Trang

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Tấu nói

 Luyện tập ở Côn Sơn tháng 5/2011
Muốn học giỏi phải lo "Học Đạo"
Học trong sách vở, học ở bạn bè
Phải tiếp thu bài giảng của Thầy, Cô
Ngày tháng siêng năng luyện tâm, rèn đức
Nói "Quyết tâm", nói "Không" cùng tiêu cực
Thầy lo dạy tốt, trò gắng học chăm.

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức"
 Dù xã hội còn nhiều bất cập
Nhiều trò vui cuốn hút chúng ta
Nhưng gần bùn chẳng nhuốm mùi tanh
Như bông hoa sen thỏa hương thơm ngát
Như ngọc quý vùi trong đất cát
Vẫn long lanh màu ngọc không mờ
Không để bụi trần làm hoen ố ước mơ
Không để thú vui che mờ tu luyện.

Nhiều môn sinh đêm ngày gắng sức
Vẫn vững vàng đi đến tương lai
Lý tưởng chúng ta, tất cả vì ngày mai
Nhiều thành tích năm qua đạt được
Như những bông hoa ngào ngạt sắc hương
Làm rạng danh Câu Lạc Bộ yêu thương
Đó là món quà môn sinh gửi đến
Ơn Thầy, Cô khuya sớm tận tình.

Còn biết bao nhiêu môn sinh ưu tú
Như những bông hoa nở giữa vườn hoa
Anh Sơn, anh Nghĩa, anh Chuyền
Chị Thu, chị Lệ, chị Bình, bác Vân
Đang hứa hẹn một tương lai ngời sáng.

Thắp nén hương dâng lời biểu tấu
Trước bàn thờ Thầy Tổ Narada
Tu luyện thân, tâm bằng hoa "Hai tốt".
Ngô Thị Thoa

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Cơm gạo lức

(Bài trích đăng theo yêu cầu của chị Nguyễn Hoàng Vân)

Gạo lứt muối mè: Thần dược của mọi thời đại

Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn.
Hiểu như thế nào là gạo lứt?
Gạo lứt là hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột gồm 2 phần tử aminlose và aminlopetin. Gạo tẻ (canh mễ hay ngạch mễ) có nhiều aminlose, ít aminlopetin, cơm nở và khi để nguội chóng khô.
Gạo nếp hầu như chỉ có aminlopetin, đồ xôi gạo không nở, để nguội vẫn dẻo, Đông y gọi nhu mễ. Gạo lứt có màu nâu đen gọi là huyền mễ. Có loại gạo màu nâu đỏ gọi là gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng được xay sát kĩ thì không phải là gạo lứt. Gạo tẻ lâu năm là trần mễ. Cám gạo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy, tăng sức đề kháng.

Trà Gạo Lức (Brown Rice Tea)

1. Giới thiệu
Đối với trà gạo lức, nguyên liệu chính là gạo lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Thành phần gạo lức chứa khá nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh. Theo Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, báo cáo trong hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii (www.rice.com.vn) rằng "gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận".

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Bài thơ "Thầy của con"

 T.T Thích Tấn Đạt
Bài thơ "Thầy của con" do Thượng tọa Thích Tấn Đạt, Uỷ viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng Pháp Trung Ương sáng tác. Đây là một bài thơ hay và đã được trích đăng trên mạng. Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề "Nghĩ về bài thơ THẦY CỦA CON" của thầy Giác Hải.  

Nghĩ về bài thơ THẦY CỦA CON
Giác Hải 
Tôi đọc được bài thơ “Thầy của con”, trong một dịp thật tình cờ. Có một chú tiểu nho nhỏ, ngây thơ cầm trên tay cuốn “Nội san Hòa Khánh”, chuyên đề “Nhớ ơn giáo dưỡng”.
Không hiểu sao chú ấy cứ đọc lui đọc tới, đọc thật say sưa, hình như là chú đang cố học thuộc lòng thì phải? Từ đằng xa, tôi nghe tiếng được, tiếng mất:
“Thầy là … ánh sáng … đời
… là nơi con tìm …”

Gạo lứt

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
 Nguồn ảnh: Internet
Gạo lứt, gạo lức, gạo rằn hay gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng.
Thành phần dinh dưỡng
Thành phần của gạo lức gồm chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Ở gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ đã bị mất đi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lức khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lức cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Thầy tôi

Thầy tôi, người lính Cụ Hồ, đến nay vẫn phát huy bản lĩnh của người lính Cụ Hồ để cống hiến và đóng góp vào lĩnh vực chữa bệnh bằng tâm linh. Không còn khoác trên mình tấm áo lính nhưng chất lính Cụ Hồ vẫn luôn chảy trong con người Thầy tôi, thầy tâm linh và là người chiến sỹ trên mặt trận tâm linh để giúp đời đẩy lùi bệnh tật. 

