Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Rút kinh nghiệm

Rút kinh nghiệm!
Khi sử dụng Kim tự tháp (KTT) để chữa bệnh từ xa, có một quy tắc bất di bất dịch luôn phải chú ý, đó là góc gắn quẻ KHẢM ở đáy phải trùng với góc có gắn quẻ KHÔN ở phần chóp và đều cùng phải hướng về phía Bắc.
Vẫn biết vậy, nhưng do sơ ý, không kiểm tra trước khi thực hiện phát công chữa bệnh từ xa bằng KTT, HV đã gặp một chuyện sau đây, xin được kể để cùng rút kinh nghiệm.
Theo đúng bài Thầy dạy, khi chữa bệnh từ xa bằng KTT (nắp và đáy của KTT đã được để đúng quy định), một tay đặt lên chóp, tay kia cầm lắc quẻ dịch (LQD) đặt trên ảnh Đức Phật tổ Dược sư và khấn xin Ngài về khám và chữa bệnh cho ai đó. Thông thường, LQD sẽ lắc dọc theo ảnh của Ngài trong quá trình khám và chữa bệnh. Nhưng lần đó, HV thấy quá lạ kỳ, sao LQD không lắc, cứ đứng yên, càng khấn càng đứng yên, thậm chí quay ngược chiều kim đồng hồ. Vì không hiểu tại sao, HV đành dừng chữa, dùng lắc để hỏi nguyên nhân. Và được Đức Thầy tổ mách bảo, HV phát hiện ra rằng nắp của KTT đã bị xoay, quẻ KHÔN ở nắp không trùng với quẻ KHẢM ở đáy, chắc là ai đó tò mò đã nhấc nắp KTT lên xem, khi hạ xuống thì không để như cũ, trong khi đó HV thì cứ như mọi lần, vô tư thi công như "đúng rồi".
Sau khi chỉnh lại hướng nắp và đáy theo đúng quy định, thì mọi việc lại diễn ra như bình thường. Một bài học cho chính bản thân mình, và muốn chia sẻ kinh nghiệm này cho cả nhà.

28 nhận xét:

  1. Em tìm ảnh minh họa mà chả có cái ảnh nào giống KTT của mình cả. :(

    Trả lờiXóa
  2. Siêu như HV mà còn như vậy chắc bọn mình sẽ còn "vô tư " hơn nhiều

    Trả lờiXóa
  3. Trong bộ ảnh "dã ngoại Côn Sơn" của chị Bình(12/10)có cảnh xin năng lượng từ cây?? Hình như đây môn "thái thụ khí"...Xin mọi người cho biết thêm thông tin về pháp tập luyện này với.Cám ơn!
    TM

    Trả lờiXóa
  4. Bác à! Câu hỏi của bác thật hay và khó. Theo cháu nghĩ nó cũng giống như cách mình học và tập Thiền thôi. Điều quan trọng là duyên cơ hội mình lĩnh hội và cảm nhận để mình ngộ và hiểu về nó. Giống như cháu được học và tập Thiền với thời gian và sự theo đuổi theo cháu nghĩ đối với lứa tuổi như cháu là thời gian dài. Đối với các Bác, các cô.. mới học và các bác, các cô… có nhiều kinh nghiệm cháu được các Bác tâm sự khi mình Thiền và đưa nguồn năng lượng và… vào cơ thể. Năng lượng và … vào cơ thể như là thấy nguồn ánh sáng lan tỏa khắp người, năng lượng vào cơ thể nóng rực… và rất nhiều điều kỳ diệu đến. Còn cháu học mãi, học lâu và kiên trì nhẫn nại tích cực theo đuổi trong khi cuộc sống của cháu còn nhiều bận tâm và lo lắng nhưng vẫn không nản chí và kiên trì theo đuổi học Thiền thời gian dài vẫn không thấy và cảm nhận và ngộ và hiểu về nó. Có lẽ mưa rầm thấm lâu và trời đất cũng cảm động cho tấm lòng và tính kiên trì của cháu. Và mãi thời gian sau và thời gian lâu mới cảm nhận được khi ngồi Thiền một tiếng xong người và cơ thể cảm thấy rất nhẹ, một cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng bay bổng trong Tâm hồn hòa cùng cơ thể của mình và cháu thấy các bệnh trường kỳ của cháu cũng tự nhiên bay biến. Còn bây giờ các Bác, các Cô… thấy cháu đi học Thiền mà hỏi cháu về Thiền không khác gì hỏi đánh đố cháu. Và cũng có thể “thiên nhiên tạo hóa đãi kẻ khù khờ” Bác ơi bác đọc thêm các bài về cháu viết nữa

