Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Tôi đã ham mê Lửa Tam Muội

Chị Trịnh Thủy ngồi ngoài cùng bên trái (Côn Sơn 4/2011) 
Tôi tham gia câu lạc bộ DSNL đến nay đã gần được một năm. Nói thật, hồi mới vào học tôi vẫn chưa thấy tin tưởng hoàn toàn, chỉ tò mò đi thử xem thế nào. Ngày đầu tiên đến lớp của tôi là buổi luyện bài thiền “Rũ sạch bụi trần”. Khi đài bật lên, mọi người làm gì tôi cũng làm theo. Ngồi lần đầu, đưa tay bịt hai tai, tay tôi mỏi nhừ, phải bỏ tay xuống mấy lần. Thầy đi đến đặt tay mở luân xa cho tôi rồi cuối buổi, thầy nói: “về cố gắng luyện thêm!”
Về nhà nghĩ mung lung, không hiểu phải làm thế nào, thành ra tôi đi học hơi chểnh mảng trong giai đoạn đầu. Dần dần, qua tìm hiểu tập san, nghe thầy giảng và học hỏi kinh nghiệm từ các bác, anh chị, cháu Thọ trong lớp, tôi đã hiểu thêm ra nhiều điều rồi từ đó chịu khó tập luyện ở nhà hơn.
Đến bây giờ tôi đã đi học đều, tích cực ngồi luyện thiền hàng ngày, số thời gian tăng dần theo các bài khó mà trước kia tôi không dám ngồi. Tôi tham gia đi dã ngoại Côn Sơn hai lần thì thấy tinh thần khoan khoái, thoải mái, năng lượng tăng nhiều mặc dù ăn không như ở nhà.
Lửa Tam Muội đã làm tôi thay đổi về sức khỏe, lại có thêm tình cảm đầm ấm, chân thành từ tất cả mọi người trong CLB, mọi người luôn vui vẻ, chia sẻ và giúp nhau chữa bệnh…
Tôi xin cảm ơn thầy chủ nhiệm cùng các bác, các anh chị đồng môn. Chúc cho câu lạc bộ DSNL ngày càng phát triển.
Trịnh Thủy
Học viên lớp sáng T7 
(Bài do anh Trần Xuân Thọ đánh máy gửi qua mai)

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Một chút chia sẻ

 Sapa tháng 7/2011 (Cô Vy đang đứng)
Tôi là Vũ Thị Vy, học viên lớp sáng thứ 7, xin tâm sự với mọi người về một câu chuyện xảy ra với tôi.
Từ cuối tháng 11/2010, tôi được theo học lớp thiền DSNL. Trong quá trình học tập, năng lượng của tôi tăng chậm so với một số bạn đồng môn cùng lớp, song vẫn tăng trưởng đều đều. Đợt dã ngoại Côn Sơn cuối tháng 6 năm 2011, Thầy đo năng lượng của tôi hôm kết thúc là 850 vô cực. Trong khi đó cùng lớp có người 900 vô cực hoặc hơn thế, nhưng cũng có người 700 hoặc 500 vô cực…
Đến cuối tháng 8 năm 2011 CLB lại tổ chức đi Côn Sơn. Sau ngày đầu xuống đó, anh Nghĩa đo năng lượng của tôi có 350 vô cực, và đến ngày kết thúc chuyến dã ngoại, Thầy đo cho tôi được 610 vô cực. Hỏi các bạn cùng lớp thì thấy toàn mấy triệu vô cực, trong khi đó mình không tăng mà lại giảm đi rất nhiều. Tôi thấy băn khoăn, suy nghĩ rồi tâm sự với các bạn không hiểu tại sao như vậy???

