Trang

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

PHÉP DƯỠNG SINH

(Lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông)
 Nguồn ảnh: Internet
Bỏ giận để nuôi dưỡng tinh.
Ít lo nghĩ để nuôi dưỡng thần.
Bớt nói năng để nuôi dưỡng khí.
Chậm ham muốn để nuôi dưỡng tâm.
Nhìn lâu thì hại mắt tổn huyết.
Ngồi lâu thì hại tỳ tổn thịt.
Đứng lâu thì hại thận tổn xương.
Nằm lâu thì hại phế tổn khí.
Lòng yêu thương gì thì cũng đừng nên quá yêu.
Lòng ghét bỏ thì cũng đừng nên quá ghét.
Mùa xuân, mùa hạ nên dậy sớm.
Mùa đông, mùa thu nên ngủ sớm.
Ngủ muộn đừng quá lúc rạng đông.
Dậy sớm đừng trước khi gà gáy.
Muốn nuôi dưỡng thân thì:
- Nuôi dưỡng tỳ trước.
Muốn nuôi dưỡng tỳ vị thì phải:
- Nuôi dưỡng tâm trước.
Muốn nuôi dưỡng tâm thì phải:
- Nuôi dưỡng thần trước.
Muối nuôi dưỡng thần thì phải:
- Nuôi dưỡng khí trước.
Muốn nuôi dưỡng khí thì phải:
- Nuôi dưỡng tinh trước.
Muốn nuôi dưỡng tinh thì phải:
- Nuôi dưỡng trí trước.
Muốn nuôi dưỡng trí thì phải biết quí bản thân mình.

17 nhận xét:

  1. Có lẽ em phải in một bản thật to để dán trên bàn máy tính. Sao mà hễ cứ online là chẳng thể dừng được. Thời gian trôi vèo vèo. :))

    Trả lờiXóa
  2. Đã hơn một lần đọc bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông . vậy mà cảm xúc bây giờ vẫn như lần đầu được đọc bài thơ này .Lời dạy của cố nhân thật bổ ích và sẽ còn tồn tại mãi giữa nhân gian.Hoan nghênh Dải Nắng đăng bai thơ rất bổ ích này !

    Trả lờiXóa
  3. Cô Bình à! Thật là vui và Cám ơn cô rất nhiều có bài đăng rất bổ ích và ý nghĩa của Hải Thượng Lãn Ông và từ đấy có đúc kết thêm kinh nghiệm của cuộc sống: Con người ta thường lấy mình làm tiêu chuẩn để đánh giá và nhận xét về người khác. Và cuộc sống mỗi người nhìn nó theo một lăng kính hoàn toàn khác nhau. Qua bài đăng của Cô sẽ giúp cho cháu và các Bà, các Cô có cái nhìn về cuộc sống, cách nghĩ về cuộc đời và có cuộc sống tốt đẹp lên

    Trả lờiXóa
  4. Cô Thu à! Cô cắt bớt cho cháu hai nhận xét nhé! Cháu bấm thế nào ra thành 3

    Trả lờiXóa
  5. Hải Vân đã viết: "...Con người ta thường lấy mình làm tiêu chuẩn để đánh giá và nhận xét về người khác...". Ai mà làm điều này thì đến bao giờ mới giải hết nghiệp đây. Tu Tâm, tu Tính đến bao giờ để khỏi bệnh, tật đây? Có lẽ rất ít, rất ít người làm điều như Hải Vân nói ở trên vì nó không đúng và không tốt Hải Vân ạ. Hoàng Vân không đồng ý với bạn điểm này. Xin lỗi nếu đã không hiểu bạn.

    Trả lờiXóa
  6. Cô Vân! Cô đọc xong lại hiểu nhầm, hiểu sai và hiểu theo cách nghĩ, cách hiểu của cô. Bởi vì:" ở những người có tâm hồn trong sạch, lành mạnh và vững vàng, mọi cái đều tươi sáng".

    Trả lờiXóa
  7. Cháu gửi tặng Cô Bình, Cô Vân, Cùng các Cô!
    "Nếu trái tim bạn là một đóa hồng, miệng bạn sẽ thốt ra những lời ngát hương" Ngạn ngữ Nga
    "Đức hạnh lớn nhất mà bên cạnh đó, mọi đức hạnh khác đều mờ nhạt đi, đấy là không làm hại ai và tùy sức mà giúp đỡ mọi người" Gơ-ut-sac-di-ni
    "Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều gì để hạ thấp người khác" A.Ca-sơn
    "Nhân từ ngọt ngào là dấu hiệu của tính cao thượng" Tago

