Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

CHỮA LIỆT MẶT THẾ NÀO ? (TIẾP THEO)

Phân loại theo sách Triệu Chứng Học Nội Khoa chia làm 2 loại: 
1- Liệt mặt thể Trung ương: do tổn thương trong bán cầu não, phía trên nhân của dây VII, thường kèm liệt nửa người (thường do tổn thương ở 1 bên bán cầu não: nhũn não, chảy máu não, khối u não, tai biến mạch máu não.) 
2- Liệt mặt thể Ngoại biên: liệt cả mặt trên lẫn mặt dưới, không có liệt nửa người, lý do thường do trời lạnh, bị nhiễm trùng, đặc biệt là siêu vi gây bệnh Zona. Siêu vi trùng gây bệnh Zona thường khu trú trong các hạch thần kinh, do chưa có thuốc tiêu diệt được nó, nên khi thuận lợi (đề kháng cơ thể yếu…) chúng xông ra đánh phá các dây thần kinh. Trường hợp này, dùng thuốc đặc trị Axyclovir trong 2-3 ngày đầu rất có hiệu quả… 

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

CHỮA LIỆT MẶT THẾ NÀO?

Tết Tân Mão vừa rồi tôi bị chứng “Liệt Mặt”, nghĩa là mặt méo. mồm méo, mắt méo…ăn uống khó khăn, nói thì thều tháo, khó khăn…Không dám đi đâu kể cả đi chúc tết. Hơn tháng qua vắng mặt trong CLB là vậy. Bây giờ thì khỏi rồi. Chữa bệnh này thế nào, muốn chia xẻ cùng bạn đọc trong CLB và chỉ nhấn mạnh vào việc ứng dụng bài học trong CLB để chữa bệnh này. Nhân bài này cũng xin thông báo, trong dịp đi chữa bệnh liệt mặt lần này, tôi xin bác sỹ kiểm tra luôn các bệnh cũ của mình: gút (tức là bệnh thống phong, urê trong máu cao hơn bình thương), mỡ máu cao, huyết áp cao…Những bênh này trước khi học lớp thiền trong CLB, tôi phải uống thuốc thường xuyên. Từ ngày học THIỀN LỬA TAM MUỘI, tôi đã không dùng thuốc tây nữa. Kết quả xét nghiệm máu lần này cho biết các chỉ số bệnh trong máu đã hết, trở lại bình thường.

Đôi điều chia sẻ

Tôi là Dương Thị Hảo, sinh năm 1948, và chồng tôi là Đào Trọng Hựu, sinh năm 1943, thường trú tại nhà 3A/3, ngõ 34A phố Trần Phú, quận Ba đình, Hà nội.
Từ lâu tôi đã được các bạn là chị Đặng Thị Ban và Trần Thị Việt rủ tham gia Câu lạc bộ DSNL song do bận nhiều công việc và cảm thấy sức khỏe vẫn bình thường nên tôi chưa tham gia.
Đến năm 2010 sức khỏe tôi bị giảm sút nhanh do mỡ máu cao ảnh hưởng đến tim mạch, cộng vào đó do điều trị hạ mỡ máu bằng nhiều loại thuốc tây nên dẫn đến viêm, xuất huyết dạ dày và nhiều bệnh khác.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Bác sĩ tốt nhất là chính mình (Phần cuối)

Phần cuối bài nói chuyện của bác sỹ Trung quốc Hồng Chiêu Quang.

Hòn đá tảng thứ ba của sức khỏe là "Cai thuốc lá, giảm rượu". Về vấn đề này, thiết nghĩ không cần phải nói nhiều hơn.

