Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Cảm nhận về sự nhiệm màu của chữa bệnh bằng quẻ dịch và thiền

 Chụp cùng em Giang (4/2011)
Tôi tham gia Câu lạc bộ Dưỡng sinh năng lượng đến nay được khoảng 10 tháng (từ tháng 11/2010 đến nay là tháng 9/2011). Nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thày cùng các Bác, các anh chị trong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ như Bác Thoa, Anh Nghĩa… tôi đã phần nào nắm được một số kiến thức cơ bản về tập luyện thiền Lửa Tam Muội và chữa bệnh bằng quẻ dịch. Sau một thời gian ứng dụng để tự chữa bệnh cho bản thân và các cháu trong gia đình, tôi đã cảm nhận được sự nhiệm màu của Quẻ dịch. Sau đây tôi xin chia sẻ một vài trường hợp đặc biệt tôi đã ứng dụng chữa bệnh bằng quẻ dịch.

Lần thứ nhất: Vào một buổi tối khoảng 19-20h cháu nội tôi, 7 tuổi, bị đau bụng ở vùng rốn và buồn nôn nhưng mãi không nôn được. Nghe cháu kêu khóc tôi rất lo lắng và sốt ruột vì bố mẹ cháu không có nhà. Tôi vội gọi điện thoại báo tin cho bố mẹ cháu biết để về nhà đưa con đi khám bệnh. Trong khi chờ đợi bố mẹ cháu về tôi nghĩ “Hay là mình thử chữa bệnh cho cháu bằng quẻ dịch theo bài của Thày mới dạy.” Vì chưa thuộc bài nên tôi phải mở Cuốn tài liệu “Những điều cần biết về dưỡng sinh năng lượng” để xem lại. Một điều kỳ lạ khi tôi cầm cuốn sách mở ra thì thấy đúng trang 52, tại mục 6 là Quẻ Đại trường và ngay dòng đầu tiên là Chữa chứng đau bụng quanh rốn. Tôi mừng quá, cảm giác như có Đức Phật và Đức Thày Tổ dẫn đường, vội tìm quẻ Đại trường ở trong tập quẻ của cô Vân mới phát tâm in cho học viên của các lớp.

Nếu theo đúng trình tự thì phải dùng con lắc để xác định vị trí của bệnh và hỏi xem bệnh suy hay vượng. Nhưng vì đang gấp, lại biết rõ là cháu bị đau quanh rốn nên tôi cứ lấy 01 quẻ Suy để dán.
- Bước 1: Tôi đặt Quẻ dịch vào giữa hai lòng bàn tay, Phát công ra tay, Khấn xin Đức Phật Dược Sư, Đức Thày Tổ Đasira Narađa cho con xin năng lượng cao nhất vào quẻ dịch, sau đó tôi vẽ quẻ 2 (phá vỡ sự bế tắc) vào mặt sau quẻ Đại trường để làm thang. Vẽ quẻ thang xong tôi lại phát công ra tay và khấn kính mời Đức Phật, Đức Thày Tổ về chữa bệnh đau bụng quanh rốn cho cháu nội của con là Đào Vũ Ý My.
- Bước 2: Tôi dùng băng dính 02 mặt dán Quẻ dịch vào huyệt Thiên Khu ở rốn sang ngang khoảng 2cm.
- Bước 3: Tôi khấn tạ ơn Đức Phật và Đức Thày Tổ xin gia trì năng lượng vũ trụ để tiếp tục chữa bệnh cho mọi người, sau đó búng tay 9 lần.
Sau khi dán quẻ dịch chừng 05 phút tôi thấy cháu gọi giật giọng: “Bà ơi nôn”, tôi vội lấy chậu, vừa kịp hứng thì cháu nôn thốc nôn tháo và sau một lúc thì cháu bảo: “Con đã hết buồn nôn rồi bà ạ.” 
Tôi lấy nước nóng cho cháu lau mặt, súc miệng và bảo cứ nằm yên nghỉ ngơi. Một lúc sau thì cháu lại mót đi đại tiện, đi xong thì cháu cũng hết đau bụng và không phải đi viện nữa.
Từ sau lần đó mỗi khi cháu bị bệnh như dị ứng, đau đầu, viêm họng… đều gọi Bà chữa vì cháu rất sợ đi viện khám chữa bệnh. Có một hôm cháu hỏi tôi: “Sao tờ giấy của bà chữa bệnh tài thế. Bà cho Ba Mẹ của con vài tờ để nhỡ khi Bà đi vắng mà con bị bệnh thì Ba Mẹ dán cho con có được không ạ?” Tôi cười và bảo cũng được nhưng Ba Mẹ của con phải đi học thiền để có năng lượng thì mới chữa được.

