Trang

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Bài thơ "Thầy của con"

 T.T Thích Tấn Đạt
Bài thơ "Thầy của con" do Thượng tọa Thích Tấn Đạt, Uỷ viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng Pháp Trung Ương sáng tác. Đây là một bài thơ hay và đã được trích đăng trên mạng. Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề "Nghĩ về bài thơ THẦY CỦA CON" của thầy Giác Hải.  

Nghĩ về bài thơ THẦY CỦA CON
Giác Hải 
Tôi đọc được bài thơ “Thầy của con”, trong một dịp thật tình cờ. Có một chú tiểu nho nhỏ, ngây thơ cầm trên tay cuốn “Nội san Hòa Khánh”, chuyên đề “Nhớ ơn giáo dưỡng”.
Không hiểu sao chú ấy cứ đọc lui đọc tới, đọc thật say sưa, hình như là chú đang cố học thuộc lòng thì phải? Từ đằng xa, tôi nghe tiếng được, tiếng mất:
“Thầy là … ánh sáng … đời
… là nơi con tìm …”


Nghe không rõ lắm, nhưng tôi vẫn thấy là lạ làm sao. Tôi chợt tự hỏi: “Đâu mà hay quá?” Thế là tôi vội vàng đến hỏi thăm chú tiểu và được ngự lãm bài thơ trong tình cảnh ấy.
Mượn bài thơ đọc một hồi, tôi mới giật mình ngỡ ngàng. Không ngờ lời thơ hay như thế, về chùa rồi mà lòng vẫn nhớ mãi. Từng chữ từng câu trong bài thơ ấy đã đọng lại rõ nét trong tâm trí tôi tự lúc nào. Thanh thoát làm sao! Những suy nghĩ về bậc thầy khả kính cứ thế tuôn trào…
“Thầy là ánh sáng của đời
Là trăng thu tỏa là nơi con tìm…”
Thật là khéo léo khi lời thơ ví người Thầy như ánh sáng cuộc đời, như trăng chiếu giữa hư không. Bấy lâu nay, mặc dù chúng ta vẫn biết rằng ân thầy rất sâu nặng, nhưng đâu tìm ra ngôn từ nào cho xứng đáng để tôn xưng. Nay được khai mở đôi câu, lòng tôi cảm thấy dâng lên một niềm vui lạ kỳ.
Thật vậy, cuộc đời cần đến ánh sáng mặt trời như thế nào, thì đời chúng ta cần có thầy như thế đó. Thầy như ánh sáng chiếu rọi muôn nơi, như bóng trăng vàng tỏa rạng cả khung trời, giúp chúng ta biết tìm về ánh đạo huy hoàng.
“Thầy là bóng mát con tim
Để con che chơ để tìm về nương
Thầy là hoa lá sắc hương
Để che bóng mát để thương - thương nhiều…”
Có thể nói, những ai mang tâm hồn lớn mới tìm ra được những lời thơ cao quý về người thầy như vậy. Câu thơ quá hay, khiến tôi cứ đọc mãi. Lúc nầy tôi mới thấy rõ rằng, con tim thơ dại của mình có đôi lúc như đau nhói bởi sự mê mờ, ngu si cám dỗ. Thầy chợt đến bên tỏa bóng mát chở che, cho chúng ta điểm tựa vươn lên trong cuộc đời. Từng bước chân chúng ta đi tới, đều có những đóa hoa nở rộ, tỏa hương thơm ngát bên mình. Mỗi đóa hoa là mỗi hình bóng thầy, mỗi lời dạy cao quý của thầy, giúp chúng ta tự tin hơn trên bước đường tu tập:
“Thầy là muôn vẻ muôn điều
Cho con định hướng, dắt dìu con đi
Thầy là hoa quả linh chi
Cho người tìm đến những khi muốn về…”
Vâng! Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn điều muôn việc. Thầy chính là những hình tượng thân thương đó, để định hướng cho chúng ta đi đến tương lai tươi sáng. Thầy còn dắt dìu, đỡ bước cho chúng ta mỗi khi vấp ngã giữa đường. Chỉ cảm nhận bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cho tâm hồn chúng ta thao thức, nhớ đến thầy. Lời thơ thật bình dị, chỉ vài câu mộc mạc thôi, nhưng đã cảnh tỉnh được biết bao nhiêu tâm hồn biết quay về đường chánh, biết kính trọng ơn thầy.
