Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Bộ ảnh đôi - Côn Sơn 4/2011

 Hai mẹ con bác Hằng và Bích Thủy
Đợt đi Côn Sơn lần này mọi người chụp khá nhiều ảnh. Có lẽ do bởi trời mưa không được leo núi nên sợ ít ảnh và phần nữa do "tài" của cô Dung (Chủ nhiệm Trung tâm DSTH Côn Sơn) đã "níu kéo" được mùa xuân nên mọi người ai cũng muốn ghi lại những hình ảnh lưu niệm những khoảnh khắc đẹp ở nơi đây.
 Chị Hảo và Giang


Xin giới thiệu bộ ảnh đôi. Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.
PS: Thu đã post lên toàn bộ ảnh chụp đợt thiền dã ngoại Côn Sơn tháng 4/2011.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

THÔNG BÁO

Thứ bảy 30/4 và Chủ nhật 1/5 Câu lạc bộ nghỉ sinh hoạt.
Chúc mọi người cùng gia đình có kỳ nghỉ lễ vui vẻ.

Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL

Cặp đôi

"Tôi tham gia CLB từ ngày 17/7/2010. Đến nay đã được 9 tháng. Tôi rất yêu môn Thiền Thu Lửa Tam Muội. Môn thiền này đã giúp tôi lấy lại tuổi trẻ đã qua. Bệnh tim của tôi đang tạm ổn định. Mỗi lần đi dã ngoại lại được Thầy, cô, các bác, các bạn động viên, tôi lại càng cố gắng hơn.
Đợt ốm vừa rồi tôi bị mất hết năng lượng, vậy mà chỉ sau 2 ngày tập ở Côn Sơn tôi đã lấy lại được số năng lượng đã mất. Tôi cũng đã tập được hết bài Rũ Sạch Bụi Trần mà không phải buông tay xuống lần nào. Hôm đi lễ Đền Sinh tôi cũng đã lên được đến nơi, mấy đợt trước tôi không dám leo. Hơi tiếc là đợt này trời mưa nên tôi chưa được thử sức leo núi.
CLB DSNL đã cho tôi nhiều thứ và tôi còn   "nợ" các bạn. Sẽ trả dần nhé!" (Bác Trần Văn Thọ - 75 tuổi)

Vợ chồng bác Trần Văn Thọ - Ngô Thị Kim Dư, một trong những cặp đôi đẹp nhất CLB
"Tôi đến với CLB từ ngày 17/7/2010. Điều làm tôi thích nhất là chồng tôi vui, không nghĩ nhiều đến bệnh tật, và sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Tôi luôn cố gắng luyện tập để trở thành "ô-sin xịn", để chồng con yên tâm. Giờ đây, mỗi khi anh Thọ mệt, tôi đã có thể hỗ trợ cho anh và không còn phải cầu cứu gọi "Thầy ơi" nữa. Đến CLB, tôi học được thêm nhiều điều, có thêm những người bạn tốt. Thiền với tôi có rất nhiều ý nghĩa. Tôi không những giúp được người trong gia đình mà còn giúp được cả bạn bè khi cần thiết." (Bác Ngô Thị Kim Dư - 67 tuổi) 

Từ trái sang: chị Hảo, chị Khuy, Thu, chị Vân. Anh Hựu, anh Thơi, anh Hùng, anh Quyền. Thiếu cặp bác Thọ - Dư vì lo "trả bài" cho Thầy.
Trong Câu lạc bộ có những gia đình cùng tham gia luyện thiền, như mẹ con bác Hằng - Bích Thủy, 3 chị em Mai Phương - Cẩm Vân - Tú Quyên, cả nhà Thu - Thơi, vợ chồng anh Nghĩa - chị Tân, vợ chồng bác Thọ - bác Dư, bác Khang - bác Phúc, anh Hựu - chị Hảo, anh Quyền - chị Khuy, anh Hùng - chị Vân, anh Tạc - chị Cộng, anh Hòa - chị Vân, anh Bình - chị Thảo, anh Kim - chị Châu, anh Nhã - chị Hồng,...
Đợt luyện thiền dã ngoại lần này có 5 cặp vợ chồng tham gia, đấy là chưa kể đến cặp đôi nổi tiếng nhất Câu lạc bộ chẳng mấy khi chịu để các "phó" ghi hình. Xin giới thiệu một số bức ảnh chụp các cặp.

