Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Bài văn

Hồng Thu nhận được lá thư của một người bạn học từ hồi đại học. Bạn ấy gửi cho Thu bài văn của con gái, một nữ sinh lớp 11, làm trong giờ kiểm tra văn 1 tiết. Được sự đồng ý của bạn, Thu đăng bài văn để chia sẻ với mọi người.

Đề bài: Phép chia trong toán học và phép chia trong cuộc đời.

Bài làm:

Người ta nói: "Cuộc đời là những phép chia”. Phép chia ư? Tại sao lại không phải là một phép cộng, phép nhân đơn thuần! Thiết nghĩ, con người và con người, ở bên nhau, yêu thương nhau cũng chỉ cần một phép chia đơn giản…


Toán học là những con số, sòng phẳng và rõ ràng biết bao, số dư, số chia, số bị chia. Nhưng cuộc sống lại khác. Có những phép chia mà trong đó chẳng ai là kẻ “được”, kẻ “mất”, có lúc rõ ràng, có lúc lại nhập nhoè như mây khói. Vậy “chia” ở đây là gì? Là chia sẻ. Không ai có thể đếm: một yêu, hai ghét…Không ai có thể biết số dư, những thứ còn lại cho mình bao nhiêu, nhiều hơn hay ít hơn.

Bạn có thể dễ dàng thực hiện một phép chia toán học, có mười chia hai, ai mà chẳng biết. Nhưng để học cách chia sẻ, có nhiều người thậm chí cả đời này họ cũng không làm được!

Đó sẽ là khi bạn thấy một người ăn xin nghèo đáng thương ngồi bên vệ đường chờ đợi những tấm lòng từ bi. Chia cho họ một số nhỏ, điều này hẳn không có vấn đề gì với bạn?

Đó sẽ là khi người ta nói với nhau về ước mơ, về cuộc đời, rằng những buồn, những vui mà họ đã trải qua…"Chia” một chút cảm xúc để gắn kết lại những mảnh tâm hồn tưởng chừng rời rạc.

Đó là khi miếng bánh xẻ làm đôi, làm ba,…mỗi người một miếng, vị ngọt ngào, dịu dàng thấm vào tận trái tim.

Vậy có khó không? Một phép chia thần kỳ, nhân lên những ước mơ, hy vọng, yêu thương, cộng thêm tình gắn bó, trừ đi khoảng cách và khó khăn…

Vậy mà ngày nay, những gì người ta quan tâm chỉ vẻn vẹn những con số cứng nhắc. Một chỉ vàng giá bao nhiêu, một đô la giá bao nhiêu? Vật chất xa hoa, số lượng những tờ tiền tăng lên thì cùng lúc giá trị đạo đức, những phép chia dần được thay thế. Tôi cộng cho anh một, anh trả lại hai, bởi vì tôi giúp anh, bởi vì tôi tốt, tôi sòng phẳng.

Đâu rồi những thầy đồ già đem “chia” kiến thức cho mọi người, xây dựng nên những cuộc đời mới, thế hệ mới. Họ chỉ cần nhìn thấy những quả ngon chín mọng, rạng ngời sức sống.

Hãy nhớ, nhớ thật kỹ rằng, phép chia toán học chỉ là những con số, những phép tính, những công cụ. Tất thảy đều lạnh lùng, chia ra nhân vào là lẽ đương nhiên. Còn trong cuộc sống, cũng như tâm hồn, chúng ta không cần những thứ quá sòng phẳng rõ ràng, những thứ cứng nhắc. Vì những con số chỉ là những con số, dù chúng có tiến về đâu, về tận cùng hay về số không, chúng mãi chỉ là những con số khác nhau, đơn vị khoảng cách không bao giờ ngắn lại. Vì chúng ta là con người, chúng ta cần tình yêu thương, nên chúng ta không thể sống như những con số, chúng ta cần những phép chia…

(Bài tập làm văn trong một tiết. HS Trịnh Khánh Linh)

PS: Bài văn của Khánh Linh đã được cô cho 9 điểm.