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Tác dụng của thở 4 thì

Bình thường ta thở 2 thì: hít vào và thở ra. Do yêu cầu tập luyện người tập phải tập luyện thở 4 thì tức là hít vào, ngưng tụ lại, thở ra. ngừng thở xả khí ra ngoài.
Hít vào để đưa khí vào cơ thể theo đường kinh mạch hoặc da của toàn thân. Hít vào còn có ý nghĩa kích thích hoạt động của tâm và phế. Hít vào tốt tâm phế sẽ tốt.
Ngưng thở để tụ khí lại. Nếu tụ lại với mục đích kích sinh chân khí (như ở đan điền) thì ngưng thở vừa nén căng khu vực đó. Đồng thời ta nén còn làm hoạt động của tỳ, vị, tiêu hoá tốt hơn. Ngưng thở còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh.
Nếu ngưng thở để thu khí vào phải ngưng thở tức thì mới có tác dụng.
Còn nếu muốn xả khí ra ngoài thì sau khi đưa khí đến vùng xả, điểm xả phải ngưng thở như cơ thể thư giãn ra, khí mới ra ngoài được.
Thở ra để vận khí ra ngoài hoặc dồn khí từ nơi này đến nới khác.
Thở ra giúp cho can thận tốt.
Với những lý do trên, nên thở trong môn pháp tĩnh khí công dưỡng sinh chia ra thở 4 thì:

Tập thở theo Nguyễn Khắc Viện

Tập thở theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một trong những minh chứng sống về tập luyện để nâng cao sức khỏe, vượt qua cái chết. Nguyễn Khắc Viện là một nhà y học tầm cỡ, một nhà văn hóa lớn. Thời trai trẻ chẳng may bị bệnh hiểm nghèo (lao phổi nặng, phải nằm bệnh viện nhiều năm, lên bàn mổ 6 lần, cắt bỏ 1/3 phổi…), mà các bác sĩ thời đó tiên lượng chỉ có thể sống được vài năm. Cụ đã kết hợp nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn Đông - Tây y, từ đó xây dựng một phương pháp tập luyện để giữ gìn sức khỏe nâng cao tuổi thọ (cụ thọ 84 tuổi). Trong các phương pháp ấy, tập thở là điều rất đáng kể.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Đó đây dân mình còn nghèo, còn khổ lắm

Vào mạng đọc được bài viết của ông Trần Đăng Tuấn. Thực sự xúc động. Xin chia sẻ với mọi người. 

Hôm nay lên Suối Giàng

Đăng ngày 24/09/2011 bởi trandangtuan

Sáng nay, lần đầu tiên lên Suối Giàng, định ngắm mấy cây chè cổ thụ. Vào tuổi này, có lúc chợt lo là nhiều cái lạ ở đất nước, mình đã nghe, biết từ lúc còn là trẻ con, mà giờ chưa nhìn thấy tận mắt. Vậy có thời gian thì phải đi để biết. Nhưng quả thật thời gian là cái gần một năm qua mình có ít nhất. Cứ tiếp tục thế này thì cũng gay đây. Gọi cho Tiến trọc, rủ đi cùng. Tiến trọc chối đay đảy, rằng vừa lang thang một tháng (thằng cha này số sướng) ở Tây Nam bộ, nay phải cày kịch bản bù. Thì thôi vậy!
 Tác giả Trần Đăng Tuấn 
Xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng, thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường học. Mấy trăm đứa trẻ con đang tập thể dục. Ngay cạnh đó là mấy dãy nhà nội trú của chúng nó. Không hiểu sao, cứ nhìn thấy trẻ con miền núi là mình mê. Cậu chủ quán trước cửa trường, sau mới biết rằng có vợ là giáo viên, cho biết: Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần hai kg, và 5 ngàn tiền thức ăn. Bọn mình không tin, cứ lục vấn mãi: Sao lại 5 ngàn thì chúng nó ăn uống kiểu gì? Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế. Vừa lúc có một bác H Mông xách xô nước đi ngang, cậu chủ quán bảo: Đấy, ông này nấu cơm cho chúng nó đó. Thế là bọn mình đi theo luôn. Trèo tắt qua mấy dãy nhà trên đồi, đi thẳng vào cổng Ủy ban Xã Suối Giàng, rồi vòng ra sau nhà Ủy ban, thì có cái lều tường che gỗ ván, giữa có cái bếp đang đỏ lửa, ngoài cửa có cái chậu tắm lớn đầy những cái bát to bẩn chưa rửa. Một loại bát như nhau thôi. Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Đôi điều cảm nhận

