Tiết mục mở đầu chương trình văn nghệ của đội văn nghệ CLB DSNL tại Lễ Tưởng Niệm Thầy Tổ Dasira Narada ngày 23/10/2011, đồng ca nam nữ bài "Lá xanh" nhạc và lời của Hoàng Hiệp.
Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Hai bức ảnh đẹp
Đặng Hà chia sẻ 2 bức ảnh lưu niệm chụp gia đình bạn, một trong hai gia đình có 3 thế hệ luyện thiền ở CLB, cùng Thầy Chủ nhiệm. Ảnh chụp tại Lễ Tưởng Niệm ngày mất của Thầy Tổ hôm 23/10/2011.
Có một vòng tròn ánh sáng rất đẹp ở phía bên vai phải của Đặng Hà (Click chuột vào hình để xem ảnh khổ to ) |
Từ trái sang: Ông xã Đặng Hà, cậu em trai - Đặng Minh Thi, em con ông chú, Đặng Hà. Từ phải sang: Thủy - cô em dâu, thím, chú, ông thân sinh ra Đặng Hà và Nguyễn Hoàng Sơn - con trai Đặng Hà |
Nhãn:
ảnh đẹp
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011
Đôi dòng về đội văn nghệ CLB DSNL
Đồng ca nam nữ |
Để có chương trình biểu diễn văn nghệ nhân dịp Giỗ Thầy Tổ năm 2011, đội văn nghệ CLB DSNL đã luyện tập rất nhiệt tình và nghiêm túc.
Tập trung được quân để dàn dựng một chương trình biểu diễn phải nói là một "kỳ tích". Phải mất một thời gian khá dài quân số mới được ổn định, được người này thì vắng người kia, nữ thì nhiều mà nam thì ít... do đó tuy có kế hoạch từ trước gần 2 tháng nhưng đội đã gặp không ít khó khăn về "diễn viên". Còn chọn bài hát để biểu diễn ư? Cũng là vấn đề cần phải bàn. Nếu chọn bài mới hoặc khó thì không đủ thời gian tập, mà chọn bài cũ thì sợ nhàm chán... nên chúng tôi cũng đã mất khá nhiều thời gian cho việc này.
Rồi chương trình của chúng tôi cũng đã được lên khung. Các tiết mục lựa chọn phục vụ cho đủ các lứa tuổi, các bài hát tiền chiến phục vụ người cao tuổi, bài hát khúc quân hành dành cho cựu chiến binh, khiêu vũ dành cho tuổi trẻ...
Tốp ca nam |
Chúng tôi luyện tập vào buổi tối thứ tư và chủ nhật hàng tuần. Vào thời gian cuối gần biểu diễn, chúng tôi tập tăng buổi, tuy mệt, giọng khản đặc nhưng ai cũng vui cười và mến thương nhau. Chúng tôi nói đùa với nhau: "cứ nhận được tin nhắn là lên đường", cũng vì thế mà có lần nhận được tin nhắn hoãn tập vì mưa to gió lớn, nhưng Quyết không cần đọc tin, cứ nghĩ như mọi lần tin nhắn chỉ là lịch tập và thời gian tập thôi nên vội lên đường ngay, khổ thân, lại phải ra về.
Có một cháu nữ thanh niên, tuổi chắc chỉ khoảng trên dưới 20 tới giúp đội văn nghệ dàn dựng tiết mục tốp ca nữ vô cùng ngạc nhiên khi thấy "diễn viên" phần lớn là các bà, các bác lớn tuổi. Cháu có nói rằng các bác tham gia nhiệt tình thế này thật là hiếm và quý quá, chứ thanh niên như cháu bây giờ, chỉ học rồi về nhà nằm ngủ thôi, chẳng tham gia gì. Đúng thế thật, nhưng mà so với mặt bằng tuổi của các bà các bác trong CLB DSNL thì có lẽ chúng tôi vẫn còn "niên thiếu": diễn viên cao tuổi nhất là chị Phương mới 62 tuổi, diễn viên nhỏ tuổi nhất là em Thọ và em Quyết - 34 tuổi. Tuy khác nhau về lứa tuổi, về vóc dáng, về giọng hát rồi mỗi người một bệnh một tật khác nhau nhưng có một điểm chung giống nhau là nhiệt tình, trách nhiệm và yêu văn nghệ.
Đơn ca nữ Bích Thủy |
Cám ơn Bích Thủy, nhà riêng của Thủy được lấy làm địa điểm tập văn nghệ nên buổi tập nào Thủy cũng bận rộn nào nước, nào quả bồi dưỡng, nào giá đỗ luộc để chữa đau họng, nào quạt to, quạt nhỏ...
Chị Cẩm Vân lúc đầu chỉ làm "xe ôm" cho chị Phương, nhưng rồi cũng trở thành diễn viên từ lúc nào, chị cũng sở hữu một giọng hát rất hay, chị Mai cũng vậy nhưng vì thời gian dành cho chương trình có hạn nên các chị chưa "khoe" được giọng hát của mình. Các anh Hùng, anh Chuyền, anh Kim đều là bộ đội cả nên tác phong thật "quân sự", các anh cùng với 2 thanh niên trẻ đã rất nhanh chóng hoàn thành được tiết mục tốp ca nam của mình làm chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng. Năm nay chương trình còn có thêm tiết mục mới là khiêu vũ thể thao, với điệu nhảy Mămbô, vợ chồng anh Cường - chị Hạnh đã biểu diễn rất thành công. Đây là môn thể thao cần được nhân rộng.
Tiết mục khiêu vũ của anh Cường - chị Hạnh |
Trong khi tập, "bác sỹ" Chuyền vẫn không ngừng chữa bệnh cho các diễn viên để có được giọng hát trong và hay hơn. Chị Nhung - cô giáo chịu trách nhiệm nghệ thuật, dạy hát cho đội, chỉnh sửa nhịp, phách. Mỗi người một việc, thật vui và nhịp nhàng.
