Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Kẻ thù của ta ở trong chính ta

Ngồi thiền dưới nhà sàn lớn ở Côn Sơn (8/2011)
Mỗi người chúng ta đến với Thiền đều là nhờ có được một cơ duyên nào đó. Cơ duyên ấy sở dĩ có được là vì trong tiền kiếp chúng ta đã có được mối liên hệ nhất định với con đường tu tập. Song nếu chỉ có cơ duyên đó thôi thì chưa hẳn chúng ta đã có đầy đủ yếu tố để đạt được kết quả như mong muốn. Chúng ta có duyên gặp gỡ với Thầy, được tiếp thu kiến thức tu Thiền, nhưng tâm năng chúng ta không tích cực, thì cơ duyên ấy nhanh chóng tiêu biến hoặc không đem lại kết quả. Nói như vậy có nghĩa, cơ duyên như là hạt mầm đầu tiên để một Nghiệp tốt lành có thể được gieo và nảy nở trong kiếp này. Và để hạt mầm ấy có thể nảy nở tươi tốt chúng ta phải tự thân mình nỗ lực vượt qua rất nhiều thử thách. 

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Thiền Lửa Tam Muội tôi nhanh chóng bình phục

Tôi là Võ Thị Mận, 61 tuổi, là hội viên CLB DSNL thuộc Chi hội Y học Dân tộc Quốc tế ngữ. Trước tiên tôi xin cảm ơn Thầy chủ nhiệm, bác Vân, phó chủ nhiệm, và bác Thoa đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian bị tai nạn, cảm ơn các anh chị đồng môn đã động viên, thăm hỏi tôi trong thời gian tôi nằm điều trị tại bệnh viện cũng như trong thời gian dưỡng bệnh tại nhà.
Chiều 30 tết năm 2010 tôi bị tai nạn ngã giữa đường bất tỉnh. Khi được đưa vào viện tôi vẫn trong tình trạng hôn mê. Sau khi cấp cứu, chụp não, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị chấn thương sọ não, dập não. Qua ba ngày nằm phòng cấp cứu được điều trị tích cực, tôi vẫn không tỉnh. Bác Thoa đến thăm thấy vậy báo cho Thầy chủ nhiệm biết tình hình sức khỏe của tôi. Trong suốt mấy ngày tết ngày nào Thầy cũng phát công từ xa truyền năng lượng để tôi mau bình phục. Khi đó gia đình Thầy cũng đang có đại tang. Bác Vân biết tin tôi bị tai nạn, tuy tuổi đã cao, không quản đường xá xa xôi đạp xe đến thăm tôi. Bác cùng bác Thoa đã phát công trực tiếp truyền năng lượng cho tôi mong tôi chóng tỉnh lại. Thật bất ngờ, tôi đã tỉnh lại sau một tuần hôn mê. Khi mở mắt ra tôi nhận ra bác Vân, rồi bác Thoa, sau đó tôi lại thiếp đi. Hai bác vẫn tiếp tục truyền năng lượng cho tôi.

Mơ được leo núi

 Leo núi tuy mệt mà vui
                              Sớm mai tạm biệt ngôi nhà
                              Lên rừng leo núi luyện thiền khó đây
                              Mọi người rảo bước nhanh lên
                              Tiếng cười, tiếng nói, rộn ràng vui ghê
                              Bước nhanh đỉnh núi tới nơi
                              Thở phào một cái, như người lớn lên
                              Gió thổi mát dịu mồ hôi
                              Ngồi thiền thở hết, làm người nóng lên
                              Trở về luyện tập hôm nay
                              Thầy vui, Thầy nói: "Hôm nay bắt đầu
                              Còn nhiều khổ nạn tới đây
                              Khó khăn lên núi đợi chờ chúng ta."
                              Sớm hôm luyện tập bõ công
                              Quyết tâm vượt khó thành công luyện thiền.
Trần Văn Thọ
Lời góp: Bác Thọ đã trải qua hai lần phẫu thuật tim. Nhờ luyện thiền sức khỏe của bác đã được cải thiện. Khi mới tham gia CLB, để giữ sức khỏe cho bác, Thầy chủ nhiệm khuyên bác ngồi thiền tại Trung tâm DSTH mỗi khi bác cùng CLB đi thiền dã ngoại. Nhìn thấy bác Dư, vợ mình, cùng các bạn đồng môn leo núi luyện thiền vào mỗi sáng, bác rất thèm. Bác luyện tập chăm chỉ mong được leo núi ngồi thiền. Gần đây có lần bác đã leo được lên Đền thờ cụ Trần Nguyên Đán ngồi thiền cùng mọi người. Bác đã lên Chùa Non Nước gần khu Đền Sóc để dâng hương. Bác rất vui. Bài thơ thể hiện ước nguyện của bác. Chúc bác luôn khỏe mạnh để leo núi ngồi thiền được nhiều lần hơn nữa.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Thực và hư quanh cái tên Phan Thị Bích Hằng

 Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
Được cho là xuất hiện năng lực sau một lần “thập tử nhất sinh”, Phan Thị Bích Hằng đã trở thành một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất Việt Nam.
Bên cạnh những thành công được báo chí nhắc đến, cũng có không ít những tin đồn không hay về người phụ nữ đặc biệt này.