Lần thứ 2: Vào đúng dịp nghỉ lễ quốc khánh 2-9 năm nay Tôi bị đau răng phát sốt vì răng số 7 hàm trên bên trái bị lung lay từ lâu nên hay bị viêm chân răng. Trước đây mỗi lần đau răng tôi đều phải uống thuốc tây để giảm đau và cắt sốt nhưng lần này giữa đêm khuya (hơn 12h đêm) không đi mua thuốc được. Tôi lại mở cuốn "Những điều cần biết về dưỡng sinh năng lượng" ra đọc, nhưng tìm hết các quẻ mà không thấy quẻ nào để chữa đau răng, viêm lợi. Tôi sực nhớ lời Bác Thoa khi bác cho tôi mấy tờ quẻ giảm đau và dặn đau đâu dán đấy. Vậy là tôi lấy quẻ giảm đau và thao tác theo trình tự như đã nói ở trên, khi khấn tôi kính mời Đức Phật, Đức Thày Tổ về giúp con hết đau răng số 7 hàm trên bên trái. Sau đó tôi dán quẻ giảm đau vào đúng chỗ răng đau ở má trái. Kỳ lạ thay một lúc sau tôi thấy răng đau êm dần và tôi tiếp tục ngồi thiền bài Vượt khó, ngồi thiền xong bài Vượt khó thì tôi cũng hết sốt luôn. Nhìn đồng hồ đã gần 2h sáng, tôi thử nằm ngủ xem có bị đau không? Không còn nhức nhối như trước và tôi đã ngủ thiếp lúc nào không hay. Khi thức dậy đã gần 7h sáng và răng lại hơi bị đau. Nhớ lời thày dặn sau khi dán 7-8 tiếng nên thay quẻ mới vì năng lượng của quẻ đã hết. Vậy là tôi lấy quẻ mới thay cho quẻ cũ và không phải uống thuốc giảm đau nữa.
Dán quẻ giảm đau vài ngày kết hợp dùng thuốc nam (dạng bột để bôi vào chỗ viêm lợi chân răng) của nhà thuốc gia truyền số 24 Trần Xuân Soạn Hà Nội răng tôi đã trở lại bình thưòng.

 Côn Sơn 4/2011
Trên đây là hai trường hợp điển hình tôi cảm nhận rõ nhất sự nhiệm màu của chữa bệnh bằng quẻ dịch và kết hợp với ngồi thiền. Tuy vậy tôi cũng thấy có lúc mình ứng dụng nhưng chưa có hiệu quả như trường hợp chồng tôi cắt trĩ sau 10 ngày bị chảy máu rất nhiều, Bệnh viện đã tiêm thuốc cầm máu nhưng vẫn chảy. Tôi mở vở tìm bài Thủ pháp chữa bệnh, đọc kỹ mục phương pháp cầm máu, tôi thao tác theo đúng hướng dẫn của Thày và khấn mời Đức Phật, Đức Thày Tổ về giúp cầm máu khẩn cấp cho chồng con là Đào Trọng Hựu nhưng không cầm được máu. Tôi tự nghĩ rằng có lẽ năng lượng của mình còn thấp nên chưa có khả năng chữa được nhiều bệnh, cần phải cố gắng tu tập và học hỏi nhiều hơn nữa để giúp mọi người được nhiều hơn.

Qua đây tôi tự đúc kết một số kinh nghiệm chữa bệnh bằng quẻ dịch như sau:
- Phải mạnh dạn ứng dụng giữa học và hành
- Thường xuyên ôn luyện bài vở và sắp xếp các loại quẻ sao cho khoa học để dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm.
- Khấn xin trường hoặc khấn mời Đức Phật, Đức Thày Tổ không nên học vẹt thuộc lòng câu mẫu của Thày đã dạy mà hãy xuất phát từ đáy lòng, từ tâm của mình để cụ thể hoá trong từng trường hợp cụ thể.
- Phải có năng lượng cao thì hiệu quả chữa bệnh mới cao.

Trên đây là một vài chia sẻ cảm nhận và kinh nghiệm của bản thân trong qúa trình ứng dụng chữa bệnh bằng quẻ dịch. Nếu có điều gì sai sót xin Thày và các bác, các anh chị chỉ bảo và giúp đỡ để tôi ngày càng tiến bộ.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Thày Cô đã mở ra Câu lạc bộ Dưỡng sinh năng lượng cho mọi người đến tập luyện nâng cao sức khoẻ. Cảm ơn Bác Thoa đã phổ biến những kinh nghiệm và cầm tay chỉ việc để các học viên ứng dụng giữa học và hành có nhiều kết quả./.
Mùa thu 2011
Dương Thị Hảo
Học viên lớp sáng thứ 7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.