“Thầy là dòng suối Tào khê
Để cho con nhớ con về con thăm
Thầy là ngọn gió quanh năm
Để lòng con mát con chăm học hành…”
Dòng suối bên đường thật đẹp làm sao! Cả cuộc đời chúng ta được vui vầy tắm mát, như tắm cả tình thương của thầy vào tâm hồn. Ngọn gió mát chiều nay thổi vào khung cửa, khiến lòng nhớ đến hình bóng thầy khả kính. Và rồi tâm hồn lại được thổi mát giữa ngọn gió yêu thương của thầy, giúp chúng ta biết nỗ lực tu hành. Còn gì an lạc hơn nữa. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đồng một cảm nhận về thầy như những lời thơ đã miêu tả:
“Thầy là sức sống truyền nhanh
Cho con sưởi ấm tâm thành con xin
Lời Thầy con nhớ như in
Những khi vấp ngã biết tin nơi mình
Thầy là sức mạnh vô hình
Giúp con vực dậy khi mình khổ đau
Thầy là nải chuối buồng cau
Cho con đỡ dạ cho nhau nghĩa tình …”
Tuổi trẻ có những lúc bị phong ba bão táp cuộc đời làm thối chí, mềm lòng. Thầy lại như sức sống truyền nhanh, truyền đến nâng đỡ tâm hồn, khiến chúng ta biết nhớ nghĩ đến lời dạy của thầy. Để rồi tự mình vươn lên trước những vấp ngã cuộc đời và càng thấy tin tưởng vào bản thân mình hơn. Tin rằng trong mỗi chúng ta đều có Như Lai tự tánh rạng ngời, chỉ cần biết tu tập, biết chuyển hóa não phiền thì Tri Kiến Như Lai sẽ hiển bày.
Hơn nữa, để duy trì xác thân tứ đại giả huyễn mà nương nhờ tu tập, chúng ta cũng phải cần ăn uống để nuôi dưỡng xác thân ấy. Đang băn khoăn chưa biết tìm đâu sự sống nầy, thì lời thơ đã gợi mở cho chúng ta thấy được qua lời dạy của thầy. Thầy đã từng dạy chúng ta phải biết thiểu dục tri túc, biết nghĩ thân nầy là giả huyễn, không nên cung phụng nhiều bằng những vật chất cao sang. Từ đó, lời thơ còn cho ta thấy rõ tấm lòng cao quý của thầy, bởi lúc nầy, thầy lại như nải chuối, buồng cau để cho chúng ta được no dạ, được an ổn mà lo tu hành. Nghĩa tình cao đẹp ấy, có lẽ suốt cuộc đời này, chúng ta cũng không biết lấy gì để đền đáp cho cân.
“Thầy là sức sống của mình
Là hoa sen ngát đượm tình quê hương
Thầy là để nhớ để thương
Để tôn, để quý để hương xông đời…”
Mỗi chúng ta, dẫu đã xuất gia tu học nhưng vẫn có quê hương để nhớ về. Chính nơi đó đã sinh ra, nuôi dưỡng cuộc đời ta. Trong quê hương thân yêu ấy, vẫn có hình bóng của thầy. Người như đóa hoa sen thơm ngát, thắm đượm tình quê hương xóm làng; là nơi tươi sáng để chúng ta thương nhớ vọng về. Rất cảm ơn bài thơ đã chỉ cho ta thấy được quê hương tuyệt vời ấy qua hình bóng bậc thầy khả kính.
“Thầy là biển cả nơi nơi
Để cho con trẻ, để đời giải oan
Mỗi khi con có lo toan
Trình thưa Thầy dạy biết còn hỏi ai.
Thầy là buổi sáng hôm mai
Buổi chiều hôm tối cho ai đến tìm
Nhìn Thầy sao quá uy nghiêm
Lòng con tưởng Phật ẩn tiềm nơi đây…”