Một hiện tượng của khoa học tâm linh
Theo từ điển Wikipedia, Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15/2/1972, ở Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Bích Hằng đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Từ năm 1999 đến nay Bích Hằng công tác tại Trường ĐH Quản trị Kinh doanh Hà Nội. Phan Thị Bích Hằng cũng là một trong những cán bộ của bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Có nền tảng là một gia đình gia giáo, cuộc đời của cô thiếu nữ Phan Thị Bích Hằng sẽ êm ả trôi đi nếu như không có một biến cố lớn khiến người phụ nữ này đã trở nên nổi tiếng nhất Việt Nam.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Nhớ về một bức ảnh

Nhân ngày thành lập Quân đội, 22/12/2010, chị Nguyễn Thị Hiền, với bút danh Bạch Liên, đã viết bài thơ Lời Tri Ân tặng Thầy và các cựu chiến binh trong CLB. Trong những tấm ảnh minh họa cho bài thơ, có một tấm ảnh chị Hiền rất tâm đắc đó là tấm hình bìa quyển Sinh ra trong khói lửa tập 2. Tìm hiểu thêm thì được biết đó là ảnh anh hùng liệt sỹ Lê Minh Tân, học sinh khóa 3 Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Sau khi tốt nghiệp, anh vào học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, rồi nhập ngũ và đi chiến trường. Anh đã anh dũng hy sinh ngày 1 tháng 4 năm 1974 tại mặt trận Quảng Nam.
Theo một đường link dẫn vào trang Bee.net, tôi đọc được bài viết của tác giả Tạ Việt Chiến, bạn cùng khóa với liệt sỹ Lê Minh Tân ở Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, đăng bức thư anh viết gửi gia đình. Lá thư còn đang trên đường thì anh đã anh dũng hy sinh.
Xin trân trọng giới thiệu lá thư viết từ Quảng Nam - lá thư đầu tiên và cũng là lá thư cuối cùng của anh - gửi về cho gia đình:

"Quảng Nam, ngày 26 tháng 3 năm 1974
Ba má vô cùng kính mến!
Nếu con vẫn cứ tiếp tục im lặng thì con sẽ là thằng con bất hiếu của ba má. Tinh thần của con chưa bao giờ phải chịu đựng trong trạng thái căng thẳng, tự mình phải nén lòng mình đến mức thế này. Hầu như từ Nghệ An vào đến đây con chưa nhận được thư nào của ba, còn thư và quà của gia đình gửi vào con đều nhận đầy đủ và nguyên vẹn.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Tắm khuya

 Ảnh minh họa
Tối muộn, trước khi đi ngủ, bạn vào phòng tắm, đắm mình dưới vòi nước ấm nóng hay mát rượi, khi ở phòng tắm bước ra bạn cảm thấy thật dễ chịu, mát mẻ và thoải mái nhất là vào những ngày hè nóng nực. Thế nhưng, bạn có biết việc tắm đêm như vậy có thể lợi bất cập hại không?

Tắm gội vào tối muộn: Sạch người, hại sức khỏe!

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Du lịch Sapa

Theo Thầy cô đi du lịch Sapa qua ảnh.

Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Quá trình luyện tập của tôi

Tôi là Lê Thị Vui, học viên lớp chiều thứ 7 thuộc CLB DSNL.
Tháng 12/2010 tôi đã được đi dã ngoại tại Côn Sơn do CLB tổ chức, kết quả đạt 17 vô cực. Về nhà tôi tập thiền đều đặn. Thời gian đầu sau khi đi Côn Sơn về tôi cảm nhận các luân xa quay và năng lượng vào người rất tốt, sức khỏe tốt lên nhiều.
Sau khi học xong Giảng huấn 2, học mở luân xa mạch âm ở lớp, về tập ở nhà tôi cảm thấy cảm nhận kém đi. Không thấy luân xa 6 quay, luân xa 7 quay kém, cảm nhận năng lượng vào rất kém. Tôi đang không biết lý giải vì sao.
Đợt dã ngoại Côn Sơn 15-17/4/2011, buổi tập đầu tiên tối ngày 15/4 tôi không cảm nhận được năng lượng vào, các luân xa như bị trơ. Buổi tập này tôi ngồi cạnh anh Nghĩa. Sau khi tập xong tôi có trao đổi việc này với anh Nghĩa và nhờ anh giúp. Anh Nghĩa đã mở lại luân xa cho tôi và các buổi tập tiếp theo, sáng 16/4 cho đến sáng 17/4, tôi đã cảm nhận được luân xa quay và mọi cảm nhận đã tốt lên. Thầy đo cho tôi năng lượng trưa 17/4 là 25 vô cực. 