Chúng tôi vui, hát, cười. Quên hết bệnh tật, âu lo. Tôi tin rằng ở đâu đó Thầy Tổ DASIRA NARADA cũng đang mỉm cười hài lòng rằng chúng tôi đang chiến thắng bệnh tật và đã mang niềm vui đến cho mọi người.
Đội văn nghệ chúng tôi muốn được sinh hoạt hàng tuần, để được hát, được múa, được cười, làm cho cuộc sống tươi hơn và chắc chắn bệnh tật sẽ chóng lui hơn. Rất mong được sự nhất trí ủng hộ của Ban chủ nhiệm CLB cũng như toàn thể các thành viên của CLB.
Hoàng Vân
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Ảnh tại Lễ Tưởng Niệm
Thêm một số hình ảnh chụp tại buổi Lễ Tưởng Niệm từ máy của chị Hoàng Vân do tay chụp "vườn" Nguyễn Văn Thơi, chỉnh sửa HT. Chị Vân bảo: "Chú chỉ mải chụp vợ". Có thấy mấy đâu nhỉ, hay là còn có người khác. :)
Nhãn:
Lễ Tưởng Niệm 2011,
slide
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011
Biết ơn Đức Thầy Tổ Dasira Narada
Đức Thầy Tổ Dasira Narada |
Chắp tay kính Đức Tổ trên Sư Thầy
Chúng con gặp mặt tại đây
Ngồi thiền tu luyện tìm dầy công năng
Vũ trụ trời đất ngàn năm
Vô vàn năng lượng rất cần cho ta
Đời người khổ cực xót xa
Bao nhiêu độc hại gây ra bệnh tình
Thuốc nào đảm bảo cho mình
Không bị thần chết thình lình kéo đi
Bao nhiêu mộng ước đã ghi
Gia đình, sự nghiệp còn gì nữa đâu.
Hãy mau tập luyện làm đầu
Ngồi thiền bài bản là câu Thầy tìm
Thương dân Thầy bỏ giàu sang
Tiền tài, danh vọng tìm đường cứu dân
Khổ công tu luyện thành danh
Ngồi thiền thu hút công năng cứu người
Luân xa rộng mở mọi nơi
Năng lượng nhiều ít hỏi người chăm tu
Chắp tay kính Đức Tổ Sư
Biết ơn con nguyện chăm tu mỗi ngày
Đẩy lùi bệnh tật từ đây
Tâm không phiền não tràn đầy yêu thương.
Ngày 22/10/2011
Trần Thị Ngọ (72 tuổi)
Nhãn:
thơ CLB,
Trần Thị Ngọ
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011
Lễ Tưởng niệm Thầy Tổ năm 2011
Hôm nay, Câu lạc bộ DSNL trang trọng tổ chức Lễ Tưởng niệm ngày mất của Đức Thầy Tổ Dasira Narada và tổng kết hoạt động của CLB năm 2011. Về dự lễ có các vị khách quý và hơn 200 hội viên, học viên trong CLB.
Mở đầu là chương trình văn nghệ chào mừng với những tiết mục phong phú và đặc sắc. Tiếng vỗ tay không dứt cổ vũ cho những tiết mục "cây nhà lá vườn" với chất lượng chuyên nghiệp. Các tiết mục đồng ca, tốp ca, đơn ca, song ca, khiêu vũ, được tập luyện nhuần nhuyễn của các thành viên trong đội văn nghệ làm cho không khí của hội trường trở nên tưng bừng, phấn khởi.
Thật cảm động khi biết không ít người trong số họ chỉ một vài năm, thậm chí một vài tháng trước đây, còn mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Tiến Quyết, cây đơn ca nam thực sự gây ấn tượng, bị cắt toàn bộ lá lách sau một tai nạn lao động, đã chiến đấu kiên cường với những đợt tiểu cầu tăng cao có nguy cơ dẫn đến đông máu. Phú Hùng, một giọng ca khỏe khoắn, chỉ mới đây thôi, lượng tiểu đường tăng cấp đến 28,9. Rồi các chị Lưu Mai Phương, Thanh Mai, Cẩm Vân, Trần Thị Hồng, Phạm Hồng Nhung, anh Nguyễn Ngọc Kim, anh Nguyễn Văn Chuyền,... cũng rất cố gắng luyện tập đẩy lùi các bệnh mãn tính để nâng cao sức khỏe.
Sau các tiết mục văn nghệ là phần khai mạc của Thầy Chủ nhiệm CLB. Thầy giới thiệu vài nét về Đức Thầy Tổ Dasira Narada và pháp môn. Tiếp theo là các bản báo cáo Tổng kết một năm hoạt động của CLB của anh Trần Văn Nghĩa, phó Chủ nhiệm CLB; bản báo cáo về hoạt động của trang Blog và việc phát hành Tập San hàng tháng, về hoạt động từ thiện của CLB của Hồng Thu; và bản báo cáo về hoạt động dã ngoại của chị Phùng Kim Bình.
Sau đó cả hội trường lắng nghe phần tham luận chia sẻ của anh Trần Văn Tiến, chị Đặng Thị Thu Hà, chị Trần Phương Dung, chị Lê Thị Vui, bài phát biểu của bác Nguyễn Khắc Minh, chi hội trưởng chi hội y học Esperanto Hà nội và cô Vũ Kim Dung, giám đốc Trung tâm dưỡng sinh tổng hợp Côn Sơn, người đã tạo điều kiện về nơi ăn chỗ ở cho CLB lên dã ngoại hàng tháng.
Cuối Lễ Tưởng Niệm toàn thể hội viên, học viên chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách quý. Những mâm cỗ đầy đặn ngon lành do ban Đời sống phụ trách đã mang lại không khí thân mật rôm rả cho tất cả mọi người.