28 nhận xét:

  1. Một học sinh lớp 11 trong xã hội hiện tại viết được một bài văn như thế này quả là hiếm, nếu không nói là không thể có bài thứ hai. Hg Vân chỉ thắc mắc là sao lại có đề bài văn như vậy. Cô giáo văn hiện nay liệu có viết được đầy đủ ý cho đề tài này trong 01 tiết không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. Bài văn của bé Khánh Linh , con mẹ HH hay quá !Mình thật bất ngờ vì đó lại là suy nghĩ của một cô bé mới lớp 11 mà suy nghĩ thật NGƯỜI lớn như vậy,cháu lập luận thật khúc triết ,suy nghĩ thật sâu sắc... mình thầm ước giá người lớn trong chúng ta đây đều nghĩ được và làm được cái PHÉP CHIA kỳ diệu này thì tuyệt vời biết bao...Cảm ơn HH , con gái bạn thật tuyệt vời và bạn có quyền tự hào về con gái của mình , còn tớ luôn vui và tự hào có người bạn như cậu !!!
    Cảm ơn bạn HThu đã đăng bài viết này !

    Trả lờiXóa
  3. Minh doc lai bai van va rat xuc dong vi no duoc don nhan. Thong diep cua bai viet la chung ta hay song voi yeu thuong, chia se du hoan canh moi nguoi co khac nhau, nhung chung ta cung co mot trai tim biet rung dong, va tam long luon rong mo cho nhung uoc mo va hoai bao duoc lan NGUOI.

    Trả lờiXóa
  4. Chào Hồng Hoa,
    Rất vui vì bạn đã ghé thăm trang Câu lạc bộ. Mình đăng bài văn của con gái vì mình thực sự thấy mừng khi ở tuổi đó con đã có những suy nghĩ chín chắn như vậy. Đó đây mình vẫn nghe thấy những lời phàn nàn về những suy nghĩ nông cạn hời hợt của lớp trẻ, rằng chúng ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, rằng chúng thực dụng,... Đọc bài văn mình hy vọng không chỉ riêng Khánh Linh mà còn rất nhiều cháu khác cũng có những suy nghĩ sâu sắc như vậy. Có thể cách thể hiện của chúng không giống như thế hệ chúng ta. Nếu vậy thì thật là mừng phải không bạn.

    Trả lờiXóa
  5. Đọc bài này xong tớ thấy cay cay nơi sống mũi...Một học sinh phổ thông mà có những lời lẽ sâu sắc đáng để cho thế hệ "phụ huynh" phải suy ngẫm.

    Trả lờiXóa
  6. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:27 8 tháng 4, 2011

    Cộng trừ nhân chia đời người
    Nguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
    Từ phép cộng trừ nhân chia bậc tiểu học tới phép phân giải nhân thức bậc trung học, lại tới phép hàm số và vi tích phân của bậc đại học, khái niệm toán học đã được thăng cấp, tuổi tác của bản thân cũng tăng lên, sự lý giải của cuộc đời cũng dần phức tạp. Hằng số và biến số của cuộc đời dù khó giải và nắm vững, nhưng con đường đời nói chung, đều giải quyết dựa vào vận dụng phép giải tổng hợp bốn phép tính cộng trừ nhân chia.

    Trả lờiXóa
  7. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:28 8 tháng 4, 2011

    Tiếp II
    Chúng ta hãy xem trước biểu thức số học tổng hợp: [80 x 865 - (15 + 15 ) x 365] x 113 = 6083 (ngày). Ý nghĩa của biểu thức là: Giả dụ một người có thể sống tới 80 tuổi, trừ đi 15 năm chưa hiểu biết gì, và 15 năm thời gian về già, lại trừ đi khoảng 2/3 thời gian chiếm dụng cho mỗi giấc ngủ và những chuyện ăn uống khác, thời gian cả đời có thể dùng để làm việc và học tập cũng còn hơn 6000 ngày. Thời gian hữu hiệu của cuộc đời là rất ngắn và có hạn, nhân vật dù vĩ đại đến đâu, những chí lớn và hoài bão hào hùng đến đâu, cũng chỉ có thể làm việc và phấn đấu trong thời gian có hạn này. Vì vậy nói, ai nhận thấy rõ được sự quý báu của thời gian, người đó sẽ nắm bắt được từng giây từng phút của thời gian, người đó có cơ sở và cuộc sống phong phú để thành công. Một gợi ý khác của biểu thức này là, trong khoảng thời gian có hạn này, một người không thể thành công trong rất nhiều lĩnh vực, chỉ có biết cách chọn hay bỏ, lựa chọn đúng mục tiêu và thời điểm đột phá, mới có thể khẳng định được địa vị của mình, mới giành được thành tích siêu việt trong một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó.

