Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại

Hoàng Vân xin gửi thêm một bức ảnh nữa minh họa cho tính cách người Nhật. Đáng được trân trọng và học tập.

Kiên nhẫn xếp hàng lấy nước ở Sendai. Ảnh: OddStuff.
 Một sự kiên nhẫn tột cùng: Dân Nhật xếp hàng lấy nước tại Sendai
Nguyễn Đình Đăng – Vé máy bay từ Nhật về Việt Nam đã bán hết sạch. Người Việt đang bỏ nước Nhật chạy. Còn người Nhật thì vẫn kiên cường chịu đựng. Họ chạy đâu nữa? Họ rất bình thản. Các cửa hiệu tại Tokyo vẫn bán hàng. Thức ăn, đồ dùng vẫn đầy ắp. Người bán hàng vẫn lễ phép cúi rạp người chào khách. Người tính tiền vẫn quay mặt đi không nhìn lúc khách hàng bấm mật mã sau khi quẹt thẻ tín dụng để trả tiền…Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại… MỜI ĐỌC TIẾP TẠI ĐÂY
(Em đăng ké thêm vào bài của chị. HT)

12 nhận xét:

  1. DP bảo: "Mẹ ơi, mẹ đừng quên chính quân Nhật và các nước đồng minh đã làm cho 2 triệu đồng bào mình chết đói vào năm 45." Mình hiểu con muốn nói gì, nhưng không thể không khâm phục những phẩm chất tốt đẹp, lối sống có kỷ luật, lòng tự trọng và tự hào dân tộc rất cao của người Nhật thể hiện rõ qua vụ thiên tai này. Mình đọc đâu đó trên mạng người ta nói dân Việt mình cũng có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Mình công nhận điều đó và luôn tự hào là một người Việt, nhưng khi nhìn cảnh người Nhật xếp hàng rồng rắn nhưng rất trật tự, kiên nhẫn chờ lấy nước, hay cảnh cậu bé mang khẩu phần lương khô được cho thả vào thùng rồi quay lại xếp hàng chờ đến lượt mình, cảnh ngôi nhà bị sập có hàng chục triệu yên nằm tứ tán dưới đất mà không ai thèm nhặt, mình tự hỏi liệu ở trong hoàn cách tương tự đa số người Việt mình có cách hành xử như vậy không?

    Trả lờiXóa
  2. Con chị cũng đưa ra ý kiến như vậy, và chị đã trả lời con rằng: đó là lúc đó, thời điểm đó, và là quyết định của một bộ phận của Đế quốc Nhật, chứ đâu phải của toàn bộ người dân Nhật. Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng công tác tuyên truyền là một việc rất rất rất quan trọng, chỉ dịch mũi kim đi một chút là cả cán cân sẽ được nghiêng về phía cần nghiêng. Ví dụ như vấn đề Irac, và nay là Lybia đó. Những nước đưa quân vào toàn với mục đích "bảo vệ người dân" cả, nghe có "chính nghĩa" không? Cho nên mới gọi trò "chính trị" như một "con điếm" là thế.

    Trả lờiXóa
  3. Hoàng Thị Hải Vânlúc 12:34 22 tháng 3, 2011

    Đăng Phương à . Em có một người Mẹ hết sức yêu thương mình đấy. Chị nghĩ câu hỏi đấy em tự nghĩ và tự trả lời nếu có thể bộc bạch suy nghĩ của mình và hỏi ý kiến Mẹ để mình thấy quan điểm của mình đúng hay là sai thôi. Để mình có sự suy nghĩ chín chắn và thấu đáo hơn. Nếu vậy thì trách người lãnh đạo, trách người cầm đầu. Mà bây giờ người lãnh đạo, cầm đầu trước kia thì họ trở về nơi chín suối rồi. Và thế hệ này nối tiếp thế hệ khác và người dân họ chỉ là những người vô tội.
    Em thấy không một đất nước Việt Nam nhỏ bé rất là nghèo nàn lạc hậu khó khăn và thiếu thốn thì vô cùng. Mà chịu biết bao nhiêu sự xâm lược, dày xéo hết các Cường Quốc này đến Cường Quốc khác vô cùng mạnh mẽ và vũ khí rất tối tân hiện đại. Với một đất nước người thì nhỏ bé và vũ khí rất là thô sơ nhưng với tình thần đoàn kết , một lòng yêu nước , lòng nhiệt huyết với Đất Nước, Tổ Quốc với ý chí hiên ngang bất khuất, họ đã anh dũng hy sinh tuổi trẻ thanh xuân của mình để bảo vệ đất nước bảo vệ tổ quốc. Và kẻ thù lớn mạnh và to lớn đến mấy cũng phải đầu hàng , hàng phục .

    Trả lờiXóa
  4. @ Hải Vân: Làm gì có ai tên là Đăng Phương.