    Trả lờiXóa
  8. Các cô đọc tiếp.
    "Việc nhận thức được phẩm giá của mình làm người thông minh trở nên khiêm tốn và kiên cường hơn". Sextơphin.
    "Lương tâm là quyển sách tuyệt hảo về luân lí mà chúng ta sẵn có, đấy là quyển sách cần tham khảo nhất". B.Paxcan
    "Chính trị tốt thua giáo dục tốt ở chỗ đc lòng dân". Mạnh Tử
    "Sự thông cảm là chiếc chìa khóa vàng mở vào trái tim của người khác". E.C.Kanzine
    *Khi là chính mình, bạn ko có bất cứ điều gì phải sợ hãi".
    *Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ - nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ.
    *Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội.
    Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.
    *Sự thay đổi của cuộc sống là điều ko thể tránh khỏi - Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi.
    *Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại ko phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết - mà chính là ở ý chí.
    *Có một nghịch lí: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi - chứ ko phải nắm giữ thật chặt. [ Christopher Hoare ]
    "Trong khi đau khổ, người ta nhận ra bạn bè "(Euripde)
    "Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi ,mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Nguyễn Bá Học)
    "Hãy luôn đặt ta vào vị trí của người để biết rằng nếu ta đau thì chắc chắn người cũng đau như ta vậy".
    "Điều quan trọng không phải vị trí đứng mà là hướng đi".
    "Người bạn tốt nhất của ta là người đến thăm ta trong tù hay trong bệnh viện"
    "Bởi vì chỉ có nụ cười mới có thể thắp sáng một ngày tăm tối
    Hãy cứ hy vọng, rằng bạn sẽ sớm tìm thấy người khiến bạn mỉm cười".

    Trả lờiXóa
  9. Tâm Thiền xin gửi đến mọi người 14 lời dạy của đức Phật.

    Theo trang vi.wikipedia.org thì 14 điều này vốn được lưu truyền tại chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. Không có bài kinh nào trong các bộ Kinh tạng Pa-li, A-hàm kinh và kinh Đại Thừa chứa đủ 14 điều này. Tác giả có thể là các nhà sư chùa Thiếu Lâm và họ đã biên tập, trích dẫn ý tưởng từ các bản kinh, và tập hợp lại theo trật tự mình đặt ra. Việc truy tìm lại nguyên gốc các câu riêng lẻ từ kinh Phật là điều rất khó.

    1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
    2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
    3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
    4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.
    5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
    6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.
    7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.
    8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.
    9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
    10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ.
    11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
    12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.
    13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.
    14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

    Trả lờiXóa
  10. A DI ĐÀ PHẬT
    Đã từ bao giờ, khi mọi người có trào lưu "xin chữ" treo trong nhà, ai cũng xin chữ "ĐỨC", "PHÚC", "LỘC" .v.v.
    Riêng Hoàng Vân rất thích chữ "TRÍ", vì tự nghĩ để hiểu sâu và đúng được 14 điều răn của Đức Phật, nghiệm được vào thân thì cần có chữ "TRÍ" đứng đầu. Không biết có ai đồng ý nghĩ với Hoàng Vân không?

    Trả lờiXóa
  11. Cô ơi! Tài Đức song toàn thì quả là tuyệt vời. Nếu không lại trở thành có Tài mà không có Đức

    Trả lờiXóa
  12. “Có tài mà cậy chi tài,
    Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
    Ðã mang lấy Nghiệp vào thân,
    Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa.
    Thiện căn ở tại lòng ta,
    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tàì “

    Mời mọi người tham khảo bài viết "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" của GS Đàm Trung Phán
    forum.actvosa.net/index.php?topic=1443.0

    Trả lờiXóa
  13. ADIDAPHAT
    Để hiểu được "Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" phải có TRÍ trước, đúng chứ ạ?

    Trả lờiXóa
  14. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
    Đó là câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du nói về chữ tâm và chữ tài của con người . Cái tài của con người ta là rất đáng quý đáng coi trọng nhưng cái "tâm " của con người lại bằng ba cái "tài".C

    Trả lờiXóa
  15. Xưa nay, đạo đức và tài năng, nói một cách khác “tâm” và “tài” là hai tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của một con người.

    - Nhà thơ Nguyễn Du, tác giả của “Truyện Kiều” bất hủ, hơn ai hết, đã từng suy ngẫm và tâm đắc với chữ “tâm” nên đã khẳng định:

    “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
    Theo Nguyễn Du, đạo đức cần phải được coi trọng hơn tài năng. Tài năng rất cần thiết nhưng trước hết con người phải sống có đạo đức đã.

    Trả lờiXóa
  16. Tâm: Lòng dạ con người. Tâm của con người chủ yếu, trước hết là lòng thương người, lòng nhân ái, làm việc gì, nghĩ suy điều gì cũng hướng về cái thiện. Tâm của con người, hiểu rộng ra là đức độ, phẩm chất tốt đẹp của con người.
    + Tài: Tài năng, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp tinh xảo, năng khiếu tài hoa trí tuệ hơn người.
    Phẩm giá của một con người luôn được tạo thành bởi hai yếu tố: đức và tài, nói cách khác làm tâm và tài, đạo đức và tài năng.
    Theo Nguyễn Du, một thi hào kiệt xuất, tác giả của Truyện Kiều bất hủ thì trong hai yếu tố đó, yếu tố đạo đức phải được xem trọng hơn yếu tố tài năng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
    Trong bất cứ thời đại nào, người ta cũng đề cao đạo đức, xem trọng đạo đức hơn tài năng. Chính cái tâm, cái đức sẽ chi phối mọi Ý nghĩ và hành động của con người, người có đạo đức luôn hướng về cái thiện, cái hữu ích cho loài người.
    - Bởi vậy, đạo đức trong sáng, cái tâm trong sáng dễ dàng hướng tài năng của con người vào mục đích cao thượng, đẹp đẽ, nhờ đó phát huy được tài năng của con người.
    - Ngược lại, có tài năng nhưng thiếu đạo đức, có tài nhưng thiếu cái tâm thì tài năng ấy cũng trở nên vô dụng đối với xã hội bởi vì tài năng ấy chỉ để phục vụ cho những mục đích thấp hèn, xấu xa, vị kỷ.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.