Những lo âu trong cuộc sống làm sao chúng ta tránh khỏi, khi sáu căn vẫn còn đam mê theo cảnh trần. Vậy mà thầy cũng không bỏ chúng ta, vẫn ở bên đời ta an ủi, vỗ về và dạy dỗ những khi chúng ta lo toan, không biết nương nhờ vào đâu. Nhìn dáng thầy uy nghiêm bước đi, có đôi lúc ta cứ ngỡ như hình bóng Đức Phật ẩn tiềm nơi đây. Với đức tướng giải thoát, đã giúp chúng ta an ổn tâm hồn; với trí tuệ sáng suốt, đã giúp chúng ta xóa tan phiền muộn; với lòng Từ bi vô lượng, đã giúp chúng ta chuyển hóa thân tâm.
“Quả là con quá thơ ngây
Nhìn đâu cũng chỉ thấy Thầy của con
Lời răn tiếng nói luôn còn
Mỗi khi biếng học là con nhớ Thầy…”
Có những lúc chúng ta ngây thơ nghĩ tưởng, nhìn xung quanh mình, nơi nào cũng có hình bóng thầy. Từ dáng đi, giọng nói, tiếng cười; từ lời khuyên răn, nhắc nhở … tất cả đều ở bên ta. Có phải những điều nghĩ tưởng ấy là ngây thơ không?. Có lẽ là phải mà cũng là không phải. Bởi nghe thì tưởng chúng ta ngây thơ, nhưng nghĩ ra thì mới thấy rõ. Cuộc sống xung quanh ta, muôn điều, muôn việc đều được thầy thương yêu, che chở, thế thì chẳng phải nơi đâu cũng có hình bóng thầy của ta. Đặc biệt hơn nữa là mỗi khi chúng ta biếng nhác học hành, thì lòng chợt nhớ đến thầy. Lúc ấy, thầy như sức mạnh tinh thần, giúp ta tỉnh ngộ, xóa tan đi sự biếng lười. Tình thầy trong sáng đến nỗi đã soi thấu tận tâm hồn chúng ta. Mỗi khi lầm lỡ sai đường, thầy đều nhận thấy và chiếu rọi đến tâm thức, giúp ta tự hoàn thiện chính mình.
Phải nói rằng, những ai có tầm nhìn sâu rộng, có tấm lòng tôn kính ân sư thật cao quý, mới có thể nhận thấy được sự bao la của một bậc thầy như vậy.
“… Thầy là nơi để chúng sinh
Tìm về nương tựa nghe kinh mỗi ngày
Hàng năm những tháng ngày chay
Về chùa lễ Phật Thầy hay bảo rằng
Dù đời còn lắm khó khăn
Con ngoan cố học cho bằng người ta
Sống ở đời - mở mắt ra
Biết bao nhiêu chuyện cho ta phải tìm…”
Tất cả chúng sanh còn đang sống trong sự mê mờ, trong đó có chúng ta, thì điều quan trọng hơn hết là rất cần sự che chở của thầy. Người như bóng cây đại thọ ngàn năm, đứng vững giữa phong ba, bảo táp của cuộc đời để che mưa đỡ nắng cho chúng ta và muôn người. Còn hạnh phúc nào hơn khi những cơn mưa bảo táp rơi xuống dòng đời, chúng ta lại có bóng cây để che mưa, thoát được cơn giá lạnh vào mình. Còn niềm vui nào bằng khi giữa trưa nắng hè oi bức, lại có cây cổ thụ tỏa rộng tàng để che nắng cho ta, giúp ta khỏi bị gió nắng đốt thiêu. Từ sự nương tựa vĩ đại ấy, chúng ta lại còn được nghe những lời pháp thanh cao, chuyển hóa tâm thức mê mờ, trở về với nguồn cội yêu thương.
Lời thầy dạy bao ngày, làm sao chúng ta có thể quên được: “Hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con Mãnh Hổ để nhìn ngắm cuộc đời. Hãy thấy đúng thực chất đau khổ của cuộc đời. Hãy can đảm đối diện với khổ đau, đừng sợ thất bại. Vì thất bại chính là bài học cho ta thấy rõ hơn bản chất của Ngã và Pháp.”
Thật vậy! Cuộc đời có lắm chuyện cho ta phải học hỏi. Chỉ có lòng can đảm đối diện với mọi chướng ngại, thì mới có thể đón nhận được nguồn an vui thật sự.
Một lần nữa, lời thơ đã thôi thúc, đưa ta về với chính mình, về với nguồn hạnh phúc chân thật, bằng cách ghi nhớ lời thầy, thực hành lời thầy dạy.
“… Con Thầy dù lớn bao nhiêu
Thầy cũng còn dạy còn dìu đỡ con
Còn trời còn nước còn non
Còn lời chỉ dạy Thầy con thuở nào
Ôi! Thầy con đẹp làm sao
Lòng còn chứa đựng biết bao nhiêu tình
Thầy ơi! Thầy thật anh minh
Pháp mầu Thầy dạy nghĩa tình Thầy nêu…”
Chúng ta dù có lớn khôn thế nào, có đổi thay ra sao, nhưng lòng thầy cũng không thay đổi. Thầy vẫn luôn hướng đến ta, luôn quan tâm lo lắng, dìu dắt và nâng đỡ cho ta trên mọi phương diện. Non nước còn đó là còn cả tình thầy muôn thuở.
Câu thơ mang một triết lý rất sâu sắc. Non nước chính là biểu tượng thiêng liêng và cao quý của dân tộc nói riêng, của loài người nói chung. Thế nhưng, để duy trì được sự thiêng liêng đó, cần phải có bóng hình thầy hiện diện. Chính người thầy đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì, tô điểm nước nhà đẹp tươi. Thế nên, biết nghĩ đến thầy là biết nghĩ đến nước non, biết nghĩ đến nước non là biết nghĩ đến thầy. Sự kết hợp hài hòa này, đã giúp cho cuộc đời càng ngày càng thêm tươi sáng hơn.
Chừng ấy thôi cũng đã giúp chúng ta cảm nhận được những nét cao quý về thầy, và khiến cho lòng bàng hoàng thốt lên:
“Ôi! Thầy con đẹp làm sao.
Lòng còn chứa đựng biết bao nhiêu tình”.
Lời cảm xúc thân thương của tác giả đã xoáy vào tâm hồn ta một nỗi niềm khó tả. Xin được mượn tiếng gọi thân thương ấy, để gởi đến những bậc thầy khả kính bằng tất cả tấm lòng của chúng ta. Bao nhiêu tình cảm đẹp nhất ở trên đời, chúng ta hãy để vào đây, như là gởi trọn niềm tin hướng về con đường giải thoát. Lời pháp thầy dạy, nghĩa tình thầy nêu sẽ mãi là ánh trăng soi đường cho chúng ta đi đến bến bờ giác ngộ.
“Đèn thiền tỏa rạng Thầy khêu
Cho ai tìm đến tâm đều tỉnh ra
Thầy là Mẹ, Thầy là Cha
Dưỡng nuôi con trẻ nở hoa Ưu đàm…”