 Ảnh minh họa
Hòn đá tảng thứ tư của sức khỏe là "Cân bằng tâm lý". Hôm nay tôi muốn giới thiệu nhiều hơn về vấn đề này vì nó chính là biện pháp chủ yếu nhất giúp ta giữ gìn sức khoẻ trong bối cảnh môi trường sống hiện nay. 
Thăm hỏi các cụ sống lâu trên 100 tuổi về nguyên nhân giúp sống lâu thì các cụ có ý kiến hầu như nhất trí là tinh thần cởi mở, yêu đời và tính cách lương thiện, rộng lượng. Ngoài ra ở các cụ không tìm thấy một ai là người lười biếng cả, đều lao động cần cù, đều chăm chỉ vận động tùy theo sức khỏe của mình.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Bác sĩ tốt nhất là chính mình (Phần 4)

Phần tiếp theo bài nói chuyện của bác sỹ Trung quốc Hồng Chiêu Quang.

 Ảnh minh họa
Tiếp theo nói về hòn đá thứ hai của sức khỏe: "Vận động vừa sức”. 
Vận động cũng là yếu tố vô cùng quan trọng của sức khỏe. Hypôcrat, tổ sư của nền y học cách đây hơn 2.400 năm đã nói một câu được truyền cho đến hôm nay là “Ánh nắng mặt trời, không khí, nước và sự vận động là nguồn gốc của sự sống và của sức khỏe”. 

Bác sĩ tốt nhất là chính mình (Phần 3)

Phần tiếp theo bài nói chuyện của bác sỹ Trung quốc Hồng Chiêu Quang.

 Ảnh minh họa
Trước hết, ta nói về hòn đá tảng đầu tiên của sức khỏe - thức ăn phù hợp. Ai cũng cần phải ăn mới sống được. Dùng thức ăn phù hợp làm ta không quá béo cũng không quá gầy, lượng mỡ trong máu không cao cũng không thấp, máu không quá đặc mà cũng không quá loãng. Chế độ ăn phù hợp cũng có thể khái quát thành 2 câu 10 chữ.

Câu thứ nhất. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu thứ hai là: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen. Thực hiện được như vậy chúng ta sẽ có chế độ ăn rất có lợi cho sức khỏe, giảm bệnh mà không cần tốn nhiều tiền.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Bác sĩ tốt nhất là chính mình (Phần 2)

Phần tiếp theo bài nói chuyện của bác sỹ Trung quốc Hồng Chiêu Quang.

 Ảnh minh họa
Các nhà khoa học của chúng ta thường nhắc đến một câu sau: người cao tuổi cần chú ý "3 cái 1/2 phút và 3 cái 1/2 giờ”. Làm được hai câu trên không tốn một xu, mà cứu được nhiều người khỏi cái chết đột ngột. Vì sao họ chết quá đột ngột như vậy? Vì ban đêm họ dậy đi tiểu tiện nhanh quá làm cho não bị thiếu máu, làm chóng mặt mà bị ngã, thậm chí làm cho tim ngừng hoạt động và não bị chết luôn. 

Bác sĩ tốt nhất là chính mình (Phần 1)

 Nguồn ảnh: Internet
Bác sĩ Hồng Chiêu Quang nói:
"Bác sĩ tốt nhất là chính mình, tâm tính tốt nhất là yên tĩnh. Vận động tốt nhất là đi bộ, đạm bạc, yên tĩnh mà sống tốt hơn dùng thuốc. Hãy quên đi quá khứ, không quá chú ý đến hiện tại, hưởng thụ hết ngày hôm nay, hướng về ngày mai tươi đẹp!"
Trích bài nói chuyện của bác sĩ Trung Quốc Hồng Chiêu Quang, về các bệnh tim mạch đối với người cao tuổi.
Bác sĩ Hồng Chiêu Quang là Phó Chủ nhiệm, ủy viên tư vấn, chuyên gia tim mạch của Bộ Y tế Trung Quốc. Ông có những nhận xét sâu sắc về sức khỏe con người. Xin giới thiệu bài nói chuyện của bác sĩ về các bệnh tim mạch đối với người cao tuổi.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Công cụ hỗ trợ

