Bài viết của chị Nguyễn Hoàng Vân
Chuyến đi tham quan đất nước Chùa Tháp Căm Pu Chia của tôi thật nhiều kỷ niệm, cảm xúc. Quay trở lại với cuộc sống thường nhật rồi nhưng ý nghĩ của tôi chưa dứt ra khỏi những kỷ niệm về chuyến đi này. Nhiều chuyện để kể lắm, nhưng có một chuyện tôi sắp kể sau đây là một chuyện buồn, bắt tôi phải nhớ mãi. Đó là chuyến tham quan Biển Hồ Tông Lê Sáp. Chuyến tham quan này là tự nguyện, không nằm trong giá Tour. Ai đi phải tự mua vé, giá là 20 đô la Mỹ. Chúng tôi hào hứng rủ nhau đi, tự nhủ không được bỏ lỡ một cơ hội đi tham quan nào, không có về nước lại tiếc.
Sau bữa cơm trưa, chúng tôi lên xe để bắt đầu chuyến đi. Ô tô lăn bánh được một lúc thì hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) thông báo rằng trên Biển Hồ, chúng tôi sẽ được gặp những người dân Việt Nam, họ là những người nghèo, di cư ngược dòng sông Mê Công lên đây từ 3, 4 đời nay, không biết việc chính để kiếm ăn của họ là gì nhưng gần như họ chuyên hành nghề ăn xin thì phải. Nếu ta cho tiền thì không biết bao nhiêu cho đủ, theo đề nghị (cũng như kinh nghiệm) của HDVDL, cả đoàn chúng tôi gồm khoảng 15 người đóng góp tùy tâm (vừa đồng Việt Nam, vừa tiền Rial của CPC, vừa Đô la mỹ) đủ tiền mua 9 thùng mì ăn liền để chia cho những người nghèo này.
Để xuống tàu tham quan Biển Hồ, chúng tôi phải đi xuống một cái thang dốc, làm khá đơn sơ, bác nào đi giày dép trơn thì nguy lắm. Nắng lắm và gió lắm. Chúng tôi đang say xưa với sóng nước mênh mông của Biển Hồ chưa được bao lâu thì bỗng thấy vù vù, rất nhiều thuyền máy bắt đầu táp sát vào tàu của chúng tôi, thuyền thì một mẹ nhiều con ăn mặc nhuôm nhuôm, thuyền thì bà, mẹ, con, cháu, có cả trẻ sơ sinh nằm ngủ giữa nắng và gió, nào thì bà bụng chửa vượt mặt, giơ bụng ra, nào thì bán chuối, ra rả tiếng xin tiền, xin hàng. Cả thanh niên lái thuyền máy cho cả nhà đi xin, có cả thuyền rao bán con trăn to, mình thì sợ mà sao họ không sợ chứ? Trẻ nhỏ cũng lái thuyền thành thạo. Chúng tôi như chìm đi giữa một giàn nhạc giao hưởng khủng khiếp của tiếng tầu, tiếng xuồng máy, tiếng người rào rào cả bằng tiếng Anh, tiếng Việt. Không dám nhìn, không biết làm gì, không dám cho cái gì, vì cho thì sẽ bị đeo bám, chúng tôi rơi vào cảm giác thật khó tả: buồn, thương, nhục, trách, bực mình .v.v. và .v.v.
Tàu của chúng tôi (kèm theo hàng chục thuyền dân) tới thăm một lớp học tình thương dành cho các trẻ nhỏ sống trên Biển Hồ này. Những đứa trẻ tóc đen có, tóc vàng có (?), quần áo đủ loại, đủ kiểu ngắn, dài, ngồi xệp xuống sàn, vỗ tay hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Chúng tôi đều có suy nghĩ như nhau, không ai dám nhìn kỹ, ngắm kỹ những đứa trẻ này. Ai cũng muốn thật nhanh rời khỏi chỗ này cả. Chúng tôi gặp ông Trần Văn Tư, đã 74 tuổi, tình nguyện từ Việt Nam sang để dạy chữ cho những trẻ em nghèo tại đây. Ông không những dạy học và còn cho chúng ở lại bè, ngủ đêm tại đó, cho chúng ăn mặc dù đồ ăn chỉ là mì và những thứ mà các đoàn khách ghé qua (như đoàn chúng tôi) làm từ thiện. Chúng tôi đã làm quà cho lớp học này 5 thùng mì.