 Bác Trịnh Thị Phần (1941) và con gái, chị Đặng Thị Hồng Hà (1965)
Tôi được nghe cháu Hà, con gái tôi, kể chuyện ở Hà nội có Thầy dậy tập thiền của Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng tốt lắm. Cháu mới được biết do gặp bác Thoa khi đi khám ở bệnh viện. Bác khuyên cháu nên đến Câu lạc bộ luyện tập để chữa bệnh. Cháu rủ cả tôi cùng đi tập vì tôi mắc rất nhiều bệnh. Lúc đầu tôi chưa tin, vả lại nhà xa (tôi ở thị trấn Đông Anh) nên tôi còn ngại, sau được cháu động viên nên tôi quyết định đến Câu lạc bộ.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Nhìn lại chặng đường một năm

 Sapa tháng 7/2011
Tên tôi Nguyễn Thị Khang, chồng tôi là Nguyễn Huy Phúc. Chúng tôi là hội viên trong Câu lạc bộ DSNL.
Chúng tôi tham gia sinh hoạt trong CLB thấm thoắt đã hơn một năm. Hơn một năm qua với sự giúp đỡ tận tình của Thầy - Cô - bác Thoa và các anh chị em trong CLB cộng với sự cố gắng, kiên trì luyện tập, chúng tôi đã thu được nhiều điều mới và sức khỏe ngày càng được cải thiện.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Tìm hiểu người cõi âm - luận thêm về bài phỏng vấn ( phần 2)


Hồng Vân
Người âm không có người hộ niệm để xua đuổi các oan gia trái chủ. Vì vậy, dù có cố gắng họ cũng không thể vãng sinh về Tây Phương cực lạc. Họ chỉ có thể gieo nhân bằng cách gieo chủng tử Phật vào tâm thức thật nhiều để đến khi được thân người tiếp cận với Phật pháp họ sẽ tu hành.
Mặc dù không trực tiếp phỏng vấn được ông Huỳnh Văn Lương (người cõi âm) nhưng qua đoạn băng ghi âm về cuộc nói chuyện của ông với người thân trong gia đình tôi thật sự xúc động và đã vỡ ngộ ra nhiều điều.
Gần 10 năm nghiên cứu hành trì theo Phật pháp, chưa khi nào tôi tiếp cận được một nhân chứng thông hiểu cõi giới âm, dương đến như vậy. Tìm lại các kinh điển Phật đối ứng, tôi thấy chính xác đến từng chi tiết.
Trong phần 2 của bài viết tôi xin được trích một số thuyết lý lấy từ trong kinh Phật để bạn đọc hiểu và tin hơn nữa. Các đệ tử Phật chúng ta sẽ thấy mình thật sự may mắn khi được tiếp cận với giáo lý Nhà Phật. Để có được duyên Phật trong kiếp này có lẽ trong chúng ta đã từng tu tập nhiều kiếp trong quá khứ.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Giải độc gan, thận

Lương y Hoàng Duy Tân

 Nguồn ảnh: Internet
Hiện nay thông tin hàng ngày cho thấy, môi trường sống của chúng ta ngày càng bị báo động vì những tác hại của các chất thải, vệ sinh thực phẩm cũng bị báo động vì người ta sử dụng quá nhiều hoá chất độc hại đối với người tiêu dùng. Trong cơ thể con người, gan và thận được coi là hai “nhà máy” xử lý chính các chất độc hại. Vì vậy, cần phải tìm cách “tự bảo vệ lấy chính mình” bằng cách thanh lọc (giải độc) cho gan và thận.

Tháng ngày cảm nhận

 Học viên nữ lớp sáng thứ Sáu chụp lưu niệm cùng Thầy
Tôi là học viên lớp sáng thứ 6 của CLB DSNL. Tôi đến với CLB đúng là có "duyên" như Thày Chủ nhiệm nói. 
Tình cờ một buổi sáng đi tập thể dục, tôi được một người bạn mách bảo và tôi đã tìm đến CLB DSNL. Trong tôi lúc này tuổi đã về già nhiều bệnh bùng phát quá. Tôi có cái đầu cứ thay đổi thời tiết là rất mệt mỏi, ngoài ra còn bệnh đau dạ dày mãn, tiền đình, sỏi mật, thoái hóa đốt sống cổ. Thường thì cứ vài tuần tôi lại phải đi châm cứu, bấm huyệt, mua thuốc uống.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

