Nguồn ảnh: Internet |
"Bác sĩ tốt nhất là chính mình, tâm tính tốt nhất là yên tĩnh. Vận động tốt nhất là đi bộ, đạm bạc, yên tĩnh mà sống tốt hơn dùng thuốc. Hãy quên đi quá khứ, không quá chú ý đến hiện tại, hưởng thụ hết ngày hôm nay, hướng về ngày mai tươi đẹp!"
Trích bài nói chuyện của bác sĩ Trung Quốc Hồng Chiêu Quang, về các bệnh tim mạch đối với người cao tuổi.
Bác sĩ Hồng Chiêu Quang là Phó Chủ nhiệm, ủy viên tư vấn, chuyên gia tim mạch của Bộ Y tế Trung Quốc. Ông có những nhận xét sâu sắc về sức khỏe con người. Xin giới thiệu bài nói chuyện của bác sĩ về các bệnh tim mạch đối với người cao tuổi.
Tuổi thọ con người ít nhất là 100, dài nhất là 175 tuổi, tuổi thọ được thừa nhận là 120 tuổi. Vậy ta phải sống như thế nào đây để 70, 80 tuổi không có bệnh, sống đến 90 tuổi vẫn còn khỏe, không có bệnh. Mọi người đều phải khoẻ mạnh đến 100 tuổi, đó là quy luật bình thường của sinh vật. Đáng sống được đến 120 tuổi mà nhiều người chỉ được hưởng 70 tuổi, như vậy là chết sớm 50 năm. Thậm chí có người mới 40 tuổi đã mắc bệnh này, bệnh nọ, phải chữa trị tốn rất nhiều tiền bạc nhưng rồi vẫn chết sớm, hoặc dai dẳng nằm trên giường bệnh hàng năm... là hiện tượng không hiếm thấy hiện nay.
Qua điều tra ở Bắc Kinh, học sinh tiểu học mà các cháu đã có chứng cao huyết áp, ở trung học đã có cháu bị xơ cứng động mạch rồi. Vì vậy hôm nay chúng ta cần thảo luận kỹ vấn đề này.
Vì sao hiện nay nền kinh tế phát triển, tiền có nhiều, mức sống vật chất nâng cao mà có nhiều người lại chết nhanh đến vậy? Có người cho rằng sự phát triển các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, ung thư, đái tháo đường tăng nhiều do kinh tế phát triển, do đời sống sung túc tạo nên. Tôi nói rằng không phải như vậy, mà chính do nguyên nhân thiếu hiểu biết về sức khỏe. Kinh nghiệm ở Mỹ cho thấy, người da trắng so với người da đen thì người da trắng tiền nhiều, sinh hoạt vật chất tốt hơn, nhưng các loại bệnh nói trên thì người da trắng mắc phải ít hơn, tuổi thọ trung bình của họ cao hơn. Xét trên góc độ khác, giới lao động trí óc được mệnh danh là người "cổ áo trắng" có địa vị cao, thu nhập cao, nhưng họ mắc bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết ít, tuổi thọ cao hơn người "áo cổ xanh”? Đó là vì mức độ được giáo dục về sức khỏe, văn minh tinh thần, hiểu biết về vệ sinh, cách thức tu dưỡng sinh phòng ngừa bệnh của các loại người này khác nhau.
Vì vậy cần phải khẳng định rằng việc tuyên truyền giáo dục kiến thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ trong thời đại mới cần phải được đẩy mạnh nhiều hơn nữa.
Bây giờ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta chủ yếu là bệnh gì? Bệnh tim, mạch máu đứng hàng đầu. Các chuyên gia ngành y thế giới dự đoán rằng hoàn toàn có thể giảm hẳn số người chết vì bệnh tim mạch nếu như làm tốt việc dự phòng.
Bác sĩ Trọng Đào Hằng đã có lần nói rằng: "Rất nhiều người chết không phải vì bệnh nặng mà chết vì sự thiếu hiểu biết về giữ gìn sức khoẻ."
Có một trường hợp là: Có một bệnh nhân mắc bệnh tim, bác sĩ yêu cầu phải tránh nóng vội, không được dùng sức một cách đột ngột. Về nhà cần bê dọn sách, nếu mỗi lần bê dăm ba cuốn thì chẳng sao, nhưng ông ta bê từng bó hàng chục cuốn, quá sức tim ngừng đập, nhờ kịp thời làm hô hấp nhân tạo nên tim mới đập trở lại, nhưng não thì đã bị chết vì thiếu máu nên nhiều chức năng không hoạt động trở lại nữa, biến thành người "thực vật'?