Theo dõi mức độ tiến bộ của trò. (Côn Sơn tháng 5/2011)
Thầy tôi cần mẫn và đầy trách nhiệm, tận tâm, tận lực đưa con thuyền tới bến, với niềm say mê và quyết tâm thực hiện của mình. Phẩm chất người bộ đội Cụ Hồ vẫn luôn hiện hữu trong Thầy tôi. Phẩm chất đó không chỉ bộc lộ trong thời chiến mà còn sáng tỏ trong công cuộc xây dựng đời sống thời bình. 
Dù đã cố gắng rất nhiều để không phụ công Thầy nhưng vẫn còn một điều tôi chưa học được nhiều đó là lòng từ bi, bác ái của Thầy. Ai đến học, dù bệnh nặng hay nhẹ, dù giàu hay nghèo, đều được Thầy quan tâm, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ chữa bệnh bằng năng lượng. Thầy không quản sức lực, thời gian, không sợ lây nhiễm giúp học trò tiến bộ. Tôi xin hứa với Thầy và các bạn đồng môn sẽ cố gắng, kiên trì học tập, rèn luyện tâm đức.
Tuổi già, sức yếu, bệnh nan y, nghĩ thế nào tôi viết thế, có gì không phải xin các bạn thứ miễn cho nhé.
Ngô Thị Thoa

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Lớp thứ sáu

Lớp thứ sáu, lớp mới của CLB học vào các sáng thứ 6, đến nay đã học được 7 tuần. Hôm khai giảng 13/5, trời mưa rất to, nhiều nơi trong thành phố bị úng lụt và tắc đường vì vậy khá nhiều người đăng ký không đến dự buổi học đầu tiên. Lớp khai giảng với 25 học viên. Đến nay lớp có 42 học viên, với độ tuổi trung bình 50-60. Học viên cao tuổi nhất là Bác Nguyễn Sỹ Hùng, sinh năm 1928, và học viên nhỏ tuổi nhất là cháu Đoàn Thị Vương, sinh năm 1987. Ban Chủ Nhiệm đã cử, trên tinh thần tự nguyện, một số học viên lớp nâng cao thường xuyên đi cùng để giúp đỡ những học viên mới và hỗ trợ Thầy trong công tác quản lý. Học viên lớp thứ 6 đi học đều và nghiêm túc. Tới đây, theo chương trình luyện tập mà Thầy Chủ nhiệm đã đề ra, lớp chuẩn bị đi thiền dã ngoại lần đầu tiên. 
Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ chúc tất cả các học viên lớp thứ 6 luyện thiền đạt kết quả tốt.
Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL

Đũa có thể mang mầm bệnh

Bên cạnh việc chăm chỉ luyện thiền để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đẩy lùi bệnh tật, và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh, chúng ta nên đề cao cảnh giác với những yếu tố gây hiểm họa từ bên ngoài. Bài viết dưới đây được đăng trên khá nhiều trang. Xin đăng lại trên trang nhà để mọi người đọc tham khảo. 

Clip Poisonous Chinese Chopsticks (Những đôi đũa Trung Quốc có độc) trên YouTube.


Một Số Đũa Gỗ Nhập Từ TQ Mang Mầm Bệnh Ung Thư
Anh Duong
OTTAWA, Canada (KL) – Các bạn tin hay không tuỳ ý, bạn hãy thử những đôi đũa có sẵn như sau:
Đôi đũa có sẵn ngâm vào nước đang sôi khoảng từ 3 tới 5 phút. Một chất mầu trắng sẽ hiện ra trước mắt và tan ngay vào trong nước đang sôi. Chính đôi đũa này đã tiết ra một hóa chất thuộc loại thuốc tẩy trắng.
Trong cuộc vận động giữ gìn sức khoẻ được lành mạnh mới đây tại Singapore, giáo sư Jakson Mathis lưu ý dân chúng Singapore không nên dùng một số loại đũa được chế tạo và nhập cảng từ Trung quốc.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Uống nước lọc chữa bệnh

(Bài tham khảo từ các nguồn trên mạng. Xin thận trọng khi áp dụng. Với người luyện thiền vào buổi sáng sớm không nên uống quá nhiều nước trước khi thiền.) 
 
Phương pháp uống nước lọc chữa bệnh của người Nhật

* Nên thận trọng và không nên áp dụng phương pháp uống nước lọc này nếu ở trong những trường hợp sau đây:
 Ảnh minh họa
- Bị mổ tim: Sau khi mổ tim, thường bệnh nhân phải kiêng muối và nước (tính cả nước từ thức ăn và các chất lỏng khác), riêng nước thì hạn chế chỉ được 800 ml đến 1200 ml (khoảng hai chai nuớc suối nhỏ).
- Bị thấp áp huyết: nên quan sát và kiểm tra áp huyết của mình.
- Bị hạ đường huyết, bị suy kiệt dinh dưỡng: Khi uống nhiều lượng nước, lượng đường của bạn sẽ xuống thấp thêm, máu sẽ loãng thêm. Xin hãy để ý.
- Nếu bị các bệnh phải kiêng nước, nên thận trọng.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

NHÂN QUẢ

Bàn một chút về luật Nhân quả
...
Trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh, giáo hóa đệ tử, Đức Phật nói rất nhiều về nhân quả, không ngoài mục đích nhắc nhở để chúng ta:
 Nguồn ảnh: Internet
- Giúp đỡ kẻ nghèo túng.
- Kính trọng người cô quả, cô độc.
- Không gian dâm với vợ người.
- Không buông lung khinh rẻ chồng mình.
- Không quên ơn, phụ nghĩa.
- Làm hết bổn phận trong việc giảng dạy, chỉ dẫn, cố vấn kẻ khác. Ngoài ra còn phải nêu gương tốt nữa. Không có gì kỳ cục cho bằng một người giảng về đạo đức mà lại sống vô đạo đức. Một người giảng về luật Vô thường mà cố chấp. Một người giảng về thanh tịnh mà lại gom góp, tích chứa tiền bạc, ham thích thú vui. Gom góp tiền bạc và ham thích thú vui thì phiền não nảy sinh, làm sao sống thanh tịnh được?

