Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Báo ta

 Nguồn ảnh: CLB DSNL
Hôm nay đã có Tập San,
Đưa vào trong lớp mọi người đều xem.
Học viên ở lớp đều khen
Những bài súc tích, công lao soạn bài.
Chúng ta cố gắng viết bài
Dù hay, dù dở cũng là báo ta.
Cần viết nói đến học hành
Cùng nhau học tập, nâng cao luyện rèn.
Tuyên dương người tốt kịp thời
Các anh, các chị soạn bài in ngay.
Hàng tháng có báo được xem
Các lớp cùng viết có ngay nhiều bài.
Có bài nói tới bệnh tình
Thời gian theo học lớp thiền đỡ đau.
Có bài nói đến Côn Sơn
Có nhiều năng lượng, sớm hôm ngồi thiền.
Tháng 8/2011
Trần Văn Thọ
 Nguồn ảnh: CLB DSNL

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Ba điều tích cực

Lang thang trên mạng đọc được bài hay mang về trang nhà chia sẻ. Đây là bài viết của tác giả Trần Đình Hoành đăng trên Blog ĐỌT CHUỐI NON. Thu giữ nguyên nội dung chỉ dịch lại  một số từ tiếng Anh để mọi người dể hiểu.

Tập trung vào 3 điều tích cực căn bản

Đăng ngày 29 Tháng Tám, 2011 bởi Trần Đình Hoành

Chào các bạn,

 Khiêm tốn - Thành thật - Yêu người
Trong lớp học, trong nhà thờ, trong nhà chùa…nói chung là trong các môi trường giáo dục, rất thường xuyên là chúng ta tập trung vào cái yếu của mình và của mọi người, để cố vực các điểm yếu lên. Các bạn, chúng ta đã nói rất thường xuyên, đây là một lầm lỗi.
Thứ nhất, mỗi người chúng ta có rất nhiều điểm yếu - tham lam, mê ngủ, bốc đồng, thỉnh thoảng nói dối, tự cao, thiếu tự tin, dễ giận, hay ghen, dễ nổi nóng…danh sách quá dài. Nếu ta chú trọng vào các điểm yếu của ta, ta sẽ không còn thời giờ làm việc gì khác trên đời.
Thứ hai, chú tâm vào điểm yếu của người khác chỉ làm cho người ta bực mình, chán nản, và dễ sinh ra gây lộn.
Thứ ba, theo Luật Hấp Dẫn, càng chú tâm vào các điểm yếu, ta càng hấp dẫn các điểm yếu đến, tức là càng làm cho các điểm yếu thêm tồi tệ.
Thay vì tốn thời giờ một cách có hại với trăm điều yếu như thế, hãy tập trung vào làm mạnh chỉ 3 điều tích cực căn bản: Khiêm tốn, thành thật, và yêu người.
• Khiêm tốn là không có cái tôi. Sống với trái tim hèn mọn của Bồ tát Thường Bất Khinh hay thánh Francis of Assini (Thánh Phanxicô hèn mọn).
• Thành thật là mỗi lời nói ra đều phải là sự thật trong lòng mình.
• Yêu người là yêu tất cả mọi người, không trừ ai.
Ta càng khiêm tốn, thành thật, và yêu người thì tâm ta càng tĩnh lặng, và hàng trăm điếm yếu khác của ta sẽ càng yếu đi, càng biến mất.
Cho nên, các bạn, hãy tập trung vào 3 điều tích cực căn bản mỗi ngày. Đừng quan tâm vào các điểm yếu của bạn. Nếu bạn tập trung vào 3 điều tích cực căn bản mỗi ngày, các điểm yếu của bạn sẽ tự nhiên biến mất từ từ.
Đây là cách tư duy tích cực căn bản của chúng ta: Không quan tâm đến các điểm tiêu cực của ta. Tập trung vào 3 điều tích cực căn bản. Và các điều tích cực này sẽ xóa đi các điểm tiêu cực của ta.
Mong là các bạn có thể nhớ được quy tắc tu luyện rất giản dị này.
Chúc các bạn một ngày thắng lợi.
Mến,
Hoành

Dã ngoại Côn Sơn tháng 8/2011

Bộ ảnh từ máy anh Nghĩa.

Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

LỠ HẸN VỚI CÔN SƠN

 Nhà sàn lớn nơi chúng tôi thường ngồi thiền.
                              Mong về Côn Sơn lên núi thiền
                              Để được đắm mình giữa thiên nhiên
                              Vui với cỏ cây cùng mây gió
                              Tĩnh tâm vô thức trong bình yên.

                              Háo hức bao nhiêu chờ ngày đi
                              Chuẩn bị hành trang như mọi khi
                              Tiền lẻ, đồ dùng, giầy leo núi
                              Đèn pin, chống muỗi…chẳng thiếu gì.

                              Nhưng rồi sự cố dạ bất an
                              Mơ thiền trên núi thế là tan
                              Gửi theo cánh gió niềm nhung nhớ
                              Về chốn thông reo với gió ngàn.

                              Nhớ đêm Côn Sơn vui ríu ran
                              Tiếng cười ai đó cứ giòn tan
                              Tinh mơ leo núi không thấy mệt
                              Ánh mắt trao nhau tình chứa chan.

                              Nhớ bình minh không khí trong lành
                              Cảnh sắc ban mai tựa bức tranh
                              Ta đón trong tay từng tia nắng
                              Rực rỡ ánh hồng giữa màu xanh.

                              Côn Sơn nơi ấy mảnh đất lành
                              Ẩn dấu nhân tài nơi rừng xanh
                              Sao khuê sáng mãi hồn Nguyễn Trãi
                              Bia đá ngàn năm còn ghi danh.

                              Nhớ hoàng hôn tím nhuộm màu xanh
                              Luyện tập trên non học với hành
                              Thầy trò phấn khởi ai cũng khỏe
                              Thời gian dã ngoại trôi rất nhanh.

                              Thôi đành lỡ hẹn với Côn Sơn
                              Thêm một chút xa nhớ nhau hơn
                              Tin rằng sẽ có ngày tái ngộ
                              Thỏa nỗi mong chờ nhớ thương hơn.
Hà Nội 27-8-2011
BẠCH LIÊN
Ảnh anh Nghĩa vừa mới gửi. 

Mời xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Bài tập chữa xương khớp

Tháng 4/ 2010 chúng tôi lên Côn Sơn theo lịch dã ngoại định kỳ của CLB. Khác với mọi lần, lần này chúng tôi được gặp hai nhà sư vừa ở trong Nam ra. Đó là sư Hải và sư Phương theo phái Nam Tông. Sư Hải đã dành thời gian nói chuyện với chúng tôi. Những chia sẻ của Thầy thật thú vị và bổ ích. Sư Phương cũng dành thời gian hướng dẫn chúng tôi phương pháp "Đi bộ chữa bệnh" và bài tập "Động cầu tĩnh" để chỉnh xương khớp. Bài tập đơn giản, rất nhẹ nhàng mà hiệu quả. Tôi hay bị đau lưng ở vùng thận và nhức mỏi ở hai đầu gối. Thế mà chỉ sau 3 đến 4 lần tập thấy đỡ và sau 1 tháng tập thì hết đau. Chỉ cần kiên trì và chịu khó, mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
 Tiến Quyết (áo sẫm màu) tập bài "Động cầu tĩnh"
Lần đầu tiên, do yêu cầu bài tập đòi hỏi phải trùng đầu gối để có tác dụng kích thích các khớp tiết chất bôi trơn để đỡ khô khớp, bạn có thể thấy rất đau. Phải sau 3 - 4 lần tập, cơn đau sẽ dịu đi và cứ thế kiên trì tập luyện sẽ có kết quả. Trở về từ Côn Sơn, tôi đã kiên trì tập luyện và thu được kết quả rất tốt. Tôi mạnh dạn viết lại chia sẻ với mọi người với hy vọng những người bị bệnh về xương khớp kiên trì luyện tập cũng sẽ khỏi.
Nội dung bài tập như sau:
1. Đứng thẳng, toàn thân thả lỏng, hai tay buông xuôi dọc theo thân.
2. Chân phải từ từ chùng xuống, từ từ đưa chân trái sang bên một bước rộng bằng vai.
3. Hai tay từ từ đưa lên vòng rộng ra phía trước, hai bàn tay úp về phía ngực. Hai tay không chạm vào nhau, cách độ 3-4 cm. Tưởng tượng như đang ôm một quả cầu tròn.
4. Giữ nguyên thế đứng trung bình tấn, đồng thời hít thở 2 thì nhẹ nhàng. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng mồm. 
5. Giữ nguyên như vậy trong khoảng thời gian từ 10-15 phút.
6. Trở về vị trí ban đầu. Chú ý: động tác nào làm sau thì giờ làm trước, lần lượt từng động tác một cho đến khi trở về động tác 1. 
Yêu cầu các động tác phải hết sức từ từ và nhẹ nhàng.