Có một người khác mua một xe củi để ở tầng 1 rồi tự chuyển lên tầng 3. Nếu chuyển nhẹ 5, 3 cây một lần thì không sao, đằng này muốn nhanh vác một lúc 20, 30kg nên bị trụy tim phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Để cứu sống mạng người bác sĩ yêu cầu tiêm thuốc biệt dược trợ tim mạch, mỗi mũi tiêm 2.000 USD, nhờ thuốc tốt nên tim và mạch máu hoạt động trở lại, phải điều trị tốt cho khỏi. Đến khi ra viện phải thanh toán viện phí hết 8.000 USD. Một giá phải trả quá cao do sự không hiểu biết rằng đối với người cao tuổi thì không nên làm việc quá sức mình.
Các nhà khoa học của chúng ta thường nhắc đến một câu sau: người cao tuổi cần chú ý "3 cái 1/2 phút và 3 cái 1/2 giờ”. Làm được hai câu trên không tốn một xu, mà cứu được nhiều người khỏi cái chết đột ngột. Vì sao họ chết quá đột ngột như vậy? Vì ban đêm họ dậy đi tiểu tiện nhanh quá làm cho não bị thiếu máu, làm chóng mặt mà bị ngã, thậm chí làm cho tim ngừng hoạt động và não bị chết luôn.
Thực hiện 3 cái 1/2 phút tức là khi muốn dậy phải nằm thêm 1/2 phút, khi đã dậy phải ngồi 1/2 phút, khi đã bỏ chân xuống giường cần phải chờ thêm 1/2 phút nữa mới từ từ đứng dậy để đi vệ sinh. Nhờ vậy tránh được hiện tượng não bị thiếu máu, lại vừa bảo vệ được tim không co bóp quá sức, tránh được nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bị trụy tim dẫn đến tử vong.
Còn 3 cái 1/2 giờ là gì? Tức là sáng ngủ dậy đi bộ hoặc tập thái cực quyền dưỡng sinh 1/2 giờ, buổi trưa nằm ngủ 1/2 giờ, đến bữa tối lại dành 1/2 giờ đi bộ nhẹ nhàng để có một giấc ngủ ngon.
Có người cho rằng bây giờ khoa học kỹ thuật cao siêu bị bệnh gì cũng có thuốc chữa khỏi. Xin nói rằng muốn chữa bệnh phải tốn nhiều tiền vô kể. Y học hiện đại chỉ có thể phục vụ chữa bệnh nặng cho một số rất ít người, còn đối với số đông thì dùng biện pháp dự phòng là chủ yếu. Thí dụ, muốn khống chế bệnh cao huyết áp, cách tốt nhất là mỗi ngày uống một viên thuốc hạ áp do bác sĩ chỉ định để giảm lượng máu tràn dần vào não. Nếu một khi máu từ từ tràn ngập não thì vô cùng phức tạp, phải hết sức khó khăn mới mở sọ não rút được máu ra, đồng thời phải chấp nhận hậu quả bán thân bất toại suốt đời. Phương pháp phòng ngừa này chẳng khó khăn gì cả mà đã làm cho nhiều người khỏi chết, giảm được rất nhiều sự cố bất ngờ. Cho nên có thể kết luận rằng thuốc men và thiết bị y tế hiện đại không bằng phòng bệnh. Người cao tuổi càng phải coi trọng phòng bệnh là chính.
Đến đây cần nói một điều quan trọng, tức là vấn đề quan niệm. Quan niệm cần phải được chuyển biến. Chúng ta nhận thức một cách đầy đủ rằng bây giờ có nhiều loại bệnh xét đến cùng là do phương thức sinh hoạt không văn minh tạo ra, nếu như chúng ta kiên trì lối sống văn minh thì có thể không mắc bệnh, ít mắc bệnh.
Khái quát lại chỉ có một câu, 16 chữ "Thức ăn phù hợp, vận động vừa sức, bỏ thuốc, bớt rượu, cân bằng tâm trạng". Với câu 16 chữ này có thể làm giảm 55% bệnh cao huyết áp, xuất huyết não, 75% bệnh nhồi máu cơ tim, 50% bệnh tháo đường, 1/3 bệnh ung thư và bình quân kéo dài tuổi thọ 10 năm trở lên mà không phải tốn thêm bao nhiêu tiền, do đó cách giữ gìn sức khỏe hàng ngày thực đơn giản mà hiệu quả thì vô cùng to lớn.