    Trả lờiXóa
  8. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:31 8 tháng 4, 2011

    Như vậy, chọn bỏ và lựa chọn như thế nào? Nên vận dụng phép chia đơn giản dễ thực hiện để phân giải đạo lý phức tạp của cuộc đời. Mọi người đều biết câu chuyện ngụ ngôn kể về một chú chó chạy tới chạy lui để đuổi theo hai con thỏ, kết quả là chẳng đuổi theo được con thỏ nào. Thực ra, chú chó này đã mắc lỗi sai của biểu thức toán học rất đơn giản: 1/2 - 50% một mình chú chó đồng thời đuổi theo hai con thỏ, xác suất thành công chỉ có thể là 50%. Con người cho dù có hai cái chân, nhưng chỉ có thể đi trên một con đường. Lại có người lợi hại hơn, cho dù họ có thuật phân thân cũng chỉ có thể sống một kiếp người. Xét từ góc độ toán logic, sự thành bại của cuộc đời quyết định bởi sự nắm vững đối với mục tiêu theo đuổi - cuộc đời con người nếu chia cho một mục tiêu duy nhất, xác suất thành công là 100%. Cuộc đời con người nếu chia hai mục tiêu, xác suất thành công chỉ còn 50%. Từ đó mà suy ra, mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của đời người càng trở nên mù mịt. Đương nhiên, cuộc đời nếu không có bất cứ một mục tiêu nào, như thế thì thật là bi ai - cả đời trừ đi mục tiêu số không, như thế cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa.

    Cự ly và khoảng cách giữa sự thành bại, được mất, giữa người với người luôn quyết định bởi những phép tính toán học logic đơn giản này: 1/1, 1/2, 1/3. Nhưng hững người có thành tích xuất chúng đa số là người luôn trước sau giữ một mục tiêu. Điều kỳ lạ là, trong cuộc sống hiện thực, tuyệt đại đa số mọi người là đều lãng quên phép chia đơn giản thời tiểu học, chỉ mang theo duy nhất sự theo đuổi và mong muốn loại trừ những vấn đề lộn xộn phức tạp, làm cho xác suất thành công của mình (cũng chính là thương số của phép chia) nhỏ hơn, cho tới khi không nhận ra mình, sống uổng phí cuộc đời.

    Trong phương trình giải phương trình thời trung học, chúng ta ý thức được cuộc đời cũng có rất nhiều lời giải khác nhau. Sau này mới biết, đáp án chính xác của cuộc đời chỉ có một. Hơn nữa, cuộc đời không có cơ hội làm nháp, càng không có cơ hội tính toán lại.

    Sau khi bước ra khỏi cổng trường, chúng ta đã bắt đầu tính toán một phép cộng trừ nhân chia càng chặt chẽ hơn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  9. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:32 8 tháng 4, 2011

    Như vậy, chọn bỏ và lựa chọn như thế nào? Nên vận dụng phép chia đơn giản dễ thực hiện để phân giải đạo lý phức tạp của cuộc đời. Mọi người đều biết câu chuyện ngụ ngôn kể về một chú chó chạy tới chạy lui để đuổi theo hai con thỏ, kết quả là chẳng đuổi theo được con thỏ nào. Thực ra, chú chó này đã mắc lỗi sai của biểu thức toán học rất đơn giản: 1/2 - 50% một mình chú chó đồng thời đuổi theo hai con thỏ, xác suất thành công chỉ có thể là 50%. Con người cho dù có hai cái chân, nhưng chỉ có thể đi trên một con đường. Lại có người lợi hại hơn, cho dù họ có thuật phân thân cũng chỉ có thể sống một kiếp người. Xét từ góc độ toán logic, sự thành bại của cuộc đời quyết định bởi sự nắm vững đối với mục tiêu theo đuổi - cuộc đời con người nếu chia cho một mục tiêu duy nhất, xác suất thành công là 100%. Cuộc đời con người nếu chia hai mục tiêu, xác suất thành công chỉ còn 50%. Từ đó mà suy ra, mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của đời người càng trở nên mù mịt. Đương nhiên, cuộc đời nếu không có bất cứ một mục tiêu nào, như thế thì thật là bi ai - cả đời trừ đi mục tiêu số không, như thế cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa.