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Sống thật

Sống thật với chính mình, sống thật với mọi người. Cuộc đời mỗi chúng ta không phải là mẩu quảng cáo mà phải là con người thật. Con người có bản thiện và lý trí. Con người tôn trọng sự thật và dám sống chết cho sự thật. Sống thật là gì? Xin mời các bạn cùng lắng nghe tâm sự của nhà thơ Phùng Quán (1932-1995) qua bài “Lời mẹ dặn”:

 Nhà thơ Phùng Quán
Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi, trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
- Con ơi, một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Từ đấy người lớn hỏi tôi
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ.
Nhưng không! Những lời dặn dò
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời
In lên vết son đỏ chói.
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Những lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.

Một người không sống chân thật không thể là người tốt. Người ta vẫn nói: “Nhỏ ăn cắp con gà. Lớn lên ăn cắp con bò”. Một trẻ lúc còn đi học không thành thật trong thi cử, quay cóp dối trá… thì khi lớn lên thật khó tránh khỏi tham nhũng hối lộ. Người tốt sống thật không phải chỉ thật trước mặt người khác mà còn sống thật với chính mình. Người không dám chấp nhận những sai lỗi của mình là người chưa thật sự phát huy tính bản thiện. Người không chấp nhận và phản tỉnh sửa sai là người chưa thật sự phát huy lý trí.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Những cảm nhận mới mẻ

 Dàn Tigôn ở Trung Tâm DSTH Côn Sơn
Đợt dã ngoại 27-31/5 vừa rồi để lại trong tôi không ít cảm nhận. Chế độ sinh hoạt và luyện tập về cơ bản vẫn vậy, có chăng chỉ là thời gian luyện tập kéo dài hơn với lớp nâng cao. Những khuôn mặt thì vẫn có mới, có cũ. Nhiều người gặp nhau tay bắt mặt mừng, thậm chí chưa biết tên nhau, chỉ biết là cùng sinh hoạt chung một CLB, gặp nhau trong những đợt dã ngoại, mỉm cười rồi nên quen. Vậy mà những gì tôi cảm nhận được dường như là nhiều hơn và mới mẻ hơn.
Bắt đầu là những bữa ăn. Những nét mặt nhăn nhó khi nhìn thấy cơm nát, món ăn thì nhạt hơn bình thường, nắm xôi buổi sáng như cơm nếp nát. Vốn thích ăn cơm khô, lại là người không dở trong việc bếp núc, nhìn cơm nát là không muốn ăn. Gói xôi vừa nát, vừa nhạt, bị bỏ dở. Nhiều người mở gói xôi ra, thấy nát lại gói lại, không ăn. Có người sáng kiến đem những gói xôi lại cho nhà bếp rút kinh nghiệm.
Bác Tươi đi gặp cô Dung để thanh toán về kể. Cơm được nấu bằng loại gạo thơm trồng trong trang trại của cô. Để mọi người dễ tiêu, không hại dạ dày, cô đã ngâm gạo rồi mới thổi. Xôi buổi sáng cũng vậy, cô nấu bằng gạo lức, ngâm lên mem theo phương pháp nấu ăn dưỡng sinh có lợi cho sức khỏe mà cô học được khi đi cùng các Thiền sư. Ăn nhạt rất tốt cho sức khỏe. Mọi người luyện thiền không nên ăn mặn. 
Do trung tâm đang hoàn tất một số hạng mục để chuẩn bị đón các cháu thiếu nhi tham gia chương trình "Rèn kỹ năng sống" trong dịp hè nên thiếu người phục vụ. Cô vào bếp, tự tay nấu nướng, chế biến món ăn cho chúng tôi. Món xôi mà chúng tôi chê, cô đã để lại và ăn hết cả ngày hôm đó thay cơm. 
Một buổi sáng, trở về sau ca thiền sớm trên núi, tôi tận mắt nhìn thấy Thầy Pháp Sa (Quang Tuệ) đang đốn một cái cây to để có củi nấu cơm. Nhìn thấy tôi, Thầy dừng lại, gạt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt, mỉm cười và gật đầu chào. Lưng áo nâu sồng của Thầy thấm đẫm mồ hôi. 
Những bát cơm nát bỗng trở nên dễ ăn hơn, những món ăn nhạt trở nên vừa miệng và kể cả khi không có nước nóng vì bình Thái Dương Năng chưa kịp nóng. Thay vì cảm giác bực bội, chúng tôi vui vẻ xuống bếp xách phích nước về dùng. Bếp lúc nào cũng đỏ lửa và lúc nào cũng có một nồi nước to để sẵn cho chúng tôi. Thay vì đợi đến giờ ăn, mấy chị em chúng tôi bảo nhau xuống nhặt rau đỡ nhà bếp. Trước khi ra về mọi người nhắc nhau thu xếp chăn màn, giường gối cho gọn, quyét dọn phòng sạch sẽ.
Từ những việc tưởng chừng rất nhỏ, nếu không hiểu có thể đem lại những cảm giác bực bội, khó chịu, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc luyện tập. Khi hiểu và biết thông cảm, mọi cái sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. 
Đợt thiền dã ngoại vừa rồi đã cho tôi thêm bài học mới mẻ về cách nhìn nhận cuộc sống, biết sống vì mọi người hơn nữa. Cảm ơn cô Dung, Thầy Pháp Sa, đã giúp chúng tôi rất nhiều không những trong việc rèn thân mà còn cả rèn tâm tính nữa.