Chúc mọi người trong CLB luyện tập bài "Động cầu tĩnh" đạt kết quả để nâng cao chất lượng cuộc sống, sống có ích cho đời, sống khỏe, sống vui với mọi người.
Tháng 8/2011
Nguyễn Tiến Quyết


Lời góp: Tháng 4/ 2010 trang CLB đã chia sẻ 2 video ghi lại những hình ảnh và lời hướng dẫn tập bài luyện này và bài "Đi bộ chữa bệnh". Xin post lại video có phần đầu là bài tập "Động cầu tĩnh" phần sau là bài "Đi bộ đúng cách". Bác nào cần tìm hiểu thêm bài "Đi bộ chữa bệnh" mời xem TẠI ĐÂY.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Cảm hứng Côn Sơn

Nguồn ảnh: CLB DSNL
                                         Tôi đến Côn Sơn một chiều hè
                                         Cỏ cây hoa lá phủ mây che
                                         Đất trời vần vũ, mưa xối xả
                                         Cụ Bồng Hạo* ơi, con đã về. 

                                        Xin cụ giúp cho mưa mau tan
                                        Để chúng con được thắp nén nhang
                                        Kính cẩn xin cụ nơi thiên giới
                                        Cho chúng con luôn được an khang.

                                        Ơ kìa! Lạ chưa. Đã tạnh mưa
                                        Mây sáng trời quang. Thật như mơ.
                                        Âm phù, dương trợ. Ta đi tiếp
                                        Kẻo ở Côn Sơn mỏi mắt chờ.

                                        Ta đến Côn Sơn để luyện thiền
                                        Sớm, trưa, chiều, tối - nơi đất thiêng
                                        Người mỏi, lòng vui. Ai cũng muốn
                                        Năng lượng nhanh lên... Bệnh hết liền.

Đi dã ngoại có đôi thật vui. (Trên đền thờ cụ Trần Nguyên Đán.)
Phạm Thị Đức Hạnh
Học viên lớp thứ sáu
*Chú thích: Cụ Bồng Hạo chỉ Phi Bồng Hạo Tướng Quân, vị thần được thờ ở Đền Sinh - Đền Hóa. Mời đọc chi tiết về di tích này TẠI ĐÂY.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Nghị lực vượt qua tất cả

