhỏ chết rồi thì thôi…

Chúng tôi đã làm theo những lời chỉ dạy của cụ tổ 4 đời, của bà tổ cô dạy bảo sau này về dạy bảo chi tiết mọi điều từng năm, cảm thấy cuộc sống ngày càng bình yên tới ngày nay. Mỗi năm đi gặp gia tiên không dưới 1 lần, điều hay nên làm, điều dở nên tránh, và tránh như thế nào gia tiên đều về mách bảo cho cả.

Những điều tôi tâm sự trên đây, lại trái chiều với lời thầy Nguyễn Văn Nhã nói chuyện hôm vừa rồi, vì thầy khuyên: Không nên đi gặp người đã khuất làm gì (gặp ma!), chỉ nên tu Phật về cõi Tây Phương Cực Lạc. Tôi nghĩ: Muốn tu về cõi Tây Phương theo Phật, thì 1 trong các điều phải tu là phải làm tròn chữ hiếu theo lới Phật dạy. Chữ hiếu đối với cả cha mẹ khi còn sống, cũng như khi đã khuất. Đó là điều tôi muốn bạn đọc bằng trải nghiệm của mình, cùng chia xẻ vấn đề quan trọng này.

Trên đây là những trải nghiệm của chúng tôi xin chia xẻ cùng bạn đọc trong Câu Lạc Bộ nhân dịp đầu năm. Có gì bạn đọc chưa cùng quan điểm, xin được lắng nghe ý kiến mọi chiều nhé. Xin cám ơn bạn đã đọc bài này và chia xẻ cùng chúng tôi.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Hôm 22/ 12 Thu để một cái slide làm bằng power point trên Google Docs toàn hoa phong lan rất đẹp, vậy mà chả thấy ai nhận xét câu nào, cứ buồn mãi vì mất bao nhiêu công. Hôm nay kiểm tra lại mới thấy hình như mình mắc lỗi trong quá trình xuất bản nên mình thì vẫn xem được mà mọi người hình như là không xem được thì phải. Thu đã sửa lại rồi. Mọi người kiểm tra lại xem slide đã chạy bình thường chưa nhớ rồi cho Thu biết để Thu còn rút kinh nghiệm cho những slide tiếp theo.
XEM SLIDE TẠI ĐÂY

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

LẠI MỘT CUỘC NÓI CHUYỆN BỔ ÍCH NỮA

 Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã
Hà Nội mấy ngày hôm nay rét lắm, nhiệt độ luôn khoảng trên dưới 10 độ; hôm nay lại thêm một đợt gió mùa đông bắc bổ xung nữa; trời rét đậm lại thêm mưa phùn, chỉ có những người phải đến nơi làm việc, bất đắc dĩ mới ra khỏi nhà. Thế mà nghe tin thày Nhã đến nói chuyện với CLB; từ sáng sớm các hội viên, học viên đã có mặt đầy đủ tại nhà văn hóa cụm. Đủ các lứa tuổi, từ các cụ già trên tuổi xưa nay hiếm, đến các cháu thanh thiếu niên; đến bằng đủ các phương tiện. Hội trường chật kín người. Hình như mọi người đã quên đi cái rét, thấy ấm lại khi đến sinh hoạt tại CLB. Do có trục trặc về xe cộ nên thày đến hơi muộn theo kế hoạch. Trong khi chờ đợi thày mọi người tranh thủ thiền. Thày Thường và các học viên có năng lượng cao hỗ trợ mọi người. Cả hội trường im phăng phắc, cả không gian như ấm trở lại, quên đi cái giá rét của những ngày cuối năm, quên đi cái tất bật trắc trở đời thường để tĩnh tâm trở về với cõi linh thiêng. Mọi người thấy ấm lên thực sự, khoan khoái, nhẹ nhàng như trút bỏ được gánh nặng.
Thày Nhã đến, cả hội trường đứng dậy vỗ tay hoan hô hồi lâu. Thày trông giản dị, dễ gần và thân thiện. Ý định ban đầu mọi người nêu câu hỏi và những vấn đề thắc mắc để Thày giải đáp. Thày trao đổi ngắn với ban chủ nhiệm CLB và cuộc nói chuyện được bắt đầu ngay sau đó. Một cuộc nói chuyện chân tình cởi mở về những vấn đề tâm linh. Thày kể quá trình thày đến với tâm linh như thế nào; những câu chuyện ly kỳ, thú vị cuốn hút người nghe. Tất cả những điều Thày nói ra để chứng minh cho những kết luận thày rút ra từ thực tế. Mọi người hiểu thêm thế nào là tâm linh? Tâm linh là lĩnh vực khoa học thần bí mà con người chúng ta chưa đủ trình độ để hiểu biết đầy đủ về nó. Thày còn hướng dẫn cho mọi người cách tu tập để có kết quả cao.
Thời gian còn lại của buổi nói chuyện Thày giải đáp những thắc mắc của mọi người. Cuộc nói chuyện như không muốn kết thúc. Thời gian trôi đi thật nhanh, đã quá trưa, cuộc nói chuyện đành phải kết thúc.
Thày chủ nhiệm thay mặt CLB cảm ơn Thày Nhã về cuộc nói chuyện bổ ích và nhắc nhở mọi người về nhà tích cực học và hành để vươn tới những đỉnh cao mới của sự tu luyện.
Hà Nội 9-1-2011