 Vợ chồng anh Nguyễn Văn Quyền - chị Trần Thị Khuy

 Vợ chồng anh Đào Trọng Hựu - chị Dương Thị Hảo
 Cặp kép: Thu - Thơi, bé Bi, và anh Phú Hùng - chị Hoàng Vân
Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.
PS: Thu cài link vào các chữ in màu. Mọi người bấm vào đó để đọc bài viết chia sẻ của các anh, các chị. 

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Vượt qua ung thư dạ dày như thế nào?

Hôm nay mở trang tin CLB, biết tin chi Hoạt ra đi vì bệnh ung thư dạ dày và những dòng chia xẻ nỗi buồn đau của mọi người trong CLB, tôi quá xúc động và cũng xin chia buồn cùng gia đình chị. Bản nhạc nền của trang tin da diết quá, không gian như dừng lại trong nỗi đau buồn này!
Để thiết thực góp phần ngăn chặn nhưng nỗi đau như thế này, tôi xin chia xẻ 1 kinh nghiệm chữa lành bênh ung thư dạ dầy như chị Hoạt đã mắc phải nhờ pháp môn Lửa Tam Muội.
Đó là chuyện anh Xảo, nguyên Tổng giám đốc Tông công ty lắp máy LILAMA, 1 người bạn của chúng tôi, năm nay 74 tuổi. Bệnh của anh phát hiện 2009, mức độ nặng, phải mổ cắt phần dạ dầy ung thư, cơ thể gầy yếu, suy kiệt, phải ăn ngày 8 bữa với 1 cốc sữa nhỏ + uống thuốc chỉ định của bệnh viện.  
(Trong ảnh: Anh Xảo ngồi bên trái người đeo kính và cravat. Du lịch hổ Ba Bể với bạn bè.)

Luyện thiền nâng cao sức khỏe, rèn tâm tính

 Viết bài thu hoạch
Đợt đi Côn Sơn lần này có khác một chút so với những đợt đi trước. Ngoài việc tập trung luyện thiền, nghe Thầy giảng, giao lưu giữa hội viên các lớp với nhau, thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở bầu không khí trong lành, ngắm cảnh sắc thiên nhiên, Thầy còn yêu cầu chúng tôi viết thu hoạch về quá trình luyện tập của mình, cũng như nêu ra những vướng mắc trong quá trình tập để Thầy giải đáp. Xin giới thiệu một trong những bài thu hoạch đó.

"Tôi tên là Lữ Tuyết Mai, học viên lớp chiều thứ 7. Tôi bắt đầu tham gia Câu lạc bộ DSNL từ đầu tháng 12 năm 2010.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Vượt lên chính mình

Từ trái sang: Chị Quyên - Bích Thủy 
(Tây Thiên 11/2010)
"Vì còn đang công tác tôi ít có điều kiện đi dã ngoại cùng lớp. Đợt này tôi cố gắng thu xếp công việc và xin phép cơ quan nghỉ để đi. Chuyến đi này thật bổ ích, mặc dù buổi sáng hôm đi tôi bị cảm, người mệt, bụng đầy và bị đi ngoài 3 lần. Trước khi đi tôi uống thuốc và đặt một ít cháo mang theo. Lòng quyết tâm của tôi đã thu được kết quả rất tốt. 

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Sau giờ tập

"Tôi tham gia lớp thiền DSNL được hơn 1 năm. Trước đó sức khỏe của tôi không được ổn dịnh lắm vì tôi đang ở trong thời kỳ tiền mãn. Đến nay sức khỏe của tôi đã được cải thiện nhiều. Những đợt Câu lạc bộ đi Côn Sơn để luyện tập đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng tốt đẹp. Nhất là sau những lần Thầy cho luyện bài Rũ Sạch Bụi Trần. Đúng là lúc tập thì cảm thấy thật là khó khăn:  "Mỏi + đau + mệt +... ", nhưng sau đấy là những tiếng cười thật sảng khoái. " (Chị Lưu Tú Quyên)



Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Thu đã cập nhật các bộ ảnh mới vào trong Albums. Mọi người vào trang Albums để xem và down ảnh nhé.