LỬA TAM MUỘI

Sắp đến ngày mất của Đức Thầy Tổ Dasira Narada (24/10/2011). Như mọi năm Câu Lạc Bộ DSNL đang lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ Tưởng Niệm. Chị Nguyễn Thị Hiền (bút danh: Bạch Liên) sáng tác bài thơ "Lửa Tam Muội" kính dâng lên Thầy. Năm ngoái chị Hiền cũng có bài thơ "Cám ơn Thày Tổ Dasira". Chị đã ngâm bài thơ đúng hôm Lễ Tưởng Niệm. Blog CLB DSNL xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Lửa Tam Muội" của chị.

 Chị Hiền (Bạch Liên) ngâm thơ
tại lễ tưởng niệm ngày mất của Thầy năm 2010
Bởi nhân duyên ta được gặp nhau
Biết Lửa Tam Muội phép nhiệm màu
Được cùng tu luyện theo Thầy Tổ
Truyền bá môn thiền đến mai sau.

Đến với thiền kẻ trước người sau
Chung niềm mong muốn xua nỗi đau
Đẩy lùi bệnh tật, yêu cuộc sống
Đồng cảm, sẻ chia, cùng thương nhau.

Thiền Lửa Tam Muội (1) chẳng phân vân
Ngày đêm "Vượt Khó" (2), "Rũ Bụi Trần" (3)
Theo "Chân - Thiện - Nhẫn" đầy gian khổ
Nhưng trọn niềm vui luyện tâm thân.

Cõi tạm phù du vướng bụi trần
Nhờ ngọn lửa thiêng: Thiên Địa Nhân
Giúp xa bến mê về bờ giác
Tu thiền giải nghiệp gắng chuyên cần.

Thầy ra đi tám bảy (4) năm rồi
Từ SRILANKA xứ xa xôi
Truyền tới Việt Nam luồng gió mới
Thiền Lửa Tam Muội đang sinh sôi.

Lửa Tam Muội Thầy "nhóm" muôn nơi
Rực cháy trong ta sáng ngời ngời
Từ khi biết lửa nhiều thay đổi
Nguyện giữ trong tim đến trọn đời.
Hà Nội, 16 tháng 9 năm 2011
BẠCH LIÊN
Chú thích:
(1), (2), (3) là tên các bài thiền
(4) Từ năm 1924 người ta không thấy Thầy Tổ đâu nữa nên lấy mốc năm 1924 là năm mất của  Thầy Tổ. 

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Tìm hiểu người cõi âm ( phần 1)

Lang thang trên mạng thấy bài này hay, mang qua đây để mọi người tham khảo và cùng chiêm nghiệm:



"Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều Đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.
Biết tôi là người thường hay viết về thế giới người âm (thân trung ấm) một cô bạn đồng nghiệp đã gọi điện thoại đến và kể rằng: “Chị ơi, em có sự việc này rất lạ, ông ngoại em đã mất cách đây 36 năm trong thời kỳ đi học tập cải tạo, vừa rồi ông đã trở về, nhập vào em của mợ dâu và xin gia đình làm lễ quy y Tam bảo cho ông.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Khúc ca buồn về một người đàn bà tử tế

Cường Anh 
Những ai biết chị đều gọi chị là "người đàn bà tử tế". Không tử tế sao được khi chị chấp nhận lấy một anh thương binh với thương tật trên 80%. Hơn hai mươi năm qua chị một lòng chăm sóc chồng cho dù chưa một ngày chồng chị cho chị được hưởng cái hạnh phúc đơn sơ nhất của một người đàn bà, đó là "làm vợ".
 Đọc lại thư cũ của chồng
Bởi lẽ, chiến tranh đã cướp đi cái quyền được làm đàn ông của chồng chị. Nhưng rồi, số phận đã giành giật người đàn ông ấy từ tay chị. Hai mươi năm hy sinh thầm lặng, giờ chị lại trở về tay trắng: chồng mất và cả đứa con trai mà chị nuôi từ năm nó bốn tuổi giờ cũng bỏ chị ra đi vào cõi vĩnh hằng. Chị bảo, cuộc đời chị coi như đã hết…

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Hành tây ngâm rượu vang đỏ

Bác Nguyễn Huy Phúc, hội viên CLB, gửi cho Thu bản copy về tác dụng của hành tây ngâm rượu vang đỏ. Thu tìm trên mạng thấy có một số trang đã đăng bài giới thiệu về phương pháp này, nhưng không trang nào có nhiều thông tin như bản copy. Nhờ có sự giúp đỡ của chị Phan Thị Minh Châu, học viên lớp sáng thứ 7, hôm nay xin giới thiệu với mọi người về "bài thuốc" này. Rất mong nhận được kết quả phản hồi từ phía bạn đọc.