    Trả lờiXóa
  5. Anh TM: Mọi vật trong tự nhiên luôn tồn tại năng lượng. Có loại năng lượng cao, có loại năng lượng thấp. Khi người tập đã được mở luân xa, có khả năng thu nhận năng lượng thì có thể thu năng lượng từ các vật thể đó. Để thu được năng lượng người thu cần chọn vật thể có năng lượng cao; tập trung tư tưởng, khấn xin vật muốn xin năng lượng và quán tưởng cơ thể đang thu năng lượng từ vật muốn xin.Ở CLB đã có trường hợp xin năng lượng cây thông đã khấn xin nhầm, xin thông năng lượng lại nói nhầm là xin cho thông năng lượng. Đã bị thông thu hết năng lượng, người gần như ngất xỉu, thày phải ra tay mới trở lại bình thường được. Có nhiều cách đứng thu năng lượng: ôm cây. tựa vào cây, đứng xa hướng vào cây...

    Trả lờiXóa
  6. Hôm nọ chúng tôi thử tập môn này.Theo lời thầy thì cây cối, con người đều phát ra trường năng lượng vì vậy có thể tạo nên sự tương tác ( xin, cho).Vấn đề là phải thật thành khẩn khấn xin , coi cây như một người bạn thân thiết để chia sẻ,tâm sự...
    Rất nhiều người đã cảm nhận được sự kỳ diệu, nhưng tôi lại không thầy gì.Tại sao nhỉ? Đó là tập lần đầu.
    Thầy dặn: môn này không được tự tập(đề phòng nguy hiểm).Để tập lần hai,ba phải chờ cả năm trời nữa...Mình thiếu "cơ duyên" hay tập sai phương pháp, vẫn chưa giải thích được. Khổ thế đấy!Bên "LửaTM" có nhiều người bị như tôi??
    TM

    Trả lờiXóa
  7. @ A Thanh Minh: Em không hiểu phương pháp tập bên anh có gì khác không chứ bên CLB chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn của Thầy là cảm nhận được ngay và hoàn toàn có thể tự luyện được. Chỉ cần mình đã được mở LX, có sự tin tưởng, tập trung cao độ, quán tưởng "xin cây cho tôi năng lượng" là cảm thấy người nóng, thậm chí nóng rực. Mức độ cảm nhận tùy thuộc vào độ mở của LX, tốc độ xoay của LX, trường năng lượng của cây, và mức độ thả lỏng của cơ thể (trạng thái vô thức). Nếu mình càng căng thẳng thì càng khó cảm nhận. Bên CLB tất cả những ai làm theo đúng cách Thầy hướng dẫn đều cảm nhận được ngay ở lần đầu tiên. Còn tư thế thì có thể ôm thân cây, đứng sát hay cách một quãng hướng về cây, úp đầu, tựa vai, gáy vào cây đều được. Những lúc leo núi mệt, chỉ cần đứng lại xin năng lượng các cây cổ thụ, đặc biệt là Thông một lúc là đỡ mệt ngay.

    Trả lờiXóa
  8. Vâng đúng vậy ạ, rất đơn giản và thành tâm. Khi HV vào Đại Nội (Huế), tại điện thờ các đời vua nhà Nguyễn có Cây Đại cổ thụ, hiện để bảo tồn được cây, họ phải dùng các cột sắt để chống. HV đã dùng 2 lòng bàn tay và trán áp vào thân cây và khấn rất thành tâm : "Cho con xin được thu năng lượng từ Cây Đại cổ thụ vào trong cơ thể của con", đứng một lúc lâu, vô thức. Kết quả rất tuyệt vời. Trước khi xin năng lượng, HV đã chắp tay, khấn thần cây trước.
    DN ơi, em không siêu đâu, mỗi tội là mắt mình già quá mất rồi nên mới không nhìn ngay ra thôi, thế nên bây giờ, ở mỗi tầng HV đều phải có 1 cái kính...