 Ngồi thiền trên Côn Sơn tháng 9/2010
Khi được Thầy chọn vào vào lớp nâng cao, tôi không khỏi băn khoăn. Trước đó nhiều thứ bệnh của tôi đã thuyên giảm rõ rệt: huyết áp, tiểu đường đã ổn định, tuy nhiên vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn (trước khi đi tập, dù uống thuốc đều, huyết áp, tiểu đường vẫn cứ lên xuống phập phù); mỡ trong máu cũng đã giảm nhiều, bệnh sỏi thận không còn nữa, bệnh gan gần như khỏi hẳn (tôi đã bị viêm gan mãn, sơ gan bắt đầu từ năm 1986)... Như vậy khi bước vào tập luyện lên cao, bệnh tật trong người tôi vẫn còn, có thể nhiều bệnh khác vẫn tiềm ẩn mà tôi chưa phát hiện ra. Thầy Tổ nói rằng muốn luyện lên cao thì bệnh tật trong người cơ bản không còn nữa, thân tâm phải "trong sạch". Tôi được chọn học lớp này, chắc là Thầy phải chiếu cố nhiều. Tôi tự nhủ phải cố gắng hơn nữa, tu luyện chăm chỉ hơn nữa và sẵn sàng đương đầu với những thử thách - khổ nạn, theo lớp đến cùng.
Và khổ nạn đã đến ngay từ khi Thầy có ý định đưa tôi vào danh sách lớp nâng cao. Đang khỏe mạnh bình thường bỗng dưng bị một trận sốt cao rất nặng - sốt xuất huyết phải đi cấp cứu. Năng lượng trong cơ thể gần như mất hết. Cuối cùng thì thử thách ban đầu cũng qua. Nhiều loại bệnh tật cũng cứ liên tục kéo đến: bệnh ho, ho như giả vờ, ho ngày ho đêm, ho dai dẳng. Tôi không thuốc thang gì cả chỉ thiền, cũng phải vài tuần mới khỏi. Khổ nạn tôi cũng chẳng sợ. Tôi tin rằng tôi đủ nghị lực để vượt qua tất cả.
Ngay từ những buổi tập đầu tiên ở lớp nâng cao, tôi đã bị hiện tượng như bị đi ngoài tuy không đau bụng nhưng một ngày đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn nhiều nước (phân và nước riêng biệt, không giống với kiểu phân người bị đi ngoài), phải kéo dài đến hơn một tuần mới khỏi hẳn. Có thể tôi thiền nhiều hơn nên cơ thể thải độc tố ra ngoài.
Sau những hiện tượng trên cơ thể cứ thấy nhẹ nhàng dần: luôn thoải mái, không đau đầu, không buồn bực chân tay như trước, không bị ảnh hưởng nhiều bởi những thay đổi thời tiết. Gần đây khi leo núi, tôi ít cảm thấy mệt mỏi. Tôi luôn có cảm giác hình như mình chẳng có bệnh tật gì cả. Khả năng chữa bệnh của tôi cũng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Ngày 5/7/2011
Trần Văn Nghĩa
Lời góp: 
Ông Nghĩa là người có nghị lực rất cao. Bị sơ gan hơn 2 năm nằm ở bệnh viện chữa bệnh, ông đã nghiên cứu tập luyện khí công đẩy lùi được bệnh tật. Khi ra viện ông lại lao vào tập luyện yoga, song bệnh huyết áp cao, đường huyết cao, sỏi thận vẫn tiếp tục hoành hành.
Ông đến CLB DSNL tập luyện sau một năm thì những căn bệnh đó đã được giải tỏa. Ông đã được CLB chọn học lớp nâng cao. Với sự cố gắng rất cao, ông đã vượt qua được những khổ nạn khắc nghiệt và bây giờ sức khỏe của ông đã tốt lên rất nhiều. Hy vọng không một cản trở nào làm ông lùi bước trên con đường tập luyện.
Chủ nhiệm CLB DSNL
Mời xem những bài viết chia sẻ của anh TẠI ĐÂY.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Một lần nữa vượt qua chính mình

Thật chẳng giản đơn


Tôi có một yếu điểm so với các bạn là rất "tự ti". Tôi luôn nghĩ là mình không còn được lành lặn để có thể giúp người vì vậy tôi chỉ chăm chú luyện thiền để củng cố sức khỏe. Đối với những bài học để điều chỉnh hỗ trợ giúp người chữa bệnh, tôi học qua loa đại khái, học chỉ để biết vậy thôi, không chịu tìm hiểu kỹ, không đi sâu nghiên cứu tỉ mỉ.  
Chính vì vậy khi Thầy mở lớp nâng cao, được lọt vào danh sách theo diện vớt, tôi nửa mừng, nửa lo. Mừng vì mình được học, được hiểu biết sâu rộng hơn và được thực hành nhiều hơn, kiến thức sẽ vững hơn. Lo vì mình đã có tuổi lại có bệnh không hiểu có theo kịp anh chị em không. "Phải cố lên" tôi tự nhủ.
Kết quả 4 tháng rèn luyện của tôi như sau:
- Tôi đã thực hiện đúng theo yêu cầu của Thầy, ví dụ như thiền đúng bài, thiền đúng giờ quy định và thiền đủ thời gian.
- Đã từ lâu tôi không ho nhưng khi học lớp nâng cao tôi bị ho hơn 1 tháng, sau đó tự nhiên khỏi.
- Có khi tự nhiên đau bụng ghê gớm, chẳng uống thuốc gì lúc sau lại khỏi, như bệnh giả vờ. Điều cơ bản là tuy bị đau nhưng sức khỏe của tôi vẫn bình thường.
- Khi ngồi thiền có lúc 4 ngón chân rất đau, có khi thì đau ở Dũng tuyền, đôi khi đau ở gót chân, như có kim châm. Nay đã đỡ nhiều.
Nghiệp mà mỗi người phải trả có khác nhau. Chúng ta cùng nhau tu luyện từng chút, từng chút một rồi sẽ thành công. Chúng ta cùng giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. 