 Ảnh chụp tại Trung tâm DSTH Côn Sơn 4/2011
Tôi rất cám ơn Thầy, anh Nghĩa, bác Thoa, anh Chuyền đã động viên giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi phấn chấn về tinh thần để luyện tập nâng cao sức khỏe (vì tôi là một bệnh nhân vừa trải qua một căn bệnh nan y).
Tôi nhận thấy tuy rằng kết quả luyện tập của tôi chưa đạt được kết quả rõ nét, nhưng tôi thấy rất yêu đời và hy vọng sớm đẩy lui được bệnh tật ra khỏi cơ thể.
Tôi rất kính trọng Thầy chủ nhiệm và các bác, các anh chị lớp trước có nhiều gương sáng trong luyện tập. Tôi rất yêu quý tất cả các anh chị em trong lớp và trong CLB DSNL.
Lê Thị Vui

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Chuyện tình "Romeo Việt" với thiếu nữ Triều

Bác NXN vừa đưa cho Thu bản photocopy câu chuyện vừa bảo: "Tôi đọc câu chuyện này thấy thật sự cảm động." Thu tìm trên mạng thấy câu chuyện được đăng trên VietNamNet từ tháng 2/2011. Xin đăng lại lên trang nhà để chia sẻ.

Nguồn VietNamNet: “Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao nước CHDCND Triều Tiên đã phê chuẩn kết hôn của Phạm Ngọc Cảnh, công dân Việt Nam với Ri Yong Hui, công dân Triều Tiên ngày 14-8-2002. Sau khi kết hôn, việc họ sống ở đâu là theo hi vọng của họ. Nếu cô Ri Yong Hui cư trú và sống ở Việt Nam thì cô ấy trở thành công dân Triều Tiên ở nước ngoài” - những dòng thông báo này của Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên gửi tới Bộ Ngoại giao Việt Nam chính là đoạn kết đẹp của một chuyện tình cảm động kéo dài suốt 31 năm.


Mối tình giữa chàng sinh viên và cô cán bộ
Năm 1967, Phạm Ngọc Cảnh vừa tròn 18 tuổi. Chàng trai trẻ được nhà nước tuyển chọn, đưa đi học ngành Cơ khí hóa chất tại Đại học Hóa học Công Nghiệp Hàm Hưng. Đây là một thành phố nằm ở phía Đông Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.

Bí quyết sống khoẻ của hoàng đế Càn Long

Trang CLB nhận được bài sưu tầm do bạn Nguyễn Thị Kim Cúc, học viên từ xa của CLB. Cúc hiện sống và làm việc ở thành phố Bắc Ninh. Xin chia sẻ cùng bạn đọc.
 
Khi yết kiến Càn Long vào năm 1793, sứ thần của nữ hoàng Anh vô cùng sửng sốt khi thấy vị hoàng đế 83 tuổi khang kiện như chỉ mới 60.
Vị sứ thần nước Anh đã ghi vào nhật ký: "Hoàng đế Càn Long oai phong lẫm liệt, tinh thần sung mãn, khiêm nhường, hiếu khách, tính tình bình dị, gần gũi với mọi người. Có ai ngờ một vị hoàng đế đã vào tuổi 83 mà lại vô cùng minh mẫn, tráng kiện. Thoạt trông chúng ta chỉ đoán ngài ở tuổi 60”.

Về sau, vua Càn Long sống đến 89 tuổi. Được như thế là nhờ ông luôn biết kết hợp một cách khoa học giữa chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện võ nghệ. Hằng ngày nhà vua dậy rất sớm. Trước khi ăn sáng, bao giờ ông cũng tập khí công dưỡng sinh bất kể trời nắng hay mưa, nóng hay lạnh.

Càn Long cũng rất chú trọng phương châm “thập thường” và “tứ vật”. Tứ vật là bốn điều kiêng kỵ: thực vật ngôn (khi ăn không nói chuyện), ngoạ vật ngữ (khi nằm không chuyện trò), ẩm vật tuý (uống rượu vừa sức, không được say) và sắc vật mê (tình dục không thái quá). Còn “thập thường” nghĩa là 10 bộ phận cơ thể (gồm mắt, tai, mũi, mặt, răng, nước bọt, chân tay, bụng và ruột gan) phải được vận động và tập luyện thường xuyên, cụ thể là:

Răng thường đánh: Hai hàm răng đánh vào nhau thành tiếng. Cách này giúp răng bền chắc, tránh các bệnh nha khoa, răng khó rụng, góp phần làm tăng lưu thông máu lên não.

Bọt thường nuốt: Nước bọt giúp điều hoà dịch vị, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tránh viêm loét dạ dày và các bệnh đường tiêu hoá.

Tai thường rung: Hai bàn tay áp vào hai tai, vỗ nhẹ liên hồi; hoặc hai ngón tay đút vào hai lỗ tai rồi rút mạnh ra, cứ thế liên tiếp nhiều lần. Động tác này giúp tránh trạng thái chùng màng nhĩ khi có tuổi, tai vẫn thính khi già.