Ngày nào đây bên ngọn đèn thiền lung linh, thầy đã ân cần truyền trao cho chúng ta những lời pháp nhiệm mầu, chuyển hóa thân tâm. Ngày nay, bên ngọn đèn thiền ấy, lời thơ như đã âm thầm đưa ta đến bên thầy, tìm lại hình bóng người thầy khả kính năm xưa mà ta đã vô tình lãng quên. Đến bên ngọn đèn thiền, dưới ánh sáng chiếu rọi lung linh, chúng ta sẽ cảm nhận hết tình thương bao la của thầy. Và cứ thế, những ai đến bên thầy đều biết chuyển hóa mê lầm, khai ngộ được chân lý nhiệm mầu. Lúc ấy, chúng ta sẽ thấy được tình thầy cao vời, ân nghĩa sâu nặng, nào khác hình bóng từ ái của mẹ cha. Từ những tình thương ấm áp, cao vời ấy, mỗi chúng ta đều trực nhận được chân tâm, bừng nở đóa hoa Ưu Đàm thơm ngát, tỏa hương lan khắp muôn nơi, đem đến cho cuộc sống, cho nhân loại niềm an lạc vững bền.
Khép lại bài thơ “Thầy của con” mà lòng vẫn còn nghe bâng khuâng. Dẫu chỉ là một bài thơ giản đơn, nhưng đã tác động mãnh liệt đến tư tưởng tình cảm của bao người. Có thể nói, với những người mang tấm lòng hướng thượng sâu xa mới cảm nên được những vần thơ giá trị nầy. Cám ơn người đã cho tôi và cho mọi người một hướng nhìn rộng mở, hướng nhìn cao đẹp về giá trị cuộc đời, thể hiện qua hình ảnh người thầy thân thương.
Ghi chú: Bài thơ “Thầy của con” của T.T Thích Tấn Đạt
(trích Nội san Hòa Khánh - Nhớ ơn Giáo dưỡng số 9)
(Nguồn: Trang Ban Hoằng Pháp TW)

20 nhận xét:

  1. Hoàng Thị Hải Vânlúc 13:36 28 tháng 6, 2011

    cô Thu à, Cô nhầm rồi cháu đâu có nhờ cô đăng. Cháu đã nhận xét để gửi tặng bà Thoa. Mong cô thông cảm bỏ bài này đi cho cháu.