Hơn 70 tuổi, trải qua 2 lần tai biến, bà luôn là tấm gương đối với chúng tôi.
Sau 4 tháng học lớp nâng cao, tôi đã thấy tự tin hơn nhiều. Về tinh thần tôi thấy phấn khởi, thoải mái. Tôi đã mạnh dạn hướng dẫn các bạn mới học những điều mình đã học, đã hiểu. Ai hỏi gì tôi biết tôi đều tận tình hướng dẫn. Tôi không còn e dè, ngại ngùng như trước.
Tuy thế, tôi biết vẫn còn nhiều điều mình chưa hiểu kỹ. Tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Mong được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp. Tôi chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Tự trái tim mình tôi luôn thầm cảm phục và biết ơn Thầy Cô.
Vũ Thị Yến
Lời góp:
Học lớp nâng cao sẽ gặp nhiều khổ nạn. Vượt qua được mỗi khổ nạn lại là một phần nữa được buông bỏ, và công lực lại được gia tăng. 
Bà Yến tuy nhiều bệnh tật nhưng nhờ hiểu rõ chữ "nhẫn" mà vượt qua được bệnh tật, vượt qua được chính mình.
Chúc mừng bà. Mong bà tiếp tục phấn đấu để cho tâm hồn và cơ thể được bình an.
Ngày 8/ 8/ 2011
Chủ nhiệm CLB DSNL
Mời đọc một số bài chia sẻ của bà TẠI ĐÂY và những bài thơ bà sáng tác TẠI ĐÂY.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

GỬI HT




Có thấy dấu ấn bàn tay trên bầu trời?

Nhìn từ cầu Thủ Thiêm

Bình minh SG

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

CHÙA HOẰNG PHÁP

Đây là ngôi chùa lớn, lâu đời rất nổi tiếng tại Hóc Môn (T.P HCM). Ngoài hoạt động tín ngưỡng, chùa còn là nơi có nhiều hoạt động xã hội, nhân đạo tích cực. Nhân dịp tháng Vu quy, mời các bác vãn cảnh khuôn viên nhà chùa.
(Để con trỏ vào ảnh click chuột để xem ảnh cỡ lớn.)













 






"Hoa ơi rụng xuống đi." 












"Tay vẫn đeo vòng hạt...Vệ sĩ chùa miền Bắc liệu có "chính quy" như ở đây? Đó là nguyên nhân làm các chú đi lễ chùa cứ hay vấp ngã."

Chỉ có một con đường thẳng

"Mặt tươi như hoa da như đánh phấn"