Vì sao nói quan niệm phải chuyển biến? Năm 1981 tôi sang Mỹ, chuyên nghiên cứu y học dự phòng do giáo sư Stamny hướng dẫn. Năm 1983 ông dẫn tôi đến tham quan và dự hội nghị tại Công ty Điện lực phía tây Chicago nước Mỹ. Lúc cùng ngồi ăn trưa, ông chủ Công ty nói là hôm nay trong hội nghị chúng tôi có trao tặng thưởng cho tất cả những ai trong Công ty từ 55 đến 65 tuổi, đang làm việc hay đã về hưu mà trong 10 năm qua không bị bệnh lần nào. Mỗi người được thưởng 1 chiếc áo sơ mi dài tay, một cái vợt đánh bóng tennis và một phong bì lãnh tiền thưởng. Đây chẳng qua chỉ là phần thưởng tượng trưng nhưng tất cả mọi người đều vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Lúc về tôi nghĩ lại thấy nhà tư bản Mỹ thật là khôn ngoan quá! 10 năm công nhân viên chức không bị đau ốm đã khiến họ tiết kiệm được mấy chục triệu tiền thuốc men, viện phí, còn phần mà họ chi tặng chẳng đáng là bao! Nhớ lại buổi tham quan càng không lấy gì làm lạ là công ty này có nào là bể bơi hiện đại, nhà tập thể thao đồ sộ, sân bóng tennis và 4, 5 các sân bóng khác, tạo thuận lợi cho mọi người rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh tật rất hiệu quả.
Khi trở về nước, nhận thấy ngay ở Bắc Kinh, các chủ tịch công đoàn, các bí thư chi bộ của chúng ta cứ mỗi ngày tết, ngày lễ là bận rộn đến bệnh viện, đến nhà thăm và tặng quà cho các đồng chí ốm yếu, tôi hoàn toàn không phản đối việc làm này vì đây là sự thể hiện tình cảm cách mạng cao cả rất đáng duy trì và phát huy mãi mãi. Vấn đề là cũng cần khích lệ những người có thành tích giữ gìn sức khoẻ để phục vụ công tác tốt chứ. Người quản lý cần biết chi tiêu cho việc giữ gìn sức khoẻ để giảm thiểu việc phải chi tiêu cho việc chữa bệnh.
Theo tính toán của chuyên gia y tế thì đối với bệnh tim mạch, nếu chi một đồng cho việc dự phòng có thể tiết kiệm được 100 đồng phải chi cho việc chữa trị nó. Hiệu quả này vừa đúng với xã hội mà cũng đúng với từng gia đình.
Tôi đã làm một cuộc khảo sát ở nông thôn Bắc Kinh. Đến thăm một gia đình nông dân làm ăn rất thành đạt trong thời kỳ đổi mới, mỗi năm thu nhập khoảng 6.000 USD nên dám mua cho con trai một chiếc ô-tô để đi lại làm ăn, nhà có 7 nhân khẩu. Khi vào nhà khảo sát cụ thể, tôi mới phát hiện ra là cả nhà dùng chung một chiếc bàn chải răng và họ cho rằng như thế là đủ!
Kiểm tra sức khoẻ, tôi phát hiện trong 7 người đã có 4 người mắc bệnh cao huyết áp. Thực tế là vệ sinh răng miệng có thể làm giảm rất nhiều bệnh, thí dụ: xơ cứng động mạch, cao huyết áp, các bệnh về tim. Tại nước ngoài vệ sinh răng miệng được coi là quan trọng hàng đầu. Tổ chức y tế thế giới cũng đã nhiều lần nhắc đến tầm quan trọng đặc biệt của vệ sinh răng miệng đối với sức khoẻ con người. Cho nên quan niệm cần phải được chuyển biến, từ trị bệnh sang phòng bệnh.
Bây giờ nói về tại sao nhiều người mắc bệnh xơ cứng động mạch, đái tháo đường? Mắc các chứng bệnh này là do hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là cơ quan di truyền còn nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố hoàn cảnh sinh hoạt. Sự tác dụng lẫn nhau giữa nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài làm cho ta mắc bệnh.
Trước hết nói đến nguyên nhân bên trong là "di truyền" nó chỉ là một xu hướng. Nếu cả bố lẫn mẹ đều mắc bệnh cao huyết áp thì có 45% con sinh ra mắc phải bệnh đó nếu hai bố mẹ có một người cao huyết áp thì 28% con sinh ra mắc bệnh cao huyết áp; nếu cả cha lẫn mẹ đều không mắc bệnh này thì con đẻ ra cũng không bị mắc bệnh cao huyết áp, nếu có chỉ chiếm 3,5%. Vì thế chúng ta nói rằng, di truyền chỉ là một xu hướng.