Mũi thường vuốt: Hai bàn tay xát nóng, vuốt hai bên mũi nhiều lần, có thể phòng cảm mạo, viêm mũi.

Mắt thường đảo: Ngưng mắt nhìn xa, đảo nhãn cầu nhiều lần, tiếp đến lại ngưng mắt chăm chú, rồi lại đảo nhãn cầu. Động tác này giúp tăng thị lực, phòng các chứng hoa mắt.

Mặt thường xát: Hai bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi xoa mặt nhiều lần, giúp tăng lưu thông huyết dịch ở mặt, tránh hoặc giảm nếp nhăn, phòng các bệnh da mặt.

Chi thường duỗi: Tứ chi co vào duỗi ra nhiều lần, giúp khí huyết toàn thân lưu thông, phòng được các chứng thiểu năng tuần hoàn não cũng như các chứng về mạch.

Chân thường vuốt: Thường xoa vuốt từ bàn chân tới đùi, có thể làm giảm tình trạng đọng máu, phòng được nhiễm lạnh cơ thể từ chân, nên tránh được các bệnh ở chân cũng như chứng mất ngủ...

Bụng thường xoa: Dùng bàn tay xoa trên vùng bụng, giúp dạ dày, ruột được vận động nhẹ, tăng khả năng tiêu hoá, ăn ngon miệng, phòng được các chứng chướng bụng, bí trung tiện...

Hậu môn thường động: Mỗi ngày dành vài lần tập trung tinh thần làm co duỗi hậu môn, có thể phòng được viêm tuyến tiền liệt cũng như các bệnh đi lỏng mãn tính.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Được sưu tầm bởi Nguyễn Thị Kim Cúc

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Lưu ý khi dùng Lô hội

Hôm trước trang CLB đã đăng bài tham khảo về một số công dụng của cây lô hội. Hôm nay xin đăng thêm bài viết của DS Lê Kim Phụng trên trang Bee.net.vn về những lưu ý khi sử dụng Lô hội. 
 
Theo Bee.net.vn - Nha đam hay còn gọi là Lô hội tên khoa học Aloe vera, A.barbadensis, A.vulgaris. Theo y học cổ truyền nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan, chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận tràng...
Công dụng của nha đam
Nha đam có nhiều lợi ích như ức chế đau, giảm viêm, giảm đau, chống viêm và giải dị ứng. Nhờ chất glycoprotein, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Ngoài ra, có thể làm lành vết thương, tẩy sạch các tế bào sừng trên da, kháng khuẩn, kháng nấm, giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới; kích thích tiêu hóa và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hóa và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận tràng.
Nha đam tẩy sạch các tế bào sừng trên da, giúp loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới.
Những lưu ý khi sử dụng
Tuy nha đam có nhiều công dụng tốt nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng. Nha đam có nhiều loài và cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi. Nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hóa sẽ làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Chất độc tố trong nha đam tuy không làm chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, nếu phụ nữ mang thai ăn phải có thể sinh quái thai. Khi tiêu hóa một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng như máu. Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết. Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Phụ nữ sử dụng các loại kem từ nha đam cần chú ý, do tính chất tẩy sạch và làm bong tróc các biểu bì sừng và tái tạo tế bào mới, nên khi lớp da non tiếp xúc các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám da. Khi ăn nha đam cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5 - 10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh. Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại.
DS Lê Kim Phụng

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

10 phút mỗi ngày

Kiện Khương Trường Thọ Thập Bí Quyết một lối trị bệnh theo phương pháp cổ truyền và rất phổ biến của người Trung Quốc. Hàng ngày chỉ cần 10 phút xoa bóp một số huyệt đạo trong cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng và tự chữa một số bệnh thông thường. Có thể áp dụng ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Phương pháp này thực sự đơn giản. Chỉ cần xoa cho 10 đầu ngón tay và hai lòng bàn tay nóng lên rồi dùng đầu ngón tay để day bấm vào các huyệt đạo, hoặc dùng lòng bàn tay để xoa bóp những điểm trọng yếu của cơ thể.
Mắt: huyệt Tình Minh và Thái Dương
Tai: sau ót có huyệt Minh Thiên Cổ
Mũi: huyệt Nghinh Hương
Miệng: áp dụng phương pháp vận động của môi và răng
Mặt: tất cả các huyệt trên mặt
Cổ: phía trước và phía sau của cổ
Ngực: các kinh mạch tiếp cận ở phổi
Tay: huyệt Hiệp Cốc, lòng bàn tay và lưng bàn tay
Thắt lưng: huyệt Mạng Môn ở phía sau thắt lưng
Chân: Huyệt Túc Tam Lý
Phương pháp thực hành

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Bài thuốc từ cây lô hội

 Ảnh minh họa
Lô hội (hay còn gọi là nha đam) được sử dụng trong việc làm đẹp cũng như  để trị bệnh. 