Nếu trình độ tiếng Anh của bạn bị hạn chế như tôi, đã có công cụ này hỗ trợ.
Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Firefox để lướt web phục vụ cho nhu cầu công việc và giải trí của mình thì không thể bỏ qua Vndict 1.6, một từ điển được viết để tích hợp cho trình duyệt Firefox.
Vndict 1.6 là Từ điển được sử dụng để giúp các bạn có thể tra nghĩa các từ nước ngoài trực tiếp từ trình duyệt chỉ bằng 1 thao tác click chuột đơn giản.
Cài đặt:
Bạn chỉ cần nhấn vào đường dẫn (link) sau: http://www.tudientiengviet.net/vndict.xpi và chọn truy cập mạng bằng trình duyệt Firefox. Lúc này Firefox sẽ tự động chạy và thiết lập Vndict 1.6  (install plugin) vào trình duyệt.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Nhớ Câu Lạc Bộ

 Dã ngoại Côn Sơn tháng 3/2010
Mới gặp nhau mùng ba đó thôi,
Mà sao da diết nhớ bồi hồi.
Nhớ Câu Lạc Bộ - Thiền, chữa bệnh,
Nơi ấy sẻ chia -  góc cuộc đời.
Ngày 15/2/2011
Bạch Liên
PS: Bài thơ này chị Hiền làm đã lâu vậy mà mấy hôm trước Thu mới tìm thấy. Chắc tại chị ghi vào sau tờ hướng dẫn sử dụng bút diện chẩn nên không để ý. Hôm nay có chút thời gian rỗi Thu mới đăng. Chị Hiền ơi, cho em sorry nhá.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Câu chuyện cảm động về tình mẹ

Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"

Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."

TINH THẦN NHẬT BẢN

(Trích từ Dân Trí)
...Những ngày qua, trong tôi luôn luôn day dứt với câu hỏi điều gì đã tạo nên một “Tinh thần Nhật Bản” ngoan cường, cao thượng đó? Do điều kiện địa lý (người Nhật luôn luôn phải chống chọi với thiên tai)? Do truyền thống văn hóa từ ngàn xưa để lại? Do trình độ dân trí? Do nền giáo dục? Do sự gương mẫu của các nhà lãnh đạo và sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân?...  
Tôi chợt nhớ lại những ngày cuối cùng của năm 2009, trên báo điện tử Dân trí đăng bài: Kiên Giang – Học sinh không dám đi học vì sợ té cầu. Bài báo phản ánh việc hơn 40 học sinh của Trường tiểu học Tây Yên 2 (xã Tây Yên - An Biên) không dám đến lớp vì trước đó, ngày 22/11, em Trần Thị Bé Ngoan, HS lớp 3 của trường này khi đi học qua cây cầu khỉ ở ấp rạch Gốc thì bị té sông và chết đuối.
Bài báo chừng 300 – 400 chữ được đăng tải ngày 4/12. Ngay sau khi đọc thông tin trên báo, đại diện Tổ chức Shinnyo-En Nhật Bản trực tiếp đề nghị với Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam Phạm Huy Hoàn được tài trợ xây dựng cây cầu trên chính địa điểm xảy ra tai nạn. Ngày 23/5, sau 5 tháng kể từ ngày ký kết, cây cầu mang tên một tờ báo – Cầu DÂN TRÍ đã khánh thành trong niềm vui vô tận của các em học sinh và người dân nơi đây.
Nhưng điều khiến mọi người xúc động là trước giờ cắt băng khánh thành, Ngài Ichiro Ota – Giám đốc Ban giao lưu xã hội của Tổ chức Shinnyo-En Nhật Bản đã xin phép được cầu nguyện cho hương hồn cháu Trần Thị Bé Ngoan. Hình ảnh hai vị khách xa lạ đọc kinh cầu nguyện cho cháu bé 9 tuổi ở một đất nước xa xôi đã ăn sâu vào ký ức của các cháu học sinh và những người tham dự.
 Người Nhật cầu nguyện trên cây cầu Dân trí Kiên Giang.
Cảm động trước việc làm trên, chị Duyên (mẹ cháu Ngoan) nói trong rưng rưng nước mắt: “Dù con tôi đã mất nhưng chắc là con nó cũng vui lắm khi thấy bạn bè của mình đi học được an toàn hơn”. Buổi lễ đã gây ấn tượng rất mạnh khiến Nhà báo Phạm Huy Hoàn nhiều lần kể lại chuyện này với sự khâm phục về một tấm lòng nhân ái mang dấu ấn Nhật Bản.
Phải chăng chính những hành động thường nhật của mỗi cá nhân như vậy đã vun đắp, bồi tụ nên “Tinh thần Nhật Bản”?
Và thật buồn khi mỗi lần sau thiên tai, bão lũ lại thấy trên mặt báo của ta xuất hiện đây đó có hiện tượng "xà xẻo"... dù cá biệt vẫn làm cộng đồng bất bình.  
Bùi Hoàng Tám