Nếu một đứa trẻ sơ sinh đã có lượng Cholesterol trong máu cao hoặc chỉ mới vài tuổi đã bị cao huyết áp thì đó là những trường hợp do di truyền. Anh A ăn nhiều thịt mỡ thì tăng mỡ trong máu hoặc mắc bệnh nhồi máu cơ tim, còn anh B thường xuyên ăn thịt nhưng không thấy mắc những bệnh tim mạch, ấy là vì yếu tố di truyền của họ khác nhau.
Nếu nhìn bề ngoài, người này so với người kia cao thấp, béo gầy có khác nhau nhưng chênh lệch không lớn lắm, còn về tác động của trạng thái tinh thần đến sinh lý thì trái lại có thể khác biệt nhau rất lớn.
Lấy thí dụ khi nổi giận, đối với ông A thì mặt đỏ lừ, tim đập mạnh, huyết áp tăng rất cao, còn đối với ông B thì khác, tim không đập nhanh, huyết áp cũng không tăng nhưng dạ dày thì đau thắt lại, thậm chí chảy máu hoặc thủng dạ dày.
Cũng gặp trường hợp nổi nóng, nhưng ông C lại phát bệnh tháo đường hoặc lượng đường trong máu tăng cao vọt lên; ông D lại hoàn toàn khác, huyết áp, tiểu đường cũng như dạ dày chẳng bị ảnh hưởng gì cả, nhưng lại phát ung thư trên một vài bộ phận nào đó.
Trong khoa của tôi có một lão bệnh nhân 60 tuổi, trước đây rất khỏe mạnh chẳng hề phát hiện có bệnh gì cả. Gần đây, một hôm về tới nhà thì nghe cậu con trai độc nhất năm nay 25 tuổi lại sắp cưới vợ vừa bị tai nạn giao thông tuy không chết nhưng vì bánh xe đè ngang cổ làm đứt hết toàn bộ dây thần kinh qua cổ khiến cho tứ chi không cử động được, làm việc được, suốt đời phải có người hầu hạ, trên mình phải đeo 7 cái ống dẫn bài tiết. Phí chữa bệnh lại càng kinh khủng: cứ 3 ngày mất 1.200 USD.
Gặp phải tai nạn "trời giáng" đó ông lão không ăn được mà uống cũng không trôi mấy ngày liền. Người nhà đưa vào viện, làm siêu âm phát hiện ngay thực đạo có một cái u lớn chèn ngang cổ họng, muốn cứu sống phải lập tức mổ để cắt đi. Khi mổ u cổ, bác sĩ còn phát hiện trong dạ dày còn có 2 u khác. Thế là sau ca mổ lớn này, ông già kiệt sức và chết trước đứa con trai bại liệt suốt đời.
Trong "Cách mạng văn hóa" cũng có vô số trường hợp chứng minh sự tác động tiêu cực của nguyên nhân bên trong đến bệnh tật. Nhưng cũng chứng minh rằng nguyên nhân bên trong không đóng vai trò chủ yếu sinh bệnh, nhất là các bệnh mãn tính, nó chỉ chiếm 20%, còn 80% là do các nguyên nhân bên ngoài gây ra. Do đó, có thể điều tiết các nguyên nhân bên ngoài bằng một lối sống khoa học để giảm bệnh và chúng ta có thể khẳng định rằng chìa khóa của sức khỏe nằm trong tay mỗi chúng ta. Có thể khái quát nguyên nhân bên ngoài thành 4 câu ngắn gồm 16 chữ như đã nói ở phần trên.
(Còn tiếp)
(Tham khảo từ các nguồn trên Internet)
Bài này hay nhưng rất dài. Thu ngắt ra làm 5 phần nhưng vẫn thấy dài. Ngắt nhỏ nữa thì lại không hết ý. Cứ đọc đi rồi đọc lại mãi mới quyết định cắt làm 5 phần chứ lúc đầu đăng hết cả bài tính cho nhàn. Sau nghĩ "thương" mắt của bà con nên lại cố thêm một tẹo. Cả nhà trước khi đọc một ngón tay giữ phím Ctrl và một ngón nữa nhấn phím + để chữ to lên đọc cho dễ nhá.
Trả lờiXóaLâm Phúc nói:
Trả lờiXóaBài nói chuyện của BS Hồng Chiêu Quang rất hay và quan trọng cho những ai muốn tìm hiểu cách dưỡng sinh thế nào cho hợp với khoa học hiện đại: ăn thế nào, tinh thần thế nào, tập luyện thế nào…
Hoan hô bạn Hồng Thu cho trích đăng bài này, từng phần từng phần một, rồi in toàn bài ra cho mọi người cùng nghiên cứu tham khảo.