    Trả lờiXóa
  2. Vân à, cô thấy bài hay nên đăng để chia sẻ với mọi người, không phải là vì cháu nhờ.

    Trả lờiXóa
  3. Một bài thơ hay, ai cũng có thể tìm được trên mạng để đọc trừ các ông bà có tuổi, nên đăng trên trang nhà, để khi in thành quyển các ông bà được thưởng thức. Sao lại yêu cầu bỏ bài này đi, trừ phi tác giả của bài đó yêu cầu gỡ xuống do "đạo thơ"!

    Trả lờiXóa
  4. Hoàng Thị Hải Vânlúc 16:00 28 tháng 6, 2011

    cháu chỉ tóm tắt gửi tặng bà Thoa. Thể hiện tình cảm của bà cháu mình cùng các bà các cô đối với Thầy
    Đọc bài của bà xong đọc bài thơ của các Thầy mới thấy ý nghĩa. Tình cảm của bà cháu mình cùng các bà các cô đối với Thầy
    cô Thu à! cô đăng rồi thể hiện tình cảm của cháu Hải Vân đối với Thầy. Thầy của chúng ta. Thầy luôn luôn khuyên cùng dayh cháu cùng các bà các cô sống tốt, sống lương thiện
    Chân thành cám ơn cô đã đăng bài giúp cháu
    Bài thơ cũng là tình cảm của cháu đối với Thầy may có Thầy cùng tâm trạng giống cháu đối với Thầy của mình
    Chân thành cám ơn cô

    Trả lờiXóa
  5. Hoàng Thị Hải Vânlúc 17:02 28 tháng 6, 2011

    Thật may mắn tình cảm của Thầy "tác giả bài thơ" đối với Thầy mình giống tình cảm của con đối với Thầy của mình. Con thật may mắn được đọc bài của Thầy nhân bài của Thầy cũng thể hiện tình cảm của con đối với Thầy của mình. và cháu cũng gửi tặng bà Thoa

    Trả lờiXóa
  6. Sáng dạy xong, nấu cơm trưa, trong lúc chờ đến giờ ăn, tranh thủ vào mạng, thấy trong phần kiểm duyệt có nhận xét đăng trích đoạn của một bài thơ hay. Vào mạng tìm bài gốc, tìm tác giả, tìm được cả bài bình thơ hay, bỏ cả bữa trưa để lụi hụi đăng bài cho xong. Đến tận 1h mới ăn, vừa đặt lưng xuống thì điện thoại rồi tin nhắn yêu cầu dỡ bài xuống. Hải Vân thấy như vậy có hợp lý không? Cháu cứ việc đăng nhận xét, miễn là ngắn gọn, xúc tích và hợp lý, tập trung vào nội dung bài viết thì cô không bao giờ nỡ cắt nhận xét của cháu. Cháu cũng không cần phải gọi điện hay gửi tin nhắn nhắc nhở hay nhờ cô đăng nhận xét của cháu. Trang CLB mình người đọc thì nhiều, người nhận xét thì ít, nhiều lúc cô vào trang cũng thấy buồn lắm. Vì vậy Hải Vân đừng làm phiền cô như hôm nay nữa nhé.