    Trả lờiXóa
  10. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:33 8 tháng 4, 2011

    Cự ly và khoảng cách giữa sự thành bại, được mất, giữa người với người luôn quyết định bởi những phép tính toán học logic đơn giản này: 1/1, 1/2, 1/3. Nhưng hững người có thành tích xuất chúng đa số là người luôn trước sau giữ một mục tiêu. Điều kỳ lạ là, trong cuộc sống hiện thực, tuyệt đại đa số mọi người là đều lãng quên phép chia đơn giản thời tiểu học, chỉ mang theo duy nhất sự theo đuổi và mong muốn loại trừ những vấn đề lộn xộn phức tạp, làm cho xác suất thành công của mình (cũng chính là thương số của phép chia) nhỏ hơn, cho tới khi không nhận ra mình, sống uổng phí cuộc đời.

    Trong phương trình giải phương trình thời trung học, chúng ta ý thức được cuộc đời cũng có rất nhiều lời giải khác nhau. Sau này mới biết, đáp án chính xác của cuộc đời chỉ có một. Hơn nữa, cuộc đời không có cơ hội làm nháp, càng không có cơ hội tính toán lại.

    Sau khi bước ra khỏi cổng trường, chúng ta đã bắt đầu tính toán một phép cộng trừ nhân chia càng chặt chẽ hơn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  11. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:35 8 tháng 4, 2011

    Bài 2 Phép tính chia trong đời thường
    Tất cả chúng ta đều đã học qua lớp hai. Chắc chắn rồi, nếu không như thế, bạn đã không thể vào blog mà đọc bài viết này. Cái thuở tôi học lớp hai đã xa xưa lắm rồi. Khi đó thày dạy tôi là một thày giáo làng đã cao tuổi. Chúng tôi gọi thày, xưng con, cách gọi có từ thời các thày đồ dạy chữ nho. Về sau người ta bỏ cách gọi này, rồi sau hơn hai chục năm chia cách hai miền Tổ quốc, người ta lại dùng lại cách gọi này trong nhà trường.
    Tôi đã được học 4 phép tính ở lớp hai trường làng. Vốn sáng dạ, nên tôi thích học toán lắm. Theo tôi, cả bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia đều dễ hoặc khó như nhau. Chúng được áp dụng một cách tự nhiên và chính xác vào trong thực tế cuộc sống. Thế nhưng trong một lần thày giáo và thày (đẻ) tôi ngồi uống nước chè và đàm đạo, tôi lại nghe thày giáo nói:

    Trả lờiXóa
  12. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:35 8 tháng 4, 2011

    - Các phép tính đều có linh hồn trong cuộc sống. Phép chia là phức tạp nhất. Trong toán học thì phép chia rất đơn giản và chính xác, nhưng trong cuộc đời thì phép chia lại là khó nhất. Nó là biểu hiện tính cách con người, nhiều khi quyết định đến cả những vấn đề xã hội không thể lường trước được.
    Tôi nghe hóng mà chẳng hiểu gì cả, nhưng tôi nhớ nhất cái ý rằng, phép chia là tính cách con người.
    Rồi tôi lớn lên, đi bộ đội, rồi đi làm. Tôi dần dà hiểu lờ mờ ra cái ý nghĩa của phép chia trong cuộc sống. Trong chiến đấu thì có chia lửa. Trong cuộc sống thì có chia cơm xẻ áo, chia vui, chia buồn … Những điều đó thì cũng là tốt đấy chứ, có gì phức tạp đâu nhỉ. Nhưng "đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Va chạm nhiều và suy nghĩ một chút, tôi mới hiểu dần dần cái thâm ý trong lời nói của thày giáo tôi.
    Không muốn làm khó cho các bạn, tôi kể chuyện luôn nhé.