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Câu chuyện về con chó Mari và 3 chú chó con

Đoạn clip trích từ bộ phim Câu chuyện về con chó Mari và 3 chú chó con (A Tale of Mari and Three Puppies) của đạo diễn người Nhật Ryuichi Inomata, được dựng lại từ một câu chuyện có thật tại Nhật Bản trong trận động đất khủng khiếp năm 2004.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại

Hoàng Vân xin gửi thêm một bức ảnh nữa minh họa cho tính cách người Nhật. Đáng được trân trọng và học tập.

Kiên nhẫn xếp hàng lấy nước ở Sendai. Ảnh: OddStuff.
 Một sự kiên nhẫn tột cùng: Dân Nhật xếp hàng lấy nước tại Sendai
Nguyễn Đình Đăng – Vé máy bay từ Nhật về Việt Nam đã bán hết sạch. Người Việt đang bỏ nước Nhật chạy. Còn người Nhật thì vẫn kiên cường chịu đựng. Họ chạy đâu nữa? Họ rất bình thản. Các cửa hiệu tại Tokyo vẫn bán hàng. Thức ăn, đồ dùng vẫn đầy ắp. Người bán hàng vẫn lễ phép cúi rạp người chào khách. Người tính tiền vẫn quay mặt đi không nhìn lúc khách hàng bấm mật mã sau khi quẹt thẻ tín dụng để trả tiền…Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại… MỜI ĐỌC TIẾP TẠI ĐÂY
(Em đăng ké thêm vào bài của chị. HT)

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Bức thư từ Nhật

Hoàng Vân nhận được bức thư này từ một người bạn gửi qua Email, một bức thư cảm động nói về tính cách của người Nhật, nhất là trong lúc hoạn nạn này, xin post lên trang nhà để cả nhà cùng đọc và suy ngẫm.
(Xin gửi nguyên văn)

Xin chào anh Đăng,
 
Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Qua anh Nguyễn Hữu Viện tôi mới được biết anh và trang tin của anh dù tôi làm việc cách chỗ của anh cũng không bao xa. Xin hân hạnh được làm quen với anh.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Khả năng thiên cảm và ngoại cảm

 Nguồn ảnh: Internet
Tại sao hai năng lực tiên đoán và nhìn thấu tương lai này lại biến mất? Cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời. Từ lâu nhiều nhà khoa học trên thế giới lao vào nghiên cứu hiện tượng thiên cảm bí ẩn này.
Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, một cơ quan nghiên cứu được thành lập ở Matxcơva, hoạt động dưới sự bảo trợ của Viện Nghiên cứu não người trực thuộc Viện hàn lâm Y khoa Liên Xô trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số người được trời phú cho năng lực nhìn thấu tương lai và đoán được các sự kiện mà có thể họ không biết gì về chúng!