    Trả lờiXóa
  7. Hoàng Thị Hải Vânlúc 08:42 29 tháng 6, 2011

    Cô Thu à! Nếu cô nghĩ như vậy. Mong cô thông cảm. cháu chỉ đăng nhận xét và lấy tiêu đề bài thơ “ Bài thơ về Thầy” để thể hiện tình cảm của học trò đối với Thầy của mình để gửi tặng bà Thoa. Cháu chỉ nhận xét chứ không nhờ cô đăng bài. Cô đăng bài rất là tốt cho mọi người nhưng cô lại lấy tên của cháu đăng bài nếu lúc đấy là 12h đêm thì cháu cũng gọi cho cô để cô cắt tên của cháu đi. Cháu ủng hộ cô đăng bài nói về nhân đức của con người. Để con người ta sống tỉnh ngộ, sống trong hiểu biết, sống trong trí tuệ vì mình may mắn sinh ra khoẻ mạnh và được học hành và có sự chỉ bảo để mình sống thoát khỏi cảnh tham, sân, si để sống cuộc sống an lạc và yên vui. Từ khi cô cháu gặp nhau không mấy khi gọi điện thoại và nhắn tin cho cô và chưa bao giờ một lần cháu đến gia đình nhà cô. Mong cô hết sức thông cảm vì cháu không đăng bài lại có tên cháu đăng bài. Cô cứ đăng bài cháu ủng hộ cô đăng bài hay để mọi người qua bài có thể giác ngộ mọi người sống trong sự hiểu biết, sống đức độ, sống có lương tâm đối với nhau. Chân thành và xin lỗi cô nếu cháu làm phiền cô

    Trả lờiXóa
  8. Cô Hoàng Vân nhắn gửi Hải Vân: Đọc các bài nhận xét của cháu, cô thấy cần góp ý cho cháu về cách hành văn viết. Như từ trước cô đã nhắn cháu rồi, văn viết khác văn nói nhiều cháu ạ. Cháu viết câu dở dang: "Tình cảm của bà cháu mình cùng các bà các cô đối với Thầy", không dấu chấm câu, không có mệnh đề tiếp theo, chưa đủ câu, không ai hiểu cháu định nói gì. Hoặc ..."Con thật may mắn được đọc bài của Thầy nhân bài của Thầy cũng thể hiện tình cảm của con đối với Thầy của mình. và cháu cũng gửi tặng bà Thoa", sau dấu chấm câu cần viết hoa cháu ạ, hơn nữa tại chỗ này dùng dấu chấm không đúng. Câu văn của cháu rất lủng củng, cô xin trích dẫn thêm: "thầy luôn luôn khuyên cùng dayh cháu cùng các bà các cô sống tốt, sống lương thiện
    Chân thành cám ơn cô đã đăng bài giúp cháu
    Bài thơ cũng là tình cảm của cháu đối với Thầy may có Thầy cùng tâm trạng giống cháu đối với Thầy của mình
    Chân thành cám ơn cô"
    Trong đoạn trích dẫn trên: câu không ra câu, lủng củng, không dấu phẩy, không dấu chấm, có lỗi chính tả.
    Cô xin đề nghị với cháu: Cháu nên viết ý kiến nhận xét của cháu ra file Word, đọc đi đọc lại, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp tiếng Việt, sau đó cắt, dán vào blog này, như vậy cháu sẽ không bị mắc những lỗi như từ trước tới nay cháu vẫn mắc. Cô thành thật khuyên cháu như vậy và mong các nhận xét của cháu từ nay về sau sẽ làm hài lòng những người đọc nhận xét.
    Cô gửi cháu câu Bụt dạy nhé: "Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng nói một câu, nói một câu không bằng không nói".

    16:00 Ngày 28 tháng 6 năm 2011

    Trả lờiXóa
  9. Từ " Ngự lãm" là cụm từ âm Hán-Việt,có nghĩa là: (Vua) xem.
    "Thế là tôi vội vàng đến hỏi thăm chú tiểu và được ngự lãm bài thơ trong tình cảnh ấy."
    Viết như thế thì- về mặt 'văn', nhân xưng 'tôi' ở đây tất phải hiểu là bậc 'Quân vương'.

    Nếu đây là một sai sót của tác giả trong khi chọn từ nhằm diễn đạt tâm trạng 'trân trọng','tôn kính' lúc 'gặp' bài thơ,thì thiết nghĩ bạn đọc cũng nên biết để bảo toàn những cảm xúc trào dâng 'thiêng liêng','thành kính','tinh khiết' và 'toàn vẹn' mà bài viết này- bình bài thơ "Thầy của con" - có thể mang lại.