Làm dịu mát
Lô hội có đặc tính dịu mát và thanh nhiệt. Chính vì vậy, nhiều người đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.
Tái tạo da
Bôi lô hội lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc uống nước ép lô hội cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Lô hội là loại “mỹ phẩm thảo dược” không gây kích ứng da.
Trị nếp nhăn
Lô hội là phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy Lô hội bôi lên mặt, nhựa Lô hội sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.
Đối với đôi môi nứt nẻ
Dùng nhựa Lô hội bôi lên môi để trị môi khô, nẻ khi mùa hanh đến.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Sơ bộ về kết quả luyện tập của lớp thứ 6

Trong đợt thiền dã ngoại đầu tiên của lớp thứ 6, Ban Chủ Nhiệm CLB đã tiến hành tham khảo ý kiến để nắm được sơ bộ về quá trình rèn luyện và kết quả bước đầu của học viên sau 7 tuần học, đồng thời tổng hợp những vướng mắc trong quá trình luyện tập nhằm giúp học viên luyện tập có kết quả hơn. Kết quả đã được báo cáo trước lớp. Ban biên tập xin đăng lại để mọi người tham khảo.

Nội dung tham khảo

A. Về sức khỏe:
- Được cải thiện nhiều    25%
- Được cải thiện nhưng chưa nhiều    61%
- Chưa được cải thiện    14%
B. Về mức độ chuyên cần
- Luyện tập đều đặn hàng ngày    80%
- Luyện tập chưa đều    20%
C. Số lần luyện tập mỗi ngày
- 1 lần    72%
- 2 lần    24%
- 3 lần    4%
D. Thời gian luyện tập mỗi lần
- 1 tiếng    59%
- Một tiếng rưỡi    33%
- 2 tiếng    8%
E. Những vướng mắc trong quá trình luyện tập
- Đi học đều, tập chưa thường xuyên do còn đang công tác, con nhỏ, chưa thu xếp được công việc gia đình.
- Chưa cảm nhận được năng lượng vào đều ở các luân xa. 
- Khi tập chưa tập trung, tư tưởng phân tán, ngồi không được lâu, buồn ngủ, có khi ngủ gật.
- Chưa biết cách dùng năng lượng để điều chỉnh chữa bệnh cho bản thân.
- Do mệt mỏi, hay bị đau đầu, cảm giác chóng mặt nên lại nghỉ không thiền.
- Chưa kiên nhẫn và bình tĩnh khi xử lý các tình huống trong đời sống hàng ngày. 
- Chưa tĩnh tâm, tâm tính còn nóng vội.
- Do có các khối u ở vùng bụng nên khó thở sâu khi ngồi thiền.
- Do lớp đông, bảng nhỏ, việc ghi chép bài chưa được đấy đủ, rõ ràng.
F. Đề nghị: 
- Mong Thầy cho in lại các bài giảng để những học viên cao tuổi không ghi kịp bài có tài liệu để xem lại bài ở nhà.
- Tháng nào Thầy cũng tổ chức cho lớp được đi dã ngoại.

Đánh giá chung
Đại đa số học viên lớp thứ 6 có nhiều cố gắng trong việc luyện tập trên lớp cũng như ở nhà. Theo nhận xét của Thầy Chủ Nhiệm đây là lớp học nghiêm túc nhất từ trước đến nay. Những vướng mắc của các học viên sẽ dần dần được giải đáp và tháo gỡ trong quá trình học. 
Ban Chủ Nhiệm xin chia vui với thành tích luyện tập ban đầu của toàn thể học viên lớp thứ 6 và chúc tất cả các học viên trong lớp luyện tập đạt kết quả tốt.
Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Cảm nhận Côn Sơn

 Chụp ảnh kỷ niệm cùng Thầy sau ca thiền
Lửa Tam Muội rực trong tim
Năng lượng vũ trụ đắm chìm trong ta
Luân xa xoay chuyển phong ba
Xoáy vào cơ thể như là khói mây
Tâm hồn vô định tây tây
Bồng bềnh tiên cảnh như vây quanh mình
Bụi trần rũ bỏ linh tinh
Bệnh tật tiêu tán hồi sinh tức thì
Tuổi già như thể thiếu nhi
Bi bô cười nói như khi lên mười
Mặt mũi rạng rỡ thật tươi
Vàng mười không đổi đôi mươi xuân thì
Mặc ai thắc mắc thị phi
Quyết tâm rèn luyện, chai lỳ ngày đêm
Sức khỏe cải thiện ấm êm gia đình

 Đi tập có đôi thật là vui
Chân trời rực sáng bình minh
Hoàn đồng cải lão nặng tình Thầy, Cô
Non xanh, nước biếc, sóng xô
Nhấp nhô ngọn núi, mấp mô vườn thiền
Sức khỏe cải thiện vô biên
Dày công tu luyện thành tiên có ngày
Càng tập ta lại càng say
Tế bào biến đổi như bay lên trời
Ngũ hành, Tam giới suốt đời
Hăng say thiền định, sáng ngời đại bi
Nhạc thiền réo rắt lâm li
Lạc vào tiên cảnh sân si gạt lìa (tham-sân-si)
Công ơn Thầy Tổ ghi bia
Chúng sinh cứu độ sẻ chia ngọt bùi
Bệnh tật, nghiệp chướng, dập vùi
Tĩnh tâm Thiền định lại vui cuộc đời.
Tháng 7/2011
Trần Việt Hoàng 
(Học viên lớp thứ 6)