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Khớp ơi

 Du xuân cùng Câu lạc bộ mùng 5 tết Tân Mão
Đôi lần nhức gối đi hơi khó,
Rồi lại bình thường khớp chẳng đau.
Này khớp ơi! Đừng trêu mình nữa,
Để mình thanh thản đỡ lo âu.
Bé tí ta bò bốn chân cẳng,
Lớn đi hai cẳng tuổi sinh tươi.
Mong đừng bắt tớ đi ba cẳng, 
Bốn cẳng cũng không - để dạo chơi.
Tháng 3 năm 2011
Ngô Thị Thoa

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

CÁM ƠN CÁC THẦY ĐÃ DẠY CHÚNG TA!

Đầu xuân Tân Mão, tôi muốn thay những lời cám ơn các Thày đã dạy chúng ta pháp môn LỬA TAM MUỘI bằng những kết quả cụ thể áp dụng pháp môn đó chữa bệnh cho người thân, bởi vì công ơn chữa khỏi bệnh đầu tiên là nhờ Thầy Tổ, rồi đến những Thày đã truyền bá pháp môn đó cho chúng ta!
Cuối năm 2010, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm áp dụng bài học để chữa bệnh viêm mũi dị ứng, ho, cảm cúm. Nay muốn chia sẻ thêm kinh nghiệm đó qua cái tết vừa rồi. Đó là vấn đề làm sao quẻ dịch dán vào các huyệt đạo chữa bệnh có được kết quả tốt.
Qua kinh nghiệm, thử nghiệm nhiều lần, tôi thấy rằng lời khấn xin năng lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Vẽ quẻdịch mà không có lời khấn, năng lượng quẻ dịch tôi viết chỉ có khoảng 300 bi. Nếu ôm quẻ dịch đó vào trong lòng 2 bàn tay và khấn xin năng lượng chữa bệnh, thì quẻ dịch đó có năng lượng vô cực…
Nếu đúng là như vậy, thì 1 người chưa hề luyện tập thiền Lửa Tam Muội, có thể thu được quẻ dịch có năng lượng cao chữa khỏi bệnh nhờ việc thành tâm khấn xin năng lượng không ? Tôi đã thí nghiệm và thu được kết quả tốt.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Tản mạn Thiền Lửa Tam Muội

  Phạm Văn Tạc
Tôi tham gia sinh hoạt CLB DSNL đã được gần 2 năm rưỡi. Buổi đầu tiên tôi được Thầy chủ nhiệm khai mở luân xa cho khi cùng CLB đi dã ngoại tại chùa Phật Tích. Từ sau lần đó tôi bắt đầu ngồi thiền LTM hàng ngày. Thời kỳ đầu thực hiện thiền LTM tôi đã cảm nhận được những khác thường khi ngồi thiền như là người nóng lên, tuy trời lạnh nhưng mồ hôi vã ra trên trán, như có dòng khí xiên vào chân qua người rồi xì ra tai nhanh như sét...
Có lẽ mỗi người có những cảm nhận thấy những hiện tượng khác nhau khi thực hiện thiền trong những ngày đầu tiên. Tôi cũng vậy. Xin kể ra đây một số hiện tượng khó tin nhưng mà có thật đối với tôi.
 Ngồi thiền ở Côn Sơn tháng 9/2010

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Cuộc gặp lịch sử giữa tử tù và viên cai ngục (P2)

Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao Động)
Khóc lớn, rồi lại cười lớn, hai con người tưởng như là kẻ thù không đội trời chung kia đã nắm tay nhau. Bảy Nhu khoe với ông Tằng bàn thờ Phật nhỏ bé ở góc tủ: "Tôi sống được nhờ ăn chay và niệm Phật. Tôi biết ơn ông Tằng đã tha thứ cho tôi...
Viên cai ngục 40 năm trốn chạy
Việc đầu tiên của tôi, khi vừa đáp xuống sân bay Phú Quốc, là phải vượt 30km đường bụi mù, xóc nảy để le ve lượn quanh khu vực nhà Bảy Nhu thám thính. Điện thoại cho nhiều người quen biết Bảy Nhu mà tôi từng gặp ở An Thới, bao giờ tôi cũng chỉ dám dò hỏi sức khỏe mọi người, hỏi "bác Nhu" độ này bệnh thấp khớp còn hành hạ nhiều không, hoặc cái ban thờ Phật của người đàn ông ăn chay sám hối sau nhiều năm lấy mắt cá chân, đập bánh chè, nhổ răng hàng nghìn người tù yêu nước đó có còn không...

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

MIếng cam

(Kính tặng vợ chồng anh chị Thọ - Dư, hội viên CLB DSNL)

Miếng cam này em gởi trao anh,
Từ trái tim em ngọt mát lành,
Cuộc đời vinh nhục cùng chia sẻ,
Em thấy tóc anh hãy còn xanh.

Em thấy màu xanh trong mắt anh,
Cái màu tha thiết của tuổi xanh,
Thời gian không làm vơi cơn khát,
Em là dòng nước tưới đời anh.

Nhìn em say đắm miệng cười tươi,
Hạnh phúc nào bằng hơn bảy mươi,
Em đã tặng anh đời dịu ngọt,
Các con, các cháu - những tiếng cười.

Mới đó thôi mấy chục năm rồi, 
Nhớ lại ngày xưa vẫn bồi hồi.
Kỷ niệm bên em bằng cái tát,
Anh thả tình anh - theo dòng trôi.

Em như sông bên lở, bên bồi, 
Anh đợi phù xa sẽ sinh sôi,
Động lòng, bà Nguyệt se duyên phận,
Cho anh có em - chim thành đôi.

Mái tóc anh đã đổi màu rồi, 
Làn da đã chuyển sắc đồi mồi,
Duy có tình anh là vĩnh cửu,
Dành trọn cho em - mình em thôi.

Ta sống vì nhau, anh yêu ơi, 
Sông kia dẫu cạn, tình không vơi,
Nhan sắc đổi thay, đời vẫn đẹp,
Em nguyện bên anh đến trọn đời.
Hà nội, ngày 19/2/2011
Bạch Liên
Lời góp: Anh Trần Văn Thọ và chị Ngô Thị Kim Dư là một trong những cặp vợ chồng đẹp đôi nhất CLB. Anh chị đã có bài viết chia sẻ về việc luyện thiền qua bài Thu hoạch (xem TẠI ĐÂY). Anh Thọ là một trong những cây thơ được ưa thích ở CLB. Ban biên tập đã có dịp  giới thiệu với bạn đọc một số bài thơ anh sáng tác như bài CÔNG THẦYKỶ NIỆM. Khi xem bộ ảnh chúc Tết Thầy cô, khi nhìn thấy tấm ảnh chị trao anh miếng cam, chị Hiền (bút danh là Bạch Liên) đã ứng khẩu 4 câu thơ đầu, sau đó chị đã sáng tác hoàn chỉnh cả bài thơ. 

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Dã ngoại 9/3/2011

Hôm nay đoàn dã ngoại CLB gồm 17 người đã đi viếng mộ Cụ Trưởng Cần (Cụ Nguyễn Đức Cần) và đi lễ ở chùa Đậu. Đoàn đã ngồi thiền ở cả hai nơi, mỗi nơi được hai tiếng. Chuyến đi vui vẻ và có kỷ niệm rất đặc biệt.
Mời xem thêm về chùa Đậu TẠI ĐÂY.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Mùng 8 tháng 3

 Côn Sơn tháng 5/2010
Mùng 8 tháng 3 ngày Phụ nữ,
Chúc mừng nữ giới những bông hồng.
Việt Nam đất nước bao chìm nổi,
Đã góp phần tô thắm núi sông.