    Trong trường hợp,một khi chính nhận xét này lại được nhận xét là 'hồ đồ','một chữ chẻ làm tư','bới lông tìm vết' ...v..v..thì xin được chân thật tạ lỗi vì làm hoang phí chừng một phút thời gian quí báu của các bạn.:)

    Trả lờiXóa
  10. Khi đọc đến từ "ngự lãm", bản thân Hgvan cũng giật mình, thấy không ổn. Nhưng là văn của thầy Giác Hải nên HgVan "cho qua" luôn vì nghĩ rằng giới nhà Phật họ có dùng từ như vậy, có chăng là do mình chưa biết! Ví dụ như đối với tượng Phật hoặc xá lỵ... thì dùng từ Chiêm bái thay vì dùng từ xem chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  11. Em cũng cảm thấy từ đấy không ổn nhưng vì là bài viết của bậc tu hành nên em đăng toàn văn. Em cũng nghĩ cảm xúc của toàn bài quan trọng hơn rất nhiều và Thầy Giác Hải đã làm được điều đó.

    Trả lờiXóa
  12. Hoàng Thị Hải Vânlúc 11:45 29 tháng 6, 2011

    Vâng cám ơn lời góp ý của cô. Chính xác cháu không nhầm trong bài các cô còn sai xót các cô cũng cần thận trọng hơn. Nên cháu trẻ sơ xuất là đương nhiên. Quan trọng mình không có dụng ý xấu và ý nghĩ xấu là được. Chân thành cám ơn lời khuyên của cô. Lần sau cháu cẩn trọng hơn.

    Trả lờiXóa
  13. Hoàng Thị Hải Vânlúc 12:02 29 tháng 6, 2011

    Cô Thu cô đăng toàn bài không thành vấn đề là do cô đăng không phải cháu đăng. Nếu cô đăng cô phải gọi điện thoại cho cháu có thể lấy tên của cháu đăng bài được không. Đằng bài cô tự ý đăng bài và lấy tên của cháu. Bởi vì nhận xét cháu chỉ trích nhận xét và lấy tiêu đề “ Bài thơ về Thầy” không giống như hiện tại nhận xét bây giờ . Để mọi người thấy được ơn và nghĩa đối với Thầy mình. Các cô các chú tại sao toàn nghĩ lệch vấn đề đi nhỉ? Trong khí cháu là người trẻ tuổi cuộc sống của cháu còn nhiều khó khăn mà cháu đã viết bài tâm sự cùng nhận xét còn chưa nghĩ cuộc đời đầy xiên xẹo, lệch lạc như thế. Các cô các chú đọc xong hiểu rộng để chúng ta cùng hiểu và thương yêu lẫn nhau cùng một đất nước cùng học một lớp với nhau để sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi với nhau bất cứ lúc nào. Tại sao theo suy nghĩ của mình mà chì trích cùng hiểu nhầm về người khác. Dù sao cũng chân thành cám ơn lời góp ý của cô chú. Lời khuyên “Học nữa học mãi” nên cháu dù còn trẻ tuổi vẫn có may mắn và vinh dự theo học cùng các cô các chú. Mong các cô các chú thông cảm cháu còn trẻ tuổi và còn nhiều sơ xuất. Các cô các chú là người lớn tuổi. Mong thông cảm và bỏ qua

    Trả lờiXóa
  14. Hoàng Thị Hải Vânlúc 12:05 29 tháng 6, 2011

    Cám ơn cô Vân. Cháu xin học tập theo cô Vân
    "Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng nói một câu, nói một câu không bằng không nói".

    Trả lờiXóa
  15. Hải Vân nói chưa chính xác. Ai đăng bài là tên của người đó, hiển thị ở cuối chân bài đăng (Được đăng bởi...). Cô làm sao có thể lấy tên cháu để đăng bài được. Mỗi người có danh khoản riêng, chẳng ai biết được mật khẩu của ai. Khi cháu trích dẫn bài thơ, lúc đầu cô tưởng cháu sáng tác, sau đọc lại thấy quen quen, chợt nhớ đã được nghe bà Thoa và bà Yến đọc. Khi vào mạng tìm biết được nguồn gốc của bài thơ và bài viết của Thầy Giác Hải. Thấy hay cô đăng lên chia sẻ với tất cả mọi người. Vì bài đăng bắt nguồn từ nhận xét của cháu nên khi đăng cô tôn trọng để tên cháu trong phần giới thiệu. Cháu không thich cô đã gỡ ra rồi. Bài đăng là tìm tòi của riêng cô sao cô lại phải gỡ xuống. Tất cả chỉ có thế, do cháu nói không rõ và do cháu không hiểu về cấu trúc cũng như thiết kế của trang blog, cháu cứ nói đi nói lại làm cô thực sự không vui. Một lần nữa cô đề nghị cháu không nhắn tin cũng như gọi điện nhắc cô đăng nhận xét của cháu. Cô tự biết mình cần làm gì và không làm gì. Việc tranh luận chấm dứt ở đây.