    Trả lờiXóa
  13. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:37 8 tháng 4, 2011

    Có một thời ở cơ quan tôi ít việc. Anh Hiệu cùng một nhóm 4 người nữa được Giám đốc cho phép thành lập ra Ban đời sống, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ để tạo thêm nguồn tiền cải thiện đời sống cho các công đoàn viên trong cơ quan. Tất nhiên là mặt hàng thương mại nằm ngoài lĩnh vực sản xuất của cơ quan, và trong hoạt động của Ban cũng được cơ quan hỗ trợ. Số tiền đóng góp hàng tháng nộp về cơ quan được đặt ra cũng vừa phải và dễ thực hiện. Thế là cả Ban hào hứng triển khai hoạt động.
    Ba tháng đầu vất vả, các thành viên luôn trong tình trạng "cơm nhà việc chợ". Anh Hiệu thường xuyên họp Ban, có thể nói là từng ngày để giao ban, và luôn tuyên bố một câu cửa miệng để làm "tư tưởng chỉ đạo" cho hoạt động của Ban Đời sống là: "Bình đẳng và chia đều lợi nhuận". Dễ hiểu quá. Phép chia thì ai mà chả biết.

    Trả lờiXóa
  14. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:37 8 tháng 4, 2011

    Từ tháng thứ tư bắt đầu làm ăn có kết quả. Tiền chia cho các thành viên (tất nhiên đã có trừ ra để nộp cơ quan) được chia theo từng tuần, thậm chí theo từng phi vụ.
    Kiếm được 50 ngàn đồng, lập tức chia đều cho 5, hay quá.
    Kiếm được 500 ngàn đồng, chia đều luôn, mỗi người được 100 ngàn đồng, quá tốt.
    Kiếm được 1 triệu đồng, lại chia mỗi người được 200 ngàn đồng, tuyệt vời.
    Mọi người trong Ban ai cũng vui vẻ và phấn khởi, càng tích cực hoạt động đều tay.
    Tháng thứ sáu, kiếm được 5 triệu đồng, anh Hiệu lập tức chia ngay cho mỗi người một triệu. Thật không còn gì để nói thêm, tuyệt vời đến thế là cùng. Anh Hiệu sáng ngời trong con mắt mọi người. Nói thêm điều này các bạn mới hiểu rõ ý nghĩa của sự kiện, vàng lúc đó là 200 ngàn đồng một chỉ.

    Trả lờiXóa
  15. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:40 8 tháng 4, 2011

    Mọi người trong Ban ai cũng vui vẻ và phấn khởi, càng tích cực hoạt động đều tay.
    Tháng thứ sáu, kiếm được 5 triệu đồng, anh Hiệu lập tức chia ngay cho mỗi người một triệu. Thật không còn gì để nói thêm, tuyệt vời đến thế là cùng. Anh Hiệu sáng ngời trong con mắt mọi người. Nói thêm điều này các bạn mới hiểu rõ ý nghĩa của sự kiện, vàng lúc đó là 200 ngàn đồng một chỉ.
    Công việc làm ăn càng ngày càng có vẻ thuận lợi. Tháng thứ bảy, lợi nhuận của cả Ban ở mức khiến nhiều người nằm mơ cũng không dám nghĩ tới: 10 triệu đồng. Các thành viên trong Ban Đời sống đã có người nghĩ tới viễn cảnh của sự giàu có.
    Nhưng từ cái khúc này, phép chia bắt đầu bộc lộ tính phức tạp của nó: Phép chia trong toán học bắt đầu phân kỳ với phép chia trong cuộc đời.

    Trả lờiXóa
  16. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:40 8 tháng 4, 2011

    Bốn người trong Ban được chia 6 triệu đồng, anh Hiệu giữ lại 4 triệu đồng với lời giải thích mang nặng tính "điều khiển mờ" trong ngành Tự động hóa là "còn để lo những việc chung". Viên Ru-bi đã có vết gợn và sự phản quang của nó không còn ánh lên màu lung linh huyền bí nữa. Độ cao của tầng khí quyển cũng như sà thấp xuống.
    Thời gian tiếp tục trôi, công việc vẫn tiếp diễn. Phép chia trong cuộc đời ngày càng phân kỳ và có vẻ không còn khả năng hội nhập trở lại với phép chia toán học nữa.
    Việc gì phải đến sẽ đến. Trong một lần được giao khóa đuôi cho một phi vụ buôn bán, anh Đối, một nhân viên nhiều tuổi và thiếu tính kiên nhẫn nhất trong Ban đã ôm cả số tiền lãi 15 triệu đồng bỏ về quê, không quên để lại một bức thư "chia tay vĩnh viễn" để tạ tội cùng cả Ban.