    Trả lờiXóa
  9. Xin cám ơn mọi người. Dù tôi chưa được mở LX nhưng cũng sẽ liều "tự tập" Thái thụ khí xem sao.
    -Sau khi trao đổi với một ông bạn "ngoại đạo", Tôi nhận được lời khuyên thế này:"Ông thích ôm gốc cây thế thì ôm bố luôn cột điện để NL nó vào cho nhanh".Tức thật!
    TM

    Trả lờiXóa
  10. @Bác TM Cháu cứ nghĩ và tưởng bác biết và biết nhiều cùng am hiểu nhiểu về Thiền và các trường phái khác nữa. Bác à bác cứ làm theo sự hướng dẫn và thành tâm và lòng thành ắt nó sẽ hiệu nghiệm

    Trả lờiXóa
  11. A TM: Gừng càng già càng cay, cây càng già càng thiêng, tất nhiên là có nhiều năng lượng. Khi xin NL, thường chọn cây già cổ thụ.
    Nếu ôm cột điện để thu được NL thì chắc phải chọn cột điện cao thế 500KV quá à!

    Trả lờiXóa
  12. @ Cả nhà: Chắc là anh Thanh Minh lại đùa rồi, chứ anh ấy đã lên đến chức "giám thiền" thì chắc là phải "siêu" lắm. ("Giám thiền" là ngang với "trợ giảng" đấy.) :))

    Trả lờiXóa
  13. Đùa chút cho vui thôi, chứ cái gì cũng cần kiên trì khổ luyện cả.Thế nào tôi cũng tìm dịp đi xa để "ôm gốc cây".
    SG có nhiều cây to trong công viên và ngoài phố, nhưng tôi không dám thử. Nhỡ người ta tưởng đầu mình có vấn đề hoặc quy tội "nhổ cây" thì gay.
    Đọc các bài bên LTM tôi rất thú vị. Các bạn được tiếp cận với nhiều phương pháp,lại được "đào tạo cơ bản" nên rất căn cơ.Điều đó chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
    Tôi vẫn chưa được mở LX..."khí cảm"còn rất hạn chế, mình không cảm nhận được như người khác cũng buồn...

    TM

    Trả lờiXóa
  14. @ A Thanh Minh: Anh hay ra HN, đợt nào có dịp anh bớt thời gian qua thăm Thầy, chắc anh sẽ học hỏi thêm được nhiều điều. :)

    Trả lờiXóa
  15. Bác TM vui tính thật. Bác à cuộc sống còn có nhiều lời khuyên bổ ích, thú vị và giá trị lắm. Quan trọng là mình có nghe theo và làm theo không thôi. Ví dụ: Ngày xưa các Bà các cô hay xỏ lỗ tai nếu không may mà bị xưng tấy thì lấy nước dưa muối để xát trùng và để rửa vết thương thì khỏi nhanh chóng hiệu quả. Và Cháu đang mắt nhắm mắt mở tháo võng buộc ở trên cây xuống cất đi, một anh đi bộ tập thể dục đi qua thấy vậy và có khuyên cháu làm. “Em phải buộc dây võng cao trên cây nữa vào và lấy cái nghế đứng lên và đưa các dây còn lại đưa và đeo vào cổ mình và đu mạnh vào đấy như thế này này anh vừa nói vừa làm thao tác bằng tay để ra hiệu và hướng dẫn cháu làm. Cháu nhìn theo động tác của anh vừa buồn cười và nói. Dạ vâng! Vậy Anh làm mẫu trước để em nhìn theo học tập và làm theo sau. Thế là anh ấy chuồn thẳng

    Trả lờiXóa
  16. @A TM :Chức "giám thiền " của anh DN đã chiêm nghiệm qua ảnh rồi . Khi nào ra Hà Nội mời anh nghé qua Câu lạc bộ thăm Thầy và để DN cùng mọi người bắt tay anh chút nha

    Trả lờiXóa
  17. @ Chị Bình: Chị "chiêm nghiệm" ảnh của anh ấy ở đâu vậy? Mách em với. :))

    Trả lờiXóa
  18. -@DN:Có dịp ra HN tôi sẽ đến thăm Thầy và các bạn.
    - @ HT: Chết thật!"Thần khẩu hại xác phàm".Số là lúc ấy anh đang ngồi "dắm mắt" thì ông phó nháy giơ máy lên.Theo phản xạ,mình mở mắt ra ngay vì sợ "mất cái đẹp giai",thế là từ "Thiền" trở thành "Giám thiền". Đơn giản vậy thôi.
    TM

    Trả lờiXóa
  19. @HT : Cái ảnh mở mắt "sợ mất cái đẹp giai "đó".

