Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

TẾT TRONG THÁNG BA ÂM LỊCH

Đã sang đầu tháng 3 âm lịch (2/3), cũng là đầu tháng 4 dương lịch (4/4), tôi và bạn bè tôi trước đây vẫn cứ nhầm tết Thanh Minh với tết bánh trôi bánh chay. Nay tìm hiểu mới biết rõ nguồn cơn hai cái tết này là khác nhau, xin chia xẻ cùng bạn CLB.
1. Tết mồng 3 tháng 3: Tết Hàn Thực Là tết chuyên ăn đồ nguội, kiêng lửa. xuất phát từ sự tích ông Giới Tử Thôi thời Xuân Thu ở Trung Quốc sau đây: Công tử Trùng Nhĩ (Sau làm vua Tần Văn Công) thủa thiếu thời gặp cảnh loạn lạc, đói khát, được ông Giới Tử Thôi cưu mang, cắt thịt đùi mình nấu lên cho ăn… Sau 19 năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm vương quyền nước Tần, nhưng lại quên ơn ông Giới Tử Thôi! Tử Thôi đưa mẹ vào núi Điền sinh sống….Đến khi vua nhớ ra, cho người vào rừng mời, nhưng không mời được…Vua Tần sai đốt rừng để ông Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi quyết không ra, hai mẹ con bị chết cháy! Cảm thương, đau sót, vua sai lập miếu thờ trên núi, lấy ngày 3.3 hàng năm là ngày kiêng đốt lửa, chỉ ăn đồ nấu sẵn. Từ đời nhà Lý (1010 – 1225), nhân dân ta tiếp nhận tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay thay cho đồ nguội. Tết này phổ biến ở ngoài Bắc, nhất là ở Sơn Tây.

2. Tết Thanh Minh. Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày Tiết Thanh Minh. Tại Đài Loan, Hồng KôngMa Cao thì tết này là một ngày quốc lễ. Nói đến Tết Thanh Minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Tảo mộ: Nhân ngày Thanh Minh, công việc chính là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ, mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mộ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh không để cho các loài rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người ta thắp hương, đốt vàng mã, đặt bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng, người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương… Hội Đạp Thanh trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì được.
"Thanh minh " nghĩa là trời trong sáng. Tiết Thanh minh là một khái niệm trong lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch. Nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Điểm bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng tư dương lịch tùy theo từng năm và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng tư dương lịch, tiết cốc vũ bắt đầu. Tính theo âm lịch, nó rơi sớm nhất là giữa tháng Hai, đến giữa tháng Ba. Cho nên, Nguyễn Du trong Truyện Kiều mới có câu:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

3 nhận xét:

  1. Chắc tác giả LP đã soạn bằng font chữ VnTime rồi đưa vào đăng bài?

    Trả lờiXóa
  2. Lâm Phúc trả lời:
    Tôi đang chỉnh sửa bài. Cám ơn bạn đã nhắc lỗi

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ Hg Vân mới biết có người nhầm Tết Hàn Thực và tiết Thanh Minh là một.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.