Tôi là hội viên của CLB đã hơn 6 năm rồi và là một học viên chăm chỉ luyện thiền.
Tôi bị toàn bệnh oái oăm: Ung thư di căn xương, mỡ máu, gút, thận teo, thận giãn, u nhú bám ống tụy tiết chất nhầy.
Tôi được Thầy Tổ trợ duyên và Thầy Chủ nhiệm hỗ trợ dìu dắt dạy bảo, cộng với sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập, các bệnh đều ổn định không phải dùng thuốc từ 5 năm nay. Tôi trẻ ra, nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào nên chủ quan lúc nào cũng nghĩ là mình già, sức yếu, bệnh nan y, khỏi bệnh là được rồi, luôn tự nhận 2 chữ ngu dốt.
Tháng 4 vừa qua, Thầy Chủ nhiệm chỉ định một số môn sinh học nâng cao trong đó có tôi. Rất phấn khởi vì được chọn học nâng cao nhưng tôi cũng rất lo mình ngu dốt không theo được. Từ trước đến giờ tôi chỉ thiền thôi, không chịu luyện tập các bài chữa bệnh, không chịu chữa bệnh cho ai cả.
Sau 4 tháng, tôi rất sung sướng nhận ra sai lầm của mình là có học nhưng không đi sâu vào các bài chữa bệnh. Tôi đã học lệch, không chịu thực hành, không có niềm tin ở chính mình, an phận, không có ý nghĩ vươn lên. Đến nay tôi thấy tôi không mất gì mà được thì được nhiều lắm, khác trước hẳn:
- Trước đây cứ ngồi thiền là tôi ho sặc sụa, không chịu nổi, nay tôi thiền không ho một lần nào nữa.
- Hai gót chân trước dày cộp, cạo ra rất nhiều bột bẩn bây giờ nhẵn thín.
- Các móng chân tím đen kịt nay đã đỡ nhiều, có ngón trắng hẳn ra.
- Tôi mạnh dạn mời Thầy Tổ về hỗ trợ chữa những bệnh thông thường cho một số người đều có kết quả.
- Sử dụng con lắc chính xác khoảng 50-60%.
- Hay nhất là tôi áp dụng quẻ dịch dán vào vùng đau cho bản thân và một số bạn thấy kết quả rất tốt.
- Thay đổi cách tư duy một cách rõ rệt.
- Tinh thần thấy sảng khoái hơn trước. 
- Trí tuệ mở mang. 
- Sự quyết tâm tu luyện để vươn lên mạnh mẽ hơn trước nhiều.
Tôi được thử thách liên tục, hết đau vai, đau tay, rồi đau đầu. Bệnh gút tiềm ẩn trong mình lại xuất hiện nhưng tôi quyết không dùng thuốc chỉ dán quẻ dịch và tâm niệm xin Thầy Tổ về chữa cho. Sau một vài ngày đều qua khỏi.

 Trung nhạc Linh Từ - Côn Sơn - tháng 5/ 2011
 Hiện nay tôi ngồi thiền hay bị chảy nước mắt, đêm ngủ hay mê, lúc tỉnh dậy thì nhớ, nhưng đến sáng thì quên hết, không biết mình mơ thấy gì.
Tôi thấy cần phải cố gắng tu luyện nhiều hơn nữa. Phải quyết tâm học và hành, buông xả, tu tâm tính, tu thân...
Tu thân thì còn có thể được, tu tâm mới là điều khó, nhưng tôi nghĩ nhất định phải quyết tâm sẽ dần dần có kết quả. Tôi sẽ cố vươn lên về mọi mặt, quyết tập luyện để không phụ công, phụ sức của Thầy dạy bảo. Quyết học tập gương từ bi, bác ái của Thầy, được phần nào hay phần ấy.
Tôi nghĩ chỉ có một con đường đi thẳng trong vấn đề tu luyện. Không có một lối nào đi tắt. Tôi sẽ quyết tâm vươn lên.
Tha thiết kính mong Thầy, Cô và các bạn đồng môn nhắc nhở và giúp đỡ tôi để tôi tiến bộ.
Tháng 8/2011
Ngô Thị Thoa
Lời góp:
Bà Ngô Thị Thoa đúng là tuổi cao ý chí càng cao. Bà đã dần hiểu ra chân lý của vũ trụ, hiểu được ý nghĩa của "được" và "mất". Bà đã mất rất nhiều thời gian để giải tỏa được bệnh tật đau yếu. Với tuổi 83, ai gặp bà cũng đều hỏi "Chị đến 65 tuổi chưa?"
Bà được học lớp nâng cao của CLB và đã vượt qua được một số thử thách. Xin chúc mừng bà.
8/8/2011
Chủ nhiệm CLB DSNL
Mời đọc một số bài chia sẻ của bà TẠI ĐÂY và những bài thơ bà sáng tác TẠI ĐÂY.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Nhân lễ Vu Lan

(Báo Lao động) Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng… xem tiếp

Vào mạng tìm hiểu thêm về nguồn gốc tục đốt vàng mã nhân ngày Rằm tháng 7 đọc được bài "Lễ Vu Lan không đốt vàng mã" của Hòa thượng Tố Liên ở trang Tôn giáo và dân tộc. Xin chia sẻ với mọi người.