    Trả lờiXóa
  17. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:41 8 tháng 4, 2011

    Hoạt động thêm một thời gian nữa, đủ để trang trải mọi thứ và không ai còn nợ nần gì nữa, các thành viên chia tay. Ban Đời sống giải tán sau chưa đầy một năm hoạt động. Có nhiều chuyện muốn làm nên được phải có sự góp sức tập thể. Thiếu người tâm huyết nên Ban Đời sống không thể thành lập lại được nữa.
    *
    Tôi trở về làng, gặp lại người thày từ thuở ấu thơ, nay đã gần 90 tuổi. Tôi đến thăm ông và kể lại câu chuyện trên cho ông nghe. Thầy giáo tôi gật đầu cười, bảo: "Vậy là con đã hiểu điều thày dạy rồi đó. Nhưng đấy mới chỉ là hiện tượng, còn qua đó mà rút ra bài học để hành xử thế nào thì lại là cả một vấn đề khác, con ạ".
    Rồi thày kể thêm cho tôi nghe một chuyện khác.

    Trả lờiXóa
  18. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:42 8 tháng 4, 2011

    Có hai người bạn thân nối khố từ làng quê nghèo ra đi tìm cuộc sống mới. Họ đã trải qua nhiều gian truân vất vả, no đói có nhau. Sau thời gian dài không thành đạt, họ trở về quê, trong tay không có một đồng. Dọc đường họ vừa làm thuê, vừa xin ăn. Có một củ khoai họ cũng bẻ đôi chia nhau. Có một mẩu bánh, họ cũng chia đôi mỗi người một nửa. Đến một ngày nọ, trên đường cái vắng tanh không một bóng người, họ cùng nhìn thấy hai viên kim cương bên vệ đường. Mỗi viên to bằng qủa trứng ngỗng đủ cho mỗi người no đủ cả đời. Mọi việc tưởng đơn giản, bài toán 2 chia cho 2 thì đứa trẻ lớp hai nào cũng giải được. Thế nhưng hai người bạn ai cũng cho rằng mình nhìn thấy trước, và mình có quyền chia, nhưng không phải chia theo qui tắc số học. Cãi nhau mãi, nhưng không ai chịu ai, cũng không ai nhớ đến bài toán chia học từ lớp hai …
    - Cuộc đời là thế đấy con ạ.
    Thày giáo tôi nghiêng mặt nhìn tôi cười nhân hậu, rồi chắp tay sau hông chậm rãi bước vào nhà. Tôi đứng im lặng nhìn theo thày, trong lòng trào lên một nỗi niềm thật khó nói hết bằng lời.

    Trả lờiXóa
  19. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:53 8 tháng 4, 2011

    Cháu copy trên mạng xuống Cháu Hải Vân gửi đến các bà các cô đọc để chiêm nghiệm thêm về phép chia cùng ứng dụng của nó trong cuộc đời cũng như trong cuộc sống

    Trả lờiXóa
  20. Trong cuoc doi, minh da doi lan gap mot phep chia that kho.Do la thoi con "bao cap". Moi thu deu duoc "cho" va"phan phoi".Mot hom,minh nghi lam vi con om.Chieu toi,het gio lam viec,co ban cung co quan mang ve cho minh mot tui thuc an.La vai khuc ca tuoi da duoc lam sach va mot cai dau ca. Minh cam on co ban va toi do ca nha duoc mot bua an tuoi vui ve.Hom sau den co quan minh moi biet la chi co 1 con ca chia 2.Ban minh da tu chia va nhan phan it hon

    Trả lờiXóa
  21. (tiep)
    Cac ban biet khong? Vao thoi ky kho khan gian kho do, bon minh da vuot qua no va bay gio mon an ngon nhat cua gia dinh minh luc nao cung la canh ca dam nau dau ca. Chi co mot cai dau ca ma minh da an suot 20 nam nay van con nguyen huong vi ngon va thao. Cam on nguoi ban da uu ai tang minh va phep chia nho trong cuoc song da giup minh nhan ra, minh co mot nguoi ban that tot.