    Trả lờiXóa
  20. @ A TM: Khi nào anh ra HN, anh liên lạc với em nhé. A HT (BTT) có số ĐT của em.
    @ Chị Bình: Ở đâu hả chị?

    Trả lờiXóa
  21. @Hồng Thu : Anh T.M giám thiền ở đây này. Hôm nọ anh đã chỉ cho em rồi cơ mà.
    http://bantroi.blogspot.com/2010/12/ong-tay-y-ket-hop.html

    Bật mí cho em biết là anh T.M trước đây cũng thuộc bang " cò ỉa " và là một trong những dũng sĩ diệt cò đấy nhé. Hiện giờ anh T.M không những là một nhiếp ảnh gia tài nghệ mà đồng thời còn là một cây bút nổi tiếng về ẩm thực. Bọn anh đọc các bài viết về ẩm thực của anh T.M, nhất là về R.T.C thì nước miếng chẩy ròng ròng.

    Trả lờiXóa
  22. @ A Phú Hòa: Ảnh ấy em xem rồi. Em tưởng chị Bình còn nhìn thấy ở chỗ nào khác nên hỏi vậy.
    Về tài của anh Thanh Minh thì em được chiêm nghiệm rồi. Anh ấy trước ở phố Lò Đúc à?
    R.T.C? :(

    Trả lờiXóa
  23. @PH:Ông cho tôi "leo cây thoa mỡ bò" thế này quá bằng quẳng tôi lên thớt?!
    Có tuổi rồi.Hồi này tim, mạch của tôi nó yếu lắm ông ạ!
    TM

    Trả lờiXóa
  24. -PH:
    Đối tượng Blog này rất nhiều các bậc cao niên,Ông đưa đường dẫn mấy bài kia vào có phải chết tôi không.Đây là các Cụ Khả kính thật chứ không phải các "cụ" bên Bantroi đâu ạ! Công phu "tu thân, tích đức" của tôi chắc trôi xuống sông , xuống biển mất.

    TM

    Trả lờiXóa
  25. @ PH: Anh Thanh Minh nói đúng đấy. Đối tượng của trang này khác. Còn tài của anh TM thì em lạ gì, chính vì vậy em đã mời anh ấy tham gia viết bài cho CLB từ lâu rồi.

    Trả lờiXóa
  26. @Hồng Thu và T.M : Anh nghĩ rằng Thu chưa đọc những bài viết ấy của anh T.M vì đó là những bài mà anh T.M đã viết từ mấy năm trước trên blog của lính Trỗi bọn anh. Nội dung của các bài viết ấy là về những kỷ niệm về Hà Nội xưa, khi bọn anh còn nhỏ hoặc về cuộc sống ngày thường, rất nhẹ nhàng, da diết nhưng dí dỏm chứ không có gì thô thiểm để làm cho người đọc không hài lòng. Suy nghĩ của anh là như vậy.
    Suy nghĩ này cũng là dành cho T.M, ông bạn vàng của tôi. Nếu sau này mà ông kết hợp được với mọi người mở cơ sở II ở Sài Gòn thì vợ chồng tôi sẽ xin làm hội viên.

    Trả lờiXóa
  27. @ Anh Phú Hòa: Em vào một đường link ra ngay bài "Cầy" nên hãi. Em cũng cạch món đó từ lâu rồi. CLB nhiều người ăn chay, theo đạo Phật nên những bài như vậy là không hợp.

    Trả lờiXóa
  28. @Hồng Thu : chiểu theo yêu cầu của em và đồng thời để " Công phu tu thân, tích đức của anh T.M không trôi xuống sông , xuống biển mất " nên anh đã xóa cái còm ở trên rồi.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.