Một vài hình ảnh về Lễ Tưởng Niệm từ máy ảnh của Thầy.
Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.
Mở đầu là chương trình văn nghệ chào mừng với những tiết mục phong phú và đặc sắc. Tiếng vỗ tay không dứt cổ vũ cho những tiết mục "cây nhà lá vườn" với chất lượng chuyên nghiệp. Các tiết mục đồng ca, tốp ca, đơn ca, song ca, khiêu vũ, được tập luyện nhuần nhuyễn của các thành viên trong đội văn nghệ làm cho không khí của hội trường trở nên tưng bừng, phấn khởi.
Thật cảm động khi biết không ít người trong số họ chỉ một vài năm, thậm chí một vài tháng trước đây, còn mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Tiến Quyết, cây đơn ca nam thực sự gây ấn tượng, bị cắt toàn bộ lá lách sau một tai nạn lao động, đã chiến đấu kiên cường với những đợt tiểu cầu tăng cao có nguy cơ dẫn đến đông máu. Phú Hùng, một giọng ca khỏe khoắn, chỉ mới đây thôi, lượng tiểu đường tăng cấp đến 28,9. Rồi các chị Lưu Mai Phương, Thanh Mai, Cẩm Vân, Trần Thị Hồng, Phạm Hồng Nhung, anh Nguyễn Ngọc Kim, anh Nguyễn Văn Chuyền,... cũng rất cố gắng luyện tập đẩy lùi các bệnh mãn tính để nâng cao sức khỏe.
Sau các tiết mục văn nghệ là phần khai mạc của Thầy Chủ nhiệm CLB. Thầy giới thiệu vài nét về Đức Thầy Tổ Dasira Narada và pháp môn. Tiếp theo là các bản báo cáo Tổng kết một năm hoạt động của CLB của anh Trần Văn Nghĩa, phó Chủ nhiệm CLB; bản báo cáo về hoạt động của trang Blog và việc phát hành Tập San hàng tháng, về hoạt động từ thiện của CLB của Hồng Thu; và bản báo cáo về hoạt động dã ngoại của chị Phùng Kim Bình.
Sau đó cả hội trường lắng nghe phần tham luận chia sẻ của anh Trần Văn Tiến, chị Đặng Thị Thu Hà, chị Trần Phương Dung, chị Lê Thị Vui, bài phát biểu của bác Nguyễn Khắc Minh, chi hội trưởng chi hội y học Esperanto Hà nội và cô Vũ Kim Dung, giám đốc Trung tâm dưỡng sinh tổng hợp Côn Sơn, người đã tạo điều kiện về nơi ăn chỗ ở cho CLB lên dã ngoại hàng tháng.
Cuối Lễ Tưởng Niệm toàn thể hội viên, học viên chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách quý. Những mâm cỗ đầy đặn ngon lành do ban Đời sống phụ trách đã mang lại không khí thân mật rôm rả cho tất cả mọi người.
Một vài hình ảnh về Lễ Tưởng Niệm từ máy ảnh của Thầy.
Mời xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.
Nhãn:
Hồng Thu,
Lễ Tưởng Niệm 2011,
slide,
thông tin
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
Chờ đợi
Ngày một gần đến ngày giỗ Thầy Tổ Dasira Narada. Các hội viên, học viên trong câu lạc bộ DSNL đang háo hức chờ đợi. Các bộ phận đã chuẩn bị gần xong: Ban văn nghệ thứ bảy này (22 - 10) là tổng duyệt, bộ phận đời sống đã chuẩn bị xong chỉ còn đợi ngày. Ban trang trí và khánh tiết đã sẵn sàng. Ban in ấn đã phát hành ba cuốn sách: Cẩm nang gia đình, tập thơ, tập nội san tất cả đều được mọi người trong CLB đón nhận nồng nhiệt. Náo nhiệt nhất là bộ phận trang phục đã may và in logo xong đang mang trả cho từng lớp. Đến lớp nào là lớp đó sôi động hẳn lên, ai cũng muốn mình được nhận quần áo trước. Nhìn mọi người nhận quần áo trong niềm hân hoan mà DN cũng thấy vui lây. Tất cả, tất cả câu lạc bộ đang trong niềm vui chuẩn bị và chờ đợi. Chỉ còn một ngày nữa thôi là đến ngày giỗ Thầy Tổ.
Nhãn:
thông tin
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011
CHẾT VÀ TÁI SINH
Bạn có tin vào sự Luân hồi không? Nhiều người không tin, một số khác thì bán tín bán nghi, nhưng cũng không ít người hiểu Luân hồi là một quy luật của sự sống, và quy luật ấy có ý nghĩa rất sâu xa.
Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832), một thiên tài kiệt xuất của Đức về thi ca, kịch, văn học, triết học và khoa học, đã phát biểu như sau: “Chừng nào bạn chưa biết định luật liên miên của Sự chết và Tái sinh, bạn chỉ là một vị khách mơ màng trên Trái đất tối tăm”.
Socrates (469 TCN –399 TCN), triết gia vĩ đại của Hy Lạp và thế giới, cũng đã viết: “Tôi tin chắc chắn rằng con người có thể sống lại lần nữa, rằng sự sống xuất hiện từ cái chết, và rằng linh hồn của người chết đang tồn tại”.
Tiến Sĩ Carl Gustav Jung, một nhà khoa học có tên tuổi, cha đẻ của khoa Phân tâm học, một nhà tư tưởng tiên phong, và còn giỏi về nhiều ngành khoa học khác nữa, cũng tin tưởng sâu sắc vào sự Luân hồi. “Cuộc đời tôi đối với tôi thường giống như một câu chuyện mà không có khởi đầu và không có kết thúc. Tôi có cảm giác rằng mình là một mảnh lịch sử, là một đoạn trích mà phần văn bản phía trước và phía sau đang thiếu vắng. Tôi có thể đoán được một cách hợp lý rằng mình đã từng sống trong những thế kỷ trước đây và ở đó tôi đã gặp phải những câu hỏi mà tôi chưa thể trả lời được; rằng tôi đã được sinh ra lần nữa bởi vì tôi chưa hoàn thành sứ mệnh được trao”.