Rời chỗ này xuống tàu đi tiếp, sống mũi ai cũng cay cay. Ai cũng có suy nghĩ giống nhau tuy không ai nói với ai câu nào. Chỉ im lặng mà thôi. Bên cạnh tàu của chúng tôi, hàng chục thuyền của dân vẫn vây quanh, vẫn ra rả tiếng xin tiền, xin đồ và bán những thứ không ai cần mua.
Đi thêm khoảng 15 phút, tàu chúng tôi dừng lại tại một bè nổi, nơi để khách tham quan dừng chân nghỉ, uống nước và thưởng thức món tép hấp, đặc sản của hồ Tông Lê Sáp. Tuy được giới thiệu như vậy nhưng không ai trong số chúng tôi được biết mùi vị của tép vì hàng chục thuyền dân đang vây quanh, xin xỏ, rao bán chuối, trình bày hoàn cảnh khó khăn, chỗ này con nhỏ, chỗ kia bụng chửa vượt mặt được khoe ra, chỗ này người già, chỗ khác người mù, có cả những đứa trẻ mà thuyền của chúng là chiếc chậu nhôm to mà ta vẫn dùng để tắm, một mái chèo nhỏ xíu ... Chúng tôi gọi quả dừa để uống nước, chưa uống xong đã bị trẻ nhỏ xin quả dừa để ăn cùi dừa làm cho không ai muốn uống nước tiếp nữa. Đúng như kinh nghiệm của HDVDL, thực sự nếu có cho tiền thì không biết cho kiểu gì, cho thế nào, bao nhiêu cho đủ. Còn lại 4 thùng mỳ, chúng tôi lại phân phát tiếp, chia đều mỗi thuyền 5, 6 gói mỳ. Không ai muốn ngồi lâu thêm nữa, chúng tôi muốn thật nhanh rời khỏi quán.
Lúc xuống tàu đi tham quan, ai cũng cười nói râm ran, nhưng lúc này đây, không ai muốn nói cười nữa. Chúng tôi đều chung một ý nghĩ: không biết ĐSQ tại CPC có biết hiện trạng này không? Nếu biết thì có động thái gì không? Và phải làm gì chứ, ai lại để nhục quốc thể đến thế này. Tàu của chúng tôi vừa rời khỏi quán chừng 5 phút thì xuất hiện một tàu du lịch khác cũng đang hướng tới chỗ dừng chân và hàng chục thuyền dân vội rời tàu chúng tôi, chuyển hướng bám tàu du lịch kia, chúng tôi thấy trên tầu đó 100% người nước ngoài.
Đúng là một kỷ niệm buồn. Chúng tôi bảo nhau: sẽ thông báo cho các đoàn tham quan tiếp theo, rằng đừng đi tham quan Biển Hồ Tông Lê Sáp nữa, kẻo họ cũng sẽ bị rơi vào tâm trạng khó tả như chúng tôi. Với 20 đô la kia, nếu để dùng vào việc khác có lẽ sẽ có ích hơn.
Để xuống tàu tham quan Biển Hồ, chúng tôi phải đi xuống một cái thang dốc, làm khá đơn sơ, bác nào đi giày dép trơn thì nguy lắm. Nắng lắm và gió lắm. Chúng tôi đang say xưa với sóng nước mênh mông của Biển Hồ chưa được bao lâu thì bỗng thấy vù vù, rất nhiều thuyền máy bắt đầu táp sát vào tàu của chúng tôi, thuyền thì một mẹ nhiều con ăn mặc nhuôm nhuôm, thuyền thì bà, mẹ, con, cháu, có cả trẻ sơ sinh nằm ngủ giữa nắng và gió, nào thì bà bụng chửa vượt mặt, giơ bụng ra, nào thì bán chuối, ra rả tiếng xin tiền, xin hàng. Cả thanh niên lái thuyền máy cho cả nhà đi xin, có cả thuyền rao bán con trăn to, mình thì sợ mà sao họ không sợ chứ? Trẻ nhỏ cũng lái thuyền thành thạo. Chúng tôi như chìm đi giữa một giàn nhạc giao hưởng khủng khiếp của tiếng tầu, tiếng xuồng máy, tiếng người rào rào cả bằng tiếng Anh, tiếng Việt. Không dám nhìn, không biết làm gì, không dám cho cái gì, vì cho thì sẽ bị đeo bám, chúng tôi rơi vào cảm giác thật khó tả: buồn, thương, nhục, trách, bực mình .v.v. và .v.v.
