Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

MỘT THOÁNG SÔNG - MÂY

Tôi đã đọc “Câu  chuyện một dòng  sông” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Rất thú vị với lối triết lý cao thâm của Thày. Chúng ta đang tập DSNL, học thiền,… để có được sức khỏe tốt và sự thanh thản trong tâm hồn. Vậy bản chất của vấn đề là gì?
Đó chính là quá trình lý giải, đi tìm kiếm “Cái tôi” của chính mình. Tất cả các phương pháp tập luyện dù có “huyền bí”, công phu đến mấy cũng chỉ để nhằm kích hoạt (khai mở luân xa,...), khơi thông (kinh mạch,...) và tăng cường “tiềm năng” (ngoại cảm, tự chữa bệnh,...) ẩn chứa bên trong con người. Bắt những cái thuộc về bản năng, vô thức của cơ thể, khả năng tự bảo vệ (vốn sẵn có) được hình thành trong suốt qúa trình tiến hóa, đấu tranh sinh tồn phải phục vụ chữa trị “tâm bệnh”, “thân bệnh” cho bản thân và mọi người.
“Mỗi con người là cả một thế gian
Dưới mỗi tấm bia đá chôn vùi cả một vũ trụ.”
Một văn hào đã nói đại ý như thế. Con người thật vĩ đại nhưng cũng thật nhỏ bé so với cái bao la, mênh mông của đất trời. Cái sự “hiểu - biết” để khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của chính mình là vô tận.
Tôi rất thích câu: “Dòng sông nhận ra rằng cái mà lâu nay mình theo đuổi đã nằm sẵn trong lòng mình. Tưởng mây là gì, đâu ngờ mây cũng chỉ là nước. Mây sinh ra từ nước và bây giờ mây trở lại thành nước. Và dòng sông tự bao giờ cũng vẫn là nước như một đám mây” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh). Đấy chính là Chứng ngộ!
Mây kia có điều chi huyền hoặc mà dòng sông cứ phải mê mải đuổi theo? Xin gửi tới mọi người một thoáng SÔNG - MÂY.
(Ảnh chụp tại gần cầu Sài Gòn.)

6 nhận xét:

  1. @HT:Em sắp xếp lại cho anh.Điểm chụp
    này anh PH đã đến.Rất tiếc góc chụp bị hạn chế.
    TM

    Trả lờiXóa
  2. @ A TM: Hôm qua em có chuyện thoáng buồn. Sáng vào blog gặp bài của anh thấy lòng nhẹ hẳn. Cảm ơn anh. Em đã sắp xếp lại ảnh, không biết đã hợp ý anh chưa. Nếu chưa, anh cho em biết. Những bức ảnh rất đẹp. Em rất muốn có thêm chú thích địa điểm chụp. Anh cứ để ở còm, em sẽ cài vào sau. À, em xin phép được đổi lại tiêu đề bài đăng. Đó cũng chính là điều anh muốn chia sẻ, phải không ạ? Dù chúng có đẹp đẽ bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng chỉ nên là "một thoáng" mà thôi. Em hiểu vậy không biết đã đúng chưa? :)

    Trả lờiXóa
  3. "Một thoáng" là hợp lý đấy HT. Ấy là xem xét sự vật theo"Quy luật vận động".Cảnh sắc trời, mây thay đổi liên tục, có khi chỉ trong vòng vài phút. Còn chuyện "chộp" được nó thì lại cần đúng lúc và một chút may mắn.
    Địa điểm? Gần cầu SG. Nước là của sông SG. Mây lang thang có thể cũng là của SG nốt.
    TM

    Trả lờiXóa
  4. H.T : Điểm chụp này chính là sân nhà anh T.M, một vị trí rất đẹp lấy lại cho mình cái tâm thanh thản sau một ngày làm việc căng thẳng và cũng là một vị trí ngồi thiền tuyệt vời ( khi mùa nước cạn ).

    Trả lờiXóa
  5. @T.M : Có thể ông giải thích được cho tôi điều mà tôi đã thắc mắc từ lâu là làm thế nào mà các ngôi chùa đều được xây ở những vị trí đắc địa, tức là những vị trí rất đẹp và hài hòa của phong cảnh xung quanh để khi ta mới chỉ bước chân vào cửa chùa là đã cảm thấy sự tĩnh tâm, ấm áp ở trong lòng? Điều này tôi chưa hề cảm nhận được khi đi thăm các nhà thờ tại Châu Âu.

    Trả lờiXóa
  6. @ PH:
    Khi chọn nơi làm chùa người ta phải theo "Địa lý-phong thủy" hay đúng hơn là "Thuật phong thủy". Loại bỏ phần tù mù,"Thuật" này thực sự là một môn khoa học nhằm giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa con người với môi trường tự nhiên. Mục đích và công năng của Chùa là “bến lặng” cho cái tâm bị xáo động của con người, nên ông vào Chùa cảm thấy tĩnh tâm,ấm áp là phải. Nhà thờ Tây không được như vậy chắc tại họ “dốt” phong thủy!?

    TM

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.