TÂM HỶ

Gần đây, khi thiền tại CLB cũng như ở nhà, Hoàng Vân đã được nghe rất nhiều lần bài đọc "Thiền và những vấn đề tu luyện", và thực sự càng nghe càng thấm thía, nghe đi nghe lại vẫn thấy có những điều khiến mình cần phải tập trung suy nghĩ sâu hơn, phân tích kỹ hơn và cần áp dụng vào cuộc sống thường ngày của mình. Trên lớp, Thầy bao giờ cũng không quên nhắc nhở học viên cần tu tâm tu tính, Thầy nhắc nhiều đến phải biết buông bỏ những thứ không phải của ta, có như thế ta mới có thể chữa khỏi được bệnh. Nhân đọc "Vẻ đẹp cuộc sống dưới ánh sáng Tứ Diệu Đế" của tác giả: Dhammananda Bikkhuni (Tỳ khưu ni Pháp Hỷ), Hoàng Vân càng thấm thía bài giảng của Thầy hơn và muốn chia sẻ cùng các thành viên của CLB, thành tâm mong cho chất lượng cuộc sống TÂM của ta được cải thiện hơn. Hoàng Vân xin trích đăng phần TÂM HỶ trước, 3 Diệu đế Hoàng Vân xin đăng tiếp theo.

TÂM HỶ (MUDITA)

Mudita nên dịch là hoan hỷ, vì nó khác với tâm sở piti là hạnh phúc, hân hoan từ bên trong. Tâm hỷ sanh khởi nơi một người không có tâm ghen tỵ. Vì sao người ta ghen tỵ? Vì họ muốn những cái mà người khác đang có nhưng họ không có. Tâm ghen tỵ làm cho người ta không vui thích hay hoan hỷ với thành công của người khác. Ai cũng biết ghen tỵ thì không đẹp hay không cao thượng, không xứng đáng, do đó nhiều người che dấu nó bằng những nụ cười giả tạo hay lời nói đãi bôi. Thật đáng thương, những người như vậy không biết rằng ganh ghét hay tỵ hiềm đang thiêu đốt họ, khiến họ tạo ác nghiệp bằng thái độ, lời nói hay hành động phủ nhận và cự tuyệt, đây chính là những độc tố trong người và trong đời.

Hoan hỷ trước thành công hay hạnh phúc của người khác là một phẩm chất rất cao thượng. Người có tâm hỷ là người có suy nghĩ tích cực, một thái độ lạc quan, yêu đời. Và yêu đời vốn là một thành tố rất quan trọng để có thành công trong bất cứ lãnh vực nào. Khi có hoan hỷ thì không có ganh tỵ hiềm khích. Hoan hỷ là dưỡng chất trong các mối quan hệ lành mạnh, ngược lại, ganh tỵ là độc tố hủy hoại mọi quan hệ tốt đẹp. Do đó phát triển tâm hỷ là để đánh bại con bệnh ganh tỵ nhỏ nhen trong mỗi chúng ta.

Hoan hỷ, bằng lòng với những thành công và hạnh phúc của chính mình là một tình cảm rất tự nhiên mà ai cũng có. Hoan hỷ, bằng lòng với thành công và hạnh phúc của những người thân yêu hay bạn bè cũng khá dễ dàng. Đối với những người dưng không quen biết hay không thân thiết, sự thành công và hạnh phúc của họ thường không là vấn đề đáng quan tâm lắm, tuy nhiên, một người tốt bụng cũng sẵn sàng chia vui hay đón chào nó. Khó nhất là hoan hỷ hay vui mừng đối với thành công của những ai xem ta là thù nghịch. Thường thì phản ứng tự nhiên của mọi chúng sinh là bực bội, căm tức trước những thành quả của kẻ thù. Chúng sinh thường có cảm giác mình bị đánh hay thất thế trước thành công của kẻ thù và cảm giác này làm họ cay cú, ganh tức thêm.

Có một lần Bụt cùng các vị đệ tử của ngài du hành từ thành Vương Xá đến thị trấn Nalanda, sự thành công và tiếng tăm về giới đức và trí tuệ của ngài được truyền đi trong dân chúng khắp nơi. Điều này khiến một vị thầy Bà la môn đang bộ hành trên cùng xa lộ rất căm tức. Ông ta không tiếc lời phỉ báng Phật, Pháp của ngài tuyên giảng và Tăng – giáo đoàn tu hành theo pháp Phật. Cùng đi với ông ta là một thanh niên vốn là học trò của vị bà la môn này. Tuy nhiên, người trai trẻ này lại có phản ứng hoàn toàn ngược lại với vị thầy ganh tỵ đến mù quáng kia. Anh ta ca ngợi Phật, Pháp và Tăng một cách rất ngây thơ hồn nhiên, thậm chí thanh niên này còn dám phản bác lại những lời mạ lỵ của thầy anh ta.