Tàu của chúng tôi (kèm theo hàng chục thuyền dân) tới thăm một lớp học tình thương dành cho các trẻ nhỏ sống trên Biển Hồ này. Những đứa trẻ tóc đen có, tóc vàng có (?), quần áo đủ loại, đủ kiểu ngắn, dài, ngồi xệp xuống sàn, vỗ tay hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Chúng tôi đều có suy nghĩ như nhau, không ai dám nhìn kỹ, ngắm kỹ những đứa trẻ này. Ai cũng muốn thật nhanh rời khỏi chỗ này cả. Chúng tôi gặp ông Trần Văn Tư, đã 74 tuổi, tình nguyện từ Việt Nam sang để dạy chữ cho những trẻ em nghèo tại đây. Ông không những dạy học và còn cho chúng ở lại bè, ngủ đêm tại đó, cho chúng ăn mặc dù đồ ăn chỉ là mì và những thứ mà các đoàn khách ghé qua (như đoàn chúng tôi) làm từ thiện. Chúng tôi đã làm quà cho lớp học này 5 thùng mì.
Rời chỗ này xuống tàu đi tiếp, sống mũi ai cũng cay cay. Ai cũng có suy nghĩ giống nhau tuy không ai nói với ai câu nào. Chỉ im lặng mà thôi. Bên cạnh tàu của chúng tôi, hàng chục thuyền của dân vẫn vây quanh, vẫn ra rả tiếng xin tiền, xin đồ và bán những thứ không ai cần mua.
Đi thêm khoảng 15 phút, tàu chúng tôi dừng lại tại một bè nổi, nơi để khách tham quan dừng chân nghỉ, uống nước và thưởng thức món tép hấp, đặc sản của hồ Tông Lê Sáp. Tuy được giới thiệu như vậy nhưng không ai trong số chúng tôi được biết mùi vị của tép vì hàng chục thuyền dân đang vây quanh, xin xỏ, rao bán chuối, trình bày hoàn cảnh khó khăn, chỗ này con nhỏ, chỗ kia bụng chửa vượt mặt được khoe ra, chỗ này người già, chỗ khác người mù, có cả những đứa trẻ mà thuyền của chúng là chiếc chậu nhôm to mà ta vẫn dùng để tắm, một mái chèo nhỏ xíu ... Chúng tôi gọi quả dừa để uống nước, chưa uống xong đã bị trẻ nhỏ xin quả dừa để ăn cùi dừa làm cho không ai muốn uống nước tiếp nữa. Đúng như kinh nghiệm của HDVDL, thực sự nếu có cho tiền thì không biết cho kiểu gì, cho thế nào, bao nhiêu cho đủ. Còn lại 4 thùng mỳ, chúng tôi lại phân phát tiếp, chia đều mỗi thuyền 5, 6 gói mỳ. Không ai muốn ngồi lâu thêm nữa, chúng tôi muốn thật nhanh rời khỏi quán.
Lúc xuống tàu đi tham quan, ai cũng cười nói râm ran, nhưng lúc này đây, không ai muốn nói cười nữa. Chúng tôi đều chung một ý nghĩ: không biết ĐSQ tại CPC có biết hiện trạng này không? Nếu biết thì có động thái gì không? Và phải làm gì chứ, ai lại để nhục quốc thể đến thế này. Tàu của chúng tôi vừa rời khỏi quán chừng 5 phút thì xuất hiện một tàu du lịch khác cũng đang hướng tới chỗ dừng chân và hàng chục thuyền dân vội rời tàu chúng tôi, chuyển hướng bám tàu du lịch kia, chúng tôi thấy trên tầu đó 100% người nước ngoài.