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Câu chuyện của học viên mới

 Lần đầu dã ngoại cùng CLB. 
(Chị The ngồi hàng đầu, thứ 2 từ trái sang.)
Tên tôi là Đặng Thị The, sinh năm 1958, hiện ở tại đường Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.
Tôi bị rất nhiều bệnh hành hạ. Bệnh đại tràng, tôi đã đi chữa từ năm 1997 đến nay; bệnh huyết áp cao; thoái hóa đốt sống cổ; u xơ cổ tử cung. Gần đây tôi lại bị tiểu đường túp 2. Tôi vừa ăn kiêng, vừa bị đại tràng nặng nên sức khỏe suy kiệt. 
Tôi đang thất vọng và bất lực trước bệnh tật với suy nghĩ phó mặc cho số phận để chờ ngày ra đi thì rất tình cờ được một người bạn cho số điện thoại của Thầy chủ nhiệm CLB DSNL. Tôi đã liên hệ ngay với Thầy và được Thầy cho biết sẽ mở lớp thiền mới vào ngày 13/5/2011. Tôi rất mừng vì bản thân tôi hàng ngày ở nhà cũng hay tụng kinh niệm Phật và mơ ước được đi tu để giải thoát. Trước đây tính tình tôi hay nóng vội, sau gần hai tháng theo lớp học thiền, được Thầy chỉ bảo, đến nay cuộc sống của tôi có nhiều thay đổi. Bệnh tật đã thuyên giảm nhiều, thần kinh không căng thẳng, tính tình, suy nghĩ cũng thay đổi, hòa nhã, bình thản hơn. Cuộc sống của tôi cũng thay đổi từ đây.  Tôi mong cho các con tôi cũng có duyên để được đến với Thầy mà tu thì sẽ tốt biết bao.
Hiện nay tôi đã làm đơn xin nghỉ việc để ở nhà tu tập và chữa bệnh. Tôi chấp nhận không đi làm nữa, thu nhập sẽ ít đi, chấp nhận ngồi thiền đau mỏi để trả nghiệp mà mình đã tạo để kiếp sau tôi có thể tiếp tục tu tập được tốt hơn. Tôi xin gửi lời tri ân đến Thầy bằng cả tấm lòng. Thầy đã giúp tôi tìm về cội nguồn của chính mình.
Lần đầu tiên được đến Côn Sơn theo lớp thiền của Thầy, tôi rất phấn khởi, sức khỏe được cải thiện, tiểu đường đã hạ xuống.
Tôi mong được đi đến đây nhiều nhiều để tu tập và học hỏi từ các bạn đồng môn nhiều điều tốt đẹp.
Côn Sơn ngày 3/7/2011
Đặng Thị The

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Cảm tưởng lần đầu tham gia CLB DSNL

 Buổi đầu bỡ ngỡ
     Tôi là Nguyễn Thị Kim Cúc, 30 tuổi, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
     Vâng, đúng là nhờ chữ DUYÊN - chữ DUYÊN viết hoa hẳn hoi - đã dẫn dắt tôi đến với Câu lạc bộ Dưỡng sinh năng lượng thuộc Chi hội Y học Quốc tế ngữ Hà nội. 
     Bản thân tôi thể lực không khoẻ mạnh, người gầy, nhanh mệt mỏi do amidan quá phát, hay viêm. Vì biết sức mình vậy nên tôi rất chịu khó tìm hiểu các môn thể dục, đặc biệt là dưỡng sinh vì môn này không đòi hỏi sức mạnh cơ bắp nhiều, và tôi cũng biết chỉ cần có ý chí và kiên trì luyện tập là sức khoẻ sẽ dần dần được cải thiện. Có được một chút kiến thức như vậy là do trong gia tộc của tôi có một người bác ở Thái Nguyên đã bao năm bị liệt do bị tai biến mạch máu não, giờ đây nhờ ngồi thiền mà ông đã khoẻ mạnh, đã ngồi được xe ô tô từ Thái Nguyên về Hà Nội, bữa ăn hôm nào thích có thể uống một lon bia. Bác đã chính thức trả thẻ Bảo hiểm y tế và tuyên bố không bước chân vào bệnh viện nữa, chỉ cần thiền thôi. Được tin bác được như vậy tôi mừng lắm, và nghĩ rằng theo gương bác mình có thể tập thiền để nâng cao sức khoẻ lắm chứ. Xuất phát từ đó tôi đã tự ngồi thiền, tự tập trung quán tưởng hơi thở tối đa mỗi lần 30 phút. Kết quả tôi cũng đã ngủ ngon và ngủ sâu. Tôi cũng đã động viên mẹ mình cùng tập thiền. Để giúp mẹ có được tài liệu về bộ môn thiền, biết về tác dụng của ngồi thiền, tôi đã vào mạng Internet để tìm tài liệu cho mẹ đọc. Vô tình mà cũng là hữu tình, tôi đã vào được trang blog của Câu lạc bộ và cũng từ hôm đó đến nay, tuy mới chỉ có hai tuần nhưng tôi thấy cuộc sống của mình đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Giỗ Cụ Trưởng Cần