Khi những sự kiện trái ngược này được thuật lại với Bụt, ngài dạy các đệ tử rằng khi nghe ai nói xấu hay ca ngợi Tam Bảo đừng vội rối loạn và tức tối hay phấn khởi và hãnh diện. Một thái độ chân chính trước những thị phi hay tiếng tăm và bình thản nhìn nhận và phân tích sự kiện xem chúng có xác đáng ở mức độ nào. Nếu khi nghe những lời thị phi mà sinh tâm căm phẫn thì chúng ta sẽ không có đủ bình thản nhìn nhận và phân tích sự kiện xem chúng có xác đáng không, và xác đáng ở mức độ nào. Nếu khi nghe những lời thị phi mà sinh tâm căm phẫn thì chúng ta sẽ không có đủ bình thản để nhìn nhận và phân tích sự kiện một cách khách quan và chỉ cho người ta thấy điều đó là không sai quấy. Còn nếu khi nghe những lời khen ngợi mà sanh tâm ưu thích hãnh diện thì đây cũng chỉ là một chướng ngại trên đường tu tập mà thôi.

Trở lại với tứ vô lượng tâm thứ ba, tâm hoan hỷ mà chúng ta đang đề cập, câu chuyện trên cho chúng ta thấy vị thầy bà la môn đã không thể nào hoan hỷ được với thành công của Bụt, người mà ông tự cho là kẻ thù, hay đúng hơn là kẻ kình địch. Những người mà chúng sanh cho là thù địch không nhất thiết là người đã từng làm hại đến chúng sanh. Vị bà la môn này muốn có những gì mà Bụt đang có, nhưng do giới hạnh và tài trí kém cỏi của ông ta không cho phép ông đạt được những thành tựu như của Bụt nên ông ta ganh tức và tạo ác nghiệp là nói xấu, phỉ báng Tam Bảo. Ngược lại, người thanh niên đệ tử của ông ta lại có tâm hồn rất trong sáng hồn nhiên. Anh ta không ganh tỵ mà lại hoan hỷ trước những tiếng tăm tốt đẹp về Phật, Pháp, Tăng. Người thanh niên này còn có nhiều cơ hội để thăng tiến, còn ông thầy ganh tỵ kia chỉ có tự hạ thấp nhân phẩm của chính mình. Tâm ganh tỵ khiến người ta nhỏ nhen ích kỷ, còn tâm hoan hỷ khiến người ta rộng lượng và cao quý hơn.

Tại sao biết được ganh tỵ là xấu, hoan hỷ là tốt mà người ta đôi khi vẫn để cho cái tâm nhỏ nhen ti tiện kia sai khiến? Vì chấp ngã và ích kỷ khiến người ta như vậy. Nhiều người còn không biết che giấu sự ích kỷ và ganh tỵ đã trở thành bệnh hoạn của mình. Có những người mẹ, người cha ghen ghét với con trai hay con rể; ngay cả giữa những anh chị em cùng cha mẹ cũng có thể phát sanh ganh tỵ và hơn thua. Từ chấp ngã chấp nhân dẫn đến ganh tỵ và ti tiện và những gì khiến người ta cư xử tồi tệ với nhau. Phát triển và nuôi dưỡng tâm hoan hỷ là để đối trị lại căn bệnh trầm kha này của chúng sanh.

Tâm hỷ có tính chất là sự vui mừng phấn khởi; nó được biểu lộ bằng sự hân hoan, vui thích trước thành công của người khác. Bản chất của hỷ là rộng mở, bao dung; công dụng của nó là loại trừ tâm ganh tỵ; thành công của hỷ là sự vắng bóng những tư tưởng không lành mạnh và những tình cảm nhỏ nhen ti tiện.
Hoàng Vân sưu tầm

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Một cách chữa ho đơn giản

"Lang thang" trên mạng tìm được bài này. Đăng để mọi người tham khảo. 

Cách trị khỏi ho rất đơn giản, không tốn kém, mà hiệu quả.

Một số bác sĩ và nhà khoa học ở Quebec, Canada tình cờ khám phá ra rằng khi bạn bị ho bất kể là ho do cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng hay ho đã lâu mà không khỏi...
Buổi tối trước khi đi ngủ, xoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân và đi tất thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế tối trước khi đi ngủ thì cơn ho sẽ hết.
Các bác sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang nghiên cứu tại sao một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức tưởng, dứt tuyệt và không còn ho nữa?  

Thực ra ngay dưới gan bàn chân có một đại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là huyệt Dũng Tuyền.
Vị trí: Huyệt Dũng tuyền nằm trên gan bàn chân. Lấy khoảng cách từ ngón chân thứ 2 (tạm gọi là ngón chân trỏ) tới gót chân chia làm 5 phần, thì huyệt Dũng tuyền chính là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (tức là cách gót 3/5).
Ý nghĩa: Huyệt Dũng tuyền nằm trên kinh Thận (Túc Thiếu Âm Thận Kinh), có tác dụng chữa 1 số chứng chóng mặt, suy nhược thần kinh.
Dũng tuyền cũng là huyệt rất quan trọng trong dưỡng sinh. Cùng với Hội âm, Dũng tuyền là cửa ngõ của cơ thể tiếp xúc với sinh khí của mặt đất. Khi ngồi kiết già thì nó là cửa ngõ của cơ thể con người với trời.
Dũng tuyền cũng là 1 trong 36 tử huyệt. Trong thuật điểm huyệt cơ thể theo giờ thì Dũng tuyền ứng với giờ Hợi
Sưu tầm trên mạng