Đúng là một kỷ niệm buồn. Chúng tôi bảo nhau: sẽ thông báo cho các đoàn tham quan tiếp theo, rằng đừng đi tham quan Biển Hồ Tông Lê Sáp nữa, kẻo họ cũng sẽ bị rơi vào tâm trạng khó tả như chúng tôi. Với 20 đô la kia, nếu để dùng vào việc khác có lẽ sẽ có ích hơn.
Nguyễn Hoàng Vân
Cô Vân à! Cháu chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ cùng với cô. Có cơ hội và may mắn đi dự khoá lễ phật ở trong Huế. Thật là tuyệt vời khi vào Huế và vô cùng vinh dự và may mắn được dự đàn lễ phật cùng niềm vui, niềm tin và tâm thành hướng đến cửa Phật. Ra về phong cảnh hữu tình thật đẹp. Buồn ngủ vẫn cố gắng thức để ngắm phong cảnh đêm thật đẹp và hữu tình. Anh lái xe kể chuyện. Em à ở khu vực này mọi người đón khách nhiệt tình lắm cả gia đình và tất cả các khu này cứ ban đêm hàng ngày là ra đường vui mừng khi khách đến và đi qua. Cháu cứ nghĩ và hồn nhiên háo hức mong đến khu vực đấy. Nhưng khi đến khu vực đấy thật bất ngờ và đau đớn xót xa đúng với câu của Nguyễn Du từng nói “ Trải qua mấy cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đơn lòng”. Buổi tối các cô gái cùng gia đình lấy đèn pin chiếu vào xe của hành khách qua đường để vẫy gọi để tiếp khách. Trông cảnh tượng như vậy cháu chỉ còn biết thốt lên “Ôi Trời”
Trả lờiXóaCháu đi thuê nhà có người dẫn đến một ngôi nhà vừa đủ túi tiền của cháu. Ôi chao mẹ ơi. Một ngôi nhà ẩm thẩm ướt át và nặng mùi cháu chỉ đứng đấy vài phút thôi mà cảm giác của cháu như là rơi vào địa ngục. Được hỏi ra tại sao nhà lại để thế này?. Thì được biết nhà để cho thuê những cô gái kiếm sống ban đêm. Cháu chỉ biết kêu lên không biết người ta bên ngoài sống và tiếp khách thế nào. Còn ở trước mắt cháu đây với căn nhà như thế này thì chắng mấy hôm nữa là phát sinh bệnh tật mà chết
Bởi vì. Cháu cũng là con người và cũng bình thường như bao mọi người khác. Chỉ biết cố gắng sống tốt và hoàn thiện bản thân mình và nương tựa vào phật pháp lấy đấy là ánh sáng để dẫn lối mình đi và bên cạnh có Thầy cùng các cô bên cạnh giúp đỡ và chỉ bảo. Và cháu nghĩ cuộc sống đã may mắn cho mình không rơi vào con đường lầm lạc hãy tranh thủ từng giờ từng phút để mà sống tốt, sống yên vui bên cạch những người thân yêu của mình và bà con lối xóm. Và giúp đỡ mọi người gặp khó khăn với khả năng của mình.
Mong sao những cảnh buồn bạn đã gập sẽ ngày càng ít xuất hiện trong công đồng người việt.Chúng ta sẽ còn mất nhiều năm để vực dậy nền kt và nhiều hơn gấp 10 lần để học được nền văn minh châu Âu:không đeo bám và ăn xin khách du lịch
Trả lờiXóaCám ơn đã được chia sẻ. Vấn đề day dứt ở chỗ: bất cứ người nước ngoài nào tới CPC đều đi thăm Biển Hồ và đều gặp những người ăn xin, và đều được giới thiệu là người Việt Nam chứ không phải người nghèo CPC.
Trả lờiXóaChúng ta sống ở trên đời là để chịu đựng những thử thách, đối diện với những trạng thái cảm xúc không dễ chịu, nếu ta nhìn sự vật bằng một tâm từ bi thì sự thông cảm, khoan dung sẽ xuất hiện.