Ngày 4/7 là ngày giỗ Cụ Nguyễn Đức Cần, thường gọi là Cụ Trưởng Cần, nhà văn hóa tâm linh, nhà ngoại cảm chữa bệnh đầu tiên ở Việt Nam. Nhận được lời mời, Thầy, Cô và một số hội viên đã thay mặt Câu lạc bộ đến dự lễ dâng hương tưởng nhớ Cụ. Dưới đây là một số hình ảnh đã được ghi lại bởi "nhiếp ảnh gia" Trần Nghĩa.


Trước đây Trang Câu lạc bộ đã đưa bài về Cụ Trưởng Cần. Mời đọc thêm thông tin về Cụ trên trang blog Nguoi VietNam.
Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Ngày cuối ở Côn Sơn

Ngày cuối cùng ở Côn Sơn cảnh sắc bình minh thật ấn tượng. Khi những tia nắng le lói đằng đông cũng là lúc bầu trời rực lên bởi những áng mây màu tím hồng, bồng bềnh, tơi xốp, đủ mọi hình dạng. Những cây thông in thẫm trên nền trời. Mặt trời lên cao, những đám mây màu tím chuyển sang sắc vàng, xen lẫn xanh lơ. Cảnh sắc thật đẹp. Là người chuyên dậy sớm vậy mà hiếm khi tôi được chứng kiến cảnh bình minh đẹp đến vậy ở Hà Nội. Vẫn còn chút dư âm sung sướng của chuyến thăm trang trại vải rộng 1,3 hécta của bác Sáng, lớp phó lớp chiều thứ 7. Hôm qua, sau buổi thiền sáng, bác gọi điện mời Thầy cùng cả đoàn đến thăm trang trại. Cảm giác được ăn những quả vải vừa bứt trên cây thật thú vị. Trước khi lên đường về, chúng tôi lại tranh thủ thiền thêm một ca nữa. Mọi người lên xe với cảm giác vui vẻ sau một đợt thiền dã ngoại pha một chút luyến tiếc khi rời khỏi nơi này. Côn Sơn ơi, hẹn gặp lại.

Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Ngày dã ngoại thứ 2

Đêm thứ nhất trôi qua với giấc ngủ say. Mở mắt lúc 4h sáng. Ý nghĩ chợt đến đầu tiên "Liệu trời có mưa không?" Mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say. Nằm lắng nghe xem có tiếng mưa rơi không. Không khí mát lạnh đầy hơi ẩm, ngửi có mùi ngái ngái của cỏ tranh, mùi hăng hắc của lá thông, đó đây tiếng lích chích của những con chim non tìm mẹ.
5h lên đường với làn gió mát lạnh, mưa ào qua rồi tạnh ngay. Thầy trò vẫn quyết tâm. Lên núi chuẩn bị ngồi thiền lại lắc rắc có mưa. Vậy mà sau đó thời tiết đẹp, nắng nhạt, gió nhẹ báo hiệu một ngày thiền thuận lợi. Gửi đến mọi người những hình ảnh của ngày dã ngoại thứ 2.

Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Ngày dã ngoại đầu tiên

Lớp thứ 6 khai giảng vào một ngày mưa to tầm tã. Khi Thầy thông báo kế hoạch thiền dã ngoại cả lớp hồ hởi. Lịch dã ngoại bị hoãn lại cũng chỉ vì trời mưa bão. Một số người đã đăng ký ngần ngừ chỉ sợ trời mưa. Đa số vẫn dũng cảm với tinh thần "Mưa cũng đi, bão cũng đi." Một số hình ảnh ngày đầu tiên của đợt dã ngoại.

Mời xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Chuyến dã ngoại đầu tiên của lớp thứ 6

Theo lịch học, chuyến dã ngoại đầu tiên của lớp thứ 6 từ 24-26/6, nhưng do thời tiết xấu, chuyến đi hoãn lại đến 1-3/7. Để hỗ trợ giúp cho các học viên mới, Thầy cho cả lớp nâng cao đi cùng. Đợt dã ngoại kết thúc thành công. Thầy hài lòng về sự nỗ lực và quyết tâm cao của những học viên mới. Một số hình ảnh của chuyến dã ngoại do anh Nghĩa và chị Bình ghi lại.


 Khởi hành với trời đầy mây. Nhiều người phân vân không biết liệu có được lên núi để thiền không.
 Mây mỗi lúc một dày hơn. Có vẻ như ông trời không ủng hộ chúng tôi. 
 2 xe với 60 chỗ chở 51 người. Vài người đến phút chót xin rút vì lý do đột xuất.
Đi lễ ở Đền Sinh. Đúng ngày mùng 1, được xem một khóa lễ hầu đồng.