Lễ Vu Lan không đốt vàng mã
Hòa thượng Tố Liên 
Nguyên nhân tục đốt vàng mã

 Hòa thượng Tố Liên (1903-1977)
Tục chôn người chết nước Tàu về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan ván, lại cũng không khanh phần mộ chi cả. Đến đời vua Hoàng đế (2679trCN) cho rằng con cháu đối với ông bà cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế đến đời Đường Ngu, cái tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế thôi.
Nối Nhà Ngu là nhà Hạ (2205 tr CN) người tàu mới bắt đầu dùng đất sét nặn thành mâm bát dùng tre gỗ là nhạc khí như chuông khánh, đàn sáo… để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quí khí, tức các đồ vật được đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ. Lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đó. Rồi đấy đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có người hầu hạ người chết, người ta mới lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Đến Côn Sơn

 Côn Sơn 7/2011 (Bác Phượng đi ở giữa, đang giơ tay chào)
                              Đến Côn Sơn 
                                                   nghe thông reo như hát
                              Lên Côn Sơn
                                                   nghe gió thổi vọng tiếng đàn
                              Nắng cao cao
                                                   rỏ giọt xuống sân đền
                              Lòng lữ khách
                                                   ngất ngây nơi cảnh đẹp
                              Suối róc rách
                                                   như giao tình trời đất
                              Rừng xanh xanh
                                                   văng vẳng tiếng chuông ngân
                              Ồ mới đấy -
                                                   ánh hoàng hôn đã tắt
                              Tiếng chim kêu -
                                                   khắc khoải gọi nhau về
                              Chốn tâm linh
                                                   tĩnh mặc khách mộng mê
                              Cố nhân hỡi -
                                                   còn đau buồn nhân thế
                              Trên lối xưa
                                                   cảnh cũ vẫn còn đây
                              Mà trời cao
                                                   đâu hết vị cay cay
                              Thế gian hỡi -
                                                   cảnh đầy vơi đâu hết.
Tháng 6/1011
Học viên lớp thứ 6
 Trần Thái Phượng

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Ngắm mọi người đi chơi

Ngắm mọi người đi chơi mà sướng. Người đi vui đã đành, người ở nhà xem ảnh cũng vui lây. Bộ ảnh Thu biên tập từ máy của chị Bình.

Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Bài học tuyệt vời nhất của Ohsawa

Câu lạc bộ chúng ta không ít người biết và sử dụng thực dưỡng Ohsawa. Bản thân người sưu tầm bài này thỉnh thoảng vẫn dùng món "cà phê" vào mỗi sáng. Đó là tên chúng tôi vẫn gọi đùa cho món bột ăn liền gồm 9 loại ngũ cốc khác nhau đã được rang chín chỉ cần hòa với nước sôi, tùy theo nhu cầu pha đặc sệt như bột hoặc pha loãng hơn để uống. Vì thực phẩm có màu nâu giống màu cà phê nên chúng tôi gọi luôn như vậy. Thú thật khi mới làm quen thấy cũng khó ăn nhưng chỉ sau vài bữa thấy dễ chịu. Chỉ với 3-4 thìa bột hòa nước đun sôi tôi có thể làm việc cả buổi sáng mà không mệt. Sau khi ăn xong có cảm giác vị ngọt của ngũ cốc ở đầu lưỡi và hơi thở thơm tho suốt cả buổi sáng. Bữa sáng với Ohsawa thật nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian. "Ăn mà như chưa ăn".  Mỗi lần đi Côn Sơn chúng tôi tranh thủ "khuân" vài gói về ăn dần. Ngoài thực dưỡng Ohsawa còn có món "cháo trai", chúng tôi vẫn gọi vậy vì khi quấy lên, cho thêm một ít nấm hương thái nhỏ, ta có một tô cháo thơm ngon với hương vị y như cháo trai. Thỉnh thoảng đoàn thiền dã ngoại của CLB trước khi rời Côn Sơn vẫn được cô Dung tiễn bằng những bát "cháo trai" thơm ngon ấy. 
Xin giới thiệu một bài viết về George Ohsawa, người đã sáng lập ra cách ăn uống theo phương pháp thực dưỡng để chúng ta có thể hiểu thêm về tư tưởng của ông.

Bài học tuyệt vời nhất của Ohsawa
Carl Ferre
 "Thức ăn là nền tảng của sức khỏe và hạnh phúc." George Ohsawa
Câu nói này xuất phát trong ngành khoa học: “Chúng ta không biết, không thể biết và không bao giờ biết được”. Còn câu nói này xuất phát có trong cuộc điện thoại giữa George Ohsawa và Faith: “Chúng ta biết, luôn biết và sẽ luôn biết”.