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Thiên đường

 Nguồn ảnh: Intrernet
Ngẫm ra cuộc đời của mỗi người là một tấn bi hài kịch dài vô tận với biết bao thăng trầm, buồn vui ngọt bùi, cay đắng, vinh nhục, hy vọng và tuyệt vọng. Tất cả rồi sẽ kết thúc khi ta trở về với cát bụi.
Thuở thơ ấu, tôi rất thích mơ chuyện cổ tích và tin vào giấc mơ Thiên Đường. Thiên Đường trong tôi ngày đó là cõi tiên đâu đó rất xa, nơi không có cái ác, không có cái xấu, không có khổ đau và nước mắt.
Tôi cũng tin rằng những người tốt khi chết đi sẽ được lên Thiên Đường hưởng hạnh phúc, còn kẻ xấu khi chết đi sẽ bị đầy xuống địa ngục, chịu mọi nhục hình tra tấn.
Bây giờ tôi hiểu Thiên Đường không ở đâu xa và mỗi người đều có Thiên Đường riêng của mình.
Đó là nơi mỗi người sẽ phải nhận lại kết quả của chính những gì ta đã làm trong cuộc sống thực trước kia nhưng đó là hình ảnh tương lai, nơi con người phải trả giá cho sự lạnh lùng, bàng quang trước nỗi đau của đồng loại trong quá khứ của chính mình.
Thói tham lam, ích kỷ, lòng đố kỵ, hận thù là mầm mống của mọi tội ác trên đời. Hãy tránh xa, hãy giữ mình để làm người lương thiện.
Tôi luôn có khát vọng gửi gắm những thông điệp vào lòng mình để hưởng một cuộc sống tốt lành hơn.
Ở đó con người sống với nhau bằng tình yêu thương, lòng vị tha chân thành.
Đừng bao giờ so đo với người khác. Hãy biết trân trọng những gì Thượng Đế đã dành cho ta, ta sẽ nhận ra rằng những cái ta có nhiều hơn những gì ta không có. 
Ngô Thị Thoa

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Kết quả luyện tập bước đầu

Đợt đi dã ngoại vừa rồi, CLB có tiến hành tham khảo ý kiến để phần nào nắm được quá trình rèn luyện và kết quả bước đầu của học viên, đồng thời giúp tổng hợp những vướng mắc phát sinh trong quá trình luyện tập nhằm giúp tháo gỡ để luyện tập có kết quả khả quan hơn. Kết quả đã được báo cáo trước học viên 2 lớp: sáng và chiều thứ 7. Ban biên tập xin đăng lại để mọi người tham khảo. (Không thống kê đối với học viên lớp nâng cao.)

Nội dung tham khảo

A. Về sức khỏe:
- Được cải thiện nhiều    50%
- Được cải thiện nhưng chưa nhiều    50%
- Chưa được cải thiện    0%
B. Về mức độ chuyên cần
- Luyện tập đều đặn hàng ngày    90%
- Luyện tập chưa đều    10%
C. Số lần luyện tập mỗi ngày
- 1 lần    42%
- Từ 1-2 lần    10%
- 2 lần    48%
- 3 lần trở lên    0%
D. Thời gian luyện tập mỗi lần
- 1 tiếng    33%
- Từ 1 tiếng - 1 tiếng rưỡi    20%
- Một tiếng rưỡi    17%
- 2 tiếng trở lên    30%
E. Những vướng mắc trong quá trình luyện tập
- Chưa tập trung, còn suy nghĩ lung tung, nhiều tạp niệm.
- Buồn ngủ, ngủ gật.
- Tư thế ngồi thiền chưa đúng, lưng chùng, đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khó ngồi lâu.
- Cảm nhận năng lượng vào các luân xa chưa rõ rệt.
F. Đánh giá chung
Nhìn chung học viên đã có nhiều cố gắng, chăm chỉ luyện tập cả ở trên lớp lẫn ở nhà. Những vướng mắc sẽ dần dần được giải đáp và tháo gỡ trong quá trình học. 
Ban Chủ Nhiệm xin chia vui với thành tích luyện tập ban đầu của các học viên đã tham gia dã ngoại và chúc tất cả các học viên ở tất cả các lớp luyện tập đạt kết quả tốt.
Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Tiềm thức khai mở và khả năng đặc biệt

Chủ nhật 12/6/2011, Chi hội Y học Quốc Tế Ngữ tổ chức cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm. Ban chủ nhiệm và đại diện hội viên của cả 8 Câu lạc bộ trực thuộc chi hội đều tham gia. Tại cuộc họp mọi người được nghe những ý kiến chia sẻ, những kinh nghiệm của các CLB bạn. Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của bác Nguyễn Khắc Minh, chủ nhiệm Chi hội Y học Quốc Tế Ngữ.

Tiềm thức khai mở và khả năng đặc biệt

Khả năng ngoại cảm đã được các nước tiên tiến nghiên cứu từ cả thế kỷ nay. Nhiều nước đã lập các viện nghiên cứu để sử dụng khả năng của các nhà ngoại cảm vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: thiên văn, dự báo, khám phá tội phạm, tình báo, quân sự,...
Ở Việt nam đã có nhiều nhà ngoại cảm, các đạo sư có công năng đặc biệt sử dụng trong việc chữa bệnh, tìm nguồn nước, tìm mộ,... Nhưng việc nghiên cứu để lý giải khoa học thì hầu như quá ít ỏi qua các bài viết của các nhà khoa học về từng khía cạnh của vấn đề ngoại cảm. Nổi lên gần đây có bài của GS Viện Sỹ Đào Vọng Đức, GS TS Nguyễn Ngọc Kha, Thiếu tướng Chu Phác, các nhà khoa học Vũ Tuấn Khanh, Đỗ Kiên Cường, Doãn Nho,... Các cơ quan bắt đầu vào cuộc khoảng trên 10 năm nay đi đầu là Các Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng, Trung Tâm Bảo trợ Văn hóa Truyền thông, Viện Khoa học Hình sự Bộ Công An, Bộ môn Cận Tâm lý của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, các cơ quan này đã tập hợp được đông đảo các nhà khoa học tài năng, ham mê khám phá những hiện tượng kỳ lạ nhằm khai thác phục vụ đất nước. Việc làm thì rất nhiều, triển khai hàng ngàn đề tài khoa học, song đối với vấn đề ngoại cảm sâu rộng vô biên này thì đây chỉ là bước đầu nghiên cứu quá trình thực nghiệm, thu thập số liệu, tổng kết đánh giá đúng sai, thật giả mà thôi.