Bên cạnh bài này, còn bài của BS Tề Quốc Lực, hai bài sẽ bổ xung cho nhau, đều là người gốc Trung Hoa.
Ngoài ra, còn nhiều tài liệu dưỡng sinh hay nữa , như: Canh dương sinh Nhật Bản, y học Vermont ( 1 kinh nghiệm dân gian vùng Vermont, Mỹ, nơi BS sống và tổng kết), Các xác chết không nói dối ( BS Walloc, Mỹ, chủ đạo nói về tầm quan trọng của các vi khoáng, vitamin..)…các tài liệu này lưu truyền rộng rãi trong các câu lạc bộ ngoài trời….
Hồng Thu cố gắng lên nhé! Chúc nhiều thành công!
Hãy quên đi quá khứ. Hướng về ngày mai tươi đẹp giống y lời động viên của cháu với Em Duy Phương" hìhìhì. Bài đăng của Cô Thu hay thật và cháu cũng bất ngờ và cũng không ngờ quan điểm của Bác sỹ tài ba này lại trùng hợp quan điểm với cháu Hải Vân. Vui thiệt
Trả lờiXóa@ A Tùng: Em đọc và biết tài liệu này từ lâu rồi, nghĩ là mọi người trong CLB cũng đã đọc nên không có ý định đăng. Hôm qua sang lớp anh Tạc đưa cho tập tài liệu và bảo em nghiên cứu xem có đăng lên blog để đưa vào Tập san được không? Về nhà xem lại, đối chiếu với một số bản trên mạng thấy thiếu một số chỗ nên em quyết định đăng để chia sẻ với mọi người. Bài của BS Tề Quốc Lực "Bí quyết sống lâu" em đã đăng trước đây rồi, còn các tài liệu khác sẽ đưa vào từ từ một cách có chọn lọc, kẻo người ta lại bảo trang Blog CLB mình là chuyên copy và paste thì chán lắm.
Trả lờiXóa@ Hải Vân: Nếu không quên đi quá khứ, lại quá chú ý đến hiện tại và chẳng nghĩ gì đến tương lại thì có tham gia CLB của mình được không nhỉ?
Vâng! Đấy cô thấy chưa cháu chỉ tóm tắt ý chính thôi qua bài và lời động viên của cháu với em Duy Phương. Quan điểm của Em Duy Phương là đúng nhưng mình hãy quên ...cái không đáng có, cái không đáng nhớ để tư tưởng và tâm hồn mình nhẹ nhàng, thanh thản và có thời gian để sống hướng tới những điều tốt đẹp hơn làm nhiều việc Thiện hơn như Cô cùng các Bác hay tham gia ủng hộ từ thiện đấy. Và chính suy nghĩ và tư tưởng đấy Bởi vậy cháu mới có duyên gặp được Thầy Thường chỉ bảo cùng cơ hội học Thiền với các Bà, Các Cô. Và cháu cũng có nhiều cơ hội và cơ duyên khác để cháu Vân bây giờ chín chắn và trưởng thành hơn Nếu không có suy nghĩ và tư tưởng đấy thì làm sao Cháu Vân có cơ hội gặp được Thầy Thường và có cơ hội bên cạch các Bà, các Cô. Chính tư tưởng và suy nghĩ đấy nên mới có cháu Hải Vân ngày hôm nay
Trả lờiXóa@HT : "An niên trong hiện tại"?
Trả lờiXóa@ TL: "An niên trong hiện tại"---> Anh trích dẫn câu này ở đâu mà em tìm ko ra? Trước khi đăng, thường em soát đi soát lại khá kỹ, nếu có sai lỗi chính tả là lỗi do Ubuntu cứ bắt gõ xong phải cách một cái nếu ko lập tức nó tự động paste ngay những chữ cái mình vừa đánh vào chỗ con chỏ dừng lại.
Trả lờiXóaTrong đoạn này có một câu em ko thích đó là: "Thí dụ, muốn khống chế bệnh cao huyết áp, cách tốt nhất là mỗi ngày uống một viên thuốc hạ áp do bác sĩ chỉ định để giảm lượng máu tràn dần vào não.". Thực ra theo em, nếu gọi là cách tốt nhất thì đó là THIỀN. Bên CLB có nhều người không còn phải uống đều đặn mỗi ngày một viên hạ huyết áp sau mấy tháng tập thiền.