Tiễn chị

 Chị Dương Thị Hoạt (đứng ngoài cùng hàng thứ 2 từ phải sang trái) trong đợt dã ngoại Côn Sơn tháng 5/2010

Cảm giác lần đầu gặp chị vẫn còn đọng lại trong em. Cao, người xương xương và thật hiền. Ai nói gì cũng chỉ cười. Mặc dù vừa trải qua ca phẫu thuật hiểm nghèo, cắt dạ dày vì K, nhưng chị luôn tự tin và cố gắng. Cuộc sống còn nhiều vất vả, bản thân thì đau ốm, nhưng chẳng mấy khi thấy chị kêu ca, nhăn nhó. Gặp nhau là cười, là vui.
Em còn nhớ đợt đi Côn Sơn lần ấy, chờ 15 phút không thấy chị, xe chuyển bánh mới thấy chị hớt ha hớt hải chạy đến. Khi biết chị vừa ở nơi làm về, chẳng ai nỡ trách, chỉ thấy thương. Bệnh nặng như vậy mà chị đâu có được nghỉ. Tất cả cũng chỉ vì cuộc sống.

 Chị Hiền (trái) và chị Hoạt (phải) trong đợt dã ngoại Côn Sơn tháng 12/2010
Sau lần chị đi mổ lần thứ hai, đến thăm chị, chị gầy lắm, chẳng ăn được, vậy mà chị vẫn cố gắng cười thật tươi để mọi người an tâm. Nụ cười trên khuôn mặt gày gò khoe hàm răng trắng, đều tăm tắp. Chị gượng ngồi dạy tiếp chuyện mọi người và vẫn rất lạc quan. Thấy vậy mọi người cũng phần nào yên tâm. Chị kể ngày nào chị cũng thiền, chỉ thiền nằm được thôi và Thầy vẫn phát công từ xa hỗ trợ.
Lớp đi Côn Sơn, chị ở nhà mệt nặng, gia đình đưa chị đi viện Giao thông vận tải, rồi chị ra đi. Cả Câu lạc bộ chẳng ai hay. Đến đúng hôm tổ chức lễ tang Thầy mới được tin. Lúc đó em đang có lớp. Cả Câu lạc bộ chỉ có Thầy, chị Dư, chị Bình, chị Vân và Học đến tiễn chị. Đến chiều khi em vừa ra đầu ngõ để đến trường thì gặp xe đưa chị ghé qua nhà. Vậy là chị em mình vẫn được gặp nhau lần cuối phải không chị.

 Bốn chị Hiền - Nhung - Tân - Hoạt trong đợt đi Côn Sơn tháng 12/2010
Sáng nay, sau buổi học em và chị Hiền qua thắp hương cho chị mới được biết chị ra đi lúc 13h20 ngày 21 tháng 4 sau khi trở bệnh nặng hơn 1 tuần.
Chị còn trẻ quá, mới có 53. Nhớ chị, thương chị, nhưng có lẽ giờ này chị chẳng còn đau đớn nữa. Chị đã rũ bỏ được những cơn đau, rũ bỏ gánh nợ trần để đến nơi không còn đau đớn, không còn khổ đau.
Cầu cho hương linh của chị nhẹ nhõm nơi suối vàng và luôn mỉm cười chị nhé.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Cảm xúc Côn Sơn


"Tôi là học viên lớp sáng thứ 5 nay chuyển sang sáng thứ 7. Lên Côn Sơn, cảm giác đầu tiên của tôi là không khí trong lành, tâm tư sảng khoái. Xuống xe tôi ngắm nhìn rừng hoa vải bạt ngàn. Tôi tranh thủ hít thở không khí trong lành thoang thoảng hương thơm như mùi bánh bích quy. 
Sáng ngủ dậy tôi thấy thoải mái, khỏe mạnh mặc dù hôm trước đi ô tô chặng đường dài như vậy nhưng tôi không cảm thấy đau lưng đó là điều tôi thấy lạ vì tôi bị thoái hóa mấy đốt sống. Mỗi lần đi ô tô là hôm sau tôi bị đau lưng âm ỉ, nhưng lần này lại không. 
Trong lúc xin năng lượng "Thần Thông" tôi thấy các đầu ngón tay râm ran như có kiến bò. Xin năng lượng xong, tôi vào hỏi Thầy thì được Thầy cho biết đó là hiện tượng năng lượng truyền vào cơ thể.
Chuyến dã ngoại này thật là thú vị. Tôi học được nhiều điều hay, năng lượng tăng. Có những câu nói pha trò của các anh, các chị làm cho cả đoàn cười thoải mái." (Chị Bùi Thị Thọ)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Luyện tập ở Côn Sơn 4/2011