Trả lờiXóaNguyenHoang: "...nếu ta nhìn sự vật bằng một tâm từ bi thì sự thông cảm, khoan dung sẽ xuất hiện". Đúng vậy, nhưng qua bài viết của mình, có lẽ bạn đã không hiểu ý của mình muốn nói qua sự việc đã gặp trên Biển Hồ CPC, nên mới viết câu này. Ở đây mình muốn nói đến trách nhiệm của nhà chức trách, nếu giải quyết được cuộc sống, công ăn việc làm, việc định cư trên đất liền hoặc buộc hồi hương... cho họ thì khách du lịch của các nước sẽ có cái nhìn tốt hơn về đất nước Việt Nam khi tới nơi này. Mong bạn hiểu ý của mình, chứ thương ư, thương lắm chứ, day dứt ư, day dứt lắm chứ, thông cảm ư, thông cảm nhiều lắm, nhưng phải làm gì đây? chẳng lẽ ai tới nơi đó cũng chỉ biết xót xa và đóng góp tiền của thôi ư?
Trả lờiXóaCháu đồng ý với cô Vân. Thứ nhất giải quyết giúp họ công ăn việc làm
Trả lờiXóaThứ hai giáo hoá để họ để họ nhận thức và ý thức được việc mình làm và con đường họ đang đi. Bên cạnh vẫn là tâm từ bi đi kèm và sự thông cảm cùng khoan dung của mình đối với họ. Bởi vì giải quyết được công ăn việc làm nhưng sự hiểu biết hạn chế thì sẽ giải quyết được đến đâu. Với một người ít tuổi như cháu may mắn và vinh dự có Thầy cùng các Bà, các Cô… bên cạnh giúp đỡ và chỉ bảo.
Nên cháu có bài viết cùng những bài nhận xét của cháu chia sẻ những câu chuyện nhỏ cùng tâm sự đến Thầy cùng các Bà, các Cô. Với hy vọng là Thầy cùng các Bà, các Cô hãy yên tâm không phải bận tâm lo lắng cho cháu. Bởi vì trước cuộc sống cháu sợ Thầy cùng các Bà, các cô sẽ suy nghĩ lo lắng bận tâm cho cháu trong cuộc đời vì cho rằng “ Trẻ người non dạ” Cháu viết ra cùng tâm sự chia sẻ đến Thầy cùng các bà các cô để chia vui tới cháu với những gì cháu đã làm dù rất nhỏ nhưng “Tích tiểu thành đại” và cháu có cơ hội trải bớt nỗi lòng của mình
Trả lờiXóaVà cháu mong rằng khi viết ra may mắn cho cháu có sự quan tâm của các bà, các cô…cùng đến tất cả các bạn trè để chúng ta hiểu hơn về cuộc sống để tâm hồn mình luôn luôn lạc quan yêu đời và Từ, Bi, Hỷ, Xả luôn luôn ở trong Tâm và trong trái tim của chúng ta. Bởi vì câu lạc bộ của chúng ta đi theo phương pháp của Thầy tổ DASIRA NARADA và những ai hôm nay ai chưa có duyên thì ngày mai mọi người sẽ có duyên đến câu lạc bộ DSNL
Trả lờiXóaGửi Nguyễn Hoàng Vân!
Trả lờiXóaThật sự những chuyện như trên chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ở ngay trong nước: các khu du lịch, các thành phố, các khu chợ, ngõ xóm...và họ cũng là người Việt Nam - đồng bào của chúng ta.
Ngay cả trên đường phố Hà Nội chúng ta cũng phải đau lòng khi nhìn thấy những cảnh đồng bào mình lam lũ, rách rưới đeo bám khách du lịch. Chúng ta có thể làm gì đây khi những đóng góp từ thiện không thể giải quyết triệt để, khi ngay cả cuộc sống của những người có công ăn việc làm cũng rất khốn khó, khi mà những vấn đề thuộc bản chất như văn hoá, giáo dục, các thiết chế xã hội... cũng chưa đủ năng lực giải quyết những chuyện như vậy ở trong nước. Nếu phải nhìn những chuyện đó, liệu chúng ta có sự lựa chọn nào khác ngoài thái độ thông cảm và khoan dung?