Hìhì. Cô Thu à!. Nếu cháu không nhầm chú viết sai lỗi chính tả rồi "An Nhiên trong hiện tai" Cô đọc xong hiểu nhầm ý của chú rồi. Cơ bản hiện tại cháu đang bận nếu không cháu tranh thủ cơ hội chia xẻ về sự "An Nhiên trong hiện tại" với các Bà, các Cô, các chú
Trả lờiXóaXin góp bài bằng câu nói của bác sỹ Hà Thị Thanh:
Trả lờiXóaNgười lớn tuổi không hề có bệnh, nếu có bệnh thì chỉ có một bài thuốc là điều trị được mà thôi, đó là sống vui, sống khỏe và làm những gì mình thích.
Bà giải thích thêm: ngoài 50 tuổi thì cơ thể bắt đầu rệu rã rồi, "rờ" đâu cũng bệnh, vá chỗ nọ thì bục chỗ kia, lại mau bệnh hơn.
Hiện bà Thanh chưa tới 90 tuổi, vẫn minh mẫn, vẫn đi chơi rong ruổi, vẫn "khoái" lên mạng in-te-nét xem thiên hạ "mần ăn" ra sao.
HCQuang (một blog hàng xóm của blog này của chúng ta)
@ A HCQuang: Chào mừng anh ghé qua trang CLB. Em vẫn đọc các bài của anh trên Blog Trỗi. Nếu anh tâm đắc với câu của bà Thanh thì anh có thể làm hội viên từ xa của CLB rồi đấy. Anh xem em để trên thanh trên câu này từ lâu rồi: "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Trả lờiXóa@ Hải Vân: Không phải đâu. Lúc đầu cô tưởng chú Tuấn Linh phát hiện ra lỗi chính tả, nhưng hình như không phải vậy. Chú ấy muốn nói đến một ý khác. Kiểu như là quan niệm sống.
Cháu Hải Vân sửa đúng đấy,tại vì dùng chuột hồng ngoại nên hay tự nhẩy chỗ, lại ko đọc lại trước khi đăng.
Trả lờiXóa"An nhiên trong hiện tại",là một cách diễn đạt lời dạy của Phật Tổ (hoặc là "An trú trong hiện tại",hoặc "Thực tại hiện tiền"...vv)
Đây là một trong số ít triết lý căn cốt,sâu xa và chính yếu cho người Tu Phật trong cõi nhân sinh.
Ấy là vì đọc câu com của HT "Nếu không quên đi quá khứ, lại quá chú ý đến hiện tại và chẳng nghĩ gì đến tương lại thì có tham gia CLB của mình được không nhỉ?"nên mới nảy ra ý hỏi lại (trước đây HT đã có bài về đề mục này rồi).
Thảo luận đề tài này rất lý thú.
Cháu Hải Vân phát biểu ý kiến xem nào. Nhớ là cố gắng viết cho cô đọng nhé.
Cháu Hải Vân cám ơn lời góp ý của Chú. Cơ bản từ trước đến giờ cháu không bao giờ nghĩ mình cầm bút để viết lên những suy nghĩ để chia xẻ để nhận xét về một vấn đề. Và cuộc sống của Cháu từ trước đến giờ đều vui vẻ, vô tư cũng y như bài viết cùng lời nhận xét của Cháu. và bằng lòng với gì mình có cùng cố gắng sống hướng tới những điều“Chân”, “Thiện”, “Mỹ”
Trả lờiXóaKhi viết Cháu mới thấy làm một nhà văn vô cùng khó, làm sao viết để tất cả mọi người đều có thể đọc được, hiểu nội dung viết và qua bài đấy mọi người đều có thể ngộ, hiểu cùng có cái nhìn, định hướng cùng quan điểm của cuộc sống tương đồng nhau đó là thành công lớn của người cầm bút
Cháu viết với ý nghĩ cơ bản không phải nhà văn và viết không mong muốn gây ấn tượng, cảm xúc cùng lời khen, lời tuyên dương… dành cho mình
Với một bài viết và bài nhận xét của Cháu làm sao để các Bà, các Bác… am hiểu về văn chương nghệ thuật cũng có thể đọc hiểu bài của cháu và nhận ra ý nghĩa sâu xa của bài cháu viết. Lời viết rất là đơn giản mộc mạc, dễ hiểu, rất là vô tư , rất gần gũi cùng tâm trạng để đi vào lòng bà con cô bác
Chú thấy không cuộc sống thì muôn vàn khó khăn… Sự vô tình của Thiên Nhiên gây ra cho con người đã là một phần. Sự vô tình giữa con người với con người với nhau, kèm theo là sự ích kỷ, mưu mô, tính toán, cám dỗ, cạm bẫy… giữa con người với con người với nhau