Bạn tin vào sự Luân hồi hay không tùy bạn, còn tôi thì tin. Tôi tin tôi đang bước tiếp trên con đường mà tôi đang đi dở, tôi đang tiếp tục làm những việc mà tôi đã bắt đầu không phải ở kiếp này mà từ nhiều kiếp trước. Tôi tin rằng những gì tôi chưa làm xong sẽ được hoàn thành ở những kiếp sau nữa. Tôi tin vào Luân hồi để không tạo những nghiệp ác và cố gắng mỗi ngày, mỗi giờ làm việc thiện để tạo nghiệp lành cho kiếp sau.
Có thể câu chuyện sau sẽ thật khó tin với bạn mà cũng có thể là không.
Nhãn:
bài tham khảo
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
Ngày phụ nữ Việt Nam
Nguồn ảnh: Internet |
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) xin gửi tới tất cả các bà, các mẹ trong Câu lạc bộ DSNL lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các bà, các mẹ luyện thiền chăm chỉ để có sức khỏe tốt phục vụ con cháu lâu dài. :)))
Ban Chủ nhiệm CLB DSNL
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011
Nhớ ngày giỗ Tổ
Nguồn ảnh: Internet |
Bốn phương xum họp tại đây
Nhớ ngày giỗ Tổ, sinh ra cứu người
Ở đây có một người Thày
Đi theo Sư Tổ, ngày đêm luyện rèn
Sớm hôm chữa bệnh mọi người
Không ca, không thán, một lời vẫn vui.
Đương ăn nghe tiếng hỏi tên
Vội vàng bỏ đấy hỏi đau bệnh gì?
Vẫn còn mở lớp học thiền
Người gia, người bệnh, ngồi thiền dẻo dai
Thày Thường không phải là ai
Bông hoa tươi thắm mừng Thày thành công.
Tháng 10/2011
Trần Văn Thọ
Nhãn:
thơ CLB,
Trần Văn Thọ
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011
Khám bệnh lúc ngủ dậy
Các nhà khoa học người Mỹ đã phát hiện ra rằng, có thể thận biết tình trạng sức khỏe qua những biểu hiện bất thường của các cơ quan trong cơ thể ngay từ buổi sớm sau khi ngủ dậy.
1. Ngón tay
Buổi sớm thức dậy, nếu các ngón tay của bạn bỗng sưng phù và có cảm giác không thể nắm chặt tay được, bạn hãy xem lại chế độ ăn uống của mình. Có thể buổi tối bạn đã ăn quá nhiều, dạ dày, thận và các cơ quan tiêu hóa, nội tiết của cơ thể phải “oằn mình” để tiêu hóa hết chỗ thức ăn đó. Các chất dinh dưỡng thừa sẽ làm dầy thêm lớp mỡ dưới da, dẫn tói cảm giác phù thũng và căng cứng khó chịu ở các ngón tay.
2. Vùng nách
Ngay sau khi thức giấc, nếu bạn cảm thấy vùng nách bị ngứa, sờ vào thấy da khô và có màu thâm, rất có thể bạn đang phải đối mặt với căn bệnh tiểu đường nguy hiểm. Nguyên nhân là do lượng insulin dư thừa trong máu tác động tới các tế bào da, làm đẩy nhanh quá trình sản sinh và tích lũy hắc tố melanin. Do đó da sẽ trở nên đen hơn, đặc biệt ở các vùng da kín, ít tiếp xúc với kông khí và ánh sáng như: nách, bẹn...
3. Vùng da quanh mắt, đầu gối và khuỷu tay
Nếu bạn phải “chào đón” ngày mới bằng những mụn nhỏ li ti có màu trắng, sờ vào thấy mềm ở vùng da mắt, đầu gối hay khuỷu tay thì bạn hãy nghĩ ngay tới tình trạng cholesterol cơ thể bạn bắt đầu ở vào giai đoạn “báo động”, thậm chí là bạn sẽ phải đối mặt với bệnh tim trong tương lai không xa nữa.
Hãy tìm tới lời khuyên của bác sỹ để đối phó và giảm thiểu mức nguy hiểm của căn bệnh này.
4. Da đầu
Tóc rụng nhiều, da đầu ngứa ngáy vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy là biểu hiện rõ nhất của các rối loạn chức năng tuyến giáp trong cơ thể.
Những dấu hiệu tiếp theo như: da đầu có dấu hiệu bong tróc và rụng xuống như gàu chứng tỏ rằng cơ thể bạn đang dư thừa quá nhiều chất cortisol - loại hormone làm tăng huyết áp, tăng đường huyết và có tác động kháng miễn dịch của cơ thể.
5. Bụng
Nữ giới cần đặc biệt chú ý tới dấu hiệu vùng da từ háng tới rốn có cảm giác như dày và thô hơn sau khi thức dậy. Đây là những biểu hiện ban đầu của hội chứng polycystic trong chức năng của buồng trứng. Nguyên nhân là do sự ra tăng quá nhiều chất Androgen, một chất tiền thân của hormone nữ giới, khiến kinh nguyệt không đều, tăng cân, mụn trứng cá...
Hãy tìm tới các bác sỹ chuyên khoa để có được sự điều chỉnh mức hoóc môn nữ giới trong cơ thể bạn.
6. Lưỡi
Sau khi ngủ dậy, bạn phát hiện lưỡi bị phủ một lớp màng trắng hoặc vàng cam nhẹ. Đó là kết quả của quá trình trào ngược axit trong dạ dày. Thông thường, một bữa tối nhẹ nhàng với các loại thực phẩm chứa ít axit và chất béo sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng trên.