Chụp ảnh toàn đoàn trước cửa Đền Sinh. Khi đến trời mưa rất to, khi lễ xong trời tạnh ráo, nắng nhạt. Thời tiết đẹp, mát mẻ và dễ chịu.
 Những cây vải trĩu quả đỏ ối bên đường trông thật bắt mắt.
 Học viên lớp thứ 6 chụp cùng Thầy trên đền thờ Đức Trần Nguyên Đán sau buổi thiền. 

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Mấy lời chia sẻ

Không ồn ào sôi động nhưng rõ ràng Câu lạc bộ của chúng ta đã có những bước chuyển mình lặng lẽ từ sự nỗ lực của Thầy cho tới sự vươn lên của từng hội viên đang nhen nhúm những ngọn lửa để thắp sáng cho CLB với biết bao hy vọng và đợi chờ cho những sáng tạo mới. Đã xuất hiện những người đốt lửa cho CLB.

 Thiền bài Dịch Cân Kinh Trợ Luân
Dự định mở lớp học thì ở đâu đâu cũng gọi  điện: Sài Gòn, Thái Bình, Hải Phòng,... Gian thiền nhà Thầy chỉ chứa được từ 40-50 người ngồi thiền. Dự định mở một lớp, đông quá phải chia thành 2 lớp vẫn còn người tiếp tục xin đăng ký. Gần đây CLB lại phải mở thêm 1 lớp nữa. Hôm khai mạc, trời mưa tầm tã, ngập lội vậy mà nhiều người không quản ngại vẫn đến đăng ký xin học. 
Lại có một số học viên học đã 5-6 năm, có người đã khỏi bệnh 2-3 năm nay cũng xin đến các lớp mới để học lại. Thế mới là chuyện lạ. Tại sao? Theo tôi hiểu niềm tin, sự kiên trì, và kết quả đẩy lùi bệnh tật một cách rõ ràng của các học viên cũ là động lực giúp họ càng quyết tâm hơn và cũng là yếu tố tạo ra sự tin tưởng đối với những học viên mới. Những học viên cũ năng lượng lên rất nhanh sau mỗi lần đi dã ngoại Côn Sơn, nơi đất linh thiêng. Có nhiều học viên mới chỉ trong 3 ngày luyện tập nghiêm túc năng lượng đã tăng gấp đôi. Thiền ở nhà 1-2 tháng cũng không đạt được kết quả như vậy. 

 Ngồi bài thiền 2 tiếng ở Côn Sơn tháng 5/2011
Trước đây ngồi bài thiền 1h đã thấy đau lưng, mỏi gối, nhưng bây giờ Thầy cho ngồi 1h30, 2h, 2h30 rồi đến 3h liền mà vẫn không sao, như tôi bị ung thư di căn và bác Yến tai biến đến lần thứ 2 cũng vẫn ngồi được. Chúng tôi đùa với nhau và thưa với Thầy: "Ngồi ngon lành, Thầy ạ."
Đi Côn Sơn tranh nhau leo lên núi cao hàng 500-700 bậc. Không được đi vì tuổi già sức yếu còn ngồi khóc, như tôi và bác Yến, Thầy sợ không đi nổi, xin mãi không được, ngồi buồn thỉu. Có ý thức tổ chức kỷ luật, vâng lời Thầy nhưng buồn lắm, cứ xin Thầy rằng chúng tôi leo được. Thầy không cho vì sợ chúng tôi mệt.
Năm qua CLB xuất hiện những hội viên anh tài và có cơ duyên như anh Nghĩa, chị Lệ, chị Bình, chị Thu, anh Chuyền, chị Vân,...đã đóng góp cho CLB rất nhiều, tận tình giúp đỡ hội viên mới đẩy lùi bệnh tật, đỡ Thầy được nhiều việc.

 Bé Khánh Linh, 9 tuổi, con chị Thanh Hà
Điểm danh những chương trình mới, những lớp học mới của CLB đã thấy những tia sáng, những hội viên tích cực luyện thiền và tích cực trong các hoạt động chung như chị Hảo, cháu Giang,...
Là một hội viên, tôi vô cùng vui mừng và luôn nghĩ mỗi hội viên CLB chăm chỉ luyện thiền, không chấp nhận sự dừng lại, không hài lòng với những gì mình đạt được, cố gắng phấn đấu để tạo nên những bứt phá mới của riêng mình mới tạo nên được những bứt phá của CLB. Tôi nghiệm ra rằng Thiền quả là rất tốt cho sức khỏe và cái quan trọng hàng đầu là phải có niềm tin.
Bước đầu các bạn cứ cảm nhận là có hiệu quả đi đã. Niềm tin ấy ngấm dần và sẽ đi cùng kết quả.
Phải kiên trì nhẫn nại, phải đưa vào quy tắc của cuộc sống hàng ngày và quyết tâm thực hiện luyện thiền, bạn nhất định sẽ thành công.
Ngô Thị Thoa