"Ra ngoài tết sức khỏe của tôi có phần giảm sút so với trước. Bệnh của tôi có phần nặng lên, các bệnh như đau dạ dày, rối loạn thần kinh tim lại tái phát. Dịp đi Côn Sơn lần này tôi quyết tâm lắm mới đi được.
Đến Côn Sơn, đêm đầu tiên tôi mất ngủ. Sáng thứ 7 tôi đã được các anh chị có năng lượng cao như anh Nghĩa, anh Chuyền, anh Thơi, chị Thu, chị Bình, bác Thoa hỗ trợ cho tôi, nên sức khỏe khá lên. Đêm thứ 7 tôi đã ngủ được, nên cơ thể đỡ mệt mỏi hơn. Sáng Chủ Nhật trước khi vào thiền, tôi lại được hỗ trợ thêm lần nữa, lần này có thêm bác Nguyên nữa. Sau khi thiền xong tôi thấy cơ thể khá lên nhiều. Tôi thấy ngày càng gắn bó với Câu lạc bộ hơn. Giữa đời thường có bao điều ngang trái và tiêu cực, nhưng Câu lạc bộ của chúng ta thật giàu tình người và tình nhân ái, yêu thương, chia sẻ. 
Mỗi lần đến Côn Sơn là một lần củng cố cho tôi thêm niềm tin và hạnh phúc. Tôi cảm thấy yêu cuộc sống hơn. 
Tôi sẽ mãi mãi gắn bó với Câu lạc bộ DSNL."
Cảm nhận của chị Trần Thị Khuy
Học viên lớp Nam Đồng