Trong phạm vi Chi hội Y học, ta chỉ tìm hiểu mấy vấn đề có liên quan đến chẩn đoán, phòng và chữa bệnh.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Có một kỳ nghỉ lễ như thế

Với mọi người, kỳ nghỉ lễ thú vị có thể ở biển, trên núi, hay khám phá một nơi nào đó mới lạ, thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản địa phương, chụp ảnh những cô gái dân tộc trong trang phục lạ mắt. Bạn cũng có thể nằm dài trên cát, thả mình trong sóng biển, hoặc nhâm nhi những con mực nướng ngắm nhìn lũ trẻ nô đùa trên cát...
Với CLB chúng tôi, những chuyến đi đến miền đất quen thuộc, gặp gỡ những khuôn mặt thân quen, bước đi trên những con đường mang dấu ấn của những chuyến đi trước, mà như lạ, như quen. Mỗi góc vườn, mỗi gốc cây, ngọn cỏ nơi đây đối với chúng tôi quen thuộc đến mức chỉ cần nhắm mắt lại là chúng tôi có thể hình dung ra. Vậy mà lần nào cũng thế. Đi rồi lại thích đi nữa. Tháng nào cũng đi, cũng đến mà không chán. Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm. Kỳ nghỉ lễ 30/4-3/5 vừa rồi là thế. "Nghỉ lễ mấy ngày đi đâu nhỉ?" Câu trả lời "Côn Sơn". Ấy là chúng tôi vừa mới ở trên đó giữa tháng 4.
Toàn cảnh kỳ nghỉ lễ 30/4-3/5/2011 của chúng tôi được ghi lại bởi chị Bình và anh Chuyền. (Ảnh anh Nghĩa chụp đã đưa lên blog trong bài Chuyến dã ngoại thứ hai trong tháng. Mời xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY)


Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Bàn về Hạnh phúc-Giới thiệu sách tham khảo


Bàn Về Hạnh Phúc

Tác giả: Matthieu Ricard. - Dịch giả: Lê Việt Liên.
Nhà xuất bản: Nxb Tri Thức

Số trang: 412Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20.5 cmNgày xuất bản: 11 - 2009
Trọng lượng: 440 gram

Giá bìa: 69.000 VNĐ
Giá bán: 69.000 VNĐ

Giảm giá: (0%)
Xếp hạng: 811 ( trong những cuốn Sách bán chạy )

Một thoáng suy tư

Đi Chùa

 Côn Sơn - Trung Nhạc Linh Từ 30/4-3/5/2011
                                 Một nén hương thơm chín tầng mây.
                                 Tôi thắp ba nén,
                                 Cho tôi, cho bạn, cho trần thế.
                                 Tôi chắp tay đứng trước cửa chùa.
                                 Tôi chắp tay phải vào tay trái,
                                 Bên có trái tim và bên không có trái tim,
                                 Bên hư vô và bên hữu hạn,
                                 Bên không bạn, bên tôi đứng một mình.
Ngô Thị Thoa
@@@@@
 
Giã từ

 Ảnh minh họa
                                             Khi giã từ ngọn lửa
                                             Gió theo tàn khói bay lên
                                             Hơi ấm chết
                                             Tàn gio còn lại
                                             Lặng lẽ rơi
                                             Rắc bụi mặt người.
Ngô Thị Thoa

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Hạnh phúc ở đâu?

 Ảnh minh họa
Một hôm cún con hỏi mẹ: "Mẹ ơi, hạnh phúc ở đâu hả mẹ?"
"Hạnh phúc ở ngay cái đuôi của con đó." Mẹ cún đáp.
"Vậy hả mẹ."
Cún con nghe vậy thì cảm thấy rất phấn khích, nó không ngờ hạnh phúc mà người lớn hay nói đến lại gần đến vậy, ngay phía sau lưng mình thôi. Thế là nó cố quay người lại, cố gắng dùng mõm để cắn lấy chiếc đuôi của mình, nhưng nào có được! Cái đuôi quá xa và nó cứ thế quay vòng vòng một chỗ trông rất buồn cười và ngộ nghĩnh.
Được một lúc, nó quay sang hỏi mẹ: "Sao con không thể nào mà túm lấy được hạnh phúc hả mẹ?" 
Mẹ Cún cười và đáp: "Thế đấy con ạ, con đừng bao giờ cố gắng chạy theo hạnh phúc mà hãy cứ sống tốt đi đã, khi ấy hạnh phúc sẽ tự động mà chạy theo con."
Cún con dường như đã hiểu ra, nó lại tung tăng chạy nhảy khắp nơi với chiếc đuôi ve vẩy phía sau mình.
Vì thế, đừng bao giờ nghĩ mình phải sống sao để có thể có được hạnh phúc mà thay vào đó hãy cứ sống tốt đi, hạnh phúc ở ngay phía sau lưng bạn mà thôi!
Hoàng Vân sưu tầm.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