Mái nhà năng lượng

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng tri ân vô tận đến người Thầy mà tôi đã được hạnh phúc thọ giáo và được Thầy chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian qua. Đó là Thầy Thường - Chủ nhiệm CLB DSNL.
Tôi xin gửi lời cảm tạ đến Cô Huệ, sư Phương, Bác Thoa và các đạo hữu trong CLB đã giúp cho tôi được gieo duyên với môn phái Thiền Lửa Tam Muội này.
Tôi đã có phước duyên được tu học và thực hành Thiền tại CLB này. Chính từ những bài thực hành này tôi đã cảm nhận được nhiều lợi lạc và tiến bộ. Đây chỉ là những bước chập chững và non nớt của tôi trên con đường tu học với mong ước có được một cái tâm thanh tịnh, an lạc và buông xả đến tận cùng.
Tôi sống tại Sài Gòn. Vào cuối tháng 5/ 2010, tôi từ Sài Gòn ra Hà nội, các đồng nghiệp muốn tôi đi dã ngoại ở Đầm Long. Tôi điện cho sư Phương và mời sư đi cùng chúng tôi nhưng sư nói: "Tốt nhất là cô hãy xuống Côn Sơn để thiền và có cơ hội giao lưu với CLB của bác Thường, bác đang đưa CLB xuống đây."
Tôi hủy ngay chuyến đi Đầm Long và chuyển hướng sang Côn Sơn. Được Thầy Tổ linh thiêng dẫn dắt và trợ duyên cho, nên tôi - kẻ lang thang trên con đường tầm sư học Đạo đã dừng lại Mái nhà Năng lượng này - nơi có Ngọn lửa Thiêng bất diệt. 
Hôm đầu tiên đến CLB, Thầy có đưa cho tôi một cái thẻ nhớ trong đó có các bài Thiền. Đêm đó tôi thức trắng đêm và lần lượt nghe hết các bài trong trạng thái Thiền.
Đến bài "Thiên - Địa - Nhân hợp nhất" thì bất chợt toàn thân tôi rung động khác thường. Dường như có một luồng sinh năng tràn ngập khắp cơ thể khiến tôi vô cùng king ngạc. Tôi hiểu rằng đây chính là điều mong muốn bấy lâu nay mà mình đang tìm kiếm.
Sau mấy buổi thực hành ở CLB, tôi trở vào miền Nam và chuyên tâm luyện tập theo bài Thiền Thu Lửa Tam Muội.
Thời gian trước đó tôi đang điều trị 2 cái u trong tử cung. Một cái là u xơ và một cái được chẩn đoán là nguy cơ ung thư cao. Bệnh viện yêu cầu cứ 3 tháng phải làm lại xét nghiệm và kiểm tra lại để theo dõi sự phát triển của khối u đó.
Khi tôi đến CLB tôi cũng không nói là tôi đang có bệnh. Thực sự là tôi cũng chẳng quan tâm về bệnh, muốn đến đâu thì đến, tôi uống thuốc Đông y và ngồi thiền.
Những lúc ngồi thiền các cơn đau từ cái u kéo đến. Cái đau âm ỉ, dai dẳng, bứt rứt vô cùng khó chịu. Nó còn lan tỏa đến cả các đầu ngón tay, chân, như kim châm khiến tôi cảm thấy quỹ thời gian còn lại của mình như sắp hết.
Sau một thời gian tập bài Thiền Thu Lửa Tam Muội, Thầy chỉ đạo tôi tập đến bài "Rũ Sạch Bụi Trần". Sau khi thiền bài này đến lần thứ hai thì bất ngờ xẩy ra một hiện tượng kì lạ - tôi rơi vào trạng thái ngủ không kiểm soát được.
Trước đây tôi ngủ rất ít, khoảng 4 tiếng/ ngày và không ngủ trưa. Sau khi rơi vào tình trạng này thì tôi ngủ 15 - 16 tiếng/ ngày làm cả nhà tôi sợ. Thỉnh thoảng mọi người vào xem tôi còn thở không vì tôi không thể dạy được, cũng không nhấc nổi chân tay. Chỉ khi ngủ chán thì mới dạy được. 
Tôi gọi điện hỏi Thầy và Thầy nói tạm dừng bài tập này. Sau khi dừng tập tôi vẫn bị ngủ thêm một tuần nữa rồi bình ổn ở mức 7 - 8 tiếng/ ngày và duy trì cho đến nay.
Tập đến bài "Khí Hải Song Trưởng" được vài buổi tôi thấy trong người chuyển biến rất lạ. Những căn bệnh tiềm ẩn trong người từ trước đó như các cơn đau thắt ngực, gan nhiễm mỡ và các khối u đều đau dậy lên lúc hành thiền, lần lượt từng bệnh một. Sau một thời gian thiền thì không thấy đau thắt ngực và vùng gan nữa.
Riêng các khối u thì vẫn đau dai dẳng, nhất là vào các kỳ kinh nguyệt thì nó đau đớn, bứt rứt và lan tỏa khắp chân tay. Tôi cố quên cơn đau và tiếp tục ngồi thiền với tất cả sự nỗ lực. Theo quy luật tự nhiên, nếu không nỗ lực thì sẽ không bao giờ tiến bộ.
Nhưng chỉ nỗ lực thôi cũng chưa đủ. Nỗ lực cần phải khéo léo. Nghĩa là phải biết đưa năng lượng đến đúng chỗ và duy trì nó cho đến khi đạt được mục đích. Khi tôi đưa được năng lượng ra được các đầu ngón tay, ngón chân thì các cơn đau buốt chân tay 4 tháng nay chưa bị đau lại lần nào.