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Cảm nhận Côn Sơn

 Nghe chị Dung, 
Giám đốc Trung tâm nói chuyện
     Thiền dã ngoại Côn Sơn là niềm trông đợi của các thành viên trong CLB chúng tôi. Mỗi đợt lên Côn Sơn ngoài việc được luyện tập tăng cường, gấp đôi, hay gấp 3, 4 lần so với mức luyện tập ở nhà, chúng tôi còn được hưởng bầu không khí trong lành, ngắm cảnh thiên nhiên, được đắm mình trong bầu không khí êm ả, thanh bình. Đối với những người đã từng lên luyện thiền ở đây, đó còn là cảm giác trở về ngôi nhà thân quen với gương mặt dịu hiền, niềm nở của chị Dung, giám đốc Trung tâm Dưỡng sinh Tổng hợp Côn Sơn, nơi luôn mang lại cho chúng tôi cảm giác dễ chịu và thoải mái.
     Đợt dã ngoại lần này có hơn 70 người tham gia, trong số đó có một số học viên lần đầu lên Côn Sơn. Nhiều người tỏ ra thích thú khi thấy giàn hoa giấy buông lơi trên những lối đi trải sỏi, hay gắn những viên gạch xinh xinh tạo nên những hình trang trí lạ mắt, uốn lượn một cách mềm mại quanh những thảm cỏ, hay những khóm hoa. Các loài hoa đua sắc cho ta sự cảm nhận sức sống mãnh liệt của mùa xuân.
 "Cứ mỗi lần đi Côn Sơn là lòng tôi lại rạo rực bao nhiêu cảm xúc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, cây cối xanh tươi, nhiều khóm hoa nở rực rỡ. Mọi người tụ họp lại với nhau như một đại gia đình. Tất cả đều rất vui vẻ, cởi mở, chân thành." (Chị Phạm Hồng Nhung)
     "Lên vùng đồi núi đất thiêng Chí Linh, Côn Sơn quang cảnh rất đẹp. Chúng tôi được sống trong không khí ngát hương của những cây vải hoa đang nở rộ, được hít thở không khí trong sạch mà thành phố không thể có được. Chúng tôi cảm nhận được tình cảm chan hòa, hiểu nhau và gần gũi, cởi mở giữa các hội viên." (Bác Lê Thị Xuyến)
     "Sau 4 tháng tập luyện, bệnh tràn dịch khớp gối của tôi đã thuyên giảm mà không phải dùng thuốc hay tới bệnh viện. Tôi muốn cảm ơn Thầy Cô đã giúp đỡ những thành viên trong CLB gắn bó với nhau. Tôi luôn có cảm giác như đang được sinh hoạt trong một gia đình." (Chị Đặng Hồng Hà)
     "Lên đây tôi cảm thấy ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn. Kết quả luyện tập hơn hẳn so với khi luyện tâp ở nhà." (Anh Trần Đức Nhã)
     "Đến Côn Sơn luyện thiền, tôi cảm thấy người khỏe ra. Khi leo núi và đi bộ xa không thấy mỏi mệt như trước. Tinh thần sảng khoái. Ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc." (Bác Trịnh Thị Phần)
     "Mỗi lần đi Côn Sơn về tôi như có thêm động lực để tích cực luyện tập thiền nhiều hơn. Trước đây cổ và vai tôi thường xuyên đau và lạnh, hai bàn chân bị chai đi lại khó khăn và đau. Qua quá trình luyện tập hai chân và vai, gáy tôi khỏi lúc nào không biết. Người cảm thấy nhẹ nhõm hơn, tinh thần cũng thoải mái, không hay cáu gắt." (Chị Trần Thị Việt)
     "Khí hậu ở đây trong lành và có trường năng lượng lớn nên ban đêm tôi ngủ rất ngon giấc. Luyện tập ở đây cũng hiệu quả hơn ở nhà có lẽ vì do đông người cùng tập nên tập trung tư tưởng hơn, không bị phân tán." (Chị Dương Thị Hảo)
     "Tôi cảm thấy đến Thiền trường, mình được hòa đồng với mọi người. Tới đây tôi nhận được nhiều và cũng có phần chia sẻ cùng đồng môn. Ở nhà, tôi được làm chồng, làm cha, làm ông nên có phần cậy quyền, cũng do vậy tôi cứ nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ gia đình nên thiền ít kết quả. Đi Côn Sơn kết quả theo cấp số nhân nên tôi tranh thủ học và làm theo các nền anh, nền chị nên tiến bộ rất nhiều, so với ở nhà." (Bác Nguyễn Xuân Nguyên)
     "Tôi thấy đi dã ngoại ở Côn Sơn rất thoải mái vì môi trường trong sạch, ăn uống đi lại rất tốt. Bản thân tôi khi ngồi thiền đã cảm nhận được năng lượng vào cơ thể qua các luân xa phía sau lưng nóng lên rõ rệt, song luân xa 6, 7 chưa thấy nóng lên." (Chị Đào Thị Ca)
     "Tôi bị đau cột sống, viêm gan. Sau 5 tháng luyện tập, dù chưa thật đều, tôi cảm thấy sức khỏe đã được cải thiện. Lần đầu được dã ngoại ở Côn Sơn tôi rất vui. Việc tập luyện chỉ trong 2, 3 ngày mà cơ thể có chuyển biến rõ rệt. Nhờ có việc trao đổi giữa các hội viên đã nâng cao kiến thức về thiền và hiểu sâu hơn các bài đã học." (Bác Nguyễn Bá Hạnh)
     "Đợt dã ngoại này cũng như các đợt trước rất bổ ích đối với tôi. Vui nhưng thấy thiếu có lẽ vì hẹn bạn rồi bạn lại không đi được. Tuy vậy tôi cũng rất phấn khởi vì cả đoàn đều khỏe mạnh, ai cũng tăng công lực. Hơi tiếc vì trời mưa nên đợt này không lên núi thiền, song luyện tập tại trung tâm kết quả vẫn tốt. Riêng tôi ở nhà mệt mỏi tưởng không tham gia được, vậy mà lên Côn Sơn tập luyện khỏe ra. Đặc biệt đã nhiều lần tập cảm xạ con lắc đều sai, lần này 3 lần tập đã có kết quả." (Chị Nguyễn Thị Hiền)
     Đợt dã ngoại tháng 4/2011 đã kết thúc nhưng chắc chắn dư âm của nó còn đọng lại trong mỗi người. Những giọt mồ hôi ướt lưng áo, những cánh tay mỏi tê đến mất cả cảm giác đau, đôi chân tê cứng vì ngồi hai tiếng liền, nhưng đổi lại là những khuôn mặt ửng hồng khí sắc, những tiếng cười sảng khoái, niềm vui khi dùng lắc giải được câu đố của Thầy.  Những kỷ niệm đó sẽ theo chúng tôi mãi. 
     Côn Sơn ơi, hẹn gặp lại nhé!
PS: Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