Hiệu quả kỳ diệu của món hành tây ngâm rượu vang đỏ
 Ảnh minh họa
Chắc mọi người còn nhớ về giai thoại: Ngày xưa, mỗi chiến binh La mã trước khi ra trận đều đeo một củ hành trước ngực như là thần hộ mệnh, tăng thêm sức lực và lòng dũng cảm, xua đuổi tà khí và bệnh tật!
Thật vậy, hành tây là một loại thực phẩm dạng rau mà hầu như gia đình nào cũng dùng đến, nhưng ít người biết rằng đó là một dược liệu quý giá chữa trị được nhiều bệnh, đặc biệt là món hành tây ngâm rượu vang!

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Bước ngoặt lớn của cuộc đời

Qua 20 tháng học tập tôi đã thu hoạch được những vấn đề như sau:

 Yên Ngựa - Côn Sơn (8/2011)
Bài đầu tiên mà tôi sẽ phải nhớ đến lúc chết đó là đi tu là tu thân và tu tâm tính. Hai điều này lúc nào cũng phải nhớ kỹ và làm bằng được. Lời Thầy cô dặn lúc nào cũng văng vẳng bên tai "Thế nào là được và mất", "Thế nào là buông bỏ". Vậy là dần dần tôi đã giải tỏa được tất cả những ấm ức, những ghen tị từ trước đến nay trong gia đình, cơ quan và xã hội. Từng việc một tôi như giải thoát cho tâm hồn mình, coi mọi việc như là buông bỏ hoặc trả nghiệp. Tôi như một người khác. Tôi đã có được sự vui vẻ, cảm thấy lòng nhẹ nhàng, sống ung dung tự tại, không còn mất ngủ đêm vì những dày vò, ghen tị nữa.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Người tốt, việc tốt

 Sapa tháng 7/2011
Ngồi buồn kể lại vài câu
Biết bao dải nắng, công lao có nhiều
Đoàn ta dã ngoại Côn Sơn
Những ngày vất vả thu tiền ô tô
Giúp người chữa bệnh hiểm nghèo
Không đứng, không ngồi, đến nay biết bò
Lại rồi chưa hết còn đây
Sớm hôm luyện tập chuyên cần hăng say
Biết bao gương sáng còn nhiều
Người thực, việc thực, kịp thời tuyên dương.
Tháng 9/2011
Trần Văn Thọ

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Sức mạnh của ngôn ngữ hình tượng, ý chí và tình cảm

Nhất Nguyên
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, G.N.Xưchin, 23 tuổi, giải ngũ về quê với 9 vết thương trên người. Với sức sống của tuổi thanh xuân, G.N.Xưchin không chịu đầu hàng số phận. 
 Ảnh minh họa
Hàng ngày G.N.Xưchin luyện tập thể dục phục hồi sức khoẻ, kết hợp tụng niệm như cầu nguyện, như đọc thần chú: “Với tất cả sức lực của mình sẽ đẩy lùi mọi bệnh tật, ta sẽ khoẻ lên, ta sẽ mạnh lên …”. Thật là kỳ diệu, sau một thời gian không dài lắm, G.N.Xưchin trở nên khoẻ mạnh, các vết thương khỏi hẳn, không còn hành hạ thân xác anh như trước. Với một nghị lực lao động trí óc tuyệt vời, G.N.Xưchin đã khiến mọi người khâm phục. Năm 1992, G.N.Xưchin ở tuổi 70 mà vẫn cho ra đời thêm một bé gái kháu khỉnh nữa.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Một chút suy nghĩ về tu và luyện