(Nguồn bài và ảnh: tieudungpro.com)
Nhãn:
bài tham khảo
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Người cao tuổi
Bác Hồ với người cao tuổi (Nguồn ảnh: Internet) |
Qua ngày xanh dào dạt sức thanh tân
Để cống hiến cho đời, không do dự
Tự nhủ lòng chẳng phí một thời xuân.
Người cao tuổi bao đắng cay từng trải
Bao dại khôn thắng, bại trong đời
Bao kinh nghiệm tháng năm gặt hái
Tài sản chăng? lưu lại mọi người.
Người cao tuổi không xa rời xã hội
Không tạm yên trong tổ ấm gia đình
Chung nhịp thở với non sông đổi mới
Chân đã run còn khua gậy bước nhanh.
Người cao tuổi đậm đà tình bầu bạn
Khi đánh cầu, khi tập võ, khi câu thơ
Ưa tập luyện, giữ tấm lòng thanh thản
Buổi thu chiều vẫn vui sống say sưa.
Người cao tuổi ta già xòe bóng mát
Bên lớp măng thẳng vút xanh tươi
Ngày nào đó hình hài về với tiên tổ
Hồn thảnh thơi không thẹn một kiếp người.
Tác giả Đỗ Quang Liên
(CLB NT)
Chú thích: Bài thơ do bà Trần Thị Tỵ gửi đăng. Tác giả chép tặng bà ngày 5/5/2003 nhân chuyến cựu học sinh 3 trường cũ ở Hà nội trước cách mạng tháng 8 đi thăm quan tượng đài Trần Hưng Đạo.
Nhãn:
thơ
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011
Mệt mỏi từ đâu ra?
“Mệt quá!” - Không biết từ lúc nào, từ này ngày càng trở nên thông dụng trong cuộc sống hiện đại. Thực ra, mệt mỏi không chỉ là do làm việc quá nhiều gây ra...
1. Mắt làm việc quá sức
Nếu tập trung mắt nhìn vào một vật gì đó quá lâu, tự bản thân sẽ cảm thấy xương cốt rời rạc, tứ chi tê mỏi. Lúc này chúng ta cần nhắm mắt lại tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi một lúc.
2. Béo phì
Quá béo là gánh nặng của cơ thể, làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
3. Thiếu vận động
Chúng ta thường ngộ nhận rằng vận động sẽ gây ra mệt nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nếu thiếu vận động, cơ bắp sẽ trở nên yếu mềm, khi cơ thể cần vận dụng đến nó thì cần phải tốn nhiều sức lực hơn.
4. Có vấn đề về ngủ
Có một số người thường lợi dụng thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ bù, ngủ nướng, nhưng có thể các bạn không biết, ngủ muộn, dậy muộn sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học, trực tiếp ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh.
5. Vấn đề tâm lý
Trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mệt mỏi; tâm trạng không tốt. Lo lắng quá độ cũng sẽ làm cho chúng ta ngủ không ngon giấc, từ đó gây ra mệt mỏi.
6. Dinh dưỡng không tốt
Nếu dinh dưỡng hằng ngày của bạn chủ yếu là thực phẩm gia công, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, cá, gà, chế phẩm từ đậu và thực phẩm từ ngũ cốc.
7. Tuyến giáp trạng bài tiết không đủ
Tuyến giáp trạng điều khiển sự trao đổi chất cũ mới, nếu tuyến giáp trạng bài tiết không đủ sẽ làm giảm, làm chậm sự trao đổi chất cũ mới và làm cho chúng ta cảm thấy mỏi mệt.
8. Mất nước
Cơ thể chúng ta sau khi mất nước, lượng máu giảm, thể lực yếu kém, tinh lực không mạnh khoẻ. Thông thường mỗi người mỗi ngày uống từ 6-8 cốc nước.
9. Thuốc
Uống thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm hoặc thuốc trị ho cũng có thể gây ra mỏi mệt. Thường sau khi ngừng uống thuốc thì mỏi mệt cũng sẽ qua đi.
10. Môi trường làm việc tối tăm, ảm đạm
Nếu môi trường làm việc xung quanh bạn mờ ảo, ảm đạm thì bạn sẽ dễ có cảm giác mệt mỏi. Vì vậy nên điều tiết bằng cách tăng thêm những màu sắc như đỏ, vàng, cam để giúp ích cho việc tiêu trừ mệt mỏi.
11. Tia đất - Bức xạ có hại phát sinh từ lòng đất
Có nhứng lúc mệt mỏi mà không thể lí giải, đi khám bác sĩ thì không ra bệnh. Đó là do môi trường bạn đang sống bị nhiễm bởi tia đất. Bạn nên sử dụng các sản phẩm than hoạt tính để khử các bức xạ có hại này. Nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài hơn 1 tháng, thì không nên xem thường, nên đi khám bác sỹ nhờ bác sỹ phân tích rõ căn nguyên.
(Nguồn bài và ảnh: tieudungpro.com)
Nhãn:
bài tham khảo
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Lần đầu tôi đi dã ngoại
Phạm Thị Bảng
(Học viên lớp sáng Thứ 6)
Côn Sơn tháng 7/2011 |
Riêng tôi mong được đến Côn Sơn nhưng không khỏi lo lắng về sức khỏe vì trước ngày đi tôi bị cảm lạnh, ho quá nặng. Ngồi trên ô tô tôi bị ho quá nhiều, dọc đường đã có ý nghĩ quay về, nhưng được các bạn đồng môn trong câu lạc bộ giúp đỡ, động viên với tình cảm rất gần gũi, thân thương và cảm thông nên tôi đã quyết tâm từ bỏ ý nghĩ quay về. Đến nhà nghỉ, sức khỏe của tôi đã khá hơn. Sáng hôm sau tôi hăm hở cùng mọi người lên đền thờ cụ Trần Nguyên Đán để Thầy hướng dẫn luyện thiền thì bất ngờ các cơn ho ập đến rất dữ dội, rất khủng khiếp, khiến tôi hoang mang vô cùng.