    Trả lờiXóa
  22. Hoàng Thị Hải Vânlúc 16:21 8 tháng 4, 2011

    Các Bà các Cô... Đọc thêm và đọc tham khảo thêm về bài viết về phép chia các Bà các cô vào Goole và gõ bài " Phép chia trong văn hóa Việt" và tiếp bài "Những phép tính trong cuộc đời con người"

    Trả lờiXóa
  23. @ Hải Vân: Đã gọi là đăng nhận xét thì phải cô đọng và ngắn gọn chứ. Vân đăng thế này đọc mỏi mắt lắm.
    @ Hồng Hoa: Cuộc sống còn có nhiều điều tuyệt vời phải không bạn.

    Trả lờiXóa
  24. Hoàng Thị Hải Vânlúc 08:05 9 tháng 4, 2011

    Cô ơi! Đây là những suy nghĩ và bài viết rất hay và cô đọng và rất thực tế của nhiều tác giả có kinh nghiệm và bản lĩnh trong cuộc sống. Đọc rất hay, bổ ích và rất thiết thực trong cuộc sống. Cháu sợ các bà các cô biết ít về mạng tìm không ra nên đành Copy và chọn bài rất thiết thực trong cuộc sống. Mong các Bà, các Cô đọc để ủng hộ cùng tán thành và thông cảm cho cháu Hải Vân

    Trả lờiXóa
  25. Vân ơi, lần sau nếu có bài hay, Vân có thể đăng lên, hoặc gửi cho cô để cô đăng hộ. Chỗ đăng nhận xét chỉ là nơi đăng ý kiến ngắn gọn của cá nhân mình thôi.

    Trả lờiXóa
  26. Hoàng Thị Hải Vânlúc 09:38 9 tháng 4, 2011

    Vâng! Cơ bản tại cháu nghĩ nhận xét của cá nhân mình hay mình trích đoạn nào hay để bổ xung và tăng thêm ý nghĩa giá trị của bài và cũng để các Bà, các Cô đọc hiểu hơn và dễ nhìn nhận hơn. Cơ bản cháu đã hứa với Thầy là Cháu không copy trên mạng để đăng bài nếu là nhận xét để bổ xung vào bài Cháu nghĩ là được. Và Thầy góp ý với Cháu là đúng bởi vì Câu Lạc Bộ của mình nên đăng bài chia xẻ của cá nhân một đối với những việc hằng ngày trong cuộc sống mà để các Bà các Cô cùng chiêm nghiệm và suy ngẫm và chia xẻ của từng cá nhân trong quá trình mình nghiên cứu Tâm Linh hay không hay không quan trọng bởi vì “Cây nhà lá vườn’. Quan trọng đọc để hiểu và nhìn nhận ra vấn đề

    Trả lờiXóa
  27. Bài văn giản dị, hay và ý nghĩa. Nhất là với một học sinh lớp 11. Tuy nhiên có một thực tế: ai trong chúng ta cũng có thể có những suy nghĩ đẹp đẽ như vậy, nhưng khi bước ra cuộc đời, ở cái xã hội đang phát triển, với những bon chen tầm thường của cuộc sống, liệu cái trong sáng đó có được mấy người giữ gìn và thực hiện?

    Trả lờiXóa
  28. Trang à, một thực tế đáng buồn là con đã nói ra điều ấy. Nếu ai cũng có suy nghĩ là "mấy ai ..." thì chẳng mấy chốc sẽ là "chẳng ai...". Cô tin rằng con chỉ đưa ra sự nghi ngại chứ bản thân con không thực sự nghĩ như vậy. Nếu đúng là như vậy, cô mong con hãy quẳng cái sự nghi ngại ấy đi và sống theo đúng những gì mà con cho là đẹp đẽ, là tốt đẹp.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.