Chúng ta may mắn được là chính mình hãy bằng lòng vui vẻ với cuộc sống mình đã có để bớt “ Tham”, “Sân”, “Si” và trân trọng những gì mình có để tránh “ Có Voi đòi Tiên”.Và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để mình xử xử tránh làm “ Tổn thương tinh thần và tình cảm của người khác”. Cháu nghĩ đấy cũng là một phần của “An Nhiên Tự Tại”
Chú à! Cháu định trích dẫn chuyện vào nhưng Chú bảo cháu viết cô đọng
Trả lờiXóaCháu nghĩ bài cháu viết như vậy quá xuất sắc, Cháu không dám nghĩ là khả năng của mình, đấy là bài của mình viết ra. Nếu trích dẫn truyện vào bởi vì môi trường cuộc sống thực tế là hoàn toàn khác. “Lúc cương, Lúc nhu”, “Lúc tiến, lúc lui” “Vừa nhẹ nhàng, dịu dàng, đoan trang lại vừa đanh đá”. Để có thể giữ mình và là chính mình trong mọi lúc, mọi nơi mọi hoàn cảnh và cố gắng làm sao có thể xoay chuyển tình thế và cố gắng làm cho đối phương thay đổi cách nhìn nhận, cùng nhau vui vẻ để sống, cùng nhau hướng tới điều Thiện. Nói sơ qua về cháu. Một mình đi rõ nhiều và lượn rõ nhiều và tự do tung hoành. Tới đâu đều được sự tiếp đón ân cẩn và sự chỉ bảo của Bà con Cô bác …Đến nhà Thầy Thường được phen lớp náo loạn. Chị Thủy lớp trưởng hỏi “ Em là phóng viên à? . Em không phải phóng viên. Em vào đây ăn trộm à?. “Chị nhìn lại mặt em đi chị” Cơ bản cháu nghĩ mình còn phải xin học ở đây. Nên nhường và nhịn Chị không bàn cãi nhiều.
Và sau này Thầy cũng biết về Cháu. Cháu mới nói “ Nhà Thầy quá nhỏ để cho con Chạy”
Chào HT.
Trả lờiXóaNếu rảnh, bạn có ghé thăm lanbien-scuba.blogspot.com để thay đổi không khí, biết đâu đông tây kết hợp lại hay.
Chào anh HCQuang,
Trả lờiXóaCảm ơn lời mời của anh. Em đã có lần thăm trang của các anh, cũng lâu rồi, và xin phép được copy bài Lặn trong tăm tối mang về đăng trên blog của CLB. Trang của các anh làm em thực sự ngạc nhiên, thích thú pha lẫn sự khâm phục.
"Nếu không quên đi quá khứ, lại quá chú ý đến hiện tại và chẳng nghĩ gì đến tương lại thì có tham gia CLB của mình được không nhỉ?"
Trả lờiXóaHg Vân xin mạo muội bàn góp: Hãy tưởng tượng như khi ta điều khiển xe máy vậy, ta luôn phải uyển chuyển kết hợp vừa sử dụng gương chiếu hậu, vừa phải chú ý quan sát phía trước lúc xa, lúc gần, tập trung tâm trí, toàn thân vào việc vận hành đúng kỹ thuật cho xe chạy.
Nếu chỉ nhìn gương chiếu hậu không thôi, chắc chắn sẽ bị tai nạn. Nếu chỉ quá chú ý nhìn gần, nhìn trước mặt thì chỉ tránh được gạch, đá, ổ gà, tránh va quệt với xe bên cạnh mà thôi, và như thế tai nạn giao thông vẫn sẽ xảy ra. Còn chỉ nhìn ra xa không thôi, thì hãy thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra đây. Kết luận: muốn không xảy ra tai nạn khi đi trên đường bằng xe máy, ta phải luôn chú ý tập trung tư tưởng, quan sát đằng trước vừa tầm xa, vừa tầm gần, quan sát cả phía sau ta thì ta mới đi tới đích an toàn được.
Còn điều kiện để có thể tham gia CLB TNDS ư? HgVan được Thầy dạy là chỉ cần có tính kiên trì và lòng tin là được mà.
Có thể hiểu sâu hơn và câu cửa miệng của mọi người thường nhắc "Miếng ngon nhớ lâu cơ cầu nhớ mãi"
Trả lờiXóaCháu vội và bấm nhanh quá chưa kịp chỉnh lại rồi
Trả lờiXóaCô Vân à! Nếu cháu không nhầm ý Cô Thu là như vậy và ý của bài của Cô Thu đăng nhằm mục đích để cho chúng ta sống tốt hơn
Trả lờiXóaCơ bản mình đọc để hiểu, ngộ ra và tìm ra quan điểm chung và cùng nhìn hướng về một phía ánh sáng mặt trời
@ Chị Vân: Thực ra em chỉ có ý định nói về 2 chữ thiền định thôi. Nếu khi tập thiền mà đầu óc cứ mải nghĩ đến những chuyện đã xảy ra quá khứ, luẩn quẩn với những chuyện ở hiện tại và lo lắng về tương lai thì khó mà định được lắm ạ.