Côn Sơn tháng 8/2011 |
Từ đáy lòng mình tôi vô cùng biết ơn Đức Thầy Tổ đã sáng lập ra môn phái thiền này.
Tôi cũng xin gửi tới Thầy lời cảm ơn đã tạo cho tôi cơ duyên đến với câu lạc bộ. Theo lời Thầy dậy, tôi chăm chỉ luyện thiền ở nhà nên các bệnh: gút, xương khớp, áp huyết thấp và dạ dày của tôi đã ổn định dần. Thời tiết thay đổi, tôi không còn bị đau đớn nữa.
Tôi mong sao có nhiều người đến với câu lạc bộ luyện tập để được đẩy lùi bệnh tật, góp phần làm cho cuộc sống ngày một tốt hơn.
Tháng 8/2011
Nhãn:
chia sẻ,
Phạm Thị Bảng
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
Thư gửi con
Một cô bé rất dễ thương có tên gọi là Vân Anh, gửi tới hộp thư của Thu lá thư sau. Xin chia sẻ với mọi người. Thu cài thêm clip cùng chủ đề bên dưới để mọi người cùng xem. Thay mặt trang CLB DSNL xin gửi tới Vân Anh lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe.
Nguồn ảnh: Internet |
"Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ."
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ.
Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình và tức giận... Vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... Vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".
Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều...
Bố mẹ...
Tác giả: Pierre Antoine (Việt kiều Pháp)
Nhãn:
Đọc và suy ngẫm
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011
Chia sẻ muộn mằn
Trần Phương Dung
(Học viên lớp sáng Chủ nhật)
Chị Dung (thứ 4 từ phải sang, hàng đầu) |
Khi nói đến tôi đi ngồi thiền quả thật khó quá, vì cuộc sống của tôi hay tò mò và tìm kiếm các lĩnh vực, ví như tôi làm việc Thánh. Cả Thánh và Thiền là hai lĩnh vực khác nhau. Làm việc Thánh là động, việc Thiền là tĩnh, vì vậy lúc đầu tôi gặp không ít khó khăn. Giữa Thánh và Thiền, hai việc giằng xéo nhau, cuối cùng Thánh đã ngự trị trong lòng tôi. Ngồi thiền mà cứ gật gù, quay tròn, đảo đẹp như chuẩn bị làm việc Thánh, trong tâm trạng lúc nào cũng như chuẩn bị lên đồng. Thật là tai hại.
Còn có một lần bị ma quỷ quấy nhiễu: Lúc đầu, khi tôi ngồi, nằm, ăn cơm, ngủ, luân xa cứ quay tít, làm cho con người bất ổn, lao đao. Cũng may tôi đã trực tiếp gọi điện cho Thầy để Thầy trợ giúp. Thầy phát công và đưa năng lượng từ xa trợ giúp tôi. Sau 3 ngày tôi trở lại bình thường. Sau đó một thời gian tôi phát bệnh zona thần kinh. Đau đớn, khổ sở, thậm chí không mặc được áo, phải ngồi trong điều hòa chữa bệnh. Lúc đó ái ngại quá, tôi không nói với ai, cứ im lặng và buồn.
Sau thời gian dài chữa bệnh như vậy, tôi đã có lúc chợt nghĩ hay là mình bỏ học thiền. Tôi im lặng không thông báo cho lớp biết. Sau khi bệnh thuyên giảm, tôi ngồi tĩnh tâm, xem và nghe lại toàn bộ những bài tập từ đầu. Tôi đã nghe hết bài giảng pháp "Thiền và những vấn đề tu luyện" và tự kiểm điểm là tôi đã sai, ngồi thiền sai. Tôi trực tiếp đến nhà Thầy kể lại đầu đuôi câu chuyện. Thầy khuyên tôi nên kiên trì tập luyện. Sáng thứ bảy cuối năm 2010, tôi đến lớp nhờ cháu Quyết, anh Nghĩa mở lại luân xa và quyết tâm luyện thiền.
Mặc dù là người ham thích thể thao, như đánh cầu lông, tham gia CLB khiêu vũ, nhưng rốt cuộc tôi thấy chỉ có Thiền mới mở mang tâm trí, giúp ta có những suy nghĩ đúng đắn và cải thiện được sức khỏe. Trên thực tế tôi mới chỉ ngồi thiền theo đúng phương pháp được 8 tháng. Sau đây là những kết quả thu được, mặc dù thời gian ít nhưng thu được kết quả rất lớn.
- Hết đau vôi hóa ở tay
- Hết đau vôi hóa ở cổ
- Hết thiểu năng tuần hoàn não
Trước đây cứ một thời gian thì tôi phải tiêm 3 ngày một mũi. Mỗi đợt tiêm 3 mũi.
Thế mới biết tâm linh là điều khó lý giải, là điều kỳ lạ, mà những ai ở ngoài không cho đó là sự thật. Chỉ có những người đi học thiền mới đổi tâm tính trong sáng, tính tình thay đổi rõ rệt. Khi được ngồi trên một bãi cỏ để thiền, thấy một màu sáng choang, con người nhẹ nhõm và bồng bềnh. Thật là sung sướng và thú vị. Tôi được như thế này là nhờ công của Thầy, của anh Nghĩa, cháu Quyết và Hồng Nhung đã giúp đỡ trong lúc lấy lại cân bằng. Đó là thử thách của Thầy Tổ để xem học viên có vượt qua được không. Cảm ơn Thầy Tổ, cảm ơn Thầy Chủ nhiệm và các anh chị trong lớp.