THIỀN ĐẾN VỚI TÔI

 Côn Sơn tháng 4/2010
     Đã 20 năm qua tôi bị bệnh rối loạn tiền đình. Cứ độ một hai tháng bị một lần, khi ấy tôi chóng mặt nhà cửa quay tít phải nằm thẳng xuống và nhắm mắt lại đợi khi nào hết thì thôi. Hồi còn đi làm mỗi lần bị như vậy các bạn làm cùng pha cho tôi một cốc nước trà gừng uống và nằm nghỉ tại chỗ luôn. 
     Khi về hưu tôi lại mắc thêm bệnh thận dương hư. Căn bệnh này không nguy hiểm chết người nhưng làm cho tôi thật khó chịu và chán nản. Mỗi lần uống nước vào chỉ 5' đến 10' sau tôi phải đi vệ sinh ngay nếu không sẽ không tự chủ được nữa. Tôi đi khám rất nhiều nơi, bên tây y không phát hiện ra bệnh gì nên không thể cho thuốc. Khi sang đông y thì nói tôi bị bệnh thận dương hư. Cứ uống thuốc vào thì bệnh dừng, ngừng uống bệnh lại tái phát. Tôi buồn lắm, nghĩ rằng chẳng nhẽ mình sẽ mang bệnh này đến hết đời sao? 

Đi Lễ Đền Sinh


Trên đường lên Côn Sơn, Câu lạc bộ thường hay qua lễ ở Đền Sinh, một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, đẹp và yên tĩnh.
Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

CÂY TUNG

Nhìn mấy cây tung này mới thấy SỰ SỐNG trường tồn và mãnh liệt đến nhường nào. Đền đá có thể thành phế tích sau hàng ngàn năm nhưng "cây đời" là bất tử.

Lần đầu tiên lên Côn Sơn

     Mãi đến kỳ tháng 4/2011 ngày 15, 16, 17 vợ chồng nhà Hoàng Vân mới có cơ duyên đến với Trung tâm Dưỡng sinh tại Côn Sơn mặc dù Hoàng Vân đã tham gia CLB DSTN từ tháng 7/2009.
     Tiếc rằng trời mưa nhỏ không được thiền trên núi, chỉ theo đoàn đi thắp hương tại Chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán thôi, nhưng Hoàng Vân đã cảm nhận được hết không khí tập luyện và tình cảm thầy trò, tình cảm của các thành viên CLB với nhau.
     Điều mà Hoàng Vân muốn chia sẻ nhất đó là cảm nhận rõ ràng sự thu năng lượng của bản thân mình.
     Khi đứng xin năng lượng tại cây đại cổ thụ trong Đại Nội - Huế hoặc cây thị khi đi tham quan Tràng An, hoặc cây tung hàng ngàn năm tại Ăng Co Vát - Căm Pu Chia...
Hoàng Vân tại Đền Ăng Co Vát - Căm Pu Chia 
dưới gốc cây Tung ngàn tuổi - tháng 4 năm 2011.

Cảm nhận về đợt thiền dã ngoại Côn Sơn tháng 4/2011

Bài viết của Lê Thanh Giang
 Học cách sử dụng con lắc
     Bây giờ đã gần cuối tháng 4, vậy mà Côn Sơn dường như vẫn níu giữ được mùa xuân cho riêng mình. Nơi chúng tôi lưu lại để thiền, cây cối xanh tươi, hoa ly, hoa hồng nở đỏ thắm, những chiếc lá non vẫn nghiêng và lay khe khẽ dưới mưa nhẹ. Giọt mưa bay, cảnh vật thật dễ rung động lòng người.
     Ngồi thiền tại căn nhà sàn lớn gần trăm chỗ ngồi, ai cũng muốn hít thở thật căng lồng ngực, cho thật tràn đầy luồng sinh khí nơi đây.

Côn Sơn 4/2011 - Luyện tập với con lắc



Bài luyện với con lắc là một trong những bài luyện khó. Nếu không tập trung cao độ và không làm theo đúng hướng dẫn của Thầy thì bạn sẽ không thể đưa được năng lượng ra lòng bàn tay để sử dụng con lắc một cách chính xác. Đề bài Thầy ra có vẻ như khá đơn giản: "Trong 3 chén nước, chén nào là chén có chứa năng lượng?", sau đó Thầy hoặc người hướng dẫn lại thu năng lượng lại và phát vào một chén khác, một số học viên mới tìm trúng được 2 lần, có người trúng cả 3 lần liền. Thật xuất sắc! 
Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Tin buồn