Vai trò "vợ - mẹ" trời ban chức,
Khác giới ai nào gánh được đâu.
Tổ ấm là thiên đường hạnh phúc,
Dệt nên, nữ góp nghĩa tình sâu.

Phụ nữ Việt nam rất tự hào,
Dựng nên truyền thống đẹp như sao.
"Anh hùng", "bất khuất" tia ngời sáng,
"Trung hậu", "Đảm đang" đức biết bao.

Đất nước ngày nay thời đổi mới,
Nữ nam bình đẳng mãi tôn vinh.
Gia đình bạo lực nhanh nhanh dẹp,
Nữ mới phát huy hết sức mình.

Mong sao phụ nữ bước thăng hoa,
Việc nước giỏi giang, đảm việc nhà.
Nam nữ đồng lòng cùng góp sức,
Gia đình tổ ấm, nước vươn xa.

Ngày 5/3/2011
Ngô Thị Thoa

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Cuộc gặp lịch sử giữa tử tù và viên cai ngục (P1)

Một bác trong CLB đã gửi cho ban biên tập Blog bản photocopy câu chuyện này với mong muốn chia sẻ với mọi người. Câu chuyện Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa tử tù và viên cai ngục gồm 3 phần. Xin giới thiệu lần lượt từng phần.

Cuộc gặp lịch sử giữa tử tù và viên cai ngục (P1)
Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao Động)
Chín cái răng tìm gặp "ác quỷ " nhà tù Phú Quốc Đầu tháng 12/2010, lần đầu tiên sau hơn 40 năm thoát khỏi cái nhà tù đã tra tấn đến chết 4.000 người tù cộng sản, yêu nước, ông Vũ Minh Tằng đã trở lại đảo Phú Quốc, thực hiện "cuộc gặp lịch sử" với "ác quỷ" Bảy Nhu.
Trong phóng sự Người về từ "địa phủ" và 9 chiếc răng lưu  lạc Dân trí đăng ngày 27/7/2010, chúng tôi đã kể về số phận thảm thương của một chiến sĩ cộng sản kiên trung trở về từ "địa ngục trần gian" nhà tù Phú Quốc. Được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi tiếp tục đăng thông tin tiếp theo về cuộc gặp gỡ  giữa "người về từ địa phủ" Vũ Minh Tằng và kẻ từng được mệnh danh là "ác quỷ"  ở nhà tù Phú Quốc.

Chợ hoa Tết Tân Mão

Tết về đi chợ hàng hoa,
Đông vui tấp nập thật là xuân tươi.
Quất, mai hé nở nụ cười,
Hoa đào như những đôi môi thắm hồng.
Lay dơn, hồng trắng, hồng nhung,
Biết bao hoa nữa hương nồng đua chen.
Không bằng hương ngát hoa sen,
Môi son má phấn như ghen lấn đào.
Trẻ thơ nhộn nhịp vui sao,
Bóng bay lơ lửng trên cao bầu trời.
Chợ hoa hương sắc chào mời,
Xuân về, Tết đến hoa cười thêm tươi.
Nguồn thơ ngây ngất sáng ngời nguồn thơ.
Xuân Tân Mão
Ngô Thị Thoa

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Đền thờ Bác Hồ

 Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Ba Vì. Nguồn ảnh: Internet
Ngôi Đền thờ Bác trên Đèo De,
Du khách thập phương khắp hướng về.
Đồi núi bốn bề xanh bát ngát,
Quanh đền hoa lá thắm xum xuê.

Đứng trước ban thờ tôn kính Bác,
Dâng hương tưởng niệm đấng anh minh.
Quyết theo đường Bác, noi gương sáng,
Vững bước vì dân, sống hết mình.

Rạo rực trong tim hình tượng Bác,
Thấm đôi câu đối, đức cao dày.
Thâu hết tinh hoa kim cổ lại,
Xây cao văn hiến nước non nhà.