    Trả lờiXóa
  5. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:17 22 tháng 3, 2011

    Thế mà từ trước đến giờ cháu lại nghĩ là Đăng Phương. Nhầm không sao quan trọng tình cảm của chị em chúng cháu

    Trả lờiXóa
  6. HT: Một số điểm khác biệt trong giáo dục dân trí giữa TA và NHẬT: người dân Nhật từ xưa đến nay đều được giáo dục là nước Nhật là một nước nghèo, tài nguyên thiên nhiêu không có, dân cũng nghèo nên cần phải nỗ lực nhiều để xây dựng đất nước. Còn Việt Nam thì: Dân giầu nước mạnh, nước ta rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu... ; ở Nhật Bản: Bí quyết để một Doanh nghiệp làm giầu thì điều kiện tiên quyết là không nhận người nhà làm nhân viên, còn ở Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh gia đình trị...

    Trả lờiXóa
  7. Hoàng Thị Hải Vânlúc 15:12 22 tháng 3, 2011

    hìhì.Cô Vân à! Theo quan điểm của cháu là "Miệng Nam Mô mà Bụng Một Bồ Dao Găm". Và cháu hiểu suy nghĩ của Em Phương khi đất nước Nhật xâm lược và đô hộ nước ta. Em à đó là quá khứ rồi và chúng ta nghĩ về và hướng về những điều tốt đẹp để sống cho hôm nay, sống cho ngày mai và sống cho tương lai.

    Trả lờiXóa
  8. Chị Nguyễn Hoàng Vân nhận xét đúng quá.

    Nền giáo dục tiểu học và trung học ở nước Nhật được xây dựng trên 2 quan điểm cơ bản:
    - Nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên,luôn luôn bị đe doạ bởi nguy cơ tụt hậu so với nước khác. Sự vươn lên của đất nước chỉ được nhờ cậy vào sự nỗ lực ko ngưng nghỉ của mỗi con người và cộng động,kể từ một em bé bắt đầu cắp sách tới trường học viết chữ.
    - Người Nhật ko có tư chất thông minh hơn các dân tộc khác,là những người hết sức bình thường.

    Vì vậy trong giáo dục học sinh,họ rất coi trọng việc rèn người hình thành đức tính: cần cù,chăm chỉ, nhẫn nại,tính kỷ luật cao và có ý thức hợp tác đồng nghiệp. Đặt thành công của tập thể trước thành công của cá nhân.
    Bởi vị họ thấy rằng những đức tính này đảm bảo cho một người sẽ luôn có ích cho XH ngay cả khi do hoàn cảnh riêng mà học vấn,trình độ nghề nghiệp ko được cao bằng người khác.
    Đó là một nền giáo dục đại chúng chuẩn bị cho tất cả mọi công dân tương lai,ai cũng có thể thực sự tham gia vào kiến tạo đất nước.

    Còn ở Ta,bắt đầu từ giai đoạn sau thắng Mỹ là một quá trình định hướng sai lệch, khởi động bằng trào lưu 'cải cách','giáo dục thực nghiệm' do ảnh hưởng của tư tưởng hoang tưởng,kiêu ngạo tiểu tư sản về sự 'thông minh' của người VN. Bản chất của cuộc cải cách này là xây dựng một nền giáo dục đào tạo một dân tộc thành thiện tài.Hệ luỵ của sai lầm định hướng này thật khủng khiếp: chúng ta mất phương hướng.Đến giờ này,con cháu chúng ta đang chịu tác động của 'nền' giáo dục 'sao chép', 'photocopy' ko hơn ko kém.

    Sư khác nhau cơ bản là ở chỗ đó.

    Trả lờiXóa
  9. Anh TL: đúng vậy anh ạ. Riêng về giáo dục thì không còn lời để bàn nữa. Con và cháu của ta đang được dùng để làm thí điểm, thực nghiệm cho những dự án không tình người, không vì tương lai đất nước, không vì cái gì cả ngoài vì cái chữ "TÔI" rất to mà thôi. Ai cũng nhận thấy nhưng không ai làm gì cả vì đó là việc của người khác!!!. Đó là quan điểm của đại đa số người VN bây giờ. BUỒN. ADIDAPHAT.

    Trả lờiXóa
  10. Thật đáng buồn! Bao nhiêu năm đấu tranh hy sinh và mất mát để Việt Nam bây giờ ngày càng tụt lùi và tụt hậu

    Trả lờiXóa
  11. Ô không, đang tăng trưởng ầm ầm kia kìa, bác nào nói tụt lùi, tụt hậu đấy? Cái gì tụt thì cho tụt, còn lại vẫn đang tăng trưởng đấy ạ. Đảng và Nhà nước bảo thế ạ.

    Trả lờiXóa
  12. Các bác lại bức xúc roài! Adidaphat!

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.