Bác Vũ Thị Quế Lan do bệnh nặng đã mất hồi 21h02 ngày 16/4/2011 tại bệnh viện Đại học Y Hà nội. Hưởng thọ 65 tuổi.
Lễ viếng được tổ chức vào ngày thứ Tư 20/4/2011 từ 07h05 đến 8h30 tại nhà Tang lễ Bệnh viện Bạch Mai. 
Câu lạc bộ xin chân thành chia buồn cùng gia đình và cầu cho hương linh của bác được mát mẻ nơi suối vàng và sớm được siêu thoát.
CLB DSNL
PS:  Số điện thoại nhà riêng của bác Lan - Trung 36414113

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Một đôi điều cảm nhận

Bài viết của Đoàn Phú Hùng
 Đi thiền cùng gia đình thật vui
    Lần đầu tiên tham gia đợt dã ngoại tại Trung tâm Dưỡng sinh Tổng hợp tại Côn Sơn cho tôi một tâm trạng bất ngờ: thanh thản và thư thái. Mặc dù khi thu xếp công việc để đi cũng còn ý nghĩ là để chiều vợ, chiều em gái (do mọi người lo lắng cho sức khỏe của mình) và có ý nghĩ NGẠI nữa.
     Thế mà, không khí - sinh hoạt - học tập - tình cảm... đã xua tan ngay những ý nghĩ ban đầu của tôi. Sau mỗi buổi thiền, đầu óc càng nhẹ ra, người cũng thấy nhẹ lâng hơn (mặc dù tôi không nhẹ cân tý nào!). Thư thái quá! 

Chia sẻ

HÃY LUÔN YÊU ĐỜI VÀ LUÔN LÀ CHÍNH MÌNH CỦA TÔI
Bài viết của Hoàng Thị Hải Vân
Được Chị nghĩ và Khen “Ngày trước chắc Vân học giỏi lắm” Sợ niềm tự hào bấy lâu của mọi người bị sụp đổ Tôi mới trả lời “Em học bình thường, học không giỏi đâu”, “Em cũng phải giỏi và xuất sắc môn nào đấy”, “Em học bình thường tất cả các môn không giỏi và chuyên môn nào, ngày trước Em chị học chuyên ban A về Toán, Lý, Hoá thôi”. Được câu trả lời của Chị “Hẳn nào giỏi thế.”

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Đôi điều tâm sự

 Dã ngoại cùng bạn đồng môn 12/2011
Tôi là Nguyễn Văn Quyền, 62 tuổi, học viên lớp thiền ở Nam Đồng thuộc CLB DSNL. Tôi đến với Thiền Thu Lửa Tam Muội từ tháng 5 năm 2010, trong một lần đi theo "bà xã" thiền dã ngoại tại Côn Sơn.
Vợ tôi là Trần Thị Khuy bị viêm đa khớp dạng thấp đã nhiều năm, bệnh tình khá nặng. Từ nhiều năm trước đây tôi đã phải đưa vợ đi chạy chữa ở nhiều nơi nhưng không đỡ. Khi vợ tham gia học thiền để chữa bệnh, mặc dù chưa hiểu gì về thiền nhưng tôi cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho vợ học tập. Tuy vậy trong thâm tâm tôi cũng không hy vọng nhiều vào biện pháp này và nghĩ rằng dù sao đây cũng là một nơi cho "bà ấy" có nơi giao lưu, giải tỏa tâm lý, vui vẻ hơn cũng là tốt lắm rồi!

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Tham khảo: Nào “thở” &“thiền”

“Thở” và“thiền” được coi là cách thức hữu hiệu giúp con người “an lạc” hơn. Nhận biết được hơi thở trong từng phút giây giúp kiểm soát được cảm xúc và tâm trạng tốt hơn. Tuy vậy “thở” và “thiền” hay được gắn liền với tính “huyền bí”…khoa học, y học nhìn vấn đề này như thế nào? Chúng tôi trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, người đã có nhiều buổi nói chuyện về “thiền và sức khoẻ” để tìm hiểu rõ hơn..." 