Ngô Thị Thoa

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Vài nét về Cụ Trưởng Cần

 Mộ Cụ Trưởng Cần (Nguyễn Đức Cần)
Cụ Nguyễn Đức Cần sinh vào đêm 30 Tết Kỷ Dậu 1909 tại làng Đại Yên, Hà Nội và mất vào ngày 13/7/1983 (tức ngày mùng 4 tháng 6 năm Quý Hợi). 
Cụ sinh trưởng trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước. Cụ đã tham gia cách mạng, từng là Đại đội trưởng Đại đội Lam Sơn. Cụ là người đầu tiên vượt qua hàng rào vào chiếm Bắc Bộ phủ trong ngày cách mạng 19 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội.
Với khả năng đặc biệt chữa bệnh không cần dùng thuốc và chữa bệnh từ xa, cụ đã chữa cho hàng vạn bệnh nhân, kể cả những người bệnh “thập tử nhất sinh”. Cụ đã mang lại cuộc sống cho rất nhiều người. Với tình thương người, cụ chữa bệnh không lấy tiền, kể cả quà cáp của bệnh nhân. Cụ còn giúp người bệnh thấy được những lỗi lầm mà sửa sang tính nết “ăn ở đối xử làm sao cho đúng nghĩa’’. Cuộc đời của cụ đã trải qua những tháng năm lao động cực nhọc vì vậy cụ cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ của quần chúng lao động. Cụ đã cứu giúp hàng ngàn, hàng vạn người vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo. Cụ đã chữa khỏi nhiều loại bệnh như: điên, ung thư, máu trắng, sơ gan cổ chướng, liệt tay, liệt chân, phù thận, thấp khớp, hen, trĩ, viêm não, đau dạ dày…Hàng ngàn bức thư có dán ảnh của những người bệnh gửi đến cảm tạ và ca ngợi công đức của cụ. Cuộc sống cần kiệm và đức độ của cụ đã cảm hóa được rất nhiều người.
 Cụ Nguyễn Đức Cần tiếp chuyện ông Nguyễn Phúc Giác Hải
Năm 1974 được phép của Ủy ban khoa học nhà nước, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã đến trực tiếp gặp cụ và tiến hành nghiên cứu việc chữa bệnh của cụ. 26/4/1974 trong buổi báo cáo của những người nghiên cứu tại Bộ công an, Bộ trưởng Bộ công an Trần Quốc Hoàn đã phát biểu: “Việc chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần là có cơ sở khoa học...’’
30/4/1974  các cơ quan chức năng đã tiến hành quay phim hai ca chữa bệnh của cụ và các bác sỹ phản biện đã công nhận việc chữa bệnh của cụ đã có kết quả ban đầu.  Sau đó, do nhiều nguyên nhân, việc chữa bệnh của cụ đã gặp một số khó khăn. Năm 1983 cụ qua đời, để lại sự tiếc thương cho bao người đã từng biết đến cụ.
Mặc dù cụ mất đã lâu nhưng mọi người vẫn thường đến thắp hương và ngồi thiền tại mộ của cụ. 
(Nguồn: Blog nguoiVietNam)

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Lớp Thiền

 Ảnh chụp trên nền nhà cụ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Lớp thiền tám bốn chúng ta,
Bùi Xương Trạch phố mái nhà tâm linh.
Thứ bẩy đạo hữu chúng mình,
Cùng nhau tập luyện dưỡng sinh nhà Thầy.

Học thiền cũng lắm công phu,
Tập trung tư tưởng như tu tại nhà.
Quán tưởng vào các luân xa,
Năng lượng vào mạnh giúp ta khỏe người. 

 Sau phút xả thiền
Đời vui rộn rã tiếng cười,
Nhờ Lửa Tam Muội tuổi đời bách niên.
Tháng 2/2011
Vũ Thị Yến