Trả lờiXóa@HT: Câu này 'chuẩn'.Ý khác hẳn câu trước.
Trả lờiXóaThu: thì chị cũng lấy ví dụ cho dễ hiểu thôi mà. Ngoái lại nhìn gương chiếu hậu như nhìn vào quá khứ, nhìn phía trước mặt là hiện tại và nhìn xa hơn ví như nhìn vào tương lai. Còn để bàn về chữ ĐỊNH thì có lẽ phải nhờ anh TUALINH rồi.
Trả lờiXóaCháu đã từng tâm sự cùng lời khuyên đối với các Cô, các Chị mới học. Bởi vì mình không có thời gian tranh thủ một tiếng ngồi Thiền gạt bỏ những lo lắng những mưu sinh của cuộc sống ra ngoài để tập trung ngồi Thiền thì mới có hiệu quả. Ngồi vừa Thiền vừa nghĩ tới vấn đề đấy có giải quyết được vấn đề gì đâu mà chỉ bận tâm thêm mà thôi. Thiền là để mình được mạnh khoẻ và Tâm mình được thanh tịnh
Trả lờiXóaCô Thu à! Không nhất thiết Thiền mới loại bỏ tư tưởng này như suy nghĩ của Cô. Trong cuộc sống còn phải loại bỏ nhiều suy nghĩ luẩn quẩn không đâu và vô bổ
Cháu có đến thăm Bác gái bạn của mẹ Cháu. bác Trai mới ra đi thật là buồn. Vì lo nghĩ và nhớ nhung Bác trai mà thời gian ngắn phát bệnh lần đầu tiên động viên cháu còn nói ít và nói còn cân nhắc. Lần thứ hai đến nhìn người xanh xao vàng vọt, nào thì nôn oẹ, không ngủ được, đau đầu, không ăn được… Cháu thấy vậy ngồi tâm sự cùng Bác mâý tiếng. “Bây giờ bác phải giữ gìn sức khoẻ chứ. Nếu có thời gian Bác đi đây đó cho khuây khoả, Bác ngồi nhớ nhung, âu sầu, phiền não có giải quyết được vấn đề gì đâu mà sức khoẻ suy giảm. Cho dù Bác trai ra đi rồi thì mình cũng phải sống vui, sống khoẻ để con cháu nhìn thấy mình làm điểm tựa, làm niềm vui.
Trả lờiXóaĐã buồn về nhà nhìn thấy mình ốm đau, phiền não làm con cháu càng mệt mỏi và buồn thêm. Mình ốm phát bệnh ra đấy trước tiên mình khổ trước sau con cái lại khổ và vất vả về mình. Hiện tại cuộc sống của Bác không phải lo lắng bận tâm về vấn đề gì. Lương chế độ thì có, không phải bận tâm về kinh tế, nhà cửa mình có không phải đi thuê, con cái ngoan ngoãn hiếu thảo và giỏi giang.
Trả lờiXóaBác trai còn có bóng người thì vui cửa vui nhà. Bác ra đi mình cũng phải bớt nhớ nhung phiền muộn để giữ gìn và đảm bảo sức khoẻ và phải sống vui sống khoẻ để con cháu về nhà nhìn thấy mình cũng vui vẻ và yên tâm hơn. Nhìn thấy Bác bây giờ mà trong người Cháu còn cảm thấy mệt mỏi. Một thời gian sau Cháu gặp lại Bác nhìn thấy Bác khoẻ mạnh trở lại, vui cười, rất nhanh nhẹn… y như hồi Bác trai còn
Động viên vậy thôi cô ạ! Cháu đi suốt ngày đấy thế mà cô hàng xóm nhà Cháu bị cơn gió độc thế là Cô ra đi. Nghe tin mà cháu buồn ơi là buồn và tự nhiên một cảm giác trống trải vô cùng kéo đến, Cô còn sống thỉnh thoảng cháu ở nhà Cô thấy Cháu ở nhà sang ngồi tâm sự nói chuyện. Buồn thế! Thế là thỉnh thoảng ở nhà hết cơ hội nói chuyện với Cô rồi
Trả lờiXóaCô Thu à! Cô cắt hộ cháu phần II bởi vì cháu cóp chắc nó dài quá nó không nhảy ra cháu phải cóp lại
Trả lờiXóa