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Sự lựa chọn

Một phụ nữ chợt nhìn thấy 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trước sân. Không biết họ là ai nhưng chị nói: “Tôi không biết các ông, nhưng xem chừng các ông có vẻ đói, xin mời vào nhà và dùng một chút gì đó”.
“Có ông chủ ở nhà không, thưa bà?” Họ hỏi.
“Không, ông ấy đi làm rồi.”
“Vậy thì chúng tôi không vào.” Họ trả lời.
Buổi chiều, khi người chồng trở về, nghe chuyện liền nói: “Tôi đã về nhà, hãy mời họ vào đi.” Người vợ ra ngoài và mời những cụ già vào nhà.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Hội thoại ngắn

"Mẹ ơi, số chứng minh thư của mẹ là bao nhiêu?"
"Con hỏi để làm gì?"
"Con làm bài tập Tiếng Việt."
Nhòm vào sách Tiếng Việt lớp 4 của con Em và mẹ đi chơi ở tỉnh khác, em hãy giúp mẹ điền vào tờ kê khai tạm trú, kèm theo là một bản kê khai tạm trú hoàn chỉnh, có lẽ mình cũng chưa phải kê khai bao giờ vì đi đến đâu thì gia chủ người ta đã làm việc đó rồi. 
Tò mò lật thêm vài trang. Em hãy giúp mẹ điền vào thư chuyển tiền để gửi tiền về quê biếu ông bà, rồi nữa Hãy điền vào phiếu chuyển tiền, rồi giúp ông bà điền vào phiếu đặt mua báo dài hạn, bên dưới lại có cả xác nhận của thủ trưởng đơn vị đặt mua, v.v.v...
Ơ, ngày xưa mình chả được học những thứ này. Chương trình cải cách có khác. Chu đáo quá! Thế này các cháu có bố mẹ, ông bà mù chữ hoặc khiếm thị hay khuyết tật thì không còn phải lo nữa rồi. :) 

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Bài văn

Hồng Thu nhận được lá thư của một người bạn học từ hồi đại học. Bạn ấy gửi cho Thu bài văn của con gái, một nữ sinh lớp 11, làm trong giờ kiểm tra văn 1 tiết. Được sự đồng ý của bạn, Thu đăng bài văn để chia sẻ với mọi người.

Đề bài: Phép chia trong toán học và phép chia trong cuộc đời.

Bài làm:

Người ta nói: "Cuộc đời là những phép chia”. Phép chia ư? Tại sao lại không phải là một phép cộng, phép nhân đơn thuần! Thiết nghĩ, con người và con người, ở bên nhau, yêu thương nhau cũng chỉ cần một phép chia đơn giản…

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

TẾT TRONG THÁNG BA ÂM LỊCH

Đã sang đầu tháng 3 âm lịch (2/3), cũng là đầu tháng 4 dương lịch (4/4), tôi và bạn bè tôi trước đây vẫn cứ nhầm tết Thanh Minh với tết bánh trôi bánh chay. Nay tìm hiểu mới biết rõ nguồn cơn hai cái tết này là khác nhau, xin chia xẻ cùng bạn CLB.
1. Tết mồng 3 tháng 3: Tết Hàn Thực Là tết chuyên ăn đồ nguội, kiêng lửa. xuất phát từ sự tích ông Giới Tử Thôi thời Xuân Thu ở Trung Quốc sau đây: Công tử Trùng Nhĩ (Sau làm vua Tần Văn Công) thủa thiếu thời gặp cảnh loạn lạc, đói khát, được ông Giới Tử Thôi cưu mang, cắt thịt đùi mình nấu lên cho ăn… Sau 19 năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm vương quyền nước Tần, nhưng lại quên ơn ông Giới Tử Thôi! Tử Thôi đưa mẹ vào núi Điền sinh sống….Đến khi vua nhớ ra, cho người vào rừng mời, nhưng không mời được…Vua Tần sai đốt rừng để ông Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi quyết không ra, hai mẹ con bị chết cháy! Cảm thương, đau sót, vua sai lập miếu thờ trên núi, lấy ngày 3.3 hàng năm là ngày kiêng đốt lửa, chỉ ăn đồ nấu sẵn. Từ đời nhà Lý (1010 – 1225), nhân dân ta tiếp nhận tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay thay cho đồ nguội. Tết này phổ biến ở ngoài Bắc, nhất là ở Sơn Tây.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Chia sẻ của tôi


Tên tôi là Vũ Thị Vy, hiện ở tại số 9 ngõ 99 phố Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà nội.
Trước đây tôi mắc những bệnh sau:
1. Dạ dày
2. Đại tràng
3. Thoái hóa và gai hẹp các đốt sống cổ + lưng
4. Hai đầu gối gai và sỏi
5. Hở van tim hai lá, ba lá
6. Hay bị loạn nhịp tim
7. Huyết áp hay bị cao phải uống thuốc để điều chỉnh
8. Mất ngủ khoảng hơn hai năm liền
9. Không ăn được
10. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, ra mồ hôi rất nhiều