 Thiền dã ngoại cùng các bạn đồng môn tháng 12/ 2010 ở Côn Sơn
Tôi đã đi một quãng đường dài hơn 50 năm và lần lượt trải qua đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời mà chưa bao giờ vừa lòng với mình và tâm thì luôn luôn phiền não. Chỉ đến khi đi vào Thiền tánh mệnh song tu này tôi đã thấy tâm mình dần lắng dịu, thanh thản, hạnh phúc và an lạc. Để có được niềm hỉ lạc đó tôi luôn nhớ lời dặn của Thầy: "Hãy buông xả. Chỉ có buông xả thì mới đạt được Định."
Thời gian trôi nhanh quá. Đã qua 2 tháng học tại CLB. Tôi đã được Thầy, Cô và các bác, các anh chị giúp đỡ, chỉ bảo tận tình. Tôi được học Thiền, chữa bệnh và còn học được từ Thầy, Cô lòng nhân hậu, tâm từ bi và tình thương đến tất cả mọi người.
Chỉ còn mấy ngày nữa tôi lại trở về Nam. Tôi mang theo hơi ấm của Ngọn lửa Thiêng từ Mái nhà Năng lượng. Sẽ còn mãi trong tôi ấn tượng ấm áp về những buổi Thiền tập thể, những chuyến đi dã ngoại lý thú và bổ ích. 
Tạm biệt Thầy, Cô và các đạo hữu trong CLB. Chúc tất cả mọi người đạt được trạng thái an tịnh tuyệt vời trên con đường tu tập và đón Xuân Tân Mão trong niềm Hạnh phúc và an lạc! 
Tạm biệt nhé, Mùa đông Hà Nội.
Diệu Anh