Ta đang mải mê đi tìm hạnh phúc 
Sóng gió, lao vào! Bão tố, cũng chen!
Mải ngóng xa, và mải ngước nhìn lên
Mà ao ước
...mà đắn đo
...được mất!
Ngày lại ngày ta lao vào cơn lốc.
Được, được thêm, được nữa vẫn chưa yên.
Bỗng khi nào chợt ngoảnh lại nhìn bên
Hạnh phúc
... ở ngay
... bữa cơm rau ấy.
Phạm Đình Thiết

Trên đây là bài thơ của thầy giáo DN tặng lớp nhân ngày gặp mặt kỉ niệm 40 năm ngày tựu trường. Thầy là một nhà sư phạm có tâm "trồng người". DN và các bạn rất quí trọng thầy.

Mẹ chồng tôi

(Bài bạn đọc gửi để chia sẻ.)
 Nguồn ảnh: Internet
Mẹ đã ngoài tám mươi. Cái tuổi gần đất xa trời, nhưng giọng nói và tính cách vẫn toát lên sự vui vẻ, hài hước. Nếu có ai đó hỏi thăm tuổi mẹ, sẽ được mẹ trả lời: “Vâng, cảm ơn cô, tôi đã được bảo hiểm trả tiền lương hưu hơn ba mươi năm nay rồi”…
Ngày ngày trong nhà, ngoài sân vẫn luôn có đôi bàn tay của mẹ. Lúc nhặt rau, khi thái thịt, bữa cơm nào cũng có mẹ chăm lo.

Số phận đã đưa tôi vào nhà mẹ. Một gia đình đông con với gánh nặng mưu sinh điển hình của thời “bao cấp.” Ngày đó ai cũng chỉ cần có một chỗ làm trong “biên chế”, còn tiền lương được bao nhiêu cũng chung một mẫu số là chỉ đủ chi tiêu nửa tháng, phần còn lại đã có mẹ. Chúng tôi, những cán bộ nhà nước danh giá cũng vẫn đùa nhau là “cán bộ ăn theo” bố mẹ.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Bài thơ Hạnh Phúc

 Luyện tập ở Côn Sơn tháng 5/2011
         Thật hạnh phúc trái tim người trong sáng
         Với tâm hồn sảng khoái đẹp tình đời
         Thân xác khỏe kéo dài thêm xuân mới
         Bao niềm vui khơi dạy nụ cười tươi.
                                   Lòng vị tha đã nảy sinh hạnh phúc
                                   Ta đón mừng ở trung thực bản thân.
         Lòng vị kỷ reo nỗi buồn bất hạnh
         Hạnh phúc rời kẻ bất chính, bất nhân.
                                   Tìm hạnh phúc ngay ở trong tổ ấm
                                   Mỗi gia đình, mỗi cảnh nghĩa tình sâu.
         Ở căn nhà đơn giản mà ấm áp
         Còn hơn ở lâu đài lắm khổ đau.
                                   Với xã hội lo âu hay yên ổn
                                   Ở tình người thiện ác biết phân minh.
         Ôi ở đời ai chả mong sung sướng
         Được tạo nên chính ở tấm lòng mình.
Vũ Thị Yến

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Dã ngoại tháng 5/2011



Bộ ảnh từ máy của Thầy. Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Bạn có đang cười không?

Đi tìm thông tin trên mạng vào trang này thấy hay hay, mang về chia sẻ với mọi người. Chúc cả nhà tuần mới vui vẻ. :)

Bạn có đang cười không?
Saturday, April 23, 2011
Dưới đây là những điều mà nếu bạn thực hiện được tất cả thì cũng có thể coi như bạn là một con người gần như hoàn hảo trong cuộc sống. :) 
Hãy đọc hết bài viết và xem mình còn thiếu những gì trong đó nào?

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Hạnh phúc

Ông Nguyên gửi Thu bài báo cũ mà ông cất giữ cẩn thận đã 6 năm nay. Xin đăng lên chia sẻ với mọi người. Rất may là trên mạng có sẵn nên Thu không phải gõ lại.

Người đàn bà mù, anh xe ôm, người đàn bà bán thịt và ... HẠNH PHÚC 

Người đàn bà mù bên bờ sông

 Mẹ con chị Lý và chị Cập
Theo con đường nhỏ heo hút chạy qua nghĩa trang Quỳnh (quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) ra bờ sông Dế, tôi tới ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Lý, bé tin hin, chìm khuất dưới bốn bề lau lách xào xạc. Nghe tiếng bước chân người lạ, chị lò dò ra cửa đứng chào.

Khi tôi hỏi chị sống thế nào, chị ngồi trân trân, dán đôi mắt vô hồn vào bức vách loang lổ, rồi bất chợt nấc lên, nước mắt lăn tràn trên gò má của người con gái một đời sương gió. Gặng hỏi mãi mới biết mẹ con chị sắp mất nhà. Người em mà chị nuôi dưỡng, săn sóc từ nhỏ đang có ý định đẩy mẹ con người đàn bà mù đáng thương, tội nghiệp ra khỏi căn nhà bên bờ sông hoang vắng, sau nghĩa trang buồn tẻ để chiếm đất.