Thế mới biết đến với tâm linh là như thế. Qua đây tôi càng thương Thầy Chủ nhiệm vất vả cả ngày lẫn đêm trên những giáo án nghiên cứu để giúp cho trò hiểu, trong khi Thầy còn bận nhiều việc khác. Thật là quá sức. Rồi lại thương Hồng Thu vất vả đăng bài lên mạng để kịp thời ra Tập San hàng tháng. Đó là những tấm gương mà ta cần phải học và chia sẻ.
Trong cuộc sống hàng ngày, mong rằng cái gì buông bỏ được ta buông bỏ dần. Không những riêng tôi mà mọi người cần dành thời gian thiền để sức khỏe được cải thiện và làm nhiều việc có ích.
Hà Nội vào thu
Nhãn:
chia sẻ,
Trần Phương Dung
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
Ngày giải phóng Thủ Đô
Nhân ngày giải phóng Thủ Đô, chúng ta cùng xem lại những thước phim tư liệu quý giá.
Kiên trì tìm tòi và niềm hứng khởi
Phạm Quốc Bình
(Học viên lớp sáng Chủ nhật)
Kiên trì |
Tôi được may mắn theo học môn Thiền "Lửa Tam Muội" từ tháng 3 năm 2010. Càng theo học tôi càng tìm ra nhiều điều bổ ích. Môn học đã cho tôi không chỉ sức khỏe mà cả niềm vui trong những khi đến lớp, những khi đi dã ngoại ở Côn Sơn và các buổi giao lưu khác... Ngoài việc nghe Thầy giảng trên lớp tôi luôn lắng nghe tìm hiểu, học hỏi những người học trước và người xung quanh.
Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011
Sưu tầm và cảm nhận đôi chút về bệnh tật và con người
Đinh Xuân Sinh
(Học viên lớp sáng thứ 7)
Đi thiền sớm (Côn Sơn tháng 8/2011) |
Vũ trụ = Âm + Dương. Âm Dương là một > vũ trụ > con người (Thiên nhân hợp nhất). Mà quy luật của vũ trụ là: sinh ra > phát triển > tiến hóa > hủy diệt.
Và quy luật đời người: sinh > lão > bệnh > tử (trùng hợp với quy luật của vũ trụ.
Lý thuyết vũ trụ hiện đại qua vụ nổ lớn Big Bang cách đây 13 tỷ năm. Lý thuyết dãn nở vũ trụ do nhà bác học TS Alan Gunt công bố: “vũ trụ chỉ là một điểm vật chất vô cùng nhỏ (co rút – âm tụ) với mật độ vô cùng lớn gọi là điểm lớn nhất. điểm vật chất này dãn nở nhanh (dương tán) phát triển, tiến hóa thành vũ trụ.
Co rút – dãn nở (hoặc Âm tụ - Dương tán) của thái cực chính là sự biến dịch của Âm Dương của vũ trụ theo chu trình khép kín (như hoàn vô đoan) không có khởi đầu, không có kết thúc.
Vậy muốn làm thăng hoa con người về sức khỏe và trí tuệ thì phải nghiên cứu về cấu trúc nhân thể với hai bộ phận chính của con người là:
a, Tiểu ngã – phần vật chất (hữu hình) gắn với đất (Khôn )
b, Đại ngã – phần vô hình (tâm linh) gắn với trời (Càn).
Đến thế kỷ 21 này, loài người đã phát triển các nền y học như:
- Y học hiện đại ( Tây y – phát triển rất cao)
- Y học cổ truyền ( y học bổ xung) như Đông y, châm cứu, bấm huyệt… ra đời rất sớm, ngự trị cả ngàn năm.
- Các phương pháp thiền, yoga, khí công trường sinh học, ngoại cảm… chưa được xã hội hóa vì tính siêu nhiên của nó.
Nhãn:
chia sẻ,
Đinh Xuân Sinh
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
Cảm nhận của tôi về CLB Thiền DSNL
Luyện tập ở Côn Sơn tháng 4/2011 |
Tôi theo lớp học thiền sáng thứ 7 hàng tuần thuộc CLB thiền DSNL đến nay đã được 9 tháng. Tôi xin chia sẻ cùng mọi người trong và ngoài CLB về chiêm nghiệm tâm linh và những kết quả bước đầu của bản thân đã đạt được, những kinh nghiệm trong việc tu luyện và những tồn tại cần phấn đấu khắc phục trong thời gian tới.
Ngay từ những ngày đầu tham gia luyện tập thiền tại CLB tôi đã cảm nhận được ở nơi đây như có ngọn lửa thiêng mà người đã truyền ngọn lửa đó cho chúng tôi chính là Thầy chủ nhiệm CLB. Thầy đã dày công nghiên cứu về phật pháp đặc biệt là môn phái thiền Lửa Tam Muội để giảng dạy cho chúng tôi. Thầy là tấm gương sáng về lòng nhân ái và lòng vị tha. Hàng ngày Thầy chăm lo sức khoẻ cũng như chỉ bảo việc tu luyện cho mọi người trong CLB đến nơi đến chốn. Thầy chỉ mong sao cho CLB ngày càng có nhiều người tham gia và nhiều người được cải thiện về sức khoẻ. Tôi thấy đây là một tổ chức xã hội hoạt động tự nguyện mang tính nhân văn sâu sắc. Mọi người đến sinh hoạt tại CLB trong đó có tôi sức khoẻ dần được cải thiện, tâm tính chan hòa cởi mở. CLB còn làm từ thiện giúp đỡ những người khó khăn trong địa bàn. Trong khi đó ngoài xã hội hiện nay có nhiều biểu hiện suy thoái về đạo đức thì những việc làm ở CLB của chúng ta rất cần được phát huy và nhân rộng.