 Côn Sơn 7/2011
Rất nhiều lần tôi được hỏi: "Sao lại đi thiền?", "Sao lại tìm đến chốn thiền?", tôi không biết phải trả lời sao cho thỏa đáng câu hỏi đó.
Tôi đã từng trả lời: "Để xả stress", "Thiền để chữa bệnh", người ta lại càng khó hiểu, lại hỏi tiếp tôi nhiều câu hỏi nữa như: "Chữa bệnh gì?", "Bị bệnh gì mà thiền lại chữa được?", "Thiền có khó không?", "Tuổi nào thì ngồi thiền được?", "Phải ngồi trong bao lâu?"... và nhiều người chưa nghe giải trình đã nói luôn: "Ôi, mình chẳng thiền được đâu vì còn phải lo vạn thứ, làm sao mà ngồi yên được." Rất nhiều người nghĩ thiền là chỉ ngồi yên một chỗ, ngồi kiết già, không suy nghĩ gì, thế thì khó quá, không làm được.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Khai giảng lớp mới


Hôm nay (10/9) Câu lạc bộ DSNL mở lớp mới. Mặc dù cơn mưa to sập xuống, khoảng 70 người đã đến dự buổi khai giảng với số đông ở độ tuổi 50 - 60. Cao tuổi nhất có lẽ là bác Mai Trọng Phước, 87 tuổi, đi cùng cô con gái là chị Mai Thanh Tuyền, sinh năm 1957. Số thanh niên tham gia lần này cũng nhiều hơn hẳn so với các lớp trước. Phòng thiền của CLB đông vui, rộn rã tiếng cười. Học viên, hội viên dẫn người nhà, bạn bè đến. Bạn bè lâu ngày chợt nhận ra nhau, một số hội viên lớp nâng cao đến hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn những người mới bỡ ngỡ. Cảm giác lạ lẫm trôi đi khá nhanh. Công tác chuẩn bị khá tốt. Mỗi người mới đến được phát một tờ đơn đăng ký nhập học, được giới thiệu quyển Tài liệu và đĩa Bài Thiền Thu Lửa Tam Muội. Sau lời mở đầu chào mừng của đại diện Ban Chủ Nhiệm, Thầy Chủ Nhiệm lên lớp với phần Dẫn Nhập. Sau đó Thầy dành 30 phút để mọi người làm quen với bài Thiền Thu Lửa Tam Muội trong khi đó Thầy và học viên lớp nâng cao phát công mở luân xa cách không. Buổi khai giảng diễn ra tốt đẹp.
Ban Chủ Nhiệm và toàn thể các học viên, hội viên CLB DSNL chúc lớp mới luyện thiền đạt kết quả tốt.
Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL
Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Đọc thêm về tu luyện thân và tâm

Ni sư Ayya Khema
Tu và luyện luôn phải đồng hành song song với nhau và phải tu luyện cả tâm lẫn thân. Về điều này các học viên chúng ta đều đã được nghe Thầy giảng nhiều lần, nhắc nhở nhiều lần trên lớp. Mỗi học viên của CLB đều cố gắng thực hiện. Nhân đọc Vô Ngã Vô Ưu của Ni sư Ayya Khema và được Diệu Đạo dịch ra tiếng Việt, thấy hay quá, Hoàng Vân xin trích một đoạn để mọi người cùng thưởng thức đồng thời cũng để hiểu thêm là tại sao lại cần phải tu luyện cả thân lẫn tâm.
..." Tất cả chúng ta đều biết giữ cho thân thể sạch sẽ. Ta tắm rửa mỗi ngày ít nhất một lần hay nhiều hơn. Khi ra đường, ta mặc quần áo sạch sẽ. Tối đến ta lo cho thân ngủ, nghỉ. Nếu không, ta không đủ sức đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời. Ta cần có một mái nhà ở để che cho thân khỏi mưa, gió, nóng, lạnh. Thiếu những thứ đó, thân sẽ không chịu đựng nổi. Ta còn bồi dưỡng cơ thể bằng những thức ăn chọn lọc, bổ dưỡng, lo tập thể dục cho thân được cường tráng, khỏe mạnh. Dầu không tập, chúng ta cũng đi đứng, hoạt động, vì nếu không chân tay ta sẽ teo tóp. Tâm cũng cần được chăm sóc giống như thế.