    Trả lờiXóa
  16. Hoàng Thị Hải Vânlúc 16:27 29 tháng 6, 2011

    cô Thu à! Khi đọc bài có đầy đủ họ và tên của cháu và viết rõ hay trong bài nên cháu mới lập tức gọi điện thoại và nhắn tin cho cô. Cô cắt bài lấy tên cháu đăng. Cơ bản cháu chưa đến nỗi hoa mắt nhìn nhầm. Đầy đủ họ và tên “ Hoàng Thị Hải Vân” trong bài cô đăng làm sao cháu hoa mắt nhìn nhầm được. Cô thông cảm từ khi gặp cô và học cùng một lớp với cô. Nếu cháu tính tất cả từ khi cháu gặp cô đến bây giờ không đến 06 cuộc điện thoại. Ngoài việc hỏi thăm cô cùng gia đình hôm nay có đến lớp không. Cháu và cô cũng chẳng gọi điện thoại tào lao trên trời dưới biển gì. Cháu đăng nhận xét không thấy bài thì cháu phải gọi điện thoại và nhắn tin cho cô, xem blog mình có hỏng hóc và trục trặc gì không. Cháu còn bao nhiêu việc phải làm đâu có thời gian rảnh để làm phiền cô để mà gọi điện thoại và nhắn tin tâm sự trẻ con để cô hiểu, thông cảm và chia sẻ. Nên cô cứ yên tâm sống vui và sống khoẻ. Cháu Hải Vân chúc gia đình cô luôn luôn sống mạnh khoẻ, luôn luôn sống vô tư và sống vui vẻ.

    Trả lờiXóa
  17. Hoàng Thị Hải Vânlúc 16:56 29 tháng 6, 2011

    Cháu xin nhắc lại nhân bài thơ bà Thoa thể hiện tình cảm của mình đối với Thầy. Nên cháu copy trên mạng và chọn lọc câu thơ hay và giá trị đúng tình cảm thật sự cùng tâm, cùng trái tim của người học trò đối với Thầy của mình và lấy tiêu đề “Bài thơ về Thầy” để gửi tặng bà Thoa để thể hiện tấm lòng cùng tình cảm của bà Thoa đối với Thầy của mình. Có vấn đề gì lớn lao và to tát đâu mà cô buồn rầu phiễn não. Trời phật gieo nhân duyên tốt lành để cô cháu mình có duyên gặp nhau. Nên cháu cố gắng sống dù khó khăn nhưng vẫn cố gắng sống lương thiện, sống tốt, sống vui vẻ và sống vì mọi người cháu đã viết bài cùng nhận xét để chia sẻ cùng mọi người rồi để mọi người động viên và chia vui cho cháu. Dù cháu còn ít tuổi nhưng đã khuyên và giúp người vượt qua khó khăn và hoạn nạn để sống tốt, sống có ý nghĩa . Cháu có sống buông thả, sống truỵ lạc và sống chỉ biết lợi mình và hại người. Con người của tệ nạn của xã hội đâu. Nên cô cứ vô tư sống vui và sống khoẻ và yên tâm về đạo đức và nhân phẩm của cháu Hải Vân

    Trả lờiXóa
  18. "Cháu có sống buông thả, sống truỵ lạc và sống chỉ biết lợi mình và hại người. Con người của tệ nạn của xã hội đâu. "
    Câu cú gì đây. Adidaphat.
    Cô đã khuyên cháu đừng viết trực tiếp mà hãy viết nháp đã rồi hãy copy vào blogger để những lỗi như thế này đừng xảy ra. Cô chịu cháu thật, cháu không muốn mọi người đọc comment của cháu phải không? Nếu cháu muốn mọi người không đọc lời nhận xét của cháu nữa thì hãy xin mời, cứ tiếp tục. Xin lỗi cô đã góp ý cho cháu, có lẽ vô ích. Cô Hoàng Vân.

    Trả lờiXóa
  19. Người đời thường nói: "Thùng rỗng kêu to"

    Trả lờiXóa