Nhãn:
chia sẻ,
Trần Đức Nhã
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011
Cả nhà tôi học "Thiền Lửa Tam Muội"
Đặng Hà
Học viên lớp thứ 6
Lần đầu đi dã ngoại cùng CLB (7/2011) |
Chỉ còn tám ngày là tôi tham gia lớp thiền được tròn 5 tháng. Mới chỉ cách đây hơn 4 tháng thôi, THIỀN với tôi là một vấn đề rất mơ hồ. Một hôm, tình cờ đọc một số bài viết nói về việc người ta có thể dùng năng lượng để tự chữa bệnh, thậm chí còn có thể chữa bệnh cho người khác từ xa bằng năng lượng nữa khiến tôi thấy rất tò mò. Vậy là tôi tìm hiểu các trang Web về dưỡng sinh năng lượng. Cơ duyên thế nào, tôi vào ngay trang đầu tiên là Blog “Câu lạc bộ DSNL Lửa Tam Muội”. Đọc các nội dung mà các thành viên CLB trao đổi với nhau, tôi lập tức bị cuốn hút và thuyết phục bởi hình ảnh của các thành viên đi dã ngoại, cách mọi người giao tiếp trên Blog đem lại cho tôi một cảm giác tin cậy tuyệt đối về những con người nơi đây. Cách giao tiếp và những câu chuyện chia sẻ trên trang Blog cho tôi một cảm nhận rằng đây là nơi gặp gỡ của những người hiểu biết, giầu nghị lực và đặc biệt là rất nhân ái. Cảm nhận đầu tiên này thôi thúc tôi tìm hiểu sâu hơn về CLB và rồi ý nghĩ về việc mong muốn tham gia CLB này cứ lớn dần lên trong tôi. Có điều đặc biệt là tôi không thể tìm thấy địa chỉ hay số điện thoại liên hệ để tìm đến CLB được. Vậy là tôi nghĩ cách làm quen với một thành viên trên Blog và may mắn cho tôi, tôi đã quen được với chị Thu - trong Ban Chủ nhiệm CLB phụ trách trang Blog (chỉ là qua mạng chứ cũng không gặp mặt). Khi tôi hỏi chị Thu về việc xin gia nhập CLB, chị nói phải chờ Thầy mở lớp mới, nhưng cũng chưa biết bao giờ có lớp. Vậy là tôi phải chờ. Trong thời gian chờ lớp mới, tôi tự nghiên cứu bài tập Thiền trên Blog của CLB và về tự tập ở nhà. Sau thời gian chờ khoảng 20 ngày gì đó, thì CLB mở lớp mới và thế là tôi có cơ hội được đến nơi mà tôi cứ ao ước và tưởng tượng.
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
Con được đi Côn Sơn
Bé Khánh Linh 9 tuổi (Côn Sơn tháng 5/2011) (Con chị Nguyễn Thanh Hiền - học viên lớp sáng chủ nhật) |
Biết mẹ và bác sắp đi Côn Sơn thiền, con xin mẹ mãi,ngày nào con cũng xin đi, nói nhiều lần, rồi cuối cùng mẹ cũng đồng ý cho đi.
Đến nơi tập trung, con được mẹ dắt ra chào Thầy và các bác, con hỏi mẹ: “Thầy có phải là ông tiên không hả mẹ? Sao tóc Thầy lại trắng xóa thế?” Mẹ cứ mải nói chuyện mà chẳng trả lời con, nhưng con được Thầy xoa đầu và khen con ngoan.
Đến nơi tập trung, con được mẹ dắt ra chào Thầy và các bác, con hỏi mẹ: “Thầy có phải là ông tiên không hả mẹ? Sao tóc Thầy lại trắng xóa thế?” Mẹ cứ mải nói chuyện mà chẳng trả lời con, nhưng con được Thầy xoa đầu và khen con ngoan.
Bé đứng giữa mẹ Thanh Hiền (trái) và bác Thanh Hà (phải) |
Lần đầu tiên ngồi thiền con cứ sợ không ngồi được lâu, rồi cuối cùng cũng ngồi vào ghế để thiền. Đầu tiên Thầy mở luân xa cho con rồi Thầy bảo con cứ nghe theo đài. Cuối cùng con cũng thiền hết bài. Con được mọi người khen và đặc biệt là Thầy khen nhiều nhất nên con rất vui. Phong cảnh trên Côn Sơn rất đẹp, có nhiều hoa lá, cây cỏ và cả mùi hương ngào ngạt bay tỏa khắp nơi. Con được chạy nhảy tung tăng…
Sáng ra, dậy sớm lên núi thiền làm cho con rất hào hứng, con được ông Nguyên giảng giải về thời An Dương Vương và Mỵ Châu đánh cắp ‘nỏ thần’. Lên đến núi, con được nhìn thấy đền thờ Nguyễn Trãi,và đền Trần Nguyên Đán. Đến giờ thiền, con được thầy cho ngồi trên ghế đá để thiền, được Thầy và nhiều người khen nên con rất thích…
Con rất thích được đi Côn Sơn, lên đấy không khí trong lành thoáng mát, nhiều cây hoa rất đẹp, được cùng đi leo núi và cũng được tung tăng chạy nhảy. Con rất cám ơn Thầy và mọi người …
Sáng ra, dậy sớm lên núi thiền làm cho con rất hào hứng, con được ông Nguyên giảng giải về thời An Dương Vương và Mỵ Châu đánh cắp ‘nỏ thần’. Lên đến núi, con được nhìn thấy đền thờ Nguyễn Trãi,và đền Trần Nguyên Đán. Đến giờ thiền, con được thầy cho ngồi trên ghế đá để thiền, được Thầy và nhiều người khen nên con rất thích…
Khởi hành lúc 5h sáng cùng ông Nguyên (Côn Sơn 8/2011) |
Cháu Khánh Linh
(Bài do chị Nguyễn Thanh Hà, bác của cháu gửi qua mail.)
Nhãn:
cháu Khánh Linh,
chia sẻ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)