(Bài bạn đọc gửi để chia sẻ.)
Nguồn ảnh: Internet |
Mẹ đã ngoài tám mươi. Cái tuổi gần đất xa trời, nhưng giọng nói và tính cách vẫn toát lên sự vui vẻ, hài hước. Nếu có ai đó hỏi thăm tuổi mẹ, sẽ được mẹ trả lời: “Vâng, cảm ơn cô, tôi đã được bảo hiểm trả tiền lương hưu hơn ba mươi năm nay rồi”…
Ngày ngày trong nhà, ngoài sân vẫn luôn có đôi bàn tay của mẹ. Lúc nhặt rau, khi thái thịt, bữa cơm nào cũng có mẹ chăm lo.
Số phận đã đưa tôi vào nhà mẹ. Một gia đình đông con với gánh nặng mưu sinh điển hình của thời “bao cấp.” Ngày đó ai cũng chỉ cần có một chỗ làm trong “biên chế”, còn tiền lương được bao nhiêu cũng chung một mẫu số là chỉ đủ chi tiêu nửa tháng, phần còn lại đã có mẹ. Chúng tôi, những cán bộ nhà nước danh giá cũng vẫn đùa nhau là “cán bộ ăn theo” bố mẹ.
Thời đó vì con đông, mẹ lại có nghề gia truyền làm giò chả của quê hương Ước Lễ, mẹ tôi thường dậy sớm từ hai, ba giờ sáng. Một mình với chiếc xe đạp cũ mẹ lao vào đêm tối, đi lấy nguyên liệu và trở về thật nhanh để kịp giã giò khi thịt vẫn còn hơi nóng.
Các con của mẹ thì không ai muốn vất vả, ai cũng tìm việc nhà nước cho nhàn. Lúc còn tem phiếu thì còn chút đóng góp. Khi huỷ tem phiếu rồi, mẹ lại đùa: "Bù giá vào lương như bù đá vào lưng!” Một mình mẹ lo ngần ấy miệng ăn, cửa nhà tươm tất. Dù hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, lúc nào mẹ cũng nhắc nhở con cái sống sao cho phải đạo, không tham lam làm điều khuất tất.
Vào một buổi sáng mùa đông gió rét, đang cong người đạp xe ngược gió đến cơ quan kịp giờ ca sáng, lúc đó đường vẫn còn rất vắng, tôi bỗng lờ mờ nhận ra chiếc xe đạp quen quen bên cạnh, hoá ra là mẹ. Trong chiếc áo nửa chống rét, nửa che mưa, mẹ đang vội vã đi lấy hàng như mọi ngày, bất kể mưa to gió lớn. Và tình cảm của tôi với mẹ bắt đầu nảy sinh từ sáng ấy.
Tôi được ăn học và đi nước ngoài vài lần, nhìn thấy rất nhiều những thành phố văn minh hiện đại cùng những con người được sống trong những hoàn cảnh xa hoa lộng lẫy của thế giới vật chất với những toà lâu đài nguy nga tráng lệ, nhưng hình ảnh đẹp nhất, ấm áp và ý nghĩa nhất với tôi chính là hình ảnh của mẹ vào buổi sáng mùa đông năm ấy. Ông Trời đã run rủi để tôi được nhìn thấy mẹ vào sáng ấy và ông Trời cũng đã giúp mẹ, để trong gió mưa vẫn có một người nhận ra sự tần tảo hy sinh vì chồng, vì con của mẹ. Mẹ kể có lần mưa to, đường ngập, mẹ và xe đạp cùng sa xuống hố tăng xê, phải có người lôi lên mới thoát chết.
Ngày còn đi học tôi rất thích bài thơ nịnh vợ của Tú Xương. “Quanh năm buôn bán ở mỏn sông, nuôi đủ năm con với một chồng…” Đâu phải chỉ có mấy ông nhà thơ không biết làm kinh tế mới phải nhờ đến sự tảo tần của vợ, biết bao nhiêu những người đàn ông cầm súng hôm qua, nay cũng quay về ngồi “đánh cờ” chờ cơm nuôi của vợ!
Nhân có đôi dòng về mẹ, tôi xin được một lần cảm tạ những người mẹ Việt, những người đã suốt cuộc đời mình chắt chiu vượt khó, quên mình chăm lo cho chồng con từng bữa cơm, tấm áo. Đất nước đang từng ngày đổi thay, cuộc sống đang từng ngày no ấm, đầy đủ, nhưng lưng mẹ đã còng, tóc mẹ đã bạc. Chúng con chỉ còn biết cảm tạ tấm lòng bao dung của mẹ và chúng con muốn mẹ biết là chúng con yêu mẹ, chúng con trân trọng những hy sinh thầm lặng suốt cuộc đời của mẹ và chúng con hứa sẽ sống tử tế như mẹ hằng mong đợi.
Thu Hà
"...Và tình cảm của tôi với mẹ bắt đầu nảy sinh từ sáng ấy...".
Trả lờiXóaSao người con dâu đó không yêu mẹ chồng từ sớm hơn, từ khi bước chân vào nhà chông, mà phải chờ đến tận sáng hôm đó? Thế mà mẹ chồng đã yêu bạn ngay từ đầu như những người con khác của mẹ, vẫn nuôi nấng, lo lắng cho các con không một lời kêu than. Có một lời khuyên chân thành thế này: "Muốn ai yêu mình thì hãy yêu người ta trước". Hãy sống như vậy thì cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn. Chuyện mẹ chồng nàng dâu thì muôn màu muôn vẻ, để sống tốt đẹp được với nhau thì chỉ có tình yêu mà thôi.
Chị à, em nghĩ ở đây có thể người viết muốn nói đến một thứ tình cảm rất đặc biệt, không phải như tình cảm bình thường của một nàng dâu đối với mẹ chồng mà như tình cảm của một người con gái đối với mẹ đẻ.
Trả lờiXóaChia sẻ cùng cô Thu Hà
Trả lờiXóaCó duyên gặp cô, được cô tâm sự về cuộc đời làm dâu và về mẹ chồng của cô. Mới về làm dâu và được giao nhiệm vụ thối nồi xôi gấc rất lớn cho gia đình cùng họ hàng sẽ đến trong đợt tết. Năm nào cũng vậy tết đến họ hàng đều tập trung nhà chồng cô rất đông đủ. Vì chồng cô là trưởng họ. Mới về làm dâu chưa biết việc nên mẹ chồng cô giao cô nhiệm vụ trông nồi xôi gấc. Khi nồi xôi gấc được mở ra thì toàn bộ cháy đen cháy đỏ. Rất sợ hãi vì cô mới về làm dâu và là dâu trưởng họ .Gia đình cùng họ hàng nhà chồng đang trông đợi và đợi chờ ở cô…Mẹ chồng cô nhìn thấy nồi xôi gấc toàn bộ cháy đen cháy đỏ không một chút khó chịu, cáu gắt mà là sự nhẹ nhàng bảo cô đổ toàn bộ nồi xôi đấy đi và thổi nồi xôi gấc khác thay nồi xôi gấc đã bị hỏng và bà trộn thuốc đỏ vào nồi xôi gấc mới giống y hệt nồi xôi có qủa gấc, không một ai phát hiện và biết rằng nồi xôi gấc rất lớn ấy do cô phụ trách đã bị hỏng và nồi xôi gấc trước mặt là thuốc đỏ thay thế. Biết con dâu chưa đảm trong việc bếp núc từ đấy trở đi bà là người dạy và hướng dẫn cô trong việc nấu ăn và bếp núc. Ngoài việc dạy bếp núc bà còn dạy cô về kỹ năng sống và đạo làm người với sự đức độ, khoan dung của mẹ chồng dành cho cô. Từ khi cô về làm dâu cho tới nay chưa bao giờ bà nói nặng lời với cô một câu nào trong khi cô sai xót rất là nhiều. Cô nói cô bây giờ chín chắn, đảm đang, tháo vát, hiểu biết là do sự dạy dỗ và sự đức độ, khoan dung của bà dành cho cô. Mẹ chồng cùng chồng, gia đình họ hàng đối với cô bây giờ đều hết mực yêu thương cô
Cháu nói với cô may mắn cho cô có “Một người mẹ chồng hiếm thấy bà có cái nhìn xa trông rộng, hiểu biết, đức độ, khoan dung và là người luôn bình tĩnh khi khó khăn xảy ra” Bởi vì con nào cũng là con, cô không phải do bà sinh ra, khi cô lấy con trai bà nghĩa là cô cũng như con bà đẻ của bà và thế hệ sau này của con bà là do cô sinh ra và nuôi nấng trưởng thành. Bà đã truyền lại tình thương yêu, sự hiểu biết, sự đức độ, sự đảm đang, sự khéo léo cùng kinh nghiệm của cuộc đời bà của một người vợ của một người mẹ dành cho cô. Bà đã gieo nhân tốt cho cuộc đời bà, cho cuộc đời các con bà và các thế hệ sau này
Cảm ơn cháu Hoàng Thị Hải Vân! Cô hy vọng cháu cũng luôn được thương yêu và hạnh phúc!
Trả lờiXóacô Thu Hà cháu phải cám ơn cô mới đúng. Cám ơn cô đã chia sẻ tâm sự của mình đến các bà các cô…để cho cháu hiểu tình yêu của người mẹ dành cho người con rộng lớn bao la vô bờ vô bến. Cháu chân thành cám ơn lời chúc của cô dành cho cháu Hải Vân. Hiện tại cháu chưa lập gia đình nhưng những gì cháu có được bây giờ là cháu vô cùng mãn nguyện vui vẻ và hạnh phúc rồi. Thực tế ai cũng có thể thấy một người ít tuổi và trẻ tuổi như cháu không có người bên cạnh để khuyên cháu nên chọn con đường nào đi cho đúng. Mà chính tự bản thân cháu lại chọn và đi theo môn học Tâm Linh của CLB DSNL vô cùng khó này đã được mấy năm trời, học đã khó và cuộc sống khó khăn cũng đi kèm theo nhưng cháu không bỏ cuộc không đầu hàng để chạy theo những dục vọng tầm thường và sự đam mê của cuộc sống. Mà để lại cho cháu Hải Vân là tình cảm, sự yêu quý cùng lòng tin của Thầy của các bà, các cô dành cho cháu Hải Vân từ trước đến giờ. Đấy là một sự bình dị nhưng là một sự may mắn, niềm hạnh phúc cùng sự tự hào của cháu Hải Vân.
Trả lờiXóaChào cháu Hải Vân! Cô có đọc vài dòng tâm sự của cháu từ trước.Cô biết là cháu học giỏi và phải tự lực nhiều trong cuộc sống.So với bạn bè,cháu cũng đã có được một số thành công. CS luôn đòi hỏi ta phải cố gắng rất nhiều.Rồi, một ngày ta sẽ nhận lại những thành quả, và ta sẽ tự hào về nó.Cô chúc cháu sẽ luôn giữ được sức khoẻ, tuổi trẻ và đặc biệt hãy giữ lấy niềm tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến với mình và với mọi người xq mình
Trả lờiXóaCháu cám ơn cô. cùng lời động viên của cô
Trả lờiXóacô Thu Hà à! Dù sao cũng chân thành cám ơn lời khen của cô dành cho cháu. Cô chưa biết gì về cháu mà nói cháu học giỏi được sao? Cô biết không, không có tiền đóng học một lúc cháu phải thi lại 12 môn liền trong vòng mấy ngày cô à. Cho dù cuộc sống có như thế nào cháu vẫn tin ở bản thân mình vẫn tin vào xã hội có người tốt và người xấu và mình chọn người tốt mình gần để mình học hỏi. Cô thấy đấy dù ít tuổi nhưng cháu vẫn chọn theo học CLB DSNL. Và cháu tin vào con đường mình đã đi và tin vào những gì mình đã làm. Đấy sự thể hiện nhân cách, nhân phẩm của con người cháu đối với gia